Chương I nhi khoa đẠi cưƠng các thời kỳ phát triển của trẻ ĐẶC ĐIỂm chung



tải về 10.34 Mb.
trang49/51
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích10.34 Mb.
#37442
1   ...   43   44   45   46   47   48   49   50   51

PHỤ LỤC


TỔ CHỨC VÀ TRANG BỊ PHÒNG CẤP CỨU NHI

1. BỐ TRÍ PHÒNG CẤP CỨU

- Tất cả mọi bệnh viện có khám và điều trị bệnh cho trẻ em phải có một khoa phòng cấp cứu để tiến hành cấp cứu kịp thời cho trẻ em.

- Vị trí của khoa phòng cấp cứu được bố trí ở nơi ra vào thuận tiện, có bảng hiệu để dễ tìm (ngày cũng như đêm).

- Trang bị điện thoại, internet … để dễ dàng liên lạc được với các khoa, phòng trong bệnh viện cũng như các nơi ngoài bệnh viện.

- Diện tích phòng cấp cứu đủ rộng (6 x 6m), có lối ra vào dễ, chiếu sáng tốt, bố trí các phác đồ cần thiết, có nơi để dụng cụ, thuốc men cấp cứu đầy đủ, dễ lấy (xem sơ đồ 1).

2. BÀN /GIƯỜNG CẤP CỨU

Giường để cấp cứu bệnh nhân phải đặt cố định, ở ngay giữa phòng để thuận tiện cho việc cấp cứu (đòi hỏi nhiều người, nhiều trang thiết bị, máy móc) cho mọi đối tượng (từ trẻ sơ sinh đến trẻ lớn, thậm chí cho cả người lớn). Hệ thống chiếu sáng phải tốt, riêng đối với bệnh nhân tốt nhất là trang bị đèn chiếu sáng như ở trong phòng mổ. Bệnh nhân cũng phải được cố định tốt trong khi cấp cứu chấn thương cho nên phải có đủ các phương tiện để cố định (túi cát, nẹp cổ và dây buộc, nẹp chân tay). Ngoài ra cũng nên có hệ thống sưởi ấm hoặc các phương tiện có sẵn để ủ ấm cho bệnh nhân khi cần thiết (đèn sưởi, túi chườm nóng).



Việc bố trí nguồn cung cấp oxy, khí nén, hệ thống hút phải để phía đầu bệnh nhân (có hệ thống van, đồng hồ đo và điều chỉnh được áp lực). Ngay sát bệnh nhân bố trí ngăn kéo để sẵn phương tiện cấp cứu về đường thở (bộ đặt nội khí quản, ống nội khí quản, ống nghe và bóng bóp). Đặc biệt trên dọc thành giường cấp cứu có khắc thước đo chiều dài của bệnh nhân để xác định được kích thước của bệnh nhân, tránh di chuyển nhiều lần.

Group 1

Sơ đồ 1. Cách bố trí một phòng cấp cứu

1: Lối vào. 2,3: Lối ra. 4: Bàn /Giường cấp cứu. 5: Ghế ngồi điều chỉnh được độ cao. 6: Máy ghi điện tâm đồ/Theo dõi điện tim/Máy đo bão hòa oxy… 7: Máy thở. 8: Máy sốc điện. 9: Lồng ấp. 10: Xe cáng vận chuyển. 11(a): Dụng cụ sát trùng (b): Bồn rửa tay; (c): Túi rác. 12: Bình oxy dự trữ. 13: Tủ treo (A: đựng thuốc, dịch truyền. B: đựng dụng cụ cấp cứu). 14: Nguồn cấp oxy và khí nén. 15: Ổ cắm điện. 16: Ổ cắm điện cho máy Xquang. 17: Xe đẩy để phương tiện cố định (túi cát, nẹp, băng …). 18: Xe đẩy đựng dụng cụ. 19: Cọc treo dịch truyền. 20: Máy hút.



3. PHƯƠNG TIỆN CẤP CỨU

Phương tiện cấp cứu phải đảm bảo hoạt động tốt (thường xuyên kiểm tra) sạch hoặc vô khuẩn (yêu cầu tùy từng loại).

Với những máy móc được mô tả ở sơ đồ 1 (6: Máy giám sát điện tim - hiện nay có máy giám sát đa chức năng: nhịp tim, nhịp thở, mạch, huyết áp, nhiệt độ, độ bão hòa oxy. 7: Máy thở đảm bảo chạy tốt ít nhất trong vài giờ. 8: Máy khử rung. 9: Lồng ấp để vận chuyển trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 10: Xe cáng vận chuyển và cấp cứu trẻ lớn).

Với những dụng cụ có kích thước nhỏ được sắp xếp theo từng ngăn ô tương ứng với các bộ máy (hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn…). Mỗi một ngăn ô này được ghi tóm tắt các dụng cụ. Những dụng cụ này phải được sắp xếp ngăn nắp, dễ lấy và đã được vô trùng (có những dụng cụ chỉ dùng một lần, một số khác đã được tiệt khuẩn lại).

Có thể liệt kê những dụng cụ, phương tiện để cấp cứu theo từng chức năng
dưới đây:

3.1. Dụng cụ để cấp cứu đường thở (Airway)

1. Đè lưỡi.

2. Ống thông để hút cỡ 6, 8, 10, 14 kiểu Fr (2 chiếc cho mỗi cỡ).

3. Ống hút kiểu Yakauer (4 chiếc).

4. Kìm gắp Magill

5. Canuyn miệng - họng 0-5 (2 chiếc mỗi cỡ).

6. Canuyn mũi - họng 12, 16, 20, 24, 28, 30 kiểu Fr (2 chiếc mỗi cỡ).

7. Bình làm ẩm oxy.

8. Máy hút.

9. Bộ khám tai - mũi - họng.

10. Bộ mở khí quản.

11. Gạc dài (mèche) để nút lỗ mũi sau, tránh chảy máu cam nặng.

12. Kim chọc dò qua màng sụn nhẫn - giáp.

3.2. Dụng cụ để cấp cứu suy thở

1. Nguồn oxy.

2. Van và đồng hồ đo chỉnh lưu lượng oxy.

3. Ống dẫn oxy.

4. Mặt nạ thở oxy.

5. Ống thông mũi.

6. Máy khí dung.

7. Bóng bóp tay tự phồng với túi chứa dự trữ oxy (có các cỡ cho trẻ sơ sinh , trẻ bú mẹ, trẻ lớn…).

8. Bộ đặt ống nội khí quản.

Đèn đặt ống nội khí quản với lưỡi đèn các kiểu (cong, thẳng) và các cỡ (dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ bú mẹ, trẻ nhỏ và trẻ lớn…).

9. Ống nội khí quản: ống không có bóng chèn từ cỡ 2.5 đến cỡ 8.5 (2 chiếc cho mỗi cỡ). Ống có bóng chèn cỡ từ 7-9 (2 chiếc cho mỗi cỡ).

10. Ống thông để hút dịch nội khí quản.

11. Bộ chọc dò màng phổi (kim chọc dò có nòng và bơm tiêm 20ml).

12. Bộ mở dẫn lưu màng phổi (bao gồm cả ống thông dẫn lưu).

13. Hệ thống hút màng phổi sử dụng khí nén (sau khi đặt ống thông dẫn lưu).

14. Bộ máy nội soi khí quản (có kìm gắp dị vật).

15. Máy thở.

16. Máy theo dõi nồng độ khí CO2 ở cuối thì thở ra.



3.3. Dụng cụ cấp cứu tuần hoàn

1. Bộ tiêm truyền tĩnh mạch.

2. Bộ đặt và đo tĩnh mạch trung ương với các cỡ kim chọc 5, 10, 11 (2 chiếc cho mỗi cỡ).

3. Bộ bộc lộ tĩnh mạch.

4. Bộ đặt tĩnh mạch rốn.

5. Kim chọc trong xương cỡ 16, 18 (2 chiếc cho mỗi cỡ).

6. Bộ đặt kim luồn động mạch

7. Băng dính các loại.

8. Bơm tiêm các loại.

9. Máy tiêm truyền tĩnh mạch (Infusion pumps 3 chiếc).

10. Kim các loại (kim bướm, kim luồn, kim tiêm các cỡ).

11. Bộ dây truyền với các bộ phận nối kéo dài và các hệ thống nỗi chạc ba.

12. Ván cứng để bóp tim ngoài lồng ngực.

13. Nẹp để cố định

14. Máy đo huyết áp (có nhiều cỡ băng đo cho trẻ bú mẹ, trẻ nhỏ và trẻ lớn).

15. Ống nghe - nhiệt kế.

16. Máy khử rung.

17. Máy điện tim đồ.

18. Máy giám sát nhiệt độ bằng điện cực

19. Máy đo độ bão hòa oxy qua mạch máu(Pulse oximeter).

20. Máy siêu âm Doppler xách tay.

3.4. Dụng cụ cấp cứu hệ thần kinh

1. Kim chọc dò tủy sống (có thông nòng với nhiều cỡ khác nhau).

2. Dụng cụ để chọc dưới màng cứng và não thất.

3. Máy đo áp lực nội sọ.

4. Đèn soi đáy mắt và búa phản xạ gân xương.

5. Máy điện não đồ.



3.5. Dụng cụ cấp cứu đường tiêu hóa

1. Ống thông để hút miệng, họng.

2. Ống thông dạ dày.

3. Bộ rửa dạ dày (bơm tiêm 50ml, bình đựng có chia vạch, ống thông kiểu Faucher và phễu).

4. Ống thông Blakemore.

5. Bộ nội soi đường tiêu hóa.



3.6. Dụng cụ cấp cứu đường tiết niệu

1. Ống thông bàng quang.

2. Túi đựng nước tiểu vô trùng.

3. Dụng cụ chọc dò bàng quang kiểu Cystocath.



3.7. Dụng cụ cấp cứu trong chấn thương

1. Nẹp cố định cổ các loại.

2. Túi cát (cho trẻ bú mẹ, trẻ nhỏ và trẻ lớn).

3. Nẹp cố định chân, tay (khi bị gãy).

4. Băng cuộn chun giãn.

3.8. Phương tiện làm xét nghiệm

1. Bơm kim tiêm các cỡ.

2. Kim các cỡ.

3. Bông, gạc tẩm cồn sát khuẩn.

4. Betadin.

5. Ống cấy vi khuẩn.

6. Ống lấy khí máu động mạch.

7. Máy định lượng glucose máu và giấy thấm (Glucometer và test trip).



3.9. Các phương tiện khác

1. Phương tiện bảo hộ (mũ, khẩu trang, áo, kính, túi bọc giầy dép, găng tay vô khuẩn).

2. Khăn mổ vô khuẩn có lỗ và không có lỗ.

3. Đèn flash để chiếu sáng.

4. Phương tiện sưởi ấm.

4. THUỐC VÀ DỊCH TRUYỀN

Thuốc:

Acyclovir (TM)

Adenosin (TM)

Adrenalin (TM,TB)

Alprostadil

Aminophylin (TM)

Amlodaron (TM)

Amoxycillin (TM)

Ampicillin (TM)

Atropine sulphat (TM)

Benzyl penicillin (TM)

Budesonide (khí dung)

Bupivacain (phong bế tại chỗ)

Calcium clorid (TM)

Calcium gluconat (TM)

Calcium resonium (bột để uống hoặc thụt hậu môn trực tràng)

Cefotaxim (TM)

Ceftazidim (TM)

Ceftriaxon (TM, TB)

Chlorpheniramin (TM)

Desferrioxamin (Uống, TM, TB)

Dexamethason (TM)

Diazenpam (Seduxen) (thụt hậu môn, TM)

Dobutamin (truyền TM)

Dopamin (truyền TM)

Erythromycin (truyền TM)

Flecainid (truyền TM)

Flucloxallin (TM)

Flumazenil (TM)

Furosemid (Lasix) (TM)

Gentamicin (TM, TB)

Hydrocortison (TM, TB)

Ipratropiumbromid (Atrovent) (khí dung)

Isoprenalin(Isuprel) (truyền TM)

Labetalol (TM, truyền TM)

Lidocain (TM, gây tê tại chỗ)

Mannitol 20%(truyền TM)

Morphin (TM)

Naloxon (TM)

Paracetamol (uống, đặt hậu môn)

Phenobarbital (TM)

Phenytoin (TM)

Potassium chloride (Kaliclorua) (truyền TM)

Prednisolon (uống)

Propranolol (TM)

Pyridoxin (TM)

Salbutamol (khí dung, xịt, uống, truyền TM)

Sodium bicarbonate 14 ‰, 5%, 8,4% (TM)

Than hoạt (uống)

Verapamil



Dịch truyền:

- DD Glucose 5%, 10%, 20%

- DD NaCl 0,9%, 10%, 3%

- DD Ringer lactate

- DD Ringer lactate glucose 5%

- Human albumin 5%; 20%

- DD Sodium bicarbonate 14‰, 4,2%, 8,4%

- DD Kaliclorua (Potassium chloride) 10%



5. BỐ TRÍ NHÂN LỰC

Theo từng hoàn cảnh của từng nơi để có bố trí nhân lực làm việc sao cho phải có đủ người có kinh nghiệm để sẵn sàng săn sóc và cấp cứu cho người bệnh 24 giờ


trong ngày.

NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG NHI KHOA

1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. Định nghĩa

Kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra, những hoạt chất hóa học bán tổng hợp hoặc tổng hợp có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt được các vi sinh vật khác với nồng độ rất thấp.



1.2. Các loại kháng sinh

Với định nghĩa trên, ngày nay kháng sinh được sắp xếp theo các nhóm sau:

- Kháng sinh kháng vi khuẩn

- Kháng sinh kháng virus

- Kháng sinh kháng nấm

- Kháng sinh kháng Mycobacteria

- Kháng sinh kháng ký sinh trùng

- Các loại thuốc khác được coi như kháng sinh.

Các sản phẩm sinh học có đặc tính miễn dịch như: globulin miễn dịch chống virus viêm gan B (Hep B-Hyper immuneglobulin); Chống virus dại (Intravenous immune globulin Palivizumab Rabies); Chống độc tố uốn ván (Hyper immune globulin Tetanus) v.v.

Bài viết này sẽ trình bày riêng về nguyên tắc sử dụng kháng sinh chống vi khuẩn trong lĩnh vực Nhi khoa.



1.3. Dược động học, dược lực học của các loại kháng sinh

Đọc “Dược lý học”.



2. CÁC LOẠI KHÁNG SINH KHÁNG VI KHUẨN

2.1. Nhóm beta-lactams

Đặc điểm phân tử cơ bản là có vòng beta-lactam hoạt hoá tác động lên thành tế bào

Bao gồm:


- Penicillins

- Cephalosporin (4 thế hệ)

Chú ý: là nhóm kháng sinh chủ chốt, nhiều loại có phổ rộng, được dùng khá rộng rãi - nhưng cần chú trọng tới phản ứng sốc phản vệ.

* Dựa theo phổ tác dụng, các cephalosporin đến nay được chia thành 4 thế hệ sau:



Thế hệ 1:

- Đường uống (PO): cephalexin, cephadroxil, cephradin…



- Đường tiêm bắp và tĩnh mạch (IM, IV): cefazolin, cephalotin, cephapirin…

Thế hệ 2:

- Đường uống: cefaclor; cefprozil 250-500mg; cefpodoxime; loracarbef …

- Đường tiêm: cefamandole (IV/IM); cefuroxime (IV/IM); cefoxitin (IV/IM); cefotetan (IV/IM); cefmetazole (IV)…

Thế hệ 3:

- Đường tiêm - bắp và tĩnh mạch: cefotaxime1-2gm; ceftriaxone; ceftizoxime; ceftazidime; cefoperazone.

- Đường uống: cefixime.

Thế hệ 4 - cả tiêm và uống: cefipime.

* Dược động học (Pharmacokinetics) của các cephalosporines:

- Thường phân bổ tốt tới tổ chức phổi, thận, đường tiết niệu, các bao hoạt dịch, màng phổi, màng tim…

- Một số cephalosporin thế hệ 3 ngấm tốt vào dịch não tủy đủ yêu cầu cho điều trị viêm màng não nhiễm khuẩn là: cefotaxime, ceftriaxone, và ceftazidime.

- Thải trừ chủ yếu qua thận; ngoại trừ một số ít còn thải trừ qua đường mật như cefoperazone và ceftriaxone.

* Chỉ định điều trị cơ bản (general clinic uses):

- Các cephalosporin thế hệ 1 và 2 chủ yếu sử dụng điều trị cho các bệnh nhiễm khuẩn mắc phải tại cộng đồng.

- Những cephalosporin thế hệ sau (3 và 4) với phổ tác dụng chống vi khuẩn Gram âm tốt hơn thường được dùng cho các nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện hoặc các nhiễm trùng tại cộng đồng nặng hoặc phức tạp.

- Các chú ý về tác dụng phụ của nhóm cephalosporin:

+ Các phản ứng dị ứng biểu hiện bằng các sẩn ngứa, sốt, tăng bạch cầu acid (có thể gặp tới 1-3%); đôi khi viêm thận kẽ (interstitial nephritis).

+ Cần chú ý là 1-7% bệnh nhân dị ứng với penicillin sẽ có phản ứng với các cephalosporin. Bởi vậy, các cephalosporins phải chống chỉ định với bệnh nhân có phản ứng dị ứng tức thời với penicillins (như: sốc phản vệ, co thắt phế quản, hạ huyết áp.v.v.).

Tuy nhiên, nhóm cephalosporins có thể sử dụng một cách thận trọng với những bệnh nhân chỉ có phản ứng chậm và nhẹ với penicillin.

- Viêm tắc mạch (Thrombophlebitis - có thể gặp từ 1-5%).

* Các kháng sinh nhóm carbapenem (Cơ chế tác dụng cũng ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn).

Nhóm 1: bao gồm các carbapenems phổ rộng nhưng chỉ có tác dụng hạn chế với các trực khuẩn Gram âm không lên men, thích hợp với các bệnh nhiễm trùng tại cộng đồng (đại diện là ertapenem).

Nhóm 2: bao gồm các carbapenems phổ rộng có tác dụng mạnh mẽ với các trực khuẩn Gram âm không lên men, thích hợp với các bệnh nhiễm trùng tại bệnh viện (đại diện là imipenem và meropenem).

Nhóm 3: bao gồm các carbapenems phổ rộng có tác dụng mạnh tới tụ cầu vàng kháng methicillin (methicillin-resistant Staphylococcus aureus).

Trên thực tế, các sản phẩm hay dùng nhất của nhóm nay là: meropenem, Imipenem + Cilastin (Tienam).

Tuy nhiên, việc sử dụng nhóm kháng sinh đặc biệt này cần hết sức chú ý:

Sử dụng hợp lý (Appropriate use). Chỉ định meropenem, Imipenem + cilastin khi:

- Điều trị các nhiễm trùng bệnh viện trên các bệnh nhân đặc biệt nặng hoặc nằm tại khoa điều trị tích cực.

- Khi thất bại với các kháng sinh đầu tiên chống nhiễm trùng do vi khuẩn Gram âm (Gram-negative bacterial - GNB).

- Sử dụng ngay từ đầu chỉ khi kết quả cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ chỉ nhạy cảm với chúng.

- Điều trị các nhiễm trùng kéo dài do trực khuẩn mủ xanh đa kháng kháng sinh (chronic multiresistant pseudomonal infections).

- Trong những trường hợp nhiễm trùng bệnh viện nặng, nhiễm trùng khoang phúc mạc, viêm màng não có giảm bạch cầu hạt.



2.2. Aminoglucosides

Là nhóm kháng sinh tác động lên sự tổng hợp protein của vi khuẩn

Tác dụng chủ yếu lên các trực khuẩn Gram (-)

Ít khi dùng đơn độc; thường phối hợp với nhóm beta-lactam như penicillin và ampicillin, các thuốc kháng lao…

Cần chú ý tới độc tính lên thính giác và thận

Cơ chế tác dụng: ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn

Bao gồm:

- Streptomicin

- Gentamicin

- Kanamycin

- Amykacin

- Neomycin

- Neltimycin

- Tobramycin

- Spectinomycin

- Flamycetin



2.3. Macrolides

- Cơ chế tác dụng: gắn vào tiểu phần 50s của nhóm ribosom vi khuẩn, cản trở tạo chuỗi đa peptid (ngăn cản chuyển vị của ARN) của vi khuẩn.

- Erythromycin: thường dùng điều trị các nhiễm trùng do Campylobacter, Mycoplasma pneumonia, ho gà, Clamydia…

- Clarithromycin: tác dụng tốt hơn, hấp thu qua đường tiêu hoá tốt hơn erythromycin. Ngoài ra còn có tác dụng tốt với Mycobacterium avium, H. pylori,


H. Influenza.

- Azithromycin: đặc biệt tác dụng tốt hơn với H. Influenza, có thể dùng 1 lần/ngày với liều ngắn ngày.

- Roxithromycin: tương tự azithromycin

2.4. Chloramphenicol

- Cơ chế tác dụng: ức chế tổng hợp protein của VK

- Tác dụng với VK Gram (-), VK yếm khí

- Hấp thu tốt theo đường tiêu hóa

- Ngấm tốt vào màng não. Chú ý độc tính với tủy xương

2.5. Tetracyclines

- Cơ chế tác dụng: ức chế tổng hợp protein của VK. Tác dụng tốt lên các loại cầu khuẩn, Rickettsia, Mycoplasma, Spirochaetes (Treponema pallidum), Chlamydia…

- Độc với gan, thận, men răng trẻ nhỏ <8 tuổi

- Các sản phẩm chính:

+ Tetracycline

+ Doxycycline

+ Minocycline

2.6. Glucopeptides

Cơ chế tác dụng: tác động lên vách vi khuẩn.

Tác dụng tốt với các vi khuẩn Gram (+), đặc biệt cầu khuẩn kháng methicillin (oxacillin, cloxacillin).

Độc với thận, dị ứng da…

Sản phẩm chính: vancomycin, teicoplanin

2.7. Quinolones

- Cơ chế tác dụng: ức chế sản xuất DNA và cả RNA (gián tiếp tới tổng hợp protein của vi khuẩn).

- Tác dụng tốt với nhiều loại vi khuẩn, kể cả vi khuẩn yếm khí, trừ trực trùng mủ xanh.

- Có 4 thế hệ quinolones, những thế hệ sau phổ kháng khuẩn rộng hơn.



2.8. Các kháng sinh khác

- Clindamycin

- Cotrimoxazole (Trimethoprim + Sulphamethoxazole)

- Methronidazole

- Nitrofurantoin

- Rifampicine

- Fosfomycin

- Fusidic acid



3. CHỈ ĐỊNH - CÁCH LỰA CHỌN LOẠI KHÁNG SINH - LIỀU LƯỢNG - ĐƯỜNG DÙNG KHÁNG SINH Ở TRẺ EM

3.1. Chỉ định dùng kháng sinh

Phải có bằng chứng của nhiễm khuẩn:

* Biểu hiện lâm sàng:

- Sốt, các dấu hiệu nhiễm khuẩn toàn thân…

- Các dấu hiệu khu trú tại cơ quan bị nhiễm khuẩn

- Dịch tễ

* Các xét nghiệm:

- Công thức bạch cầu

- PCR

- Soi, cấy bệnh phẩm tìm vi khuẩn



- Lấy xét nghiệm vi sinh trước khi sử dụng kháng sinh

- Một số ngoại lệ: phòng bệnh/phơi nhiễm…



3.2. Cách lựa chọn kháng sinh

- Theo loại vi khuẩn và kháng sinh đồ

- Theo bệnh, theo cơ quan bị nhiễm khuẩn, theo tình trạng nặng của nhiễm khuẩn.

- Theo các kết quả nghiên cứu (Meta Analisis).

- Theo kinh nghiệm (Expertise).

3.3. Cách tính liều lượng

- Theo tuổi

- Theo cân nặng

- Theo diện tích da

Chú ý:

- Các yếu tố khác: chức năng thận, chức năng gan…



- Tiền sử dị ứng

- Tương tác, phối hợp thuốc

- Theo đường dùng

- Theo mức độ nặng…

- Cần xem kỹ đơn hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.

Một số lưu ý: cần cân nhắc có cần sử dụng kháng sinh không với các chú ý sau:

- Phải có bằng chứng của nhiễm khuẩn

- Lấy xét nghiệm vi sinh trước khi sử dụng kháng sinh

- Lựa chọn kháng sinh theo chứng cứ khoa học (Evident base)

- Dùng đúng liều lượng và thời gian, đường dùng

- Phối hợp kháng sinh đúng

- Theo dõi đáp ứng, độc tính…

Đặc biệt với trẻ em cần chú ý hơn để chọn thuốc thích hợp, khả năng chấp nhận thuốc, tính đúng liều lượng thuốc, số lần dùng, đường dùng …

Ví dụ minh họa:

- Lựa chọn kháng sinh điều trị viêm màng não trẻ sơ sinh (chưa hoặc không tìm thấy vi khuẩn gây bệnh).

- Căn nguyên lứa tuổi này thường do các vi khuẩn sau:

+ Liên cầu nhóm B (Group B Streptococci), các vi khuẩn đường ruột. (Enterobactericeae) hoặc Listeria monocytogenes,), hiếm hơn là do Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae…

Cần chú ý: Cephalosporins không nhạy cảm với Listeria monocytogenes. Vì vậy ampicillin là kháng sinh cần được lựa chọn phối hợp, cụ thể phác đồ kháng sinh là:

+ Cefotaxime 100 - 200mg/kg/ngày TM chia 2 lần (12 giờ/lần)/hoặc ceftriaxone 100mg/kg/ngày.

+ Phối hợp với ampicillin 100 - 200mg/kg/ngày TM (chia 2-4 lần)


KHOẢNG THAM CHIẾU CÁC XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC

1. CÁC XÉT NGHIỆM MÁU





Hb
(g/dl)


HCT
(%)


SLHC (1012/L)

MCV
(fl)


MCH
(pg)


MCHC (g/dl)




TB

-2SD

TB

-2SD

TB

-2SD

TB

-2SD

TB

-2SD

TB

- 2SD

Cuống rốn (mới sinh)

16,

13,5

51

42

4,7

3,9

108

98

34

31

33

30

1-3 ngày

(máu mao mạch)



18,5

14,5

56

45

5,5

4,0

108

95

34

31

33

29

1 tuần

17,5

13,5

54

42

5,1

3 9

107

88

34

28

33

28

2 tuần

16,5

12,5

51

39

4,9

3,6

105

86

34

28

33

28

1 tháng

14,0

10,0

43

31

4,2

3,0

104

85

34

28

33

29

2 tháng

11,5

9,0

35

28

3,8

2,7

96

77

30

26

33

29

3-6 tháng

11,5

9,5

35

29

3,8

3,1

91

74

30

25

33

30

0,5-2 tuổi

12,0

10,5

36

33

4,5

3,7

78

70

27

23

33

30

2-6 tuổi

12,5

11,5

37

34

4,6

3,9

81

75

27

24

34

31

6-12 tuổi

13,5

11,5

40

35

4,6

4,0

86

77

29

25

34

31

12-18 tuổi

Nữ


Nam

14,0

14,5


12,0

13,0


41

43


36

37


4,6

4,9


4,1

4,5


90

88


78

78


30

30


25

25


34

34


31

31






SLBC

(109 /L)

BC hạt TT

Lymphocyt

Monocyt BC ưa acid




TB

Giới

Hạn

TB

Giới

Hạn

%

TB

Giới hạn

%

TB

%

TB

%

Mới sinh

18,1

9,0-30,0

11,0

6,0-26,0

61

5,5

2,0-11,0

31

1,1

6

0,4

2

12 giờ


22,8

13,0-38

15,5

6,0- 28,0

68

5,5

2,0-11,0

24

1,2

5

0,5

2

24 giờ

18,9

9,4-34

11,5

5,0-21,0

61

5,8

2,0-11,5

31

1,1

6

0,5

2

1 tuần

12,2

5,0-21,0

5,5

1,5-10,0

45

5,0

2,0-17,0

41

1,1

9

0,5

4

2 tuần

10,8

5,0-19,5

3,8

1,0-9,5

35

6,0

2,5-16,5

56

0,7

7

03

3

1 tháng

10,8

5,0-19,5

3,8

1,0-9,0

35

7,3

4,0-13,5

61

0,6

5

0,3

3

6 tháng

11,9

6,0-17,5

3,8

1,0-8,5

32

7,3

4,0-13,5

61

0,6

5

0,3

3

1 tuổi

11,4

6,0-17,5

3,5

1,5-8,5

31

7,0

4,0-10,5

61

0,6

5

0,3

3

2 tuổi

10,6

6,0-17,0

3,5

1,5-8,5

33

6,3

3,0-9,5

59

0,5

5

0,3

3

4 tuổi

9,1

5,5-15,5

3,8

1,5-8,5

42

4,5

2,0-8,0

50

0,5

5

0,3

3

6 tuổi

8,5

5,0-14,5

4,3

1,5-8,0

51

3,5

1,5-7,0

42

0,4

5

0,2

3

8 tuổi

8,3

4,5-13,5

4,4

1,5-8,0

53

3,3

1,5-6,8

39

0,4

4

0,2

2

10 tuổi

8,1

4,5-13,5

4,4

1,8-8,0

54

3,1

1,5-6,5

38

0,4

4

0,2

2

16 tuổi

7,8

4,5-13,0

4,4

1,8-8,0

57

2,8

1,2-5,2

35

0,4

5

0,2

3
Số lượng tiểu cầu ở các lứa tuổi: 140 - 440 x109/L


Giới hạn hemoglobin F và hemoglobin A2 trong 2 năm dầu

Tuổi

HbF(%)

HbA2(%)

TB

2SD

TB

2SD

1-7 ngày

75

61-80







2 tuần

75

66-81







1 tháng

60

46-67

0,8

0,4-1,3

2 tháng

46

29-61

1,3

0,4-1,9

3 tháng

27

15-56

2,2

1,0-3,0

4 tháng

18

9,4-29

2,4

2,0-2,8

5 tháng

10

2,3-22

2,5

2,1-3,1

6 tháng

7

2,7-13

2,5

2,1-3,1

8 tháng

5

2,3-12

2,7

1,9-3,5

10 tháng

2,1

1,5-3,5

2,7

2,0-3,3

Giới hạn các yếu tố đông máu ở trẻ em




1-5 tuổi

6-10 tuổi

11-16 tuổi

Người lớn

PT(S)

11 (10,6-11,4)

11,1 (10,1-12,1)

11,2 (10,2-12,0)

12 (11,0-14,0)

INR

1,0 (0,96-1,04)

1,01 (0,91-1,11)

1,02 (0,93-1,10)

1,10 (1,0-1,3)

APTT(S)

30 (24-36)

31 (26-36)

32 (26-37)

33 (27-40)

Fibrinogen(g/L)

2,76 (1,70-4,05)

2,79 (1,57-4,0)

3,0 (1,54-4,48)

2,78 (1,56-4,0)

Thời gian máu chảy (Phút)

6 (2,5-10)

7 (2,5-13)

5 (3-8)

4 (1-7)

II (U/mL)

0,94 (0,71-1,16)

0,88 (0,67-1,07)

0,83 (0,61-1,04)

1,08 (0,70-1,46)

V (U/mL)

1,03 (0,79-1,27)

0,90 (0,63-1,16)

0,77 (0,55-0,99)

1,06 (0,62-1,50)

VII (U/mL)

0,82 (0,55-1,16)

0,85 (0,52-1.20)

0,83 (0,58-1,15)

1,05 (0,67-1,43)

VIII (U/mL)

0,90 (0,59-1,42)

0,95 (0,58-1,32)

0,92 (0,53-1,31)

0,99 (0,50-1,49)

vWF (U/mL)

0,82 (0,60-1,20)

0,95 (0,44-1,44)

1,00 (0,46-1,53)

0,92 (0,50-1,58)

IX (U/mL)

0,73 (0,47-1,04)

0,75 (0,63-0,89)

0,82 (0,59-1,22)

1,09 (0,5-1,63)

X (U/mL)

0,88 (0,58-1,16)

0,75 (0,55-1,01)

0,79 (0,50-1,17)

1,06 (0,70-1,52)

XI (U/mL)

0,97 (0,56-1,50)

0,86 (0,52-1,20)

0,74 (0,50-0,97)

0,97 (0,67-1,27)

XII (U.mL)

0,93 (0,64-1,29)

0,92 (0,60-1,40)

0,81 (0,34-1,37)

1,08 (0,52-1,64)

PK (U/mL)

0,95 (0,65-1,30)

0,99 (0,66-1,31)

0,99 (0,53-1,45)

1,12 (0,62-1,62)

HMWK (U/mL)

0,98 (0,64-1,32)

0,93 (0,60-1,30)

0,91 (0,63-1,19)

0,92 (0,50-1,36)

XIIIa (U/mL)

1,08 (0,72-1,43)

1,09 (0,65-1,51)

0,99 (0,57-1,40)

1,05 (0,55-1,55)

XIIIs (U/mL)

1,13 (0,69-1,56)

1,16 (0,77-1,54)

1,02 (0,60-1,43)

0,97 (0,57-1,37)

PT: thời gian prothrombin; APTT: thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần; HMWK: kinnogen trọng lượng phân tử cao;

PK: Prekallekrein; vWF: yếu tố von Willebrand



Giới hạn dưới nhóm lympho ở trẻ em




Tổng số T lympho (CD3)

Tế bào T Helper (CD4)

Tế bào T độc (cytotoxic Tcells) (CD8)

Tế bào B lympho

(CD19)

Tế bào diệt tự nhiên (NK cells) (CD16+CD56)

Tuổi

Tuyệt đối

%

Tuyệt đối

%

Tuyệt đối

%

Tuyệt đối

%

Tuyệt đối

%

0-2 tháng

2500-5500

53-84

1600-4000

35-64

560-1700

12-28

300-2000

6-32

170-1100

4-18

3-5 tháng

2500-5600

51-77

1800-4000

35-56

590-1600

12-23

430-3000

11-41

170-830

3-14

6-11 tháng

1900-5900

49-76

1400-4300

31-56

500-1700

12-24

610-2600

14-37

160-950

3-15

12-23 tháng

2100-6200

53-75

1300-3400

32-51

620-2000

14-30

720-2600

16-35

180-920

3-15

2-5 tuổi

1400-3700

56-75

700-2200

28-47

490-1300

16-30

370-1400

14-33

130-720

4-17

6-11 tuổi

1200-2600

60-76

650-1500

31-47

370-1100

18-35

270-860

13-27

100-480

4-17


12-17 tuổi

1000-2200

56-84

530-1300

31-52

330-920

18-35

110-570

6-23

70-480

3-22

Người lớn

527-2846

49-81

332-1642

28-51

170-811

12-38

78-899

7-23

67-1134

6-29

2. DỊCH CƠ THỂ - NƯỚC TIỂU

2.1. Dịch cơ thể

Dịch

Giới

Tuổi

Bạch cầu

Hồng cầu

Dịch não tủy

Nam/ Nữ

< 1 tháng

> 1 tháng



 30 tế bào có nhân /µl

 5 tế bào có nhân /µl




Không có

Không có


2.2. Nước tiểu

Hồng cầu: 0- 2 hồng cầu / vi trường x 40

Bạch cầu: 0 - 5 bạch cầu / vi trường x 40

Các giá trị báo động


Xét nghiệm

Giới

Tuổi

Giá trị báo động

Giớ hạn thấp

Gii hạn cao

Số lượng bạch cầu

Nam/ Nữ

Tất cả các lứa tuổi

<1,0 x109/L

> 50,0 x109/L

Hemoglobin

Nam/ Nữ

0- 2 tháng

> 2 tháng



<10,0 g/L

<6,0g/L

>22,0g/L

Hematocrit

Nam/Nữ

0- 2 tuần

< 2 tuần

<30,0%

<18%

>55%

Tiểu cầu

Nam/Nữ

Tất cả các lứa tuổi

<20, 0x109/L

>1000 x109/L

Bạch cầu trung tính tuyệt đối

Nam/ Nữ

Tất cả các lứa tuổi

<0,50 x109/L




APTT

(Activated Partial Thromboplastin Time)



Nam/ Nữ

Tất cả các lứa tuổi




≥100 giây

PT

(Prothrombin time)



Nam/ Nữ

Tất cả các lứa tuổi




>5.0 INR

CD4 (đối với bệnh nhân HIV)

Nam/ Nữ

Tất cả các lứa tuổi

 50 tế bào /l





tải về 10.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   43   44   45   46   47   48   49   50   51




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương