ChưƠng 1: CƠ SỞ LÍ luận liên quan đẾN ĐỀ TÀI



tải về 129.91 Kb.
Chế độ xem pdf
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2022
Kích129.91 Kb.
#53129
1   2   3   4   5   6   7   8   9
[123doc] - lich-su-trong-giao-tiep
[123doc] - lich-su-trong-giao-tiep, giao-an-hoat-dong-ngoai-gio-len-lop-lop-4-thang-4-hoat-dong-4
hoàn thành bảng lương trong tối nay không?
(4) Hỏi ý kiến: Thường dùng khi cấp dưới nói với cấp trên hoặc người ít tuổi nói
với người lớn tuổi. Ví dụ, cháu nói với cô: Cô có thể đến dự sinh nhật con vào tối
nay không ạ? 
(5) Đề xuất câu hỏi: Thường hiểu là câu nghi vấn, người nghe có thể né tránh trả
lời. Ví dụ:
A: Bạn sẵn sàng chưa? ( với nghĩa là nhanh lên một chút)
B: Mình chưa sẵn sàng
(6) Biểu thị ngầm: Thường dùng đối với những người đã quá quen biết nhau hoặc
việc cần nhờ làm nhưng cảm thấy phiền và không tiện nói. Ví dụ:
Chị: Ước gì có cái gì thiệt mát mát, trời nóng quá!
Em trai: Chị muốn ăn gì?


Chị: Em lấy sinh tố trong tủ lạnh cho chị đi
Có thể nói, khi mà khoảng cách giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội… giữa hai
bên giao tiếp càng xa hoặc việc thỉnh cầu tỏ ra phức tạp thì kiểu cấu trúc của lời
nói càng trở nên phức tạp.
Trong giao tiếp hội thoại Tiếng Việt, loại cấu trúc biểu thị cầu khiến rất
phong phú: đó là sự kết hợp giữa các từ, cụm từ biểu thị cầu khiến với các từ cảm.
Ví dụ:
(1) Các câu hỏi thăm dò như “được không”, “được chứ’, “có thể được không”,
“được không ạ”, “được chứ ạ”, “có thể được không ạ”:
Cậu làm bài được chứ?
Em đến trễ một chút được không ạ?
(2) Các câu cầu khiến có chứa các từ ngữ như “xin”, “mời”, “phiền”, “làm phiền”,
“cảm phiền”, “làm phiền, làm ơn”, v.v..:
Cảm phiền chị ngồi xê ra một chút ạ.
Xin cô cho em ra ngoài một lát ạ. 
(3) Ngầm chỉ. Ví dụ, Lan đến nhà Mai học nhóm. Đang làm bài thì Lan nói:
Ấy chết, bút tớ sắp hết mực rồi. Lúc đi lại mang có mỗi một chiếc bút này.
Mai liền nói:
Để tớ cho cậu mượn bút. 
(4) Ngoài ra, các cách nói theo mô hình hỏi, mệnh lệnh, cầu khiến nói chung, là
hiện tượng phổ biến trong tiếng Việt. Ví dụ:
Bố bạn làm nghề gì? ( hỏi: bạn này hỏi bạn kia)
Em đem vở soạn lên cho tôi kiểm tra. ( mệnh lệnh: Thầy giáo nói với học sinh)
- Chị lấy cho em một gói kẹo nữa, lúc nãy em mua thiếu một gói. ( cầu khiến:
khách hàng nói với người bán bánh kẹo)


2.4. Các kiểu thể hiện lịch sự trong giao tiếp bằng Tiếng Việt
Theo Brown và Levinson, những cách thể hiện phép lịch sự được sử dụng
khi người phát ngôn muốn giữ thể diện cho người đối diện trong trường hợp có
nguy cơ xảy ra những hành vi làm mất thể diện. Brown và Levinson đã thống kê 4
kiểu thể hiện sau đây: lối nói trực tiếp (bald on-record), lối nói khẳng định
(positive politeness), lối nói phủ định (negative politeness) và lối nói gián tiếp
(indirectness)
2.4.1. Lối nói trực tiếp
Để tránh những phát ngôn hoặc hành động phi ngôn có thể gây mất thể diện,
hoặc để sửa chữa những tình huống đã lỡ xảy ra, người tham gia giao tiếp có xu
hướng dùng lời nói trực tiếp. Cách dùng này có thể gây sốc cho người đối diện, đặc
biệt là trong ngữ cảnh văn hóa Đông phương, nên thường được dùng trong những
tình huống thật sự thân quen. Ví dụ trong trường hợp khẩn cấp,cần thông báo cho
người khác để tránh những hành vi gây nguy hiểm: “Coi chừng”; đề nghị được
giúp đỡ hoặc ra lệnh: Đưa quyển sách cho tôi; đưa ra đề nghị “Để đó, tôi dọn sau”.
Cũng cần phải nói thêm đối với văn hóa của các nước phương Tây, lối nói trực
tiếp, không vòng vo cũng chính là một cách thể hiện phép lịch sự, trong khi quan
niệm Á Đông, đặc biệt là Việt Nam thì ngược lại, đề cập vấn đề đường đột và trực
tiếp quá sẽ gây mất thể diện, mất lịch sự đối với cả người nói lẫn người nghe
2.4.2. Lối nói khẳng định
Không sử dụng các yếu tố trực tiếp như trên, lịch sự theo kiểu này là cách
tạo ra các mối quan hệ giữa các bên tham gia giao tiếp; tôn trọng và đáp ứng nhu
cầu phát ngôn của người đối diện bằng những phát ngôn đảm bảo không gây mất
thể diện. Kiểu lịch sự này thường có khuynh hướng làm cho người nghe cảm thấy
dễ chịu, thể hiện sự quan tâm của người nói đến họ và thường được dùng trong
những tình huống mà người nói và người nghe biết nhau khá kĩ. Một số cách thể
hiện là những câu nói biểu hiện sự quan tâm, sự thân mật, tình đoàn kết, ngợi khen
như: “Trông anh buồn thế? Tôi giúp được gì chăng”; “Nếu em rửa chén, thì
anh chùi nhà”; “Chà, chị có mái tóc cắt đẹp đấy! Cắt ở đâu vậy”
2.4.3. Lối nói phủ định
Đây là cách người phát ngôn đưa ra những yêu cầu lịch sự có chứa yếu tố
phủ định như: “Nếu bạn không phiền mình có thể ngồi đây được không? hoặc rào
đón như : “Có lẽ, hơi phiền một chút nhưng chị có thể dịch qua chút cho em ngồi


được không?, và sau đó hoàn toàn tôn trọng tự do trả lời của người đối diện. Vì
thế, cách nói này thường không áp đặt người nghe phải làm một việc gì theo ý
người nói cả. 
2.4.4. Lối nói gián tiếp
Bằng cách nói gián tiếp này, người phát ngôn có thể tránh những nguy cơ mà
họ có thể làm mất thể diện của người nghe và của cả chính họ. Không dùng những
mẫu câu mang ý nghĩa trực tiếp, người nói thường vòng vo hoặc ẩn ý
trong những câu như: Chà, ở trong này nóng như vây htrong câu nói của họ
không đề xuất một đề nghị nào liên quan đến việc bật quạt
2.5. Một số biện pháp để thể hiện phép lịch sự và giảm nguy cơ mất thể diện trong 
giao tiếp bằng tiếng Việt
Chuẩn mực trong xưng hô:
+ Xưng hô lịch sự trước hết là phải lễ phép.Thể hiện sự tôn kính những người có
tuổi tác cao, những người có vị thế lớn, những người có uy tín trong mối tương
quan với người lớn. 
+ Xưng hô đúng mực: là cách thức xưng hô thích hợp với vai của người bậc trên
trong mối quan hệ với vai người đối thoại thuộc bậc dưới ngang vai. Xưng hô
Xưng hô đúng mực còn biểu hiện ở cách thức sử dụng các từ xưng hô phù hợp với
hoàn cảnh giao tiếp và khoảng cách xã hội giữa người nói với người nghe. Xưng
hô đúng mực là cách thức xưng hô hợp chuẩn, tuân theo những ước định hoặc
chếđịnh và có tính khuôn mẫu trong tiếng Việt. Chẳng hạn, người giáo viên thường
tự xưng mình là cô hay thầy và gọi học sinh là em ; mẹ tự xưng là mẹ và gọi con
gái, con trai của mình là con ; khi một ai đó tự xưng mình là ông, bà, thì phải gọi
đối tác là cháu.
Như vậy chuẩn mực trong xưng hộ là sự biểu hiện của sự tôn trọng thể diện của
người bậc dưới, hay của người bình quyền, hay của bạn bè, tức của những người
vai dưới hoặc ngang vai. Xưng hô đúng mực còn là cách thức xưng hô nhằm tạo ra
tình thân hữu, rút ngắn khoảng cách giữa người nói với người nghe. Giữa hai
người vốn chưa quen biết, còn xa và còn lạ, phải xưng hô theo chuẩn của lễ phép,
nếu có cơ hội chuyển sang xưng hô theo chuẩn của đúng mực thì có thể chuyển đổi
sang kiểu quan hệ quen biết và gần gũi mà lúc ban đầu chưa thể có được. Xưng hô
đúng mực trong giao tiếp tạo nên được tính lịch sự thân thiện


- Dùng biện pháp tránh né: tránh nhắc đến những chủ đề, những từ nhạy cảm, tránh
nói thẳng, giữ im lặng khi có thể…
- Dùng biện pháp gián tiếp và ngôn ngữ rào đón: nói vòng vo, mượn câu trích dẫn
để nói lên ý của mình, nói mẹo, xã giao bông đùa, nói rào trước… để tránh đề cập
đường đột, gây mất thể diện.
- Dùng biện pháp ẩn ý: nói một câu này nhưng hàm ý một ý khác, để không phải
đưa vấn đề ra một cách thiếu lịch sự, sợ người nghe phật ý.
- Dùng biện pháp uyển ngữ: dùng từ, ngữ thay thế cho giảm bớt sự xung khắc,
đường đột, sự đau thương… trong từng tình huống cụ thể.
- Dùng biện pháp sửa chữa: khi các hành vi làm mất thể diện đã lỡ được phát ra,
người ta thường phải viện đến biện pháp này để sửa chữa những gì mình đã nói.
KẾT LUẬN
Ngày nay với sự phát triển của xã hội và bên cạnh đó giao tiếp càng được
mở rộng, con người càng cần phải nâng cao hiệu quả trong giao tiếp. Để làm được
điệu đó, chúng ta cần phải cân nhắc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ sao cho
phù hợp nhất trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Qua đó đảm bảo yếu tố lịch sự
trong giao tiếp. Càng phát triển thì người ta càng yêu cầu cao hơn đối với giao tiếp
giữa người với người. Việt Nam với tâm thế của một quốc gia đang phát triển, với
truyền thống văn hóa từ ngàn đời, các yếu tố lịch sự lại càng được quan tâm hơn
cả. Qua nghiên cứu về đề tài “Lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt”, nhóm chúng tôi
đã trình bày được các quan niệm về lịch sự, cũng như chỉ ra được sự cần thiết của
yếu tố lịch sự trong xã hội ngày nay, chỉ ra được những biểu hiện, cũng như các
biện pháp để nâng cao hiệu quả lịch sự trong giao tiếp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Kim Đính, “Lịch sự trong hành động cầu khiến Tiếng Việt”, Luận văn 
Thạc sĩ, MS: 60.22.01, Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. Nguyễn Văn Khang, Ngôn ngữ học xã hội, nxb Giáo dục Việt Nam
3. Nguyễn Thị Thùy Linh, Lệch lạc xã hội từ việc sử dụng ngôn ngữ chửi thể trong
giao tiếp của sinh viên hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh
4.
 
http://kynang2.blogspot.com/2013/12/van-dung-sang-tao-chien-luoc-lich-
su.html
5. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


tải về 129.91 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương