Chương 1 LẤy mẫu và chia mẫU


A.2. Hướng dẫn đánh giá cây mầm theo mã số



tải về 2.36 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2017
Kích2.36 Mb.
#34921
1   2   3   4   5   6   7

5.6.5.A.2. Hướng dẫn đánh giá cây mầm theo mã số

* Nhóm A 1.1.1.1

Thực vật một lá mầm, kiểu nẩy mầm trên mặt đất (lá mầm được nâng lên khỏi mặt đất).

Chi đại diện: Hành tỏi (Allium)

Đặc điểm nẩy mầm

Hệ chồi bao gồm một trụ dưới lá mầm rất khó nhận thấy, chồi đỉnh được bao bọc bởi một lá mầm hình trụ, màu xanh, kéo dài ra nhanh chóng. Không có sự kéo dài của trụ trên lá mầm. Đỉnh của lá mầm nằm lại ở trong vỏ hạt.

Hệ rễ bao gồm một rễ sơ cấp, thường có lông hút; rễ sơ cấp phải bình thường, vì các rễ thứ cấp không được dùng để đánh giá cây mầm, nếu rễ sơ cấp bị khuyết tật.

Sự phát triển của các cây mầm trong thời gian thử nghiệm

Ở hạt chín, phôi được bao bọc ở trong nội nhũ. Phôi hình trụ, gồm một rễ mầm ngắn và một lá mầm hình trụ, dài, đôi khi bị cuộn lại, chồi mầm được bao bọc ở phần gốc.

Khi bắt đầu nẩy mầm, rễ sơ cấp mọc qua vỏ hạt và kéo dài ra nhưng không sinh các rễ bên. Những cây mầm được để lại cho đến khi hết thời gian thử nghiệm có thể sinh ra một hoặc hai rễ bất định ở vùng chuyển tiếp giữa rễ sơ cấp và lá mầm. Toàn bộ phần màu xanh ở phía trên cây mầm bao gồm lá mầm hình trụ, đỉnh của lá mầm thường được bao bọc trong nội nhũ suốt thời gian thử nghiệm. ở phía trên, lá mầm có dạng uốn cong thành góc nhọn, gọi là “dạng đầu gối”. ở gốc lá mầm có một khe hở nhỏ, qua đó lá thật thứ nhất mọc ra, nhưng điều này thường không xảy ra trong thời gian thử nghiệm.

Đánh giá các cây mầm bình thường và không bình thường

a) Các cây mầm bình thường:

- Hệ rễ: Rễ sơ cấp nguyên vẹn hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ ở dạng các vết biến màu hoặc vết thối nhỏ.

- Hệ chồi: Lá mầm nguyên vẹn, có “dạng đầu gối” hướng về phía đỉnh hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ ở dạng các vết biến màu hoặc vết thối nhỏ.

- Toàn bộ cây mầm: Tất cả các cấu trúc cơ bản bình thường như được liệt kê ở trên

b) Các cây mầm không bình thường:

- Hệ rễ: Rễ sơ cấp bị khuyết tật dạng bị còi cọc hoặc chùn ngắn; phát triển chậm hoặc mất; bị gẫy; bị xẻ từ đỉnh; cằn cỗi; khẳng khiu; có tính hướng đất ngược; trong suốt; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

- Hệ chồi: Lá mầm bị khuyết tật dạng ngắn và dầy; bị gẫy; cằn cỗi; uốn cong nhiều; uốn thành vòng tròn hoặc vòng xoắn; không có dạng “đầu gối”; khẳng khiu; trong suốt; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

- Toàn bộ cây mầm: Một hoặc nhiều cấu trúc cơ bản không bình thường như được liệt kê ở trên, hoặc sự phát triển bình thường bị ngăn cản do toàn bộ cây mầm bị khuyết tật dạng bị biến dạng; bị đứt gẫy; hai cây dính nhau; có màu vàng hoặc màu trắng; khẳng khiu; trong suốt; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

* Nhóm A.1.2.3.1

Thực vật 1 lá mầm, kiểu nẩy mầm dưới mặt đất (các lá mầm nằm lại dưới đất cùng với vỏ hạt).

Chi đại diện : Cỏ (Lolium).

Đặc điểm nẩy mầm

Hệ chồi không kéo dài và lá thật thứ nhất phát triển ở bên trong bao lá mầm. Một phần của lá mầm biến đổi thành dạng hình khiên (sculellum), nằm lại bên trong nội nhũ.

Hệ rễ bao gồm một rễ sơ cấp, thường có lông hút, các rễ thứ cấp đôi khi có thể phát triển trong thời gian thử nghiệm nhưng không được dùng để đánh giá cây mầm, nếu rễ sơ cấp bị khuyết tật.

Sự phát triển của cây mầm trong thời gian thử nghiệm

Hạt chín gồm có một quả dĩnh, ở đa số các loài nó được bao bọc bởi vỏ trấu trên và vỏ trấu dưới và còn lại cùng với đơn vị được thu hoạch (chẳng hạn, cỏ Lolium). Phôi nằm ở một đầu cuối của nội nhũ. Phần hình khiên (scutellum) nằm lại ở trong nội nhũ, tạo thành nguồn dự trữ thức ăn chính. Phần hình khiên đính ở gần đoạn giữa của trục phôi, bao gồm rễ mầm được bảo vệ bởi một cái vỏ bao mỏng, bao rễ mầm và chồi mầm cũng được bao xung quanh bởi một cái vỏ bảo vệ gọi là bao lá mầm. Phần trục của cây mầm ở giữa điểm đính của cấu trúc hình khiên và bao lá mầm được gọi là trụ giữa lá mầm.

Khi bắt đầu nẩy mầm, bao rễ mầm chọc thủng qua vỏ hạt và rễ sơ cấp mọc ra qua bao rễ mầm. Các rễ phụ ít khi phát triển trong thời gian thử nghiệm. Tiếp theo sự xuất hiện của rễ sơ cấp là sự kéo dài của bao lá mầm cùng với sự phát triển của lá thật thứ nhất ở bên trong mà sau này sẽ mọc ra ở gần đỉnh của bao lá mầm. Trụ giữa lá mầm có thể hơi kéo dài tùy theo loài được kiểm nghiệm và các điều kiện thử nghiệm.

Đánh giá các cây mầm bình thường và không bình thường

a) Các cây mầm bình thường:

- Hệ rễ: Rễ sơ cấp nguyên vẹn hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ dạng các vết biến màu hoặc thối.

- Hệ chồi: Trụ giữa lá mầm nguyên vẹn hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ dạng các vết biến màu hoặc thối; Bao lá mầm nguyên vẹn hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ dạng các vết biến màu hoặc thối; vặn xoắn lỏng; xẻ từ đỉnh tới 1/3 hoặc ít hơn.



Lưu ý: Sự kéo dài của bao lá mầm ở họ hòa thảo thường rất hạn chế trong thử nấy mầm. Bởi vậy, các cây mầm có bao lá mầm tương đối ngắn được coi là bình thường nếu các cấu trúc khác bình thường. Lá nguyên vẹn, mọc ra qua bao lá mầm ở phần gần đỉnh (hoặc ít nhất đạt tới một nửa trở lên) hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ dạng các vết biến màu hoặc thối; bị tổn thương nhẹ.

- Toàn bộ cây mầm: Tất cả các cấu trúc cơ bản bình thường như được liệt kê ở trên.

b) Các cây mầm không bình thường:

- Hệ rễ: Rễ sơ cấp bị khuyết tật dạng bị còi cọc hoặc chùn ngắn; phát triển chậm hoặc mất; bị gẫy; bị xẻ từ đỉnh; cằn cỗi; khẳng khiu; có tính hướng đất ngược; trong suốt; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

- Hệ chồi: Trụ giữa lá mầm (nếu phát triển) bị khuyết tật dạng bị gẫy; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp. Bao lá mầm bị khuyết tật dạng bị biến dạng (chẳng hạn, ngắn và dầy do ảnh hưởng của nhiễm độc thực vật); bị gẫy; bị mất; có đỉnh bị tổn thương hoặc mất; tạo thành vòng tròn hoặc vòng xoắn; vặn xoắn chặt; uốn cong nhiều; xẻ quá 1/3 chiều dài từ đỉnh; tách ở gốc; khẳng khiu; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp. Lá bị khuyết tật dạng bị biến dạng; bị mất; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

- Toàn bộ cây mầm: Một hoặc nhiều cấu trúc cơ bản không bình thường như được liệt kê ở trên, hoặc sự phát triển bình thường bị ngăn cản do toàn bộ cây mầm bị khuyết tật dạng bị biến dạng; hai cây dính nhau; có màu vàng hoặc màu trắng; khẳng khiu; trong suốt; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.



* Nhóm A.1.2.3.2

Thực vật 1 lá mầm, kiểu nẩy mầm dưới mặt đất.

Chi đại diện : Lúa (Oryza), Ngô (Zea), Cao lương (Sorghum)

Đặc điểm nẩy mầm

Hệ chồi không kéo dài và lá thật thứ nhất phát triển trong bao lá mầm. Một phần của lá mầm bị biến đổi thành dạng hình khiên (sculellum), nằm lại ở bên trong nội nhũ.

Hệ rễ gồm một rễ sơ cấp, thường có lông hút, và thường có các rễ thứ cấp được dùng để đánh giá cây mầm, nếu rễ sơ cấp bị khuyết tật.

Sự phát triển của cây mầm trong thời gian thử nghiệm

Hạt chín gồm có một quả dĩnh, có thể là hạt trần (ngô, cao lương), được bao bọc bởi vỏ trấu trên và vỏ trấu dưới và ở lại cùng với đơn vị được thu hoạch (lúa). Phôi nằm ở một đầu của quả dĩnh. Phần hình khiên (scutellum) nằm lại ở trong nội nhũ, tạo thành nguồn dự trữ thức ăn chính. Phần hình khiên đính ở gần đoạn giữa của trục phôi, bao gồm rễ mầm được bảo vệ bởi bao rễ mầm, và chồi mầm cũng được bảo vệ bởi bao lá mầm. Phần trục của cây mầm ở giữa điểm đính của hình khiên và bao lá mầm gọi là trụ giữa lá mầm.

Khi bắt đầu nẩy mầm, bao rễ mầm chọc thủng qua vỏ hạt và rễ sơ cấp mọc ra qua bao rễ mầm. Thường có nhiều rễ thứ cấp được sinh ra trong thời gian thử nghiệm. Tiếp theo sự xuất hiện của rễ sơ cấp là sự kéo dài của bao lá mầm cùng với sự phát triển của lá thật thứ nhất ở bên trong mà sau này sẽ mọc ra ở gần đỉnh của bao lá mầm. (Đối với trường hợp đặc biệt của lúa xem phần chú thích riêng ở dưới). Trụ giữa lá mầm có thể kéo dài tùy theo loài được kiểm nghiệm và các điều kiện thử nghiệm.

Đánh giá các cây mầm bình thường và không bình thường

a) Các cây mầm bình thường:

- Hệ rễ: Rễ sơ cấp nguyên vẹn hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ dạng các vết biến màu hoặc thối; các vết nứt hoặc tách đã liền lại.

Lưu ý: Các cây mầm cũng được coi là bình thường trong trường hợp rễ sơ cấp bị khuyết tật nhưng đã phát triển đủ một số lượng rễ thứ cấp bình thường.

- Hệ chồi: Trụ giữa lá mầm nguyên vẹn hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ dạng các vết biến màu hoặc thối; các vết nứt, tách hoặc gẫy đã liền lại; vặn xoắn lỏng. Bao lá mầm nguyên vẹn hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ như các vết biến màu hoặc thối; vặn xoắn lỏng; xẻ từ đỉnh tới 1/3 hoặc ít hơn. Các lá nguyên vẹn, mọc ra qua bao lá mầm ở gần đỉnh (hoặc ít nhất đạt tới một nửa trở lên) hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ như các vết biến màu hoặc thối; bị tổn thương nhẹ;

- Toàn bộ cây mầm: Tất cả các cấu trúc cơ bản bình thường như được liệt kê ở trên

b) Các cây mầm không bình thường:

- Hệ rễ: Rễ sơ cấp bị khuyết tật và các rễ thứ cấp không đủ hoặc bị khuyết tật như bị còi cọc hoặc chùn ngắn; phát triển chậm hoặc mất; bị gẫy; bị xẻ từ đỉnh; cằn cỗi; khẳng khiu; có tính hướng đất ngược; trong suốt; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

- Hệ chồi: Trụ giữa lá mầm bị khuyết tật như bị gẫy; tạo thành vòng tròn hoặc vòng xoắn; vặn xoắn chặt; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp. Bao lá mầm bị khuyết tật như bị biến dạng; bị gẫy; có đỉnh bị hỏng hoặc mất; tạo thành vòng tròn hoặc vòng xoắn; vặn xoắn chặt; uốn cong nhiều; xẻ quá 1/3 chiều dài từ đỉnh; tách ở gốc; khẳng khiu; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp. Lá bị khuyết tật như mọc ít hơn một nửa bao lá mầm hoặc bị mất; bị rách thành nhiều mảnh hoặc bị biến dạng.

- Toàn bộ cây mầm: Một hoặc nhiều cấu trúc cơ bản không bình thường như được liệt kê ở trên, hoặc sự phát triển bình thường bị ngăn cản do toàn bộ cây mầm bị khuyết tật như bị biến dạng; hai cây dính nhau; có màu vàng hoặc màu trắng; khẳng khiu; trong suốt; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

Các chú thích riêng

Lúa (Oryza sativa): Về hình thái cây mầm, lúa hơi khác so với hầu hết các loài khác của họ Hòa thảo (Gramineae) thường phổ biến trong kiểm nghiệm hạt giống. Khi bắt đầu nẩy mầm, cấu trúc đầu tiên xuất hiện là bao lá mầm, tiếp theo là rễ sơ cấp. Độ dài cuối cùng của bao lá mầm nói chung là ngắn, mặc dù có khác nhau đôi chút tùy theo giống và các điều kiện thử nghiệm. Lá thứ nhất sẽ mọc ra qua bao lá mầm bởi vết tách ở gần đỉnh và tách dần xuống dưới khi lá mọc dần. Tuy nhiên, phần gốc của bao lá mầm không được tách hẳn ra, nếu bị tách ra thì cây mầm sẽ là không bình thường. Lá thứ nhất chỉ có bẹ lá và thuờng bị cuốn chặt lại, chỉ có lá thứ hai mọc ra sau lá thứ nhất là có phiến lá thực sự. Hệ rễ gồm rễ sơ cấp và rễ thứ cấp có các rễ bên và các rễ bất định.

Ngô (Zea mays): Vào lúc các cây mầm đã đạt tới giai đoạn phát triển chính xác để đánh giá, nghĩa là khi lá thật thứ nhất xuất hiện, thì bao lá mầm thường có một vết tách dài tự nhiên do sự phát triển của các lá bên trong bao lá mầm. Nếu bao lá mầm bị tách nhưng vẫn tiếp xúc sát với lá, thì cây mầm sẽ được coi là bình thường. Nếu bao lá mầm bị tách rời ra khỏi lá, thì cây mầm không bình thường.

Nếu lá thứ nhất bị quăn hoặc bị tổn thương, nhưng sự phát triển của lá tiếp theo và các bộ phận khác vẫn bình thường thì cây mầm là bình thường. Để quyết định chính xác, có thể cần phải kéo dài thời gian thử nghiệm cho đến khi lá thứ hai hoặc thứ ba phát triển.



* Nhóm A.1.2.3.3

Thực vật 1 lá mầm, có kiểu nẩy mầm dưới mặt đất.

Chi đại diện : Cao lương (Hordeum), lúa mì đen (Secale), lúa mì (Triticum)

Đặc điểm nẩy mầm

Hệ mầm không kéo dài và lá thật thứ nhất phát triển trong bao lá mầm. Một phần của lá mầm bị biến đổi thành dạng hình khiên (sculellum), và nằm lại bên trong nội nhũ.

Hệ rễ gồm một vài rễ sinh sản, thường có lông hút, không phân biệt về kích thước trong thời gian đánh giá.

Sự phát triển của cây mầm trong thời gian thử nghiệm

Hạt chín gồm có một quả dĩnh, có thể là hạt trần (lúa mì) hoặc được bao bọc bởi vỏ trấu trên và vỏ trấu dưới và còn lại cùng với đơn vị được thu hoạch (cao lương). Phôi nằm ở một đầu của quả dĩnh. Phần hình khiên (scutellum) nằm lại ở trong nội nhũ, tạo thành nguồn dự trữ thức ăn chính. Trục phôi nằm ở đầu dưới của rễ mầm và một số luợng mầm mống của các rễ sinh sản. Rễ mầm được bảo vệ bởi bao rễ mầm. Chồi mầm ở đầu trên của trục phôi cũng được bảo vệ bởi bao lá mầm. Phần trục của cây mầm ở giữa điểm đính của scutellum và bao lá mầm được gọi là trụ giữa lá mầm.

Khi bắt đầu nẩy mầm, bao rễ mầm chọc thủng qua vỏ hạt và rễ sơ cấp mọc ra qua bao rễ mầm và sau đó là các rễ sinh sản khác. Sự xuất hiện của các rễ sinh sản được tiếp tục do sự kéo dài của bao lá mầm cùng với sự phát triển của lá thứ nhất ở bên trong bao lá mầm và mọc ra ở gần đỉnh của bao lá mầm. Trụ giữa lá mầm có thể hơi kéo dài tùy theo loài và các điều kiện thử nghiệm.

Đánh giá các cây mầm bình thường và không bình thường

a) Các cây mầm bình thường:

- Hệ rễ: Ít nhất có hai rễ sinh sản nguyên vẹn hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ như các vết biến màu hoặc thối

- Hệ chồi: Trụ giữa lá mầm (nếu phát triển) nguyên vẹn hoặc chỉ có khuyết tật nhẹ như các vết biến màu hoặc thối. Bao lá mầm nguyên vẹn hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ như các vết biến màu hoặc thối; vặn xoắn lỏng; xẻ từ đỉnh tới 1/3 hoặc ít hơn. Lá nguyên vẹn, mọc ra qua bao lá mầm ở gần đỉnh (hoặc ít nhất đạt tới một nửa bao lá mầm) hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ như các vết biến màu hoặc thối; bị tổn thương nhẹ.

- Toàn bộ cây mầm: Tất cả các cấu trúc cơ bản bình thường như được liệt kê ở trên

b) Các cây mầm không bình thường:

- Hệ rễ: Rễ sinh sản bị khuyết tật hoặc không đủ như bị còi cọc hoặc chùn ngắn; phát triển chậm; chỉ có một hoặc hoàn toàn bị mất; bị gẫy; cằn cỗi; khẳng khiu; có tính hướng đất ngược; trong suốt; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

- Hệ chồi: Trụ giữa lá mầm (nếu phát triển) bị khuyết tật như bị gẫy; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp. Bao lá mầm bị khuyết tật: như bị biến dạng (chẳng hạn, ngắn và dầy do ảnh hưởng nhiễm độc thực vật); bị gẫy; bị mất; có đỉnh bị tổn thương hoặc mất; tạo thành vòng tròn hoặc vòng xoắn; vặn xoắn chặt; uốn cong nhiều; xẻ quá 1/3 chiều dài từ đỉnh; tách ở gốc; khẳng khiu; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp. Lá bị khuyết tật như mọc chưa tới một nửa bao lá mầm; bị mất; bị quăn hoặc bị biến dạng.

- Toàn bộ cây mầm: Một hoặc nhiều cấu trúc cơ bản không bình thường như được liệt kê ở trên, hoặc sự phát triển bình thường bị ngăn cản do toàn bộ cây mầm bị khuyết tật như bị biến dạng; hai cây dính nhau; có màu vàng hoặc màu trắng; khẳng khiu; trong suốt; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

Các chú thích riêng

Việc đánh giá cây mầm phải được tiến hành khi lá thứ nhất đã mọc ra khỏi bao lá mầm ở hầu hết các cây mầm. Những cây mầm, khi kết thúc thời gian thử nghiệm, chưa đạt tới giai đoạn phát triển này thì vẫn được coi là bình thường nếu các mặt khác là bình thường, trừ khi lá phát triển chưa tới một nửa bao lá mầm.

Các cây mầm có bao lá mầm bị tách, sẽ được coi là bình thường khi vết tách chạy từ đỉnh xuống 1/3 chiều dài của bao lá mầm hoặc ít hơn. Nếu vết tách vượt quá 1/3 chiều dài, hoặc nếu bao lá mầm bị tách ở gốc, thì cây mầm phải được coi là không bình thường. Khi đánh giá chiều dài của vết tách, phải hết sức cẩn thận không làm mở rộng vết tách khi nhấc cây mầm ra để kiểm tra.

Cây mầm có bao lá mầm bị mắc kẹt ở trong vỏ trấu hoặc vỏ quả, được coi là bình thường khi sự phát triển của các bộ phận khác là bình thường, nhưng được coi là không bình thường nếu thấy sự phát triển bị chậm so với các cây mầm khác.

Các mẫu hạt giống của các loài ngũ cốc đã xử lý hóa chất được đặt nẩy mầm ở trên giá thể nhân tạo (đặc biệt là giấy), thường sinh ra các cây mầm với các triệu chứng nhiễm độc thực vật, chẳng hạn các bao lá mầm ngắn và phồng và các rễ sinh sản chùn ngắn (Hình 42). Nếu có một số lượng nhiều các cây mầm như thế ở trong phép thử, thì phải làm lại thử nghiệm ở trong đất. Đất có thể cho phép đánh giá mẫu chính xác hơn. Những cây mầm vẫn có triệu chứng nhiễm độc ở trong đất sẽ được coi là không bình thường.

* Nhóm A.2.1.1.1

Thực vật 2 lá mầm, có kiểu nẩy mầm trên mặt đất.

Chi đại diện: Củ cải đường (Beta), cải bắp (Brassica), cà rốt (Daucus), hướng dương (Helianthus), xà lách (Lactuca).

Đặc điểm nẩy mầm

Hệ mầm gồm có trụ dưới lá mầm kéo dài và hai lá mầm với điểm sinh trưởng nằm ở giữa; không có sự kéo dài của trụ trên lá mầm trong thời gian thử nghiệm; trụ trên lá mầm và chồi đỉnh thường không thấy rõ.

Hệ rễ gồm có một rễ sơ cấp, thường có lông hút, phải phát triển tốt, vì các rễ thứ cấp không được dùng để đánh giá cây mầm, nếu rễ sơ cấp bị khuyết tật.

Sự phát triển của cây mầm trong thời gian thử nghiệm

Hạt của các chi ở trong nhóm này chứa phôi với các kích thước và hình dạng khác nhau, nằm ở trong nội nhũ (cà rốt), ngoại nhũ (củ cải đường) hoặc với các nguồn dự trữ thức ăn được chứa ở trong các lá mầm (cải bắp, hướng dương).

Khi bắt đầu nẩy mầm, rễ sơ cấp chọc thủng qua vỏ hạt và kéo dài ra nhanh chóng. Hầu hết các loài ở trong nhóm này thường không phát triển rễ thứ cấp trong thời gian thử nghiệm. Trụ dưới lá mầm kéo dài ra và nâng các lá mầm lên khỏi mặt đất, các lá mầm nhanh chóng mở ra và bắt đầu quang hợp. Trụ trên lá mầm không phát triển trong thời gian thử nghiệm và chồi đỉnh nằm ở giữa các lá mầm thường rất khó nhìn thấy.

Đánh giá các cây mầm bình thường và không bình thường

a) Các cây mầm bình thường:

- Hệ rễ: Rễ sơ cấp nguyên vẹn hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ như các vết biến màu hoặc thối; các vết nứt hoặc tách đã liền lại; các vết nứt hoặc tách có độ sâu hạn chế.

- Hệ chồi: Trụ dưới lá mầm nguyên vẹn hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ như các vết biến màu hoặc thối; các vết nứt hoặc tách đã liền lại; các vết nứt hoặc tách có độ sâu hạn chế; vặn xoắn lỏng. Các lá mầm nguyên vẹn hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ như dưới 50% mô bị hỏng; có 3 lá mầm. Chồi đỉnh nguyên vẹn.

- Toàn bộ cây mầm: Tất cả các cấu trúc cơ bản bình thường như được liệt kê ở trên

b) Các cây mầm không bình thường:

- Hệ rễ: Rễ sơ cấp bị khuyết tật như bị còi cọc hoặc chùn ngắn; phát triển chậm hoặc bị mất; chỉ có một hoặc hoàn toàn bị mất; bị gẫy; bị xẻ từ chóp; cằn cỗi; khẳng khiu; bị mắc kẹt ở trong vỏ hạt; có tính hướng đất ngược; trong suốt; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

Lưu ý: Các cây mầm sẽ được coi là không bình thường nếu rễ sơ cấp bị khuyết tật, mặc dù có mặt các rễ thứ cấp.

- Hệ chồi: Trụ dưới lá mầm bị khuyết tật như ngắn và dầy hoặc mất; bị nứt sâu hoặc bị gẫy; bị tách xuyên qua; cằn cỗi; uốn cong nhiều hoặc uốn thành vòng tròn; vặn xoắn chặt hoặc tạo thành vòng xoắn; khẳng khiu; trong suốt; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp. Các lá mầm bị khuyết tật đến mức hơn 50% mô bị hỏng như bị phồng hoặc quăn hoặc biến dạng; bị tổn thương; bị tách rời ra hoặc bị mất; bị biến màu hoặc bị thối; trong suốt; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp. Chồi đỉnh hoặc các mô xung quanh bị khuyết tật.

- Toàn bộ cây mầm: Một hoặc nhiều cấu trúc cơ bản không bình thường như trên, hoặc sự phát triển bình thường bị ngăn cản do toàn bộ cây mầm bị khuyết tật như bị biến dạng; bị gẫy; các lá mầm mọc trồi lên trước rễ; hai cây dính nhau; có màu vàng hoặc màu trắng; khẳng khiu; trong suốt; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

Các chú thích riêng

Củ cải đường (Beta): Khó khăn lớn trong việc đánh giá các cây mầm ở củ cải đường, và các kết quả ở các phòng kiểm nghiệm thường khác nhau là do các cây mầm bị nhiễm nấm bệnh. Điều quyết định là phải phân biệt rõ ràng giữa sự nhiễm bệnh sơ cấp (tự hạt giống mang nguồn bệnh) và nhiễm bệnh thứ cấp (bệnh lây lan từ nguồn ở bên ngoài hạt giống, thường là từ các cấu trúc của hoa tự chùm ở xung quanh hạt giống).

Để đánh giá chính xác hơn các cây mầm ở củ cải đường, có thể tiến hành theo cách sau đây dựa trên nguyên tắc đánh giá từng cây mầm ở hai thời điểm khác nhau:

1. Vào giai đoạn phát triển sớm của cây mầm, chú ý đến sự nhiễm bệnh sơ cấp hoặc thứ cấp;

2. Vào giai đoạn phát triển muộn hơn, chú ý đến các cấu trúc bình thường hoặc không bình thường của cây mầm.

Cách tiến hành

- Giá thể tốt nhất để tiến hành phép thử là loại giấy lọc được gấp thành giấy gấp. Các chùm hạt được rửa trước và được sấy khô theo qui định ở Bảng 5A.

- Lần đếm đầu tiên (thường là 4 ngày): Các cây mầm chỉ mới có một phần rễ và còn quá nhỏ so với lần đánh giá cuối cùng. ở giai đoạn phát triển sớm này của cây mầm, sự nhiễm nấm bệnh sơ cấp và thứ cấp là dễ phân biệt nhất; bất kỳ cây mầm nào có rễ sơ cấp mọc ra từ chùm hạt mà khỏe mạnh (có màu trắng) thì được coi là bình thường và sẽ được đánh dấu, không quan tâm đến các phần khác của rễ có bị nhiễm bệnh hay không (có màu nâu). Bất kỳ cây mầm nào có rễ sơ cấp mọc ra từ chùm hạt mà bị nhiễm bệnh (có màu nâu hoặc màu đen) là không bình thường và sẽ được đánh dấu bằng một ký hiệu khác, không quan tâm đến các phần khác của rễ (chẳng hạn, chóp rễ) có khỏe mạnh hay không (có màu trắng). Các cây mầm bị nhiễm bệnh phải loại bỏ ra khỏi phép thử để tránh sự lây lan của bệnh, nhưng chùm hạt thì phải giữ lại ở trong phép thử, bởi vì các cây mầm khác có thể mọc ra. Những rễ rõ ràng không bình thường do các nguyên nhân khác được đánh dấu bằng chữ A.

- Lần đếm thứ hai (thường là 7 ngày): Hầu hết các cây mầm bây giờ đã phát triển tất cả các bộ phận cơ bản của chúng cần cho sự đánh giá cuối cùng. Nếu một cây mầm là bình thường về các bộ phận cơ bản của chúng, và nếu ở lần đếm trước nó đã được đánh dấu là khỏe mạnh (hoặc chỉ bị nhiễm bệnh thứ cấp), thì nó sẽ được coi là bình thường và chùm hạt sẽ được loại ra và ghi chép lại, ngay cả nếu nó bị thối hoàn toàn vào thời gian của lần đếm thứ hai và sự nhiễm bệnh có vẻ như là từ bên trong chùm hạt. Những cây mầm rõ ràng là không bình thường và bị thối cũng sẽ được loại bỏ ra khỏi phép thử và được ghi chép lại, nhưng các chùm hạt của chúng phải để lại cho đến lần đếm cuối cùng.

- Cách tiến hành tương tự áp dụng cho các lần đếm tiếp theo và lần đếm cuối cùng.

- Nếu bên cạnh sự nẩy mầm, phải xác định thêm cả tính đơn mầm, thì cách tiến hành phải được sửa đổi cho phù hợp, nhưng nguyên tắc thì vẫn giữ như vậy.

Cải bắp (Brassica): Cần phải lưu ý là các cây mầm không được đánh giá trước khi tất cả các bộ phận cơ bản đã phát triển, và đặc biệt là trước khi các lá mầm đã hoàn toàn thoát ra khỏi vỏ hạt và có thể đánh giá được một cách chính xác, có như vậy những đặc điểm không bình thường mới được đánh giá một cách dễ dàng.

Sự đánh giá các lá mầm đặc biệt quan trọng ở các loài cải (Brassica), không chỉ về các vùng bị chết và thối, mà còn về sự thiếu hụt chất diệp lục (các vùng có màu trắng hoặc màu vàng). Để nhận ra sự thiếu hụt này, phải để cho các cây mầm mọc dưới ánh sáng đầy đủ. Nói chung, cách làm là áp dụng luật 50%, nhưng nếu phần gốc của các lá mầm (vùng ở xung quanh cuống lá và điểm đính của các lá mầm vào trụ dưới lá mầm) bị biến màu, chết hoặc thối, thì cây mầm coi là không bình thường.

Cần phải nắm vững nguyên tắc ở các loài cải (BrassicaRaphanus) thì rễ sơ cấp là cơ bản, ngay cả cây mầm có rễ sơ cấp bị khuyết tật có thể sinh ra một số rễ thứ cấp. Nếu có nhiều cây mầm có rễ sơ cấp bị khuyết tật (chẳng hạn, bị còi cọc) trong phép thử, thì nên thử nghiệm lại mẫu ở trong cát hoặc trong đất để kiểm tra lại kết quả.

Xà lách (Lactuca): Trong việc đánh giá các cây mầm xà lách (Lactuca sativa), các hiện tượng chết thối sinh lý thường thấy ở những hạt đã già đôi khi gây khó khăn cho việc đánh giá. Các triệu chứng này bao gồm các vùng nhỏ có màu nâu ở trên các lá mầm hoặc các lá mầm bị hoàn toàn biến mầu hoặc chết thối và trụ dưới lá mầm bị ngắn và dầy hoặc uốn cong. Trong các trường hợp này, luật 50% phải được áp dụng một cách nghiêm khắc. Để đánh giá chính xác tình trạng của lá mầm, phải thực hiện việc đánh giá khi các lá mầm đã thoát khỏi vỏ hạt và đưa mẫu ra ngoài sáng và bỏ nắp đậy trong vài giờ trước khi đánh giá. Nếu vỏ hạt dính chặt vào các lá mầm do hoại tử hoặc thối và nếu tách ra sẽ làm tổn thương đến cây mầm, thì cây mầm phải được coi là không bình thường.



* Nhóm A.2.1.1.2

Thực vật 2 lá mầm, có kiểu nẩy mầm trên mặt đất.

Chi đại diện : Dưa chuột (Cucumis), bông (Gossypium).

Đặc điểm nẩy mầm

Hệ chồi gồm trụ dưới lá mầm kéo dài và hai lá mầm có điểm sinh trưởng nằm ở giữa; trụ trên lá mầm không kéo dài trong thời gian thử nghiệm; trụ trên lá mầm và chồi đỉnh thường không thấy rõ.

Hệ rễ gồm có một rễ sơ cấp, thường có lông hút và thường có các rễ thứ cấp được dùng để đánh giá cây mầm, nếu rễ sơ cấp bị khuyết tật.

Sự phát triển của cây mầm trong thời gian thử nghiệm

Ở hạt chín của các chi ở trong nhóm này thường có hai phôi lớn, ở một số trường hợp (bông) phôi được bao bọc, các lá mầm hơi dầy, trục phôi ngắn.

Khi bắt đầu nẩy mầm, rễ sơ cấp mọc qua vỏ hạt và kéo dài nhanh chóng. Ở tất cả các loài của họ Bầu bí (Cucurbitaceae), rễ sơ cấp nhanh chóng sinh ra rất nhiều rễ thứ cấp, những rễ đầu tiên được hình thành ở ngay dưới trụ dưới lá mầm.

Rễ sơ cấp của cây Bông (Gossypium) vào thời gian đầu không phân nhánh. Trụ dưới lá mầm kéo dài ra và các lá mầm tách ra khỏi vỏ hạt, mở ra và bắt đầu quang hợp. Trụ trên lá mầm không phát triển trong thời gian thử nghiệm và chồi đỉnh nằm ở giữa các lá mầm rất khó nhìn thấy.



Đánh giá các cây mầm bình thường và không bình thường

a) Các cây mầm bình thường:

- Hệ rễ: Rễ sơ cấp nguyên vẹn hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ như các vết biến màu hoặc thối; các vết nứt hoặc tách đã liền lại; các vết nứt hoặc tách có độ sâu hạn chế.

Lưu ý: Các cây mầm được coi là bình thường trong trường hợp rễ sơ cấp bị khuyết tật, nhưng đã phát triển đủ một số lượng rễ thứ cấp bình thường.

- Hệ chồi: Trụ dưới lá mầm nguyên vẹn hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ như các vết biến màu hoặc thối; các vết nứt hoặc tách đã liền lại; các vết nứt hoặc tách có độ sâu hạn chế; vặn xoắn lỏng. Các lá mầm nguyên vẹn hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ như dưới 50% mô bị hỏng; có 3 lá mầm. Chồi đỉnh nguyên vẹn

- Toàn bộ cây mầm: Tất cả các cấu trúc cơ bản bình thường như được liệt kê ở trên

b) Các cây mầm không bình thường:

- Hệ rễ: Rễ sơ cấp bị khuyết tật và các rễ thứ cấp không đủ hoặc bị khuyết tật như bị còi cọc hoặc chùn ngắn; phát triển chậm; bị mất; bị gẫy; bị xẻ từ đỉnh; cằn cỗi; bị uốn cong; khẳng khiu; bị mắc kẹt ở trong vỏ hạt; có tính hướng đất ngược; trong suốt; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

- Hệ chồi: Trụ dưới lá mầm bị khuyết tật như ngắn và dầy hoặc bị mất; bị nứt sâu hoặc bị gẫy; bị tách xuyên qua; cằn cỗi; uốn cong nhiều hoặc uốn vòng tròn; vặn xoắn chặt hoặc tạo thành vòng xoắn; khẳng khiu; trong suốt; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp. Các lá mầm bị khuyết tật đến mức hơn 50% mô (hoặc tổng số mô) bị hỏng như bị phồng hoặc uốn quăn hoặc biến dạng; bị rời ra hoặc bị mất; bị biến màu hoặc bị thối; trong suốt; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp. Chồi đỉnh hoặc các mô xung quanh bị tổn thương hoặc bị thối.

- Toàn bộ cây mầm: Một hoặc nhiều cấu trúc cơ bản không bình thường như được liệt kê ở trên, hoặc sự phát triển bình thường bị ngăn cản do toàn bộ cây mầm bị khuyết tật như bị biến dạng; bị đứt gẫy; các lá mầm mọc trồi lên trước rễ; hai cây dính nhau; có màu vàng hoặc màu trắng; khẳng khiu; trong suốt; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

* Nhóm A.2.1.2.2

Thực vật 2 lá mầm, có kiểu nẩy mầm trên mặt đất.

Chi đại diện : Lạc (Arachis), đậu ngự (Phaseolus).

Đặc điểm nẩy mầm

Hệ chồi gồm trụ dưới lá mầm kéo dài ra, hai lá mầm và trụ trên lá mầm hơi kéo dài có hai lá sơ cấp phát triển xung quanh chồi đỉnh.

Hệ rễ gồm một rễ sơ cấp, thường có lông hút và các rễ thứ cấp được dùng để đánh giá cây mầm, nếu rễ sơ cấp bị khuyết tật.

Sự phát triển của cây mầm trong thời gian thử nghiệm

Hạt giống của các chi ở nhóm này thường không có nội nhũ, các lá mầm chứa nguồn dự trữ thức ăn. Ở một số chi có rễ mầm uốn cong, và chồi mầm ở đầu trên của trục phôi, có hai hoặc vài lá sơ cấp phát triển và được bao ở giữa các lá mầm.

Khi bắt đầu nẩy mầm, rễ sơ cấp mọc qua vỏ hạt, kéo dài ra nhanh chóng và sinh ra các rễ bên. Trụ dưới lá mầm kéo dài ra và các lá mầm thoát khỏi vỏ hạt. Các lá mầm ở hầu hết các chi mở ra và quang hợp, nhưng một số chi khác (đậu ngự) thì chẳng bao lâu sẽ bị teo đi. Vào cuối thời gian thử nghiệm, trụ trên lá mầm có thể hơi kéo dài và các lá sơ cấp mở ra.

Đánh giá các cây mầm bình thường và không bình thường

a) Các cây mầm bình thường:

- Hệ rễ: Rễ sơ cấp nguyên vẹn hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ như các vết biến màu hoặc thối; các vết nứt hoặc tách đã liền lại; các vết nứt hoặc tách có độ sâu hạn chế.

Lưu ý: Các cây mầm cũng được coi là bình thường trong trường hợp rễ sơ cấp bị khuyết tật, nhưng đã phát triển đủ một số lượng rễ thứ cấp bình thường.

- Hệ chồi: Trụ dưới lá mầm nguyên vẹn hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ như các vết biến màu hoặc thối; các vết nứt hoặc tách đã liền lại; các vết nứt hoặc tách có độ sâu hạn chế; vặn xoắn lỏng. Các lá mầm nguyên vẹn hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ như dưới 50% mô bị hỏng; có 3 lá mầm. Các lá sơ cấp nguyên vẹn hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ như dưới một nửa mô bị hỏng; có 3 lá sơ cấp. Chồi đỉnh nguyên vẹn.

- Toàn bộ cây mầm: tất cả các cấu trúc cơ bản bình thường như được liệt kê ở trên

b) Các cây mầm không bình thường:

- Hệ rễ: Rễ sơ cấp bị khuyết tật và các rễ thứ cấp không đủ hoặc bị khuyết tật như bị còi cọc hoặc chùn ngắn; phát triển chậm; bị mất; bị gẫy; bị xẻ từ đỉnh; cằn cỗi; bị uốn cong; khẳng khiu; bị mắc kẹt ở trong vỏ hạt; có tính hướng đất ngược; trong suốt; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

- Hệ chồi: Trụ dưới lá mầm hoặc trụ trên lá mầm bị khuyết tật như ngắn và dầy hoặc bị mất; bị nứt sâu hoặc bị gẫy; bị xẻ xuyên qua phải; cằn cỗi; uốn cong nhiều hoặc uốn thành vòng tròn; vặn xoắn chặt hoặc tạo thành vòng xoắn; khẳng khiu; trong suốt; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp. Các lá mầm bị khuyết tật đến mức hơn 50% mô (hoặc tổng số mô) bị hỏng như bị biến dạng; bị tổn thương; bị tách rời ra hoặc bị mất; bị biến màu hoặc bị thối; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp; chồi đỉnh hoặc các mô xung quanh bị tổn thương hoặc bị thối.



Lưu ý: Để đánh giá các lá mầm của Phaseolus, xem phần chú thích riêng ở dưới.

Các lá sơ cấp bị khuyết tật đến mức quá 50% diện tích lá (hoặc tổng diện tích) bị hỏng như bị biến dạng; bị tổn thương; bị tách rời ra hoặc bị mất; bị biến màu hoặc bị thối; nhỏ hơn 1/4 kích thước bình thường; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp. Chồi đỉnh bị khuyết tật hoặc bị mất.



Lưu ý: Bất kể sự có mặt của các mầm nách mọc ra từ các chồi ở nách của các lá mầm hoặc lá sơ cấp, cây mầm sẽ được coi là không bình thường khi mầm chính không phát triển bình thường.

- Toàn bộ cây mầm: Một hoặc nhiều cấu trúc cơ bản không bình thường như được liệt kê ở trên, hoặc sự phát triển bình thường bị ngăn cản do toàn bộ cây mầm bị khuyết tật như bị biến dạng; bị đứt gẫy; các lá mầm mọc trồi lên trước khi phát triển rễ; hai cây dính nhau; có màu vàng hoặc màu trắng; khẳng khiu; trong suốt; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.



Các chú thích riêng

Lạc (Arachis): Khác với đậu ngự (Phaseolus), lạc có trụ dưới lá mầm tương đối ngắn và mập. Các lá mầm còn đính ở cây mầm trong một thời gian dài và được dùng để đánh giá cây mầm (luật 50%). Trụ trên lá mầm và hai lá sơ cấp xẻ lông chim phát triển ở giữa các lá mầm. Ngoài mầm chính, thì sự phát triển của hai mầm nách phải bình thường, tuy nhiên, mầm chính là cơ bản: nếu mầm chính bị mất hoặc bị khuyết tật thì cây mầm phải được coi là không bình thường.

Đậu ngự (Phaseolus): Các cây mầm của Phaseolus đặc biệt khó đánh giá. Vì vậy, các kết quả phân tích của các phòng kiểm nghiệm có thể khác nhau. Để đạt được sự đồng đều giữa các kết quả phân tích phải lưu ý các điều kiện sau:

- Trạng thái phát triển của cây mầm: Hết sức lưu ý không được đánh giá các cây mầm trước khi các lá sơ cấp đã mở ra. Những cây mầm mọc ở trong giấy cuộn, và đặc biệt là trong tối, nói chung không đạt được tới giai đoạn này nên thường rất khó đánh giá.

- Các lá mầm: Các lá mầm của Phaseolus, khác với lá mầm của một số loài khác trong nhóm này (lạc) không tăng kích thước của chúng sau khi nẩy mầm, và thực hiện các hoạt động quang hợp rất khó khăn. Các chất dinh dưỡng được dự trữ sẽ nhanh chóng tiêu thụ bởi cây mầm đang mọc, và chức năng của chúng sẽ kết thúc. Vì thế, chúng thường teo quắt lại vào thời gian khi cây mầm đạt tới giai đoạn nói ở trên. Bởi vậy, chúng không thể dùng để đánh giá cây mầm.

Nếu có một số lượng cây mầm với các lá mầm bị hỏng hoặc bị thối trong phép thử (thường là cây mầm sẽ bị hỏng nếu lấy vỏ hạt ra và các lá sơ cấp không mở ra hoặc rất nhỏ), thì mẫu phải được thử nghiệm lại trong đất. Bằng cách này, thường có kết quả tương đối tốt hơn.

- Các lá sơ cấp: Như đã nêu trên, các lá mầm mất chức năng của chúng ngay sau khi nẩy mầm; chức năng này sẽ được thay thế bằng các lá sơ cấp và được dùng để đánh giá cây mầm. Các lá sơ cấp bình thường khi chúng có hình dạng bình thường và không nhỏ hơn 1/4 kích thước lá trung bình của các cây mầm ở trong phép thử. Trong các trường hợp nghi ngờ thì nên kéo dài thêm thời gian thử nghiệm hoặc làm lại phép thử trong đất. Nếu các lá sơ cấp bị hỏng hoặc bị biến dạng, thì diện tích lá của chúng phải tuân theo luật 50%.

* Nhóm A.2.2.2.2

Thực vật 2 lá mầm, có kiểu nẩy mầm dưới mặt đất.

Chi đại diện : Đậu Hà-lan (Pisum), đậu răng ngựa (Vicia).

Đặc điểm nẩy mầm

Hệ chồi gồm trụ trên lá mầm kéo dài và chôi đỉnh có các lá sơ cấp phát triển. Các lá mầm thường nằm lại ở trong vỏ hạt và trụ dưới lá mầm hơi khó nhận thấy.

Hệ rễ gồm một rễ sơ cấp, thường có lông hút và các rễ thứ cấp dùng để đánh giá cây mầm nếu rễ sơ cấp bị khuyết tật.

Sự phát triển của cây mầm trong thời gian thử nghiệm

Phôi của hạt chín ở các chi của nhóm này có hai lá mầm lớn, mập, chứa nguồn thức ăn dự trữ.

Khi bắt đầu nẩy mầm, rễ sơ cấp mọc ra qua vỏ hạt, kéo dài ra nhanh chóng và sau đó là các rễ thứ cấp. Trụ dưới lá mầm rất khó nhận thấy, nhưng trụ trên lá mầm tương đối dài. Ở nhiều chi của nhóm này (đậu răng ngựa), trụ trên lá mầm có 1-3 lá vẩy ở dưới các lá sơ cấp và chồi đỉnh. Chồi ở nách của mỗi lá mầm thường ngủ nghỉ, trừ khi chồi đỉnh bị tổn thương nghiêm trọng.

Đánh giá các cây mầm bình thường và không bình thường

a) Các cây mầm bình thường:

- Hệ rễ: Rễ sơ cấp nguyên vẹn hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ như các vết biến màu hoặc thối; các vết nứt hoặc tách đã liền lại; các vết nứt hoặc tách có độ sâu hạn chế;

Lưu ý: Các cây mầm cũng được coi là bình thường trong trường hợp rễ sơ cấp bị khuyết tật, nhưng đã phát triển đủ một số lượng rễ thứ cấp bình thường.

- Hệ chồi: Các lá mầm nguyên vẹn hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ như dưới 50% mô bị hỏng; có 3 lá mầm. Trụ trên lá mầm nguyên vẹn hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ như các vết biến màu hoặc thối; các vết nứt hoặc tách đã liền lại; các vết nứt hoặc tách có độ sâu hạn chế; vặn xoắn nhẹ. Các lá sơ cấp nguyên vẹn hoặc chỉ có các khuyết tật nhẹ như dưới 50% diện tích lá bị hỏng. Chồi đỉnh nguyên vẹn

- Toàn bộ cây mầm: Tất cả các cấu trúc cơ bản bình thường như được liệt kê ở trên

b) Các cây mầm không bình thường:

- Hệ rễ: Rễ sơ cấp bị khuyết tật và không đủ hoặc các rễ thứ cấp bị khuyết tật như bị còi cọc hoặc chùn ngắn; phát triển chậm; bị mất; bị gẫy; bị xẻ từ đỉnh; cằn cỗi; khẳng khiu; bị mắc kẹt ở trong vỏ hạt; có tính hướng đất ngược; trong suốt; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

- Hệ chồi: Các lá mầm bị khuyết tật đến mức hơn 50% mô ban đầu của lá mầm (hoặc tổng số mô) không thực hiện chức năng một cách bình thường như bị biến dạng; bị tổn thương (chẳng hạn, do côn trùng); bị tách rời ra hoặc bị mất; bị biến màu hoặc bị thối; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.



Lưu ý: Cần chú ý đến điểm sinh trưởng của các lá mầm về các dấu hiệu thối hoặc bị bệnh. Trụ trên lá mầm bị khuyết tật như ngắn và dầy hoặc bị mất; bị nứt sâu hoặc bị gẫy; bị xẻ thủng; cằn cỗi; uốn cong nhiều hoặc uốn thành vòng tròn; vặn xoắn chặt hoặc tạo thành vòng xoắn; khẳng khiu; trong suốt; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp. Các lá sơ cấp bị khuyết tật đến mức hơn 50% diện tích lá (hoặc tổng diện tích) không thực hiện được chức năng một cách bình thường như bị uốn cong hoặc bị biến dạng; bị tổn thương; bị tách rời ra hoặc bị mất; bị biến màu hoặc bị thối; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp. Chồi đỉnh bị khuyết tật hoặc bị mất

Lưu ý: Khi mầm chính không phát triển một cách thỏa đáng thì cây mầm sẽ được coi là không bình thường, ngay cả nếu các mầm nách đã phát triển.

- Toàn bộ cây mầm: Một hoặc nhiều cấu trúc cơ bản không bình thường như được liệt kê ở trên, hoặc sự phát triển bình thường bị ngăn cản do toàn bộ cây mầm bị khuyết tật như bị biến dạng; bị đứt gẫy; các lá mầm mọc ra trước khi phát triển rễ; hai cây dính nhau; có màu vàng hoặc màu trắng; khẳng khiu; trong suốt; bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.



5.6.6.A. Thử nghiệm lại

Trong các trường hợp sau đây, phép thử nẩy mầm sẽ phải thực hiện lại:

1. Khi nghi ngờ hạt đang ở trạng thái ngủ nghỉ thì phải tiến hành biện pháp thì phải tiến hành biện pháp xử lý phá ngủ như qui định ở Bảng 5.A. Sau khi thử nghiệm lại kết quả nào tốt nhất sẽ được dùng để tính toán và báo cáo.

2. Khi các kết quả của phép thử không đáng tin cậy do bị nhiễm độc hoặc do nấm và vi khuẩn tấn công thì phải làm lại thử nghiệm bằng cách dùng các phương pháp khác được qui định ở bảng 5A hoặc có thể đặt trong cát, trong đất. Kết quả nào tốt nhất sẽ được dùng để tính toán và báo cáo.

3. Khi thấy có một số cây mầm khó đánh giá thì có thể làm lại bằng cách dùng phương pháp khác được qui định ở Bảng 5.A, hoặc đặt lại trong cát, trong đất. Kết quả nào tốt nhất sẽ được dùng để tính toán và báo cáo.

4. Khi có sai sót trong các điều kiện đặt nẩy mầm, trong khi giám định hoặc đếm cây mầm thì tiến hành lại phép thử như lần trước và kết quả của lần thử nghiệm sau sẽ được dùng để tính toán và báo cáo.

5. Khi các kết quả của 4 lần nhắc (mỗi lần 100 hạt) vượt quá sai số cho phép ở Bảng 5.A.1. thì phải làm lại thử nghiệm khác. Nếu kết quả của lần thử nghiệm lại và lần thử nghiệm trước không vượt quá sai số cho phép ở Bảng 5.A.2. thì số liệu trung bình của cả 2 lần thử nghiệm sẽ dược dùng để tính toán và báo cáo.

Nếu kết quả của lần thử nghiệm sau và lần thử nghiệm trước vượt quá sai số cho phép ở Bảng 5.A.2. thì phải làm thêm 1 lần thử nghiệm nữa bằng cách lặp lại như các lần thử nghiệm trước. Chọn những lần thử nghiệm có các kết quả phù hợp với sai số cho phép để tính toán và báo cáo.



5.7.A. Tính toán và báo cáo kết quả

Kết quả phép thử nẩy mầm được tính toán là tỷ lệ phần trăm trung bình các cây mầm bình thường của 4 lần nhắc 100 hạt (các lần nhắc 50 hoặc 25 hạt sẽ được gộp lại thành các lần nhắc 100 hạt). Tỷ lệ này được tính toán đến số nguyên gần nhất (từ 0.5 trở lên sẽ được làm tròn thành 1 đơn vị). Tỷ lệ phần trăm của các cây mầm không bình thường, hạt cứng, hạt ngủ nghỉ và hạt chết cũng được làm tròn số. Tổng của các tỷ lệ cây mầm bình thường, cây mầm không bình thường và các hạt không nẩy mầm l à 100.

Trong trường hợp tổng các tỷ lệ này không bằng 100 thì điều chỉnh ở phần kết quả của cây mầm không bình thường, hạt cứng, hạt ngủ nghỉ và hạt chết như sau:

1. Chọn giá trị nào có số lẻ cao nhất ở trong các kết quả của cây mầm không bình thường, hạt cứng, hạt ngủ nghỉ và hạt chết và làm tròn thành 1 dơn vị. Giữ nguyên giá trị đã được làm tròn đó cho đến khi kết thúc tính toán. Tiếp tục làm tròn các kết quả còn lại.

2. Cộng tất cả các giá trị đã làm tròn.

3. Nếu tổng bằng 100 thì kết thúc, nếu không thì lại tiếp tục cách làm như trên (bước 1-3).



Trong trường hợp các số lẻ của cây mầm không bình thường, hạt cứng, hạt ngủ nghỉ và hạt chết đều bằng nhau thì thứ tự ưu tiên sẽ như sau: Cây mầm không bình thường, hạt cứng, hạt ngủ nghỉ, hạt chết.

Bảng 5.A. Các phương pháp và điều kiện nảy mầm qui định đối với một số loài cây trồng

TT 

Tên cây trồng

Các điều kiện nẩy mầm

Thời gian thử nghiệm (ngày)

Xử lý

Phương pháp

Nhiệt độ

Lần đếm đầu

Lần đếm cuối

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

5.A.1. Những loài có tiêu chuẩn hạt giống (TCVN hoặc 10 TCN):

1

Lạc

BP ; S

20 -30 ; 25

5

10

Bóc vỏ, sấy 400C

2

Cải bắp

TP

20 - 30 ; 20

5

7

Làm lạnh

3

Su hào

TP

20- 30 ; 20

5

7

Làm lạnh

4

Dưa hấu

BP ; S

20- 30 ; 25

5

14

Dùng giấy gấp

5

Dưa chuột

TP ; BP ; S

20 - 30 ; 25

4

8

 

6

Đậu tương

BP ; S

20 - 30 ; 25

5

8



7

Rau muống

BP ; S

30

4

10

 

8

Cà chua

TP ; BP ; S

20 - 30

5

14

KNO3

9

Lúa

TP ; BP ; S

20 - 30; 25

5

14

Sấy (50oC); ngâm H20, HN03 ( 24 giờ)

10

Cải củ

TP ; BP ; S

20 - 30 ; 20

4

10

Làm lạnh

11

Khoai tây

TP

20-30

3

14

GA3 (1500ppm/24 giờ)

12

Đậu xanh

BP ; S

20 - 30 ; 25

5

8

 

13

Ngô

BP ; S

20 - 30 ; 25 ; 20

4

7

 

5.A.2. Những loài chưa có tiêu chuẩn hạt giống:

1

Bầu

BP ; S

20 - 30

4

14



2

Bí đao

TP ; BP ; S

20 - 30 ; 30

7

14

 

3

Bí rợ

BP ; S

20 - 30 ; 25

4

8

 

4

Bí ngô

BP ; S

20 - 30; 25

4

8

 

5

Bông

BP ; S

20 - 30 ; 25

4

12

 

6



TP ; BP ; S

20- 30

7

14

 

7

Cà rốt

TP ; BP

20 - 30 ; 20

7

14

 

8

Cải bẹ

TP

20- 30 ; 20

5

7

Làm lạnh

9

Cải thìa

TP

20 - 30 ; 20

5

7

Làm lạnh

10

Cải xanh

TP

20 - 30 ; 20

5

7

Làm lạnh

11

Cải dầu

TP

20- 30 ; 20

5

7

Làm lạnh

12

Su lơ

TP

20-30 ; 20

5

7

Làm lạnh

13

Cải cúc

TP ; BP

20 - 30- ; 15

4- 7

21

Sấy 400C

14

Cải xoong

TP ; BP

20 - 30

4

14

 

15

Cao lương

TP ; BP

20 - 30

4

14

Làm lạnh

16

Củ cải đường

TP; BP; PP; S

20-30;15-25; 20

4

14

Rửa sạch, sấy 250C

17

Dưa bở

TP ; BP; S

20 - 30 ; 25

4

8

 

18

Dưa gang

BP ; S

20 - 30 ; 20

4

8

 

19

Đại mạch

BP; S

20

4

7

Sấy (30 - 350C); làm lạnh ; GA3

20

Đay

TP ; BP

30

3

5

 

21

Đậu chiều

BP ; S

20 - 30-; 25

4

10

 

22

Đậu kiếm

BP ; S

20 - 30 ; 25

4

10

 

23

Đậu ngự

BP ; S

20 - 30 ; 25

5

9

 

24

Đậu tây

BP ; S

20-30; 25; 20

5

9

 

25

Đậu Hà Lan

BP ; S

20

5

8

 

26

Đậu rồng

BP ; S

20 - 30 ; 30

4

14

 

27

Đậu răng ngựa

BP ; S

20

4

14

Làm lạnh

28

Đậu đỏ

BP ; S

20

4

14

Làm lạnh

29

Đậu đen

BP ; S

20 -30 ; 25

5

8

 

30

Đậu đũa

BP ; S

20 - 30; 25

5

8

 

31

Đậu nho nhe

BP ; S

20 - 30 ; 25

5

8

 

32

Đậu ván

BP; S

20 - 30 ; 25

4

14

 

33

Điền thanh

TP ; BP

20 - 30 ; 25

5

7

 

34

Hành tây

TB ; BP ; S

20 ; 15

6

12

Làm lạnh

35

Hành ta

TB ; BP ; S

20; 15

6

12

Làm lạnh

36

Hành tăm

TB ; BP ; S

20 ; 15

6

14

Làm lạnh

37

Hành thơm

TB ; BP; S

20 ; 15

6

14

Làm lạnh

38

Hẹ

TP

20-30 ; 20

6

14

Làm lạnh

39

Hướng dương

BP ; S

20-30; 25; 20

4

10

Sấy ; làm lạnh

40



TP

20-30

4

8

KNO3

41

Lúa mì

TP ; BP ; S

20

4

8

 

42

Lúa mì đen

TP ; BP ; S

20

4

7

Làm lạnh; GA3

43

Mướp tây

TP ; BP ; S

20- 30

4

21

 

44

Mướp hương

BP ; S

30

4

14

 

45

Mướp ta

BP ; S

30

4

14

 

46

Mướp đắng

BP ; S

20 - 30 ; 30

4

14

 

47

Ớt

TP ; BP ; S

20- 30

7

14

KNO3

48

Rau dền

TP

20 - 30; 20

4 - 5

14

Làm lạnh ; KNO3

49

Rau cần

TP

20 - 30

10

21

Làm lạnh ; KNO3

50

Rau mùi

TP ; BP

20 - 30 ; 20

7

21

 

51

Su su

BP ; S

20 - 30 ; 20

5

10

 

52

Thầu dầu

BP ; S

20 - 30

7

14

 

53

Thuốc lá

TP

20 - 30

7

16

KNO3

54

Vừng

TP

20 - 30

3

6

 

55

Xà lách

TP ; BP

20

4

7

Làm lạnh

56

Yến mạch

BP ; S

20

5

10

Sấy (30 - 350C)

* Ghi chú :

- TP (top of paper): Đặt trên bề mặt giấy

- BP (between paper): Đặt giữa giấy

- S (sand): Đặt trong cát

- PP (pleated paper): Đặt trong giấy gấp


tải về 2.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương