ChưƠng 1: CƠ SỞ LÍ luận liên quan đẾN ĐỀ TÀI



tải về 129.91 Kb.
Chế độ xem pdf
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2022
Kích129.91 Kb.
#53129
1   2   3   4   5   6   7   8   9
[123doc] - lich-su-trong-giao-tiep
[123doc] - lich-su-trong-giao-tiep, giao-an-hoat-dong-ngoai-gio-len-lop-lop-4-thang-4-hoat-dong-4
1.2.2.2. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là “hệ thống tín hiệu quan trọng và độc đáo trong giao tiếp của
loài người; là phương tiện biểu hiện và phát triển tư duy, bảo lưu và chuyển giao có
hiệu lực nhất các truyền thống lịch sử-văn hóa của một dân tộc” [3]


Ngôn ngữ là vốn tri thức, hiểu biết về tiếng mẹ đẻ và sự am hiểu văn hóa của
một cá nhân thể hiện qua cách dùng ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày và trong
các tác phẩm văn học.
Ngôn ngữ nói “là phương tiện giao tiếp trong các tình huống, môi trường
sống” (theo từ điển Bách khoa, Hà Nội-2005). Ngôn ngữ được tổ chức UNESCO
đánh giá là “văn hóa của mỗi cá nhân, cộng đồng và là tài nguyên của mỗi quốc
gia” [3]
Trong mối quan hệ với văn hóa, ngôn ngữ vừa có vai trò lưu giữ và bảo tồn
văn hóa, lại vừa có vai trò sáng tạo và phát triển văn hóa. Trong các cuộc giao tiếp
bằng ngôn ngữ thì hệ thống tín hiệu dùng để giao tiếp là ngôn ngữ tự nhiên. Giao
tiếp là một loại hoạt động liên cá nhân nhằm trao đổi thông tin. Trong giao tiếp
bằng phương tiện ngôn ngữ, các hành vi tại lời luôn có nguy cơ bị đe doạ.
1.2.2.3. Diễn ngôn
Diễn ngôn là tổ chức các đơn vị ngôn ngữ kết hợp với nhau theo quy tắc kết
học, vừa là sản phẩm vừa là phương tiện để giao tiếp. 
Ví dụ: Bài giảng hôm nay của cô trên lớp là một diễn ngôn. 
Như vậy diễn ngôn chính là lời nói.
Lịch sự là một trong những thuộc tính của diễn ngôn, một thực tế khách
quan trong giao tiếp bằng ngôn ngữ
Diễn ngôn có thể là một phát ngôn, cũng có thể là hợp thể của nhiều phát
ngôn. Diễn ngôn có hai dạng: nói và viết. Diễn ngôn viết là văn bản (text) 
1.2.3. Chức năng của giao tiếp
Giao tiếp có 5 chức năng:
(1) Thông tin (thông báo)
(2) Tạo lập quan hệ
(3) Biểu hiện (biểu lộ) 
(4) Giải trí 
(5) Hành động


CHƯƠNG 2: LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP BẰNG TIẾNG VIỆT
2.1. Lịch sự là một chiến lược giao tiếp hiệu quả nhất trong các chiến lược giao 
tiếp của xã hội văn minh – hiện đại
Trong xã hội văn minh – hiện đại, con người sử dụng rất nhiều chiến lược
giao tiếp như : gió chiều nào che chiều ấy, nói xấu sau lưng, dựng chuyện, vu oan
giá họa, xu nịnh, vuốt đuôi cấp trên, khen không thật lòng, thùng rỗng kêu to…
những chiến lược giao tiếp ấy có thể cho hiệu quả nhất thời nhưng sẽ không xây
dựng được mối quan hệ bền lâu, vì chúng thiếu tính chân thật, phản văn hóa, nên
sớm muộn gì cũng sẽ bị công chúng nhận ra và tẩy chay.
Lịch sự là chiến lược giao tiếp hiệu quả nhất trong các các chiến lược giao
tiếp của xã hội văn minh – hiện đại. Bởi vì, con người luôn sống trong các quan hệ
xã hội đa dạng, phức tạp. Các quan hệ này tạo ra môi trường sống thường xuyên
của mỗi cá nhân và ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và xu hướng hành
động của họ. Chính cuộc sống đòi hỏi mỗi người phải có xử thế đúng đắn, thể hiện
qua phép lịch sự trong quá trình tiếp xúc với các đối tác khác nhau, ở những địa
điểm khác nhau. Đồng thời chính con người lại chủ động xây dựng những mối
quan hệ đó một cách tốt nhất cho bản thân, cho cuộc sống, góp phần tạo nên một
xã hội ổn định, hài hoà, tiến bộ và văn minh hơn. Hay nói cách khác trong quan hệ
xã hội nói chung, lịch sự là nhân tố không thể thiếu được để duy trì trật tự công
cộng, vừa để thúc đẩy quan hệ tương tác xã hội.


2.2. Các nguyên tắc của chiến lược lịch sự trong giao tiếp bằng tiếng Việt
Trong các mối quan hệ giao tiếp giữa người với người thì ngôn ngữ là một
trong những phương tiện để trao đổi thông tin, biểu lộ suy nghĩ, ý định hoặc trạng
thái của mỗi người và là phương tiện quan trọng bậc nhất đo lường tính “lịch sự”,
tính “bất lịch sự” của mỗi người. Lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn từ “thể hiện rõ
nhất trong các cuộc thoại - quy ước (formal)” [4]. Hội thoại là một sự kiện nói diễn
ra thường xuyên trong sinh hoạt đời thường của con người.
Muốn cho một cuộc thoại thành công, mỗi bên hội thoại cần tuân thủ những
nguyên tắc nhất định trong hội thoại. Nhiều nhà nghiên cứu về ngữ dụng học cho
rằng, những nguyên tắc như vậy là nguyên tắc cộng tác (prinaple) và nguyên tắc
lịch sự (principle of politeness). Những nguyên tắc này, theo Nguyễn Đức Dân “chi
phối, tác động mạnh mẽ tới quá trình hội thoại, cho phép giải thích những hàm ý ở
mỗi lượt lời, những hình thức ngôn từ và cấu trúc phát ngôn trong những tình
huống giao tiếp cụ thể” [5]
Tính lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn ngữ có được là nhờ vào việc sử dụng
các phương tiện, biện pháp xác định với mục đích điều chỉnh, gia tăng giá trị nhân
văn của các tham thể, đặc biệt là trong giao tiếp đối thoại. Lịch sự trong giao tiếp
bằng ngôn ngữ là sự tuân thủ những chuẩn dụng ngôn ngữ của xã hội. Vì vậy, ứng
xử lịch sự không hoàn toàn là sự sử dụng các chiến lược giao tiếp của cá nhân mà
trực tiếp bị tác động bởi các chuẩn mực xã hội. Việc lựa chọn sai các phương tiện
lịch sự sẽ phá vỡ mối quan hệ giữa người nói và người nghe, sẽ nhận được sự đánh
giá tiêu cực từ xã hội.
Chiến lược lịch sự trong giao tiếp bằng tiếng Việt được cụ thể hóa bằng 9
nguyên tắc thuộc chiến lược lịch sự dương tính và 9 nguyên tắc thuộc chiến lược
lịch sự âm tính [4]: 
Chiến lược lịch sự dương tính:
(1) Quan tâm chú ý đến nhu cầu, mong muốn, hứng thú của người nghe, tán dương
người nghe.
(2) Cường điệu, phóng đại sự đồng thuận, sự thông cảm, sự quan tâm đến người
nghe.


 (3) Dùng những từ ngữ chứng tỏ người nói cùng nhóm, cùng hội cùng thuyền với
người nghe.
(4) Tìm kiếm sự đồng tình từ phía người nghe.
(5) Tránh sự bất đồng với người nghe.
(6) Nói đùa để làm vừa lòng người nghe và tỏ ra hợp tác.
(7) Tỏ ra quan tâm đến mong muốn của người nghe.
(8) Gộp người nói và người nghe vào hành động mang tính hợp tác.
(9) Tỏ ra lạc quan.
Chiến lược lịch sự âm tính: 
(10) Dùng các lối nói gián tiếp có tính quy ước.
(11) Rào đón (hedge).
(12) Không ép buộc người nghe.
(13) Tỏ ra bi quan (Thể hiện sự buồn bã thất vọng của mình để tác động vào tình
cảm của người nghe, để người nghe thấy động lòng mà tự nguyện hành động theo
cảm xúc của mình (14) Giảm thiểu thiệt hại của người nghe.
(15) Tỏ ra đề cao, quý trọng người nghe.
(16) Biết xin lỗi.
(17) Dùng cách nói bóng gió, xa xôi, tế nhị. (18) Nói chân thật
Việc đưa ra 18 nguyên tắc trong giao tiếp bằng tiếng Việt này là rất cần thiết,
bởi vì các hành vi tại lời luôn có nguy cơ bị đe dọa thể diện. Để giữ thể diện cho cả
người nhận và người nói, người nói luôn phải tìm cách làm dịu nguy cơ đe dọa thể
diện bằng các hành vi giữ thể diện. Trong tương tác, người nói phải tính toán các
mức độ đe dọa thể diện của hành động tại lời được dự định thực hiện để tìm cách
làm giảm nhẹ mức độ đe dọa thể diện.


2.3. Cấu trúc quen dùng để biểu đạt lịch sự trong giao tiếp bằng Tiếng Việt
Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta thường gặp phải những trường hợp cần
phản ứng ngay về lịch sự như chào hỏi, thăm hỏi, cảm ơn, xin lỗi, từ chối, khen
ngợi, chê bai,… Tất cả những hành động ngôn ngữ này trong mỗi ngôn ngữ đều có
các phương thức biểu đạt dường như đã trở thành những cấu trúc quen dùng và
mang tính định sẵn. Vì thế, có thể gọi đây là những cấu trúc biểu đạt lịch sự quen
dùng.
(1) Trần thuật: Thường dùng trong bối cảnh công tác hoặc gia đình; hai bên tham
gia giao tiếp có phận sự, chức trách rõ ràng. Ví dụ:
- Trẻ em nói với mẹ: Mẹ ơi, con cần một cái ly
(2) Mệnh lệnh: Thường dùng giữa những người trong gia đình, cấp trên đối với cấp
dưới hoặc giữa những người có địa vị ngang nhau. Ví dụ:
- Khi người lớn đang nói chuyện, có đứa trẻ quấy, người lớn liền nói: Im lặng!
(3) Mệnh lệnh bao chứa: Thường dùng trong trường hợp cấp dưới đối với cấp trên,
người ít tuổi đối với người lớn tuổi hơn, hoặc khi muốn nói rõ việc làm phiền cho
khách thể giao tiếp. Ví dụ, người nhân viên nói với sếp: Sếp có nghĩ rằng có thể

tải về 129.91 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương