Chương 1 LẤy mẫu và chia mẫU


Giá trị thực (phương pháp đối chứng)



tải về 2.36 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2017
Kích2.36 Mb.
#34921
1   2   3   4   5   6   7

Giá trị thực (phương pháp đối chứng)

Sai số cho phép tối đa

Nhỏ hơn 10%

Các hạt không có vỏ ráp : ± 0.4%

Các hạt có vỏ ráp : ± 0.5%



Bằng hoặc lớn hơn 10%

Các hạt không có vỏ ráp : ± 0.04 x độ ẩm

Các hạt có vỏ ráp : ± 0.05 x độ ẩm



7.2.2. Xác định độ ẩm bằng máy đo độ ẩm

7.2.2.1. Mục đích

Để xác định độ ẩm của hạt giống của các loài cụ thể bằng cách dùng máy đo độ ẩm đã được hiệu chuẩn (xem 7.2.1.).



7.2.2.2. Định nghĩa

Như định nghĩa ở 7.1.2.



7.2.2.3. Nguyên tắc

Độ ẩm của mẫu hạt giống có ảnh hưởng đến các đặc tính dẫn điện và hóa sinh của hạt. Những đặc tính này có thể đo được bằng các máy đo thích hợp để xác định độ ẩm.



7.2.2.4. Thiết bị

Các thiết bị sau đây là cần thiết tùy theo phương pháp sử dụng:

- Máy đo độ ẩm đã được hiệu chuẩn và còn hiệu lực.

- Hộp chứa có nắp kín.

- Máy nghiền mẫu, nếu mẫu được yêu cầu phải nghiền theo qui định ở 7.1.5.4.

- Cân thích hợp theo phương pháp được sử dụng (qui định ở phần phân tích độ sạch).



7.2.2.5. Cách tiến hành

7.2.2.5.1. Lưu ý trước khi tiến hành

Mẫu gửi sẽ được tiếp nhận để xác định độ ẩm chỉ khi mẫu còn nguyên vẹn, được đựng trong túi hoặc bao chống ẩm và càng ít không khí càng tốt.

Trong qui trình thử nghiệm, việc để hở mẫu ra ngoài không khí sẽ phải giảm thiểu tới mức tuyệt đối.

7.2.2.5.2. Mẫu phân tích

Việc xác định độ ẩm được tiến hành với hai mẫu phân tích độc lập, mỗi mẫu có khối lượng hoặc dung tích được yêu cầu cụ thể đối với từng loại máy đo.

Trước khi lấy mẫu phân tích, mẫu gửi phải được trộn đều bằng một trong các phương pháp sau đây:

(a) Đảo mẫu ở trong bao bằng thìa.



Hoặc (b) Đặt đầi hở của bao đựng mẫu vào đầu hở của 1 bao tương tự và dốc hạt qua lại giữa 2bao.

Mẫu phân tích được lấy sao cho không để hở mẫu ra ngoài không khí quá 30 giây.

7.2.2.5.3. Cân mẫu

Việc cân mẫu, nếu yêu cầu, phải phù hợp với các qui định về cân mẫu ở phần phân tích độ sạch.



7.2.2.6. Tính toán kết quả

7.2.2.6.1. Máy đo độ ẩm

Độ ẩm là tỷ lệ phần trăm theo khối lượng được tính toán đến một dấu phẩy theo công thức sau đây:



Trong đó: M1 và M2 là kết quả của mẫu phân tích thứ nhất và mẫu phân tích thứ hai được đo bằng máy đo độ ẩm.

7.2.2.6.2. Sai số cho phép

Kết quả đo độ ẩm là số liệu trung bình của hai mẫu phân tích nếu sự khác nhau giữa hai mẫu phân tích không vượt quá 0.2%.

7.2.2.7. Báo cáo kết quả

Kết quả độ ẩm được báo cáo đến một số lẻ sau đơn vị. Nhãn hiệu, loại máy và khoảng hiệu chuẩn của máy đo dùng để đo độ ẩm cũng phải ghi rõ trên Phiếu kết quả phân tích.

 

PHỤ LỤC CHƯƠNG 1



LẤY MẪU VÀ CHIA MẪU

1.1.A. Mục đích

Số lượng hạt giống được kiểm nghiêm tại phòng thí nghiệm rất nhỏ so với khối lượng của lô hạt giống mà nó đại diện. Để có các kết quả thống nhất và chính xác trong việc kiểm nghiệm hạt giống thì điều chủ yếu là các mẫu điểm, mẫu hỗn hợp và mẫu gửi phải được lấy và chuẩn bị hết sức cẩn thận và theo đúng các phương pháp qui định. Do vậy, những người lấy mẫu cần phải cố gắng để bảo đảm mẫu gửi đến phòng kiểm nghiệm là đại diện và chính xác cho lô hạt giống cần kiểm tra. Cũng như vậy, trong việc giảm mẫu ở phòng thí nghiệm cần phải cố gắng để có mẫu phân tích đại diện cho mẫu gửi.



1.4.3.A. Các bao chứa tự niêm phong

Là dạng bao chứa đặc biệt, thường được gọi là bao “tự đóng”. Các hạt được rót đầy vào bao thông qua một cái van có dạng hình ống là một phần của bao. Van này sẽ tự động đóng lại khi bao đã được rót đầy hạt và ống van sẽ gập lại và ép chặt vào mặt trong của bao. Nếu ống này lớn hơn 20% chiều rộng của bao và chỉ mở vào phía trong bao thì được coi là tự niêm phong. Bao này cũng có thể được niêm phong bằng cách đặt băng dính ngang qua miệng của van hoặc được bấm dấu niêm phong bằng kim loại lên “mép” của miệng van. Trong trường hợp hạt giống có kích thước nhỏ thì phải dính băng ngang qua miệng van để niêm phong.



1.4.4.A. Đánh dấu lô hạt giống

Mã hiệu hoặc số hiệu nhận biết để gắn lên các vật chứa hoặc bao chứa trong lô hạt giống và trên chứng chỉ được cấp sẽ được thông báo cho phòng kiểm nghiệm. Người lấy mẫu được thông báo về mã hiệu hoặc số hiệu này cùng với các hướng dẫn về việc lấy mẫu lô hạt giống và phải chịu trách nhiệm về việc gắn lên tất cả các vật chứa hoặc bao chứa của lô hạt giống.



1.6.2.A. Lấy mẫu lô hạt giống chứa trong các vật chứa nhỏ

Nếu hạt giống được chứa trong các vật chứa nhỏ, chẳng hạn như hộp sắt tây, hộp nhôm, hộp giấy hoặc gói nhỏ khi bán lẻ thì cách lấy mẫu được qui định như sau:

Khối lượng 100kg hạt giống sẽ được dùng làm đơn vị cơ bản và các vật chứa nhỏ sẽ được gộp lại để tạo thành các đơn vị lấy mẫu không vượt quá khối lượng 100kg, chẳng hạn 20 bao chứa loại 5kg, 33 bao loại 3kg hoặc 100 bao loại 1kg. Khi lấy mẫu, mỗi đơn vị 100kg sẽ được coi là một “bao chứa” và số mẫu điểm cần lấy được áp dụng như qui định ở 1.6.2.

1.6.4.A. Các dụng cụ và phương pháp lấy mẫu lô hạt giống

1. Xiên dài và cách sử dụng

Một trong những dụng cụ sử dụng phổ biến là xiên có dạng ống dài gồm một ống ở trong và một ống ở ngoài ôm khít chặt với nhau, ở phần cuối đặc, nhọn. Ống trong và ống ngoài có các khe mở ở bên thành. Khi ống trong được xoay đến vị trí mà các khe ở ống trong và ống ngoài nằm trên một đường thẳng thì hạt giống sẽ rơi vào trong khoang của ống trong và khi ống trong được xoay một nửa vòng thì các lỗ mở được đóng lại. Các ống có thể khác nhau về chiều dài và đường kính, được thiết kế cho các dạng hạt khác nhau và các dạng bao chứa khác nhau và có thể có vách ngăn hoặc không có vách ngăn. Khi lấy mẫu hạt giống đựng trong bao, thì các kích thước thích hợp của xiên như sau: đối với hạt cỏ và các hạt giống nhỏ, chảy tự do thì xiên có độ dài 762mm và đường kính ngoài 12.7mm, có 9 lỗ mở; đối với các hạt ngũ cốc thì xiên dài 762mm, đường kính ngoài 25.4mm và có 6 lỗ mở.

Các xiên lấy mẫu trong thùng chứa lớn cũng được làm trên nguyên tắc như xiên lấy mẫu trong bao, nhưng lớn hơn, dao động tới 1.600mm chiều dài và 38mm đường kính, có 6 hoặc 9 lỗ mở.

Các xiên này có thể được sử dụng thẳng đứng hoặc nằm ngang. Tuy nhiên, khi xiên đứng thì phải dùng loại xiên có vách ngang để chia thành các ngăn. Nếu không thì hạt giống từ các lớp bên trên sẽ rơi vào trong xiên khi xiên được mở ra, dẫn đến tình trạng có quá nhiều hạt giống ở lớp phía trên. Khi sử dụng xiên đứng thì hạt giống đi từ phía trên xuống dưới có thể bị cản trở. Những trở ngại này sẽ giảm bớt nếu xiên được làm càng trơn và nhẵn thì càng tốt.

Khi sử dụng xiên thẳng đứng hoặc nằm ngang thì đều phải đưa xiên vào bao chứa hoặc vật chứa theo đường chéo. Đối với hạt giống đựng trong các thùng chứa lớn thì đưa xiên theo đường thẳng đứng là thích hợp hơn cả. Xiên được chọc vào trong vật chứa ở tư thế đóng, sau đó được mở và xoay 2 lần hoặc lắc nhẹ để hạt giống rơi đầy vào trong xiên. Sau đó, xiên được đóng lại, rút ra và đổ hạt giống vào khay đựng hoặc hoặc dụng cụ chứa thích hợp. Cần phải cẩn thận khi đóng xiên để hạt giống không bị hỏng.

Xiên ống dài có thể được sử dụng với hầu hết các loại hạt giống, trừ một số loài có vỏ quá ráp. Tùy theo đường kính của ống, có thể dùng để xiên qua vỏ bao đay thô hoặc các loại bao tương tự. Khi xiên được rút ra thì dùng đầu xiên vạch ngang qua lỗ chọc 2 lần theo hướng ngược nhau để kéo các sợi bao lại với nhau và đóng kín lỗ chọc. Các bao bằng giấy đã được đóng kín cũng có thể được lấy mẫu bằng cách chọc thủng bao và sau đó niêm phong lại lỗ thủng bằng loại băng dính đặc biệt.



2. Xiên Nobble và cách sử dụng

Loại xiên này thường có kích thước khác nhau phù hợp với các loại hạt giống khác nhau. Đó là một ống nhọn, đủ dài để chọc tới giữa bao, với một lỗ mở hình bầu dục ở gần đầu nhọn.

Tổng chiều dài của xiên khoảng 500mm, gồm cán xiên khoảng 100mm và đầu xiên khoảng 60mm, còn lại 340mm đủ để chọc vào tới khoảng giữa của tất cả các loại bao. Đối với ngũ cốc thì đường kính trong của ống xiên khoảng 14mm, nhưng đối với cỏ và các loại hạt giống tương tự thì đường kính của xiên khoảng 10mm là đủ.

Xiên Nobble thích hợp đối với việc lấy mẫu hạt giống ở trong bao, nhưng không thích hợp cho việc lấy mẫu ở trong thùng chứa lớn. Khi lấy mẫu phải nhẹ nhàng chọc xiên vào trong bao, đầu nhọn hướng lên một góc khoảng 30o so với mặt phẳng ngang, để mặt lỗ hướng xuống dưới cho đến khi chọc tới giữa bao. Sau đó, xoay xiên 180o để đưa mặt lỗ hướng lên phía trên và từ từ rút ra sao cho lượng hạt giống thu được từ các vị trí ở giữa bao đến mép bao tăng dần lên. Hoặc nếu xiên đủ dài tới mép bên kia bao thì nên rút xiên ra với một tốc độ tương đối ổn định. Trong khi rút xiên ra thì nên lắc nhẹ sao cho các hạt chảy đều vào xiên. Nếu bề mặt của xiên càng nhẵn thì càng có nhiều hạt chảy vào xiên.

Việc lấy mẫu nên thay đổi ở đầu bao, ở giữa bao và ở đáy bao. Để lấy mẫu ở đáy của bao đặt đứng thì phải lôi bao xuống và đặt lên phía trên các bao khác. Các lỗ chọc ở bao có thể được đóng kín lại như được nêu đối với loại xiên dài.

3. Lấy mẫu bằng tay

Trong một số trường hợp và đối với một số loài, đặc biệt là các loài cỏ có vỏ ráp, không tự chảy được thì lấy mẫu bằng tay là phương pháp thuận tiện nhất. Ví dụ như:



Agropyron, Agrostis, Alopecurus, Anthoxanthum, Arrhenatherum, Axonopus, Bromus, Chloris, Cynodon, Cynosurus, Dactylis, Deschampsia, Elymus, Elytrigia, Festuca, Holcus, Lolium, Melinis, Panicum, Pascopyrum, Paspalum, Poa, Pseudoroegneria, Trisetum, Zoysia.

Điều khó đối với phương pháp này là lấy mẫu ở độ sâu hơn 400 mm. Điều đó có nghĩa là không thể lấy được các mẫu sâu hơn ở trong bao hoặc trong các thùng chứa lớn. Trong những trường hợp như vậy thì người lấy mẫu có thể đặt kế hoạch trước, chẳng hạn như yêu cầu đổ một số bao hoặc một phần của bao ra để tạo điều kiện cho việc lấy mẫu, sau đó đổ lại vào trong bao. Khi việc lấy mẫu được thực hiện bằng tay thì cần chú ý nắm các ngón tay cho chặt để các hạt giống không bị rơi vãi ra ngoài.



1.6.7.A. Đánh dấu, niêm phong và bao gói mẫu

Mẫu gửi phải được niêm phong và ký hiệu giống như ký hiệu ở lô hạt giống. Mẫu gửi cũng phải gắn nhãn ở ngoài bao hoặc được đưa vào bên trong bao đựng mẫu. Phải có túi đựng mẫu cùng với thẻ được in sẵn để có thể điền các thông tin cần thiết. Các mẫu phải được đóng gói trong bao bằng đay, vải hoặc giấy theo đúng qui định.

Người lấy mẫu phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với dấu niêm phong, nhãn và túi được cung cấp và trách nhiệm của họ là phải bảo đảm không được đưa cho bất cứ ai nếu không được ủy quyền. Dù bất cứ lý do gì, các mẫu điểm, mẫu hỗn hoặc mẫu gửi cũng không được chuyển qua tay của người kinh doanh hạt giống.

1.7.3.A. Phương pháp chia mẫu trong phòng thí nghiệm

Để lập mẫu phân tích thì cán bộ kiểm nghiệm phải lấy ra một khối lượng lớn hơn khối lượng được yêu cầu. Phải dùng một trong các phương pháp sau đây:



1. Phương pháp dùng thiết bị chia mẫu

Phương pháp này thích hợp đối với tất cả các loại hạt giống, trừ các hạt có vỏ quả ráp. Thiết bị này chia mẫu thành hai phần tương đối bằng nhau. Mẫu gửi có thể được trộn bằng cách dùng thiết bị chia mẫu, sau đó gộp hai phần mẫu đã được chia và tiếp tục cho toàn bộ mẫu đi qua thiết bị chia mẫu lần thứ hai và lần thứ ba nếu cần thiết. Mẫu được giảm bằng cách chia mẫu nhiều lần và mỗi lần lấy ra một nửa. Quá trình này tiếp tục cho đến khi có được mẫu phân tích xấp xỉ, nhưng không được ít hơn khối lượng yêu cầu.

Các thiết bị chia mẫu dưới đây là những loại thiết bị thích hợp:

(a) Thiết bị chia mẫu dạng nón (Conical divider): Thiết bị chia mẫu dạng nón, hay còn được gọi là thiết bị chia mẫu Boerner, thường có 2 loại, loại kích thước nhỏ hơn cho các loài có hạt giống nhỏ và loại kích thước lớn hơn cho các loài có hạt giống lớn (như lúa mì hoặc lớn hơn). Các bộ phận chính gồm phễu chứa mẫu, thùng hình nón và các vách ngăn hướng hạt giống vào 2 khay hứng. Các vách ngăn tạo thành các đường dẫn lần lượt đối xứng nhau và có khoảng rộng bằng nhau. Chúng được sắp xếp thành vòng tròn và hướng vào phía trong và phía dưới, dẫn hạt xuống hai cái khay đối diện nhau. Có một cái van hoặc cửa ngăn ở đáy của hộp chứa mẫu ở phía trên hình nón để giữ hạt lại. Khi van này được mở, do trọng lực, hạt sẽ rơi vào thùng hình nón và sẽ được phân bố đều vào các khe, sau đó theo máng dẫn để vào 2 khay hứng.

Các kích thước phù hợp cụ thể là: Loại thiết bị lớn được thiết kế cho loại hạt lớn, có 19 khe dẫn vào và 19 khe dẫn ra, mỗi khe rộng 25.4mm. Loại thiết bị nhỏ được thiết kế cho các loại hạt nhỏ chảy tự do, có 22 khe dẫn vào và 22 khe dẫn ra, mỗi khe rộng 7.9mm. Kích thước toàn bộ thiết bị như sau: Loại thiết bị lớn có chiều cao 812.8mm và đường kính 368.3mm, loại thiết bị nhỏ có chiều cao 406.4mm và đường kính 152.4mm.

Nhược điểm của loại thiết bị này là khó kiểm tra tình trạng vệ sinh.

(b) Thiết bị chia mẫu dạng hộp (Soil divider): Là loại thiết bị đơn giản hơn, được thiết kế trên cùng một nguyên tắc như thiết bị chia mẫu dạng nón. Các khe dẫn được bố trí thành một hàng thẳng thay cho việc bố trí thành vòng tròn như ở thiết bị chia mẫu dạng nón. Thiết bị này gồm một hộp chứa mẫu với các khe hoặc máng dẫn đính vào một cái khung để giữ hộp đựng mẫu, hai cái khay đựng mẫu và một cái xẻng xúc mẫu.

Các kích thước thích hợp: Các khe có độ rộng 12.7mm, dẫn từ hộp chứa mẫu xuống 2 khay hứng. Có 18 khe như thế lần lượt hướng xuống dưới theo 2 phía đối diện nhau. Kích thước tối đa là 355.6mm chiều dài, 254mm chiều rộng và 279.4mm chiều cao.

Khi dùng thiết bị chia mẫu này, hạt giống được rắc tương đối đều từ xẻng rót mẫu xuống theo chiều dài của hộp chứa mẫu và được rót đều khắp chiều dài của hộp. Thiết bị chia mẫu này thích hợp đối với các loài có hạt lớn và có vỏ ráp, nhưng cũng có thể có những dạng phù hợp đối với các loài có hạt giống nhỏ.

(c) Thiết bị chia mẫu ly tâm (Centrifugal divider): Thiết bị chia mẫu ly tâm, hay còn được gọi là thiết bị chia mẫu Gamet, dùng lực ly tâm để trộn và rắc hạt giống lên khắp bề mặt chia. Khi dùng thiết bị này, hạt giống được chảy xuống qua hộp đựng mẫu vào một chiếc cốc nông bằng cao su. Theo lực quay của cốc bằng động cơ điện, các hạt giống được văng ra do lực ly tâm và rơi xuống. Nơi hạt rơi xuống sẽ được chia thành 2 phần bằng nhau bởi một vách ngăn sao cho có khoảng một nửa số hạt rơi vào một ngăn và một nửa khác rơi vào ngăn kia.

Thiết bị chia mẫu ly tâm thường cho những kết quả có thể khác nhau khi vận hành không cẩn thận. Tuy nhiên, những kết quả khả quan có thể thu được khi máy này được vận hành như mô tả dưới đây:



Chuẩn bị máy

(i) Máy được đặt thăng bằng nhờ điều chỉnh các chân máy;

(ii) Máy và 4 cốc chứa được kiểm tra sạch.

Trộn mẫu

(iii) Các cốc chứa được đặt ở dưới mỗi đầu ra;

(iv) Toàn bộ mẫu được rót vào phễu chứa, khi rót hạt vào phễu phải luôn luôn rót vào phần giữa phễu;

(v) Mâm quay được vận hành và hạt giống rơi vào trong cốc chứa;

(vi) Cốc đầy được thay bằng cốc không. Lượng hạt ở trong 2 cốc đầy lại được rót vào trong phếu cùng với nhau, hạt giống sẽ được trộn đều khi chảy vào trong cốc. Mâm quay lại được vận hành;

(vii) Lặp lại cách làm như ở bước (vi) ít nhất thêm một lần nữa.



Giảm mẫu

(viii) Các cốc đầy được thay bằng các cốc không. Lượng hạt giống ở một cốc đầy sẽ được lấy ra và cốc kia lại được rót vào phễu. Mâm quay lại được vận hành.

(ix) Cách làm này được lặp lại cho đến khi có được lượng mẫu phân tích thích hợp.

2. Phương pháp chia đôi mẫu bằng dụng cụ cải tiến

Dụng cụ gồm một khay, bên trong được đặt hệ thống các ô hình khối lập phương có kích thước bằng nhau, hở phía trên và cách một ô lại có một ô không có đáy. Sau khi trộn sơ bộ, hạt giống được rót đều lên các ô lập phương giống như ở phương pháp dùng cốc ngẫu nhiên. Khi các ô đã đầy, khoảng một nửa mẫu sẽ ở lại trên khay. Mẫu gửi sẽ được chia đôi liên tục như vậy cho đến khi mẫu phân tích có khối lượng gần bằng khối lượng yêu cầu, nhưng không được ít hơn.



3. Phương pháp dùng thìa

Chỉ cho phép dùng phương pháp này đối với mẫu của những loài có hạt giống nhỏ, đơn hạt. Cần có một cái khay, xẻng xúc hạt và thìa có một mép thẳng. Sau khi trộn sơ bộ, rót hạt đều lên khay, không lắc khay sau khi rót. Một tay cầm thìa, một tay cầm xẻng và dùng cả hai để lấy từng phần nhỏ hạt giống tại ít nhất 5 vị trí ngẫu nhiên ở trên khay. Các phần hạt giống được lấy vừa đủ để lập mẫu phân tích có khối lượng gần bằng, nhưng không được ít hơn khối lượng yêu cầu.



4. Phương pháp chia đôi mẫu bằng tay

Phương pháp này chỉ dùng hạn chế đối với hạt giống có vỏ ráp thuộc các chi sau đây:



Agrimonia

Cenchrus

Oryza

Andropogon

Chloris

Pennisetum (trừ glaucum)

Anthoxanthum

Dicanthium

Scabiosa

Arrhenatherum

Echinochloa

Sorghastrum

Astrebla

Ehrharta

Stylosanthes (trừ guianensis)

Beckmannia

Elymus

Taeniatherum

Bouteloua

Eragrostis

Trisetum

Brachiaria

Gomphrena

 

Briza

Melinis

 

Cách tiến hành

1. Hạt giống được rót đều lên bề mặt phẳng, sạch

2. Trộn đều hạt giống thành đống bằng xẻng có mép thẳng

3. Dàn đều đống hạt thành một lớp mỏng hình vuông

4. Đống hạt được chia thành hai nửa, mỗi nửa lại được chia đôi để có 4 phần. Mỗi phần này lại được chia đôi để có 8 phần, các phần này nên bố trí thành 2 hàng 4 hoặc 8 phần hình tam giác.

5. Gộp và thu các phần xen kẽ nhau, chẳng hạn gộp phần thứ nhất và phần thứ ba ở hàng thứ nhất với phần thứ hai và phần thứ tư ở hàng thứ hai. Loại bỏ 4 phần còn lại.

6. Lặp lại các bước từ 2 đến 4, dùng các phần còn lại ở bước 4 cho đến khi đạt được khối lượng mẫu yêu cầu.

1.8.A. Bảo quản mẫu

Cán bộ phân tích cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc tiến hành thử nghiệm mẫu càng sớm càng tốt, ngay sau khi tiếp nhận mẫu. Chẳng hạn, hàm lượng ẩm có thể tăng hoặc giảm đáng kể trong quá trình bảo quản ở điều kiện phòng thí nghiệm tùy thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm không khí ở trong phòng. Sự bảo quản cũng có thể làm thay đổi trạng thái ngủ nghỉ mà trong một số trường hợp là thông tin quan trọng phải phát hiện và báo cáo, hoặc cũng có thể làm tăng số lượng hạt cứng ở họ Đậu Fabaceae (Leguminosae). Bởi vậy, nếu cần thiết thì phải bảo quản mẫu ở trong phòng lạnh, được thông gió tốt.

Sự bảo quản sau khi thử nghiệm là để trong một thời gian dài và trong những điều kiện đặc biệt có sự kiểm soát về nhiệt độ và độ ẩm. Cần phải phòng chống côn trùng và chuột phá hỏng mẫu. Phòng kiểm nghiệm hạt giống không chịu trách nhiệm đối với mọi sự thay đổi xấu của mẫu trong quá trình bảo quản.

Bảng 1A. Khối lượng lô giống và khối lượng mẫu qui định đối với một số loài cây trồng

TT

(1)


Tên cây trồng

(2)


Tên khoa học

(3)


Khối lượng lô giống tối đa (kg)

(4)


Khối lượng mẫu tối thiểu (g)

Mẫu gửi để PT các chỉ tiêu chất lượng lô giống

(5)


Mẫu PT độ sạch

(6)


Mẫu PT hạt khác loài / hạt khác giống

(7)


Mẫu PT độ ẩm

(8)


Mẫu lưu**

(9)


1.A.1. Những loài có tiêu chuẩn hạt giống (TCVN hoặc 10 TCN)

1

Cà chua

Lycopersicum esculentum M.

10.000

30

7

-

50

15

2

Cải bắp

Brassica oleracea var. capitata L.

10.000

150

10

100

50

50

3

Cải củ

Raphanus sativus L.

10.000

300

30

300

50

50

4

Dưa chuột

Cucumis sativus L.

10.000

150

70

-

50

50

5

Dưa hấu

Citrullus lanatus (Thumb)M&N

10.000

250

250

-

100

200

6

Đậu tương

Glycin max (L.) Merr.

25.000

1000

500

1000

100

200

7

Đậu xanh

Vigna radiata (L.) Wilczek

20.000

1000

500

1000

100

200

8

Khoai tây

Solanum tuberosum L.

100

25

10

-

50

10

9

Lạc*

Arachis hypogea L.

20.000

2200

1500

1500

200

500

10

Lúa

Oryza sativa L.

25.000

1000

500

500

100

250

11

Ngô

Zea mayz L.

40.000

1000

900

1000

100

200

12

Rau muống

Ipomoea aquatica Fors.

20.000

500

100

-

100

200

13

Su hào

Brassica oleracea var. caulorapa L.

10.000

150

10

100

50

50

1.A.2. Những loài chưa có tiêu chuẩn hạt giống (theo qui định của ISTA)

1

Bầu

Lagenaria vulgaris L.

20.000

1000

500

1000

100

 

2

Bí đao

Benincasa cerifera Savi.

10.000

200

100

200

100

 

3

Bí rợ

Cucurbita maxima Duch.

20.000

1000

700

1000

100

 

4

Bí ngô

Cucurbita pepo L.

20.000

1000

700

1000

100

 

5

Bông

Gossypium spp.

25.000

1000

350

1000

100

 

6



Solanum melongena L.

10.000

150

15

150

50

 

7

Cà-rốt

Daucus carota L.

10.000

30

3

30

50

 

8

Cải bẹ

Brassica campestris L.

10.000

70

7

70

50

 

9

Cải thìa

B. chinensis L.

10.000

40

4

40

50

 

10

Cải xanh

B. cernua Farb. et Hem..

10.000

40

4

40

50

 

11

Cải dầu

B. napus var. oleifera L.

10.000

100

10

100

50

 

12

Cải cúc

Chrysanthemum coronaria L.

5.000

30

8

30

50

 

13

Cải xoong

Nasturtium afficinale R.Br.

10.000

25

0,5

25

50

 

14

Cao lương

Sorghum bicolor (L.) Moe.

10.000

900

90

900

100

 

15

Củ cải đường

Beta vulgaris L.

20.000

500

50

500

50

 

16

Dưa bở

Melo sinensis L.

10.000

150

70

150

50

 

17

Dưa gang

Cucumis melo L.

10.000

150

70

150

50

 

18

Đại mạch

Hordeum vulgaris L.

25.000

1000

120

1000

100

 

19

Đay

Corchorus spp.

10.000

400

15

150

100

 

20

Đậu đỏ

Vigna angularis Ohw.ex Oha.

20.000

1000

250

1000

100

 

21

Đậu đen

V. cylindrica L.

20.000

1000

400

1000

100

 

22

Đậu đũa

V. sinensis (L.) Savi&Hass.

20.000

1000

400

1000

100

 

23

Đậu nho nhe

V. umbellata Ohw.ex Oha.

20.000

1000

250

1000

100

 

24

Đậu chiều

Cajanus cajan (L.) Millsp.

20.000

1000

300

1000

100

 

25

Đậu kiếm

Canavalia gladiata (J.) DC.

20.000

1000

1000

1000

100

 

26

Đậu ván

Dolichos lablab L.

20.000

1000

600

1000

100

 

27

Đậu ngự

Phasaeolus lutanus L.

20.000

1000

1000

1000

100

 

28

Đậu tây

Phasaeolus vulgaris L.

25.000

1000

700

1000

100

 

29

Đậu Hà-lan

Pisum sativum L.

25.000

1000

900

1000

100

 

30

Đậu rồng

Psophocarpus tetragonolobus (L.) D.C.

20.000

1000

1000

1000

100

 

31

Đậu răng ngựa

Vicia faba L.

25.000

1000

1000

1000

100

 

32

Điền thanh

Sesbania annabia (R.)Pers.

10.000

90

9

90

50

 

33

Hành tây

Allium cepa L.

10.000

80

8

80

50

 

34

Hành ta

A. fistulosum L.

10.000

50

5

50

50

 

35

Hành tăm

A. porrum L.

10.000

70

7

70

50

 

36

Hành thơm

A. schoenoprasum L.

10.000

30

3

30

50

 

37

Hẹ

A. tuberosum L.

10.000

100

10

100

50

 

38

Hướng dương

Helianthus annuus L.

25.000

1000

200

1000

100

 

39



Eleusine coracana (L.)G.

25.000

60

6

60

100

 

40

Lúa mì

Triticum aestivum L.

25.000

1000

120

1000

100

 

41

Lúa mì đen

Secale cereale L.

25.000

1000

120

1000

100

 

42

Mướp tây

Hibiscus esculentus L.

20.000

1000

140

1000

100

 

43

Mướp hương

Luffa acutangula L.

20.000

1000

400

1000

100

 

44

Mướp ta

Luffa cylindrica L.

20.000

1000

250

1000

100

 

45

Mướp đắng

Momordica charantia L.

20.000

1000

450

1000

100

 

46

Ớt

Capsicum sp.

10.000

150

15

150

50

 

47

Rau dền

Amaranthus tricolor L.

5.000

10

2

10

50

 

48

Rau cần

Apium graveolens L.

10.000

25

1

10

50

 

49

Rau mùi

Coriandrum sativum L.

10.000

150

40

400

50

 

50

Su-lơ

B. oleracea var. botrytis L.

10.000

100

10

100

50

 

51

Su-su

Sechium edule (J.) Swartz.

20.000

1000

1000

1000

50

 

52

Thầu dầu

Ricinus communis L.

20.000

1000

500

1000

100

 

53

Thuốc lá

Nicotinana tabacum L.

10.000

25

0.5

25

50

 

54

Vừng

Sesamum indicum L.

10.000

70

7

70

50

 

55

Xà-lách

Lactuca sativa L.

10.000

30

3

30

50

 

56

Yến mạch

Avena sativa L.

25.000

1000

120

1000

100

 

* Khối lượng của lô giống, mẫu gửi và mẫu lưu được quy định đối với lạc củ, khối lượng của mẫu phân tích độ sạch, hạt khác giống và nẩy mầm được quy định đối với lạc nhân.

** Mẫu lưu sẽ được lấy ra từ phần mẫu gửi ở cột 5.

 

PHỤ LỤC CHƯƠNG 2



PHÂN TÍCH ĐỘ SẠCH

2.2.1.A.1. Mã số định nghĩa hạt sạch theo chi (genus) và họ (family), theo qui định của ISTA

TT

Cây trồng

Chi (genus)

Họ (family)

Mã số định nghĩa hạt sạch

Hạt ráp (R)

1

Bầu

Lagenaria

Cucurbitaceae

10

 

2

Bí đao

Benincasa

Cucurbitaceae

10

 

3

Bí ngô, bí rợ

Cucurbita

Cucurbitaceae

10

 

4

Bông

Gossypium

Malvaceae

12

R

5



Solanum

Solanaceae

10

 

6

Cà chua

Lycopersicum

Solanaceae

10

R

7

Cà rốt

Daucus

Apiaceae (Umbelliferae)

15

R

8

Cải bắp, cải bẹ, cải thìa, cải canh, cải dầu, su-lơ

Brassica

Brassicaceae (Cruciferae)

10

 

9

Cải củ

Raphanus

Brassicaceae (Cruciferae)

10

 

10

Cải cúc

Chrysanthemum

Asteraceae (Compositae)

1

R

11

Cải xoong

Nasturtium

Brassicaceae (Cruciferae)

10

 

12

Cao lương

Sorghum

Poaceae (Gramineae)

42

R

13

Củ cải đường

Beta

Chenopodiaceae

46

R

14

Dưa bở

Melo

Cucurbitaceae

10

 

15

Dưa hấu

Citrulus

Cucurbitaceae

10

 

16

Dưa chuột, dưa gang

Cucumis

Cucurbitaceae

10

 

17

Đại mạch

Hordeum

Poaceae (Gramineae)

62

R

18

Đay

Corchorus

Tiliaceae

10

 

19

Đậu chiều

Cajanus

Fabaceae (Leguminosae)

10

 

20

Đậu kiếm

Canavalia

Fabaceae (Leguminosae)

10

 

21

Đậu tương

Glycine

Fabaceae (Leguminosae)

10

 

22

Đậu tây, đậu ngự

Phasaeolus

Fabaceae (Leguminosae)

10

 

23

Đậu Hà-lan

Pisum

Fabaceae (Leguminosae)

10

 

24

Đậu rồng

Psophocarpus

Fabaceae (Leguminosae)

10

 

25

Đậu răng ngựa

Vicia

Fabaceae (Leguminosae)

10

 

26

Đậu đỏ, đậu đen, đậu đũa, đậu nho nhe

Vigna

Fabaceae (Leguminosae)

10

 

27

Điền thanh

Sesbania

Fabaceae (Leguminosae)

10

 

28

Hành tỏi

Allium

Liliaceae

10

 

29

Hướng dương

Helianthus

Asteraceae (Compositae)

4

 

30



Eleusine

Poaceae (Gramineae)

61

 

31

Lạc

Arachis

Fabaceae (Leguminosae)

10

R

32

Lúa

Oryza

Poaceae (Gramineae)

38

R

33

Lúa mì

Triticum

Poaceae (Gramineae)

40

 

34

Lúa mì đen

Secale

Poaceae (Gramineae)

40

 

35

Mướp tây

Hibiscus

Malvaceae

10

 

36

Mướp ta, mướp hương

Luffa

Cucurbitaceae

10

 

37

Mướp đắng

Momordica

Cucurbitaceae

10

 

38

Ngô

Zea

Poaceae (Gramineae)

40

 

39

ớt

Capsicum

Solanaceae

10

 

40

Rau cần

Apium

Apiaceae (Umbelliferae)

15

R

41

Rau dền

Amaranthus

Amaranthacea

10

 

42

Rau mùi

Coriandrum

Apiaceae (Umbelliferae)

15

 

34

Rau muống

Ipomoea

Convolvulaceae

10

 

44

Su-su

Sechium

Cucurbitaceae

10

 

45

Thầu dầu

Ricinus

Euforbiaceae

13

 

46

Thuốc lá

Nicotiana

Solanaceae

10

 

47

Vừng

Sesamum

Pedaliaceae

10

 

48

Xà lách

Lactuca

Asteraceae (Compositae)

4

R

49

Yến mạch

Avena

Poaceae (Gramineae)

33

R

2.2.1.A.2. Các định nghĩa về hạt sạch theo mã số

1. Quả bế, trừ khi rõ ràng là không có hạt giống.

Mẩu vỡ của quả bế lớn hơn một nửa kích thước ban đầu, trừ khi rõ ràng là không có hạt giống.

Hạt giống, với vỏ quả/ vỏ hạt bị mất một phần hoặc mất toàn bộ.

Mẩu vỡ của hạt giống lớn hơn một nửa kích thước ban đầu, với vỏ quả/ vỏ hạt bị mất một phần hoặc mất toàn bộ.

4. Quả bế, có hoặc không có mỏ, có hoặc không có vành lông, trừ khi rõ ràng là không có hạt giống.

Mẩu vở của quả bế lớn hơn một nửa kích thước ban đầu, trừ khi rõ ràng là không có hạt giống.

Hạt giống, với vỏ quả/ vỏ hạt bị mất một phần hoặc mất toàn bộ.

Mẩu vỡ của hạt giống lớn hơn một nửa kích thước ban đầu, với vỏ quả/vỏ hạt bị mất một phần hoặc mất toàn bộ.

10. Hạt giống, có hoặc không có vỏ hạt.



Mẩu vỡ của hạt giống lớn hơn một nửa kích thước ban đầu, có hoặc không có vỏ hạt.

Họ Đậu Fabaceae (Leguminosae), họ Cải Brassicaceae (Cruciferae): Hạt giống và mẩu vỡ của hạt giống nếu không có vỏ hạt sẽ được coi là tạp chất.

Đối với họ Đậu Fabaceae (Leguminosae): Các lá mầm bị tách rời ra được coi là tạp chất, bất kể có hay không có mầm và/hoặc có hơn một nửa vỏ hạt đính cùng.

12. Hạt giống, có hoặc không có vỏ hạt.



Ghi chú: Vỏ hạt có hoặc không có lông.

Mẩu vỡ của hạt giống lớn hơn một nửa kích thước ban đầu, có hoặc không có vỏ hạt.

13. Hạt giống, có hoặc không có vỏ hạt, có hoặc không có mộng/núm.

Mẩu vỡ của hạt giống lớn hơn một nửa kích thước ban đầu, có hoặc không có vỏ hạt.

15. Quả nẻ/quả nang, có hoặc không có cuống (ở mọi độ dài), trừ khi rõ ràng là không có hạt giống.

Mẩu vỡ của quả lớn hơn một nửa kích thước ban đầu, trừ khi rõ ràng là không có hạt giống.

Hạt giống, với vỏ quả bị mất một phần hoặc mất toàn bộ.

Mẩu vỡ của hạt giống lớn hơn một nửa kích thước ban đầu, với vỏ quả bị mất một phần hoặc mất toàn bộ.



Ghi chú: Những quả có mẩu cuống dài hơn chiều dài của quả nẻ/quả nang sẽ được báo cáo như qui định ở 3.7. (xem thêm ở 2.2.1..A.5).

33. Hoa con, với lá mày trên và lá mày dưới bao kín quả dĩnh, có hoặc không có râu.

Quả dĩnh.

Mẩu vỡ của quả dĩnh lớn hơn một nửa kích thước ban đầu.

38. Bông chét, với các lá mày nhỏ, lá mày dưới và lá mày trên bao quanh quả dĩnh, kể cả râu với bất kể kích thước nào.

Hoa con, có hoặc không có lá mày dưới bất thụ, với lá mày dưới và lá mày trên bao quanh quả dĩnh, kể cả râu với bất kể kích thước nào.

Quả dĩnh.

Mẩu vỡ của quả dĩnh lớn hơn một nửa kích thước ban đầu.



Ghi chú: Các hạt giống có râu dài hơn chiều dài của hoa con sẽ được báo cáo như ở điều 3.7. (xem thêm ở 2.2.1..A.5).

40. Quả dĩnh.

Mẩu vỡ của quả dĩnh lớn hơn một nửa kích thước ban đầu.

42. Bông chét, với các lá bắc bao quanh quả dĩnh, có hoặc không có lá mày dưới và lá mày trên trong suốt, các đốt, cuống, râu, các hoa con hữu thụ và bất thụ đính cùng.

Hoa con, với lá mày dưới và lá mày trên, có hoặc không có râu.

Quả dĩnh.

Mẩu vỡ của quả dĩnh lớn hơn một nửa kích thước ban đầu.

46. Hoa tự chùm, hoặc mẩu hoa tự chùm, có hoặc không có cuống, có hoặc không có lá, trừ khi rõ ràng là không có hạt giống.

Hạt giống, với vỏ quả/vỏ hạt bị mất một phần hoặc mất toàn bộ.

Mẩu hạt giống lớn hơn một nửa kích thước ban đầu, với vỏ quả/vỏ hạt bị mất một phần hoặc mất toàn bộ.



Ghi chú: Hoa tự chùm, có mẩu cuống hoặc lá thò ra vượt quá kích thước rộng nhất của chùm sẽ được báo cáo như ở điều 3.7. (xem thêm ở 2.2.1..A.5).

61. Hoa con, với lá mày dưới và lá mày trên bao quanh quả dĩnh.

Quả dĩnh, có hoặc không có vỏ quả.

Mẩu vỡ của quả dĩnh lớn hơn một nửa kích thước ban đầu, có hoặc không có vỏ quả.

62. Hoa con, với với lá mày dưới và lá mày trên bao quanh quả dĩnh, có hoặc không có râu, có hoặc không có đốt cuống với bất kể mọi chiều dài của chúng.

Mẩu vỡ của hoa con có chứa quả dĩnh lớn hơn một nửa kích thước ban đầu.

Quả dĩnh.

Mẩu vỡ của quả dĩnh lớn hơn một nửa kích thước ban đầu.



Ghi chú: Các hoa con có râu hoặc đốt cuống dài hơn chiều dài của hoa con sẽ được báo cáo như qui định ở điều 3.7 (xem thêm ở 2.2.1.A 5.)

2.2.1.A.3. Giải thích thuật ngữ

Quả bế (achene): Quả khô, không mở, có một hạt, được hình thành từ một noãn tự do, có vỏ hạt phân biệt với vỏ quả; đôi khi có vài noãn (họ Cúc Compositae).

Râu (awn): Có dạng thon dài, thẳng hoặc ống cứng. Ở các loài cỏ: thường là sự tiếp tục gân giữa của lá mày dưới hoặc các lá mày nhỏ.

Mỏ (beak): Là sự kéo dài, vuốt nhọn của quả.

Lá bắc (bract): Lá bị tiêu giảm hoặc có cấu trúc giống như vẩy, đính ở dưới hoa hoặc bông chét của cỏ.

Lông cứng (bristle): Lông cứng; đôi khi được áp dụng cho phần trên của râu ở các loài cỏ ống (Agrostis).

Hoa tự đầu (capitulum): Hoa tự gồm rất nhiều hoa thường không có cuống.

Núm hạt (caruncle): Phần phụ nhỏ, mọc ra từ vùng lỗ noãn.

Quả dĩnh (caryopsis): Quả trần ở hòa thảo, có vỏ hạt dính liền với vỏ quả.

Hoa tự chùm (cluster): Hoa tự xếp dày đặc, hoặc ở các loài củ cải đường là một phần của hoa tự.

Quả hạch (drupe): Quả không mở, có một hạt, vỏ quả trong cứng như đá và lớp bên ngoài có nhiều thịt.

Phôi (embrryo): Mầm cây nằm trong hạt.

Bó, chùm (fascicle): Một nhóm các nhánh mọc ra từ cùng một chỗ.

Hữu thụ (fertile): Với các cơ quan có chức năng sinh sản; (đối với các hoa của hòa thảo: có quả dĩnh).

Hoa con (floret): Gồm lá mày dưới (lemma) và lá mày trên (palea) bao quanh nhị và nhụy hoặc quả dĩnh ở họ Hòa thảo Poaceae (Gramineae); trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ “hoa con” dùng để chỉ hoa hữu thụ có hoặc không có các lá mày dưới bất thụ.

Lá mày nhỏ (glume): Một trong hai lá bắc thường bất thụ, đính ở gốc của bông chét các loài hòa thảo.

Lông (hair): Một hoặc nhiều tế bào biểu bì mọc ra bên ngoài.

Đế hoa (hypanthium): Cấu trúc giống như dạng nhẫn, dạng cốc hoặc dạng ống bao quanh noãn, mang đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.

Áo hạt (integument): Phần bao bọc noãn, sau trở thành lớp áo hoặc vỏ hạt.

Lá mày dưới (lemma): Lá bắc ở phía ngoài (phía dưới) của hoa hòa thảo, đôi khi được dùng như lá mày nhỏ (glume) mang hoa hoặc như lá mày trên (palea) ở phía dưới hoặc phía ngoài. Lá bắc này bao quanh quả dĩnh ở phía ngoài (phía lưng), ngăn cách noãn có chứa hạt giống.

Múi quả (mericarp): Một phần của quả nẻ.

Quả hạch nhỏ (nutlet): Dạng quả hạch nhỏ.

Lá mày trên (palea): Lá bắc ở phía trong (phía trên) của hoa hòa thảo, đôi khi được gọi là lá mày trong hoặc lá mày trên. Lá bắc này bao quanh quả dĩnh ở phía trong (phía bụng).

Vành lông (pappus): Vòng lông nhỏ, đôi khi như lông chim hoặc vẩy bao xung quanh quả bế.

Cuống hoa (pedicel): Cuống của từng hoa đơn trong hoa tự.

Bao hoa (perianth): Hai phần bao bọc xung quanh hoa (đài hoa và cánh hoa) hoặc một trong hai phần đó.

Vỏ quả (pericarp): Thành của noãn chín hoặc của quả.

Quả đậu (pod): Quả khô mở, đặc biệt là ở họ Đậu Fabaceae (Leguminosae).

Cuống nhánh (rachilla): Cuống thứ cấp. Cụ thể ở hòa thảo là trục mang hoa con.

Đơn vị hạt giống: Là một đơn vị phân tán, chẳng hạn các quả bế và các loại quả (seed unit) tương tự, quả nẻ v.v... được định nghĩa đối với từng chi hoặc loài ở các định nghĩa về hạt sạch theo mã số (2.2.1.A. 2.).

Quả nẻ (schizocarp): Loại quả khô, khi chín thì tách ra 2 hoặc nhiều đơn vị (múi).

Quả giác (siliqua): Loại quả khô, mở, có 2 mảnh vỏ bắt nguồn từ 2 lá noãn, chẳng hạn như ở họ Cải Brassicaceae (Cruciferae).

Bông chét (spikelet): Đơn vị của hoa tự ở cỏ, gồm một hoặc vài hoa con mang một hoặc hai lá mày nhỏ (glumes) bất thụ.

Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ bông chét gồm một hoa con hữu thụ, có thêm một hoặc vài hoa con hữu thụ hoặc hoàn toàn bất thụ, hoặc các lá mày nhỏ (glumes).

Cuống (stalk): Phần thân của các bộ phận cây.

Bất thụ (sterile): Không có các cơ quan chức năng sinh sản (đối với các hoa con ở cỏ: không có quả dĩnh).

Mộng (strophiole): Một phần của áo hạt, mọc ra như nốt sần (xem thêm ở thuật ngữ áo hạt, núm hạt).

Vỏ hạt (testa): Phần vỏ của hạt.



2.2.1.A.4. Các hạt giống có vỏ ráp

Các hạt giống có vỏ ráp là những hạt giống thuộc dạng:

1. Dễ dính chặt với nhau hoặc với các vật khác (túi vải, dụng cụ lấy mẫu, dụng cụ chia mẫu...).

2. Có thể làm cho các hạt giống khác dễ bị dính vào nó hoặc ngược lại.

3. Không thể dễ dàng làm sạch, trộn mẫu hoặc lấy mẫu.

Một mẫu được coi là có vỏ ráp nếu tổng số các phần ráp (gồm cả tạp chất ráp) chiếm 1/3 hoặc hơn. Các loài có vỏ ráp được nêu ở Bảng 2.2.1.A.1 với chữ “R” ở cột 4.



2.2.1.A.5. Các hạt có phần phụ đính cùng

Ở một số chi (có mã số định nghĩa hạt sạch 15, 38, 46 và 62), các hạt giống/quả dĩnh có thể có các phần phụ đính cùng (râu, cuống...). Các phần phụ này sẽ được để nguyên, không tách ra khỏi hạt giống, nhưng khối lượng của những hạt giống có các phần phụ dài hơn qui định phải được báo cáo ở trên Chứng chỉ Phân tích như qui định ở 2.7.



2.6.A.1. Phương pháp phân tích và báo cáo kết quả phân tích các loài khó phân biệt

Khi trong mẫu gặp những loài khó phân biệt hoặc không thể phân biệt được thì làm như sau:

a) Chỉ báo cáo tên (genus) của cây trồng và tất cả các hạt của chi này được coi là hạt sạch và tiến hành tính toán kết quả như trên.

b) Các hạt giống nhau được tách ra và cân cùng nhau. Từ phần hạt này lấy ra 400-1000 hạt (thích hợp nhất là 1000 hạt) và kiểm tra kỹ từng hạt để tách chúng ra. Cân khối lượng của từng loài và tính tỷ lệ phần trăm của chúng trong cả mẫu theo công thức:



A (%) =

Khối lượng các hạt của loài A

x P1

Tổng khối lượng của 400-1000 hạt

Trong đó: PI là tỷ lệ phần trăm các hạt giống nhau được tách ra so với cả mẫu.

Tỷ lệ này sau đó được cộng vào tỷ lệ của các hạt khác loài đã được tách ra trước đó (các hạt không thuộc loài khó phân biệt). Tỷ lệ hạt sạch sẽ được giảm đi bằng đúng tỷ lệ của hạt khác loài khó phân biệt đã tính toán được, để tổng của các thành phần của phép thử độ sạch bằng đúng 100.0%.



2.6.A.2. Tính toán dạng tạp chất lớn có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả

Nếu trong mẫu gặp những dạng tạp chất lớn có thể có ảnh hưởng đáng kể tới kết quả của phép thử như đất đá, những hạt ngũ cốc lớn... và nếu chúng tương đối dễ dàng loại bỏ, chẳng hạn bằng sàng, thì loại bỏ các tạp chất này ra khỏi mẫu gửi và tiến hành phân tích binh thường ở trên mẫu phân tích được lấy ra từ phần nguyên liệu đã được làm sạch. Các tạp chất này sẽ được tính toán và báo cáo như sau:



Nếu trong mẫu có m (g) tạp chất lớn được tách ra từ mẫu có M (g) và nếu phép thử độ sạch trên phần nguyên liệu đã được làm sạch cho P1 (%) hạt sạch, I1 (%) tạp chất và OS1 (%) các hạt khác loài, sau đó kết quả độ sạch cuối cùng sẽ được tính toán như sau:

Hạt sạch:


Trong đó,

M = Khối lượng ban đầu của mẫu mà từ đó dạng tạp chất có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả được lấy ra.

m1 = Khối lượng của dạng tạp chất được lấy ra và được đưa vào phần tạp chất.

m2 = Khối lượng của dạng tạp chất được lấy ra và được đưa vào phần hạt khác loài.



Tạp chất:

Trong đó 

Hạt khác loài:

Trong đó

(Kiểm tra lại P2 + T2 + KL2 = 100.0%)

 


tải về 2.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương