ChưƠng 1: CƠ SỞ LÍ luận liên quan đẾN ĐỀ TÀI



tải về 129.91 Kb.
Chế độ xem pdf
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2022
Kích129.91 Kb.
#53129
1   2   3   4   5   6   7   8   9
[123doc] - lich-su-trong-giao-tiep
[123doc] - lich-su-trong-giao-tiep, giao-an-hoat-dong-ngoai-gio-len-lop-lop-4-thang-4-hoat-dong-4
1.1.3. Các chiến lược lịch sự
1.1.3.1. Lịch sự dương tính
Lịch sự dương tính là lịch sự hướng tới sự tôn vinh thể diện của người nghe.
Nói cụ thể, lịch sự dương tính là chiến lược lấy tiếp cận là cơ sở, người nói thông
qua những điểm giống nhau ở một số mặt nào đó giữa bản thân với người nghe để
làm thỏa mãn thể diện dương tính của người nghe.
Lịch sự dương tính được thể hiện bằng 15 chiến lược giao tiếp như sau:
(1) Chú ý đến nhu cầu và sự hứng thú của người nghe, tức là làm cho người nghe
nhận thấy có sự chú ý của người nói đối với người nghe. Ví dụ:
How are you? (Bạn có khỏe không?)
Chắc là bạn đói rồi. Đã qua bữa sáng lâu rồi. Hay ăn trưa nhé?
(2) Khoa trương niềm hứng thú, sự tán đồng, đồng tình của người nói đối với
người nghe bằng việc sử dụng cách nói cường điệu, phóng đại. Ví dụ:
Bạn có một ngôi nhà thật sang trọng.
Trông bạn chả già đi tí nào sau mười năm không gặp nhỉ
(3) Làm tăng thêm sự quan tâm, hứng thú đối với người nghe. Ví dụ:
Hôm qua tớ đến lớp sớm hơn mọi khi và cậu nghĩ tớ đã thấy gì nào? – Một hộp
quà xinh xắn nằm ngay trên bàn của tớ.
Đừng buồn cô gái à. Mọi chuyện rồi cũng sẽ ổn cả thôi. 
(4) Sử dụng các biểu thức như là cách đánh dấu để chỉ ra rằng, cả người nói và
người nghe cùng thuộc một nhóm nào đó. Ví dụ: 


Tớ nghĩ chúng ta nên có một chuyến du lịch sau kì thi này.
(5) Tìm kiếm chủ đề mà cả hai bên cùng quan tâm. Ví dụ:
- A: Sắp tới có một lễ hội âm nhạc lớn tổ chức tại trung tâm thành phố.
- B: Tuyệt cú mèo.
(6) Tránh sự bất đồng. Ví dụ:
Về câu hỏi này, sẽ có nhiều cách trả lời tùy vào lập luận của mỗi người, tất nhiên
tôi với bạn đang nhìn nhận vấn đề theo hai hướng khác nhau…
(7) Đề cập đến lẽ thường trong cộng đồng của người nói và người nghe. Ví dụ: 
It is obvious that (Rõ ràng là…)
(8) Pha trò, khôi hài. Ví dụ:
Chiếc xe này cũng chỉ vài trăm chai thôi mà.
(9) Quan tâm đến sở thích của người nghe. Ví dụ:
Bạn có muốn cho thêm một ít socola không?
(10) Đưa ra lời hứa, lời nói. Ví dụ:
Cuối tuần này mình tổ chức một buổi party nhé các cậu?
(11) Tỏ ra lạc quan. Ví dụ: 
Chúng ta sẽ đạt được kết quả cao nếu ôn tập thật tốt.
(12) Đưa người nói và người nghe vào cùng một hoạt động đang tiến hành. Ví dụ:
Chúng ta cùng uống cà phê nhé!
(13) Đưa ra lí do của hành động. Ví dụ:
Mai mình tới hơi trễ, bạn có thể lấy sách giúp mình chứ?
(14) Đòi hỏi có đi có lại. Ví dụ:
Em đã nấu cơm. Giờ thì việc rửa chén là phần của anh đấy.


(15) Trao tặng người nghe cái gì đấy. ví dụ:
Anh sẽ tặng em một chuyến du lịch cuối tháng này nhé.

tải về 129.91 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương