ChưƠng 1: CƠ SỞ LÍ luận liên quan đẾN ĐỀ TÀI



tải về 129.91 Kb.
Chế độ xem pdf
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2022
Kích129.91 Kb.
#53129
1   2   3   4   5   6   7   8   9
[123doc] - lich-su-trong-giao-tiep
[123doc] - lich-su-trong-giao-tiep, giao-an-hoat-dong-ngoai-gio-len-lop-lop-4-thang-4-hoat-dong-4
1.1.3.2. Lịch sự âm tính
Lịch sự âm tính là lịch sự hướng vào sự không xâm phạm lãnh địa riêng của
người nghe, tức là chiến lược lấy rời xa làm cơ sơ, ngược lại với lịch sự dương tính
là lấy tiếp cận làm cơ sở, tức là người nói không can dự vào sự tự do hành động
của người nghe, làm thỏa mãn thể diện âm tính của người nghe. Lịch sự âm tính
được thể hiện bằng 10 chiến lược giao tiếp như sau:
(1) Sử dụng cách nói vòng, gián tiếp theo quy ước. Ví dụ:
Ôi, tôi đã quên quyển sách ở nhà rồi.
(2) Sử dụng các yếu tố rào đón. Ví dụ:
Bạn có thể lấy giúp tôi cái ghế ở phía sau không?
(3) Thể hiện bi quan. Ví dụ:
Tôi không thể hình dung được chúng ta sẽ hoàn thành công việc này như thế nào
ấy?
(4) Giảm thiểu sự áp đặt. ví dụ:
Dạo này anh không còn quan tâm em như trước nữa thì phải?
(5) Thể hiện sự nể phục, kính phục. Ví dụ:
Công việc này thì anh ấy làm là số một
(6) Nói lời xin lỗi. ví dụ:
Tôi thật sự xin lỗi về hành động của mình sáng nay.
(7) Dùng các phát ngôn phiếm chỉ (nói năng mập mờ). Ví dụ:
It’s said that…(Người ta nói rằng…)
(8) Thể hiện sự đe dọa thể diện như một quy tắc chung. Ví dụ:
Cậu sẽ bị phạt nếu không làm xong bài tập được giao.


(9) Sử dụng thủ pháp danh hóa. Ví dụ:
Công nghiệp hóa-hiện đại hóa đang là mục tiêu trước mắt của nước ta.
(10) Sử dụng lối nói gần để bày tỏ lòng biết ơn hoặc sử dụng lối nói thẳng thắn,
người nghe không phải chịu ơn người nói về việc người nói đã giúp. Ví dụ:
Chuyện bé xíu ấy mà, không cần cảm ơn tớ đâu.
1.2. Các vấn đề về giao tiếp
1.2.1. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là vấn đề phức tạp, có nhiều hướng nghiên cứu. Do vậy, có rất
nhiều quan điểm khác nhau về giao tiếp, mỗi quan điểm đều có tính hợp lí của nó
tùy theo cách tiếp cận của tác giả ở góc độ nào.
Quan điểm thông tin coi giao tiếp là quá trình truyền và nhận thông tin
+ Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin, qua đó các trạng thái của hệ thống phát tin
phát huy ảnh hưởng tới trạng thái của hệ thống nhận tin (Georgen Thines, 1975).
+ Giao tiếp là truyền đi, phát đi một thông tin từ một hay một nhóm người cho một
hay một nhóm người khác, trong mối quan hệ tác động lẫn nhau (tương tác). Thông
tin hay thông điệp được người phát và người nhận giải mã, cả hai bên đều vận
dụng một mã chung (Nguyễn Khắc Viện, 2001).
Quan điểm tâm lý học coi giao tiếp như một hoạt động, một quá trình tiếp xúc
tâm lí, tiếp xúc nhân cách, quá trình xác lập vận hành quan hệ xã hội. 
+ Giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ bảo đảm sự
tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các
quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lí và sử dụng phương tiện đặc thù mà
trước hết là ngôn ngữ. (A.A. Leonchiev).
+ Giao tiếp là hoạt động xác lập vận hành quan hệ người với người để hiện thực
hóa các quan hệ xã hội giữa người ta với nhau. ( Phạm Minh Hạc, 1989).
+ Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người
trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua


lại với nhau. Hay nói khác đi, giao tiếp là quá trình xác lập và vận hành các quan
hệ người – người, hiện thức hóa mối quan hệ giữa chủ thể này với chủ thể khác.
(Trần trọng Thủy, 1998)
Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi đã hiểu giao tiếp
là sự trao đổi, truyền đạt giữa con người với con người các nội dung, tình cảm,
kinh nghiệm và các tri thức, thông tin nhờ ngôn ngữ và các quy tắc, quy ước hay
một hệ thống tín hiệu nào đó
Mối quan hệ giữa con người với con người có thể xảy ra dưới các hình thức
khác nhau: đó là sự giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm,
giữa các nhóm với nhau và với cộng đồng
Có nhiều cách để phân loại giao tiếp, theo phương tiện giao tiếp có thể chia
giao tiếp thành 3 loại:
- Giao tiếp vật chất: giao tiếp thông qua hành động với vật thể
- Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ: giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ (nói, viết): đây là hình thức giao tiếp đặc trưng cho con
người, xác lập và vận hành mối quan hệ người-người trong xã hội, dựa vào sự phân
loại này
Dựa vào cách phân loại giao tiếp trên, chúng tôi xác định trong phạm vi đề
tài này, chúng tôi tập trung vào tìm hiểu lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn ngữ-thứ
ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hằng ngày của con người

tải về 129.91 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương