CHƯƠng I. PhưƠng pháP ĐÁnh giá hiệu quả huy đỘng vốn của nhtm tổng quan về Ngân hàng thương mại



tải về 0.56 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích0.56 Mb.
#1711
1   2   3   4   5   6

Ngân hàng đã thực hiện giảm dần tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước, từ 54% vào năm 2004 giảm xuống còn 39% vào năm 2006, tăng tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế khác. Điều này thể hiện một tư duy đổi mới trong phương pháp quản trị của ngân hàng. Trước đây, các ngân hàng quốc doanh chỉ ưu tiên cho vay đối với các dự án của các doanh nghiệp nhà nước trong khi nguồn vốn đó được sử dụng hoàn toàn không hiệu quả. Giờ đây, cùng với sự mở rộng hội nhập của nền kinh tế, ngân hàng ngoại thương đang đi đầu trong quá trình thay đổi tư duy, tăng phần tài trợ cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

Với chiến lược tăng trưởng tín dụng thận trọng, chất lượng tín dụng của ngân hàng ngoại thương ngày càng được cải thiện với việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống còn 1,19% so với tổng dư nợ, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 1,88% của năm 2005 và tỷ lệ nợ xấu giảm còn 2,66%. Việc trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể cho các khoản vay của ngân hàng được thực hiện triệt để theo lộ trình do ngân hàng nhà nước đưa ra.

b. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.3.Cơ cấu nguồn vốn huy động



(Đơn vị: tỷ VNĐ)

Nhờ những sáng kiến và nỗ lực trong công tác huy động vốn, Ngân hàng Ngoại thương trong năm 2005 đã thu hút được 127 968 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2004, năm 2006 đã thu hút được 155.750 tỷ đồng từ thị trường, tăng 21,7% so với năm 2005.

Trong đó vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế và dân cư của năm 2005 đạt 109.557 tỷ chiếm 87.2% trên tổng vốn huy động, tăng 23.8% so với năm 2004, của năm 2006 đạt 119.779 tỷ đồng, chiếm 77% trên tổng số vốn huy động, tăng 9,3% so với năm 2005. Vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng năm 2006 đạt 35.971tỷ đồng, chiếm 23%, tăng 24.4% so với năm 2005.

So sánh với mức tỷ trọng dưới 80% của năm 2004, cơ cấu nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư năm 2005 và năm 2006 cho thấy tính ổn định của nguồn vốn này ngày càng cao. Điều này là một minh chứng cho nỗ lực gia tăng cả về chất lượng và số lượng của các nguồn vốn huy động nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu tín dụng của khách hàng.

Cơ cấu vốn huy động VND/USD cũng có rất nhiều thay đổi, mức độ đồng đều gia tăng qua các năm.



  • Năm 2004 đạt 43.176/66.966 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 39,2%/ 60.8%.

  • Năm 2005 đạt 52.527/73.135 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 41.8%/58.2%

  • Năm 2006 đạt 71.645/84.105 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 46%/54%

Tỷ lệ vốn huy động VND/USD thay đổi như vậy chứng tỏ ngân hàng Ngoại thương không chỉ mạnh về thu hút nguồn vốn ngoại tệ mà càng ngày càng hấp dẫn hơn đối với nguồn vốn nội tệ.

Cơ cấu kỳ hạn không có biến động lớn qua các năm, tỷ trọng vốn có kỳ hạn của năm 2006 đạt 89.401tỷ đồng, chiếm 57.4% so với tổng vốn có kỳ hạn huy động được từ thị trường liên ngân hàng, tăng nhẹ một chút so với năm 2005 là 46.6% và năm 2004 là 45.5%.


Bảng 2.4. Tỷ lệ giữa nguồn tiền gửi và dư nợ tín dụng

(Đơn vị: tỷ VNĐ)



Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Tổng nguồn huy động

110 142

127 968

155 750

Tổng dư nợ tín dụng

53 604

61 044

67 642

Tỷ trọng

48.67%

47.7%

43.43%

Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng vốn huy động giảm qua các năm cho thấy ngân hàng đã có các biện pháp thu hẹp tín dụng, kéo gần về mốc an toàn tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu, đồng thời chú trọng vào các khoản vay có khả năng hoàn nợ tốt, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn nhanh, giảm dần tình trạng nợ đọng. Bên cạnh đó ngân hàng vẫn tiến hành các biện pháp để gia tăng nguồn vốn huy động nhằm tăng khả năng đáp ứng tốt mọi nhu cầu tín dụng khi cần thiết.

2.3.1.3. Các hoạt động khác

a.Hoạt động thanh toán và kinh doanh vốn

- Hoạt động thanh toán

Với thế mạnh hàng đầu trong thanh toán quốc tế và mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu, mặc dù phải đương dầu với sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng tư các NHTM khác, Ngân hàng Ngoại thương tiếp tục duy trì vị trí số 1 vững chắc trong thanh toán xuất nhập khẩu với doanh số 22,8 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm 2005, chiếm 27% thị phần cả nước.Đặc biệt, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 12,7 tỷ USD, tăng 35% so với năm trước, cao hơn nhiều mức tăng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước là 22% và chiếm tới 32% thị phần xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu năm 2006 chỉ ở mức 10,1 tỷ USD, giảm 8,2% so với năm 2005 và chiếm 22,8% thị phần nhập khẩu cả nước. Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, những ưu thế và kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ tiếp tục được phát huy trong thời gian tới. Hoạt động thanh toán liên ngân hàng đã có thay đổi đặc biệt với việc Ngân hàng Ngoại thương trở thành trung tâm xử lý giao dịch thanh toán điện tử của toàn hệ thống các ngân hàng thông qua sản phẩm chủ đạo VCB-MONEY. Kênh VCB-MONEY cung cấp tới 97% dịch vụ thanh toán điện tử của các khách hàng định chế tài chính và doanh nghiệp giao dịch qua Vietcombank. Nhờ thường xuyên nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng các tiện ích cho khách hàng như dịch vụ báo có trực tuyến, trả lương với số lượng giao dịch không hạn chế và hệ thống bảo mật xác thực OTP, cho đến hết năm 2006 đã có 120 định chế tài chính và 175 tổ chức kinh tế sử dụng dịch vụ thanh toán qua kênh VCB-MONEY với số lượng giao dịch đạt 928.000 giao dịch, trị giá 332.750 tỷ đồng và 21 tỷ USD.

Giữ vững vị thế là ngân hàng đứng đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam liên tục tăng trưởng về số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán thẻ. Thẻ quốc tế phát hành có doanh số sử dụng thẻ tăng 36,5% so với năm 2005. Trong đó, thẻ ghi nợ quốc tế – Vietcombank MTV sau 9 tháng phát hành (từ tháng 03/2006) đã đạt 11.576 thẻ. Tổngsố thẻ Connect 24 lên tới 1,5 triệu thẻ, trong đó số thẻ phát hành mới trong năm 2006 là 580.000, tăng 62% so với năm 2005. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế năm 2006 tăng 22,8% so với năm 2005.

Sự tăng trưởng vượt bậc về doanh số sử dụng dịch vụ tại ATM năm 2006 (tăng 73,3%) là kết quả trực tiếp từ việc mở rộng mạng lưới ATM (705 máy), đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán billing với các đối tác cung cấp dịch vụ là bảo hiểm, điện lực, bưu điện, các

công ty viễn thông di động.

Ngoài ra, trong năm 2006, Ngân hàng Ngoại thương đã tăng cường hợp tác và phát triển các sản phẩm dịch vụ thẻ, phát hành một số loại thẻ mới như Vietcombank MTV MasterCard, Vietcombank SG24 và phát triển dịch vụ thương mại điện tử V-CBP. Năm 2006 đánh dấu một bước tiến của Ngân hàng trong lĩnh vực liên kết với các đối tác trong và ngoài nước thông qua một loạt các chương trình hợp tác với Visa, MasterCard, American Express và Vietnam Airlines, China Union Pay (CUP).

- Hoạt động kinh doanh vốn

Với khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng về các giao dịch ngoại hối, Ngân hàng Ngoại thương tiếp tục là ngân hàng hàng đầu trong kinh doanh ngoại tệ. Trong năm 2006, bám sát diễn biến lãi suất trên thị trường quốc tế và trong nước, Ngân hàng Ngoại thương đã 2 lần điều chỉnh lãi suất huy động USD và phát triển các sản phẩm mới như SWAP lãi suất (IRS) với nước ngoài, sản phẩm quyền chọn ngoại tệ – VND, hợp đồng lãi suất kỳ hạn (FRA). Việc tham gia vào các hợp đồng phái sinh lãi suất với các đối tác nước ngoài và các hợp đồng phái sinh ngoại hối 2005. Sự tăng trưởng vượt bậc về doanh số sử dụng dịch vụ tại ATM năm 2006 (tăng 73,3%) là kết quả trực tiếp từ việc mở rộng mạng lưới ATM (705 máy), đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán billing với các đối tác cung cấp dịch vụ là bảo hiểm, điện lực, bưu điện, các công ty viễn thông di động. Ngoài ra, trong năm 2006, Ngân hàng Ngoại thương đã tăng cường hợp tác và phát triển các sản phẩm dịch vụ thẻ, phát hành một số loại thẻ mới như Vietcombank MTV MasterCard, Vietcombank SG24 và phát triển dịch vụ thương mại điện tử V-CBP. Năm 2006 đánh dấu một bước tiến của Ngân hàng trong lĩnh vực liên kết với các đối tác trong và ngoài nước thông qua một loạt các chương trình hợp tác với Visa, MasterCard, American Express và Vietnam Airlines, China Union Pay (CUP) đã mang lại cho Ngân hàng thêm nhiều phương thức phòng ngừa rủi ro và kịp thời đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng. Doanh số mua bán ngoại tệ trong nước đạt 19,0 tỷ USD, tăng 15,8% so với năm 2005.

Doanh số mua bán ngoại tệ với nước ngoài năm 2006 đạt 11,2 tỷ USD, tăng 47% so với năm trước.

Ngân hàng Ngoại thương cũng rất thành công trong kinh doanh trái phiếu trên thị trường sơ cấp và thứ cấp trong năm qua. Khối lượng trái phiếu Ngân hàng Ngoại thương tham gia bảo lãnh phát hành và đấu thầu tăng trưởng vượt bậc, đạt 5.200 tỷ VND, tăng 320% so với năm 2005. Nghiệp vụ này giúp Ngân hàng đảm bảo mục đích dự trữ thanh khoản cũng như nguồn cho hoạt động kinh doanh trái phiếu thứ cấp. Đặc biệt, để đón đầu xu hướng phát triển của thị trường, Ngân hàng còn mở rộng kinh doanh thêm nhiều loại trái phiếu mới, bao gồm trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.

2.2.Thực trạng về hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng ngoại thương

2.2.1.Nguồn vốn của NHNT Việt Nam

Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn



(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

2004

2005

2006

Tổng nguồn vốn

110 142

127 968

155 750

Mức tăng trưởng




13,5%

24%

Nguồn vốn huy động của ngân hàng ngoại thương tăng nhanh qua các năm, năm 2005 đạt 127 968 tỷ đồng, tăng 16,18% so với năm 2004. Năm 2006 đạt 155.750 tỷ đồng, tăng 21,7% so với năm 2005.
Bảng 2.5. Các loại nguồn vốn(Đơn vị : triệu đồng)

Chỉ tiêu

2004

2005

2006

Vốn huy động tiền gửi

88 502 838

108 313 175

119 778 871

Vốn vay

22 192 983

13 729 070

28 962 001

Vốn TTUT

45 185

5 810




Vốn điều lệ và Quỹ

6 032 604

7 109 614

9 688 298

Vốn khác

2 015 316

5 920 222

7 008 806

Tổng NV

118 788 926

135 077 891

165 437 976

Bảng 2.6.Tỷ trọng các loại nguồn vốn(Đơn vị : %)



Chỉ tiêu

2004

2005

2006

Vốn huy động tiền gửi

74,5%

80,19%

72,4%

Vốn vay

18,68%

10,16%

17,51%

Vốn TTUT

0,04%

0,043%




Vốn điều lệ và Quỹ

5,08%

5,26%

5,86%

Vốn khác

1,7%

4,38%

4,24%

Tổng NV

118 788 926

135 077 891

165 437 976

Nhìn vào bảng các loại nguồn vốn và tỷ trọng các loại nguồn vốn đó ta thấy tại NHNTVN tỷ trọng các loại nguồn vốn qua các năm là tương đối đồng đều nhau, trước đây nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là từ nguồn huy động, tuy nhiên càng ngày thì sự phân bổ nguồn vốn đầu vào của ngân hàng càng được hợp lý hơn, tỷ trọng vốn huy động từ tiền gửi giảm đi một chút, thay vào đó là nguồn vốn vay tăng lên từ 10,16% lên 17,51%. Điều này chứng tỏ trước tình hình huy động vốn ngày càng khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt trong công tác huy động vốn giữa các ngân hàng, NHNTVN đã biết tận dụng lợi thế so sánh về uy tín của mình trong việc phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi: kỳ phiếu, trái phiếu…Tuy nhiên, tỷ trọng vốn huy động từ tiền gửi vẫn chiếm vai trò lớn trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Điều này chứng tỏ hoạt động huy động vốn từ tiền gửi vẫn là một hoạt động rất quan trọng đòi hỏi phải có nhiều đầu tư cả về chất lẫn về lượng. Tỷ trọng vốn điều lệ và Quỹ theo các năm cũng tăng lên, năm sau tăng gấp đôi phần tăng của năm trước, điều này chứng tỏ trong chính sách của NHNN và của riêng NHNT đã có nhiều thay đổi, việc cho phép NHNT tăng vốn điều lệ sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của bản thân ngân hàng đối với các ngân hàng quốc doanh khác đồng thời cũng tăng đối trọng so với các ngân hàng nước ngoài.


Bảng 2.7.Thị phần huy động vốn TG của NHNT so với toàn ngành


Chỉ tiêu

2004

2005

2006

Vốn HĐTG của NHNT

88 502 838

108 313 175

119 778 871

Vốn huy động toàn ngành

410 000 000

515 000 000

650 000 000

Thị phần của NHNT

21,6%

21%

18,4%

Qua bảng số liệu trên ta thấy thị phần huy động vốn của ngân hàng ngoại thương trong 3 năm gần đây có giảm nhẹ. Điều này chứng tỏ đã có sự cạnh tranh rất gay gắt trong công tác huy động vốn giữa các NHTM quốc doanh với nhau, giữa các NHTMQD với các NHTMCP khác. Vì thế để có thể tiếp tục giữ được vài trò tiên phong đứng đầu trong hệ thống NHTMQD của mình, NHNTVN cần chú trọng hơn nữa tới các phương pháp gia tăng nguồn vốn huy động và nâng cao hiệu quả huy động vốn.


Bảng 2.8.Các hình thức huy động vốn tại NHNT

(Đơn vị:Triệu đồng)

Chỉ tiêu

2004

2005

2006

Tiền gửi của TCKT

50 704 309

66 900 042

69 037 290

Tiết kiệm dân cư

31 976 543

35 691 927

40 292 479

Giấy tờ có giá

2 139 897

3 113 970

7 405 678

Các nguồn vay khác

3 682 089

2 607 236

3 043 424

Tổng cộng

88 502 838

108 313 175

119 778 871

Каталог: luanvan
luanvan -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
luanvan -> Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài
luanvan -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
luanvan -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
luanvan -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
luanvan -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
luanvan -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
luanvan -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương