ChưƠng 1: CƠ SỞ LÍ luận liên quan đẾN ĐỀ TÀI



tải về 129.91 Kb.
Chế độ xem pdf
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2022
Kích129.91 Kb.
#53129
1   2   3   4   5   6   7   8   9
[123doc] - lich-su-trong-giao-tiep
[123doc] - lich-su-trong-giao-tiep, giao-an-hoat-dong-ngoai-gio-len-lop-lop-4-thang-4-hoat-dong-4
1.2.2. Nhân tố của giao tiếp
1.2.2.1. Ngữ cảnh
Ngữ cảnh là bối cảnh ngoài ngôn ngữ của một phát ngôn hoặc là những
thông tin ngoài ngôn ngữ góp phần tạo nên nghĩa của phát ngôn. Ngữ cảnh gồm:
nhân vật giao tiếp, hiện thực ngoài diễn ngôn (đề tài diễn ngôn), hoàn cảnh giao
tiếp rộng, hoàn cảnh giao tiếp hẹp, ngữ huống. Yếu tố quan trọng của ngữ cảnh có
liên quan rất lớn đến yếu tố lịch sự của giao tiếp đó là các Nhân vật giao tiếp


Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào 1 cuộc giao tiếp, dùng ngôn
ngữ để tạo ra các diễn ngôn, qua đó tác động vào nhau . Đó là những người tương
tác bằng ngôn ngữ. Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ chi phối sau:
Quan hệ tương tác
Trong một cuộc giao tiếp có sự phân vai giao tiếp giữa những người tham
gia giao tiếp. Vai giao tiếp bao gồm vai nói và vai nghe (còn gọi là vai phát và vai
nhận).
Quan hệ liên cá nhân 
Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu
biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau. Quan hệ liên cá nhân giữa các
nhân vật giao tiếp có thể xét theo 2 trục: 
- Trục tung là trục vị thế xã hội ( trục quyền uy ) do địa vị xã hội, tuổi tác,
học lực, tài sản … quyết định. (Áo quần cũng có thể là dấu hiệu của tài sản và
quyền uy.)
- Trục hoành là trục của quan hệ khoảng cách (trục thân cận ) . Trục này
được đặc trưng bởi 2 cực: sự thân tình và sự xa lạ.
Để đảm bảo lịch sự trong giao tiếp thì sự chi phối của quan hệ liên cá nhân
giữa các nhân vật giao tiếp rất là cần thiết. Dựa vào quan hệ liên cá nhân, mà người
nói sẽ lựa chọn từ ngữ. Ví dụ, nếu là quan hệ giữa giáo viên và học sinh thì khi
giao tiếp với giáo viên, học sinh phải sử dụng từ ngữ thể hiện sự tôn trọng đối với
thầy cô: “ Thưa cô, em có một thắc mắc như thế này, cô có thể giải đáp giúp em
không ạ?”-khi có câu hỏi cần thầy cô giải đáp giúp; “Xin phép cô cho em ra
ngoài”-khi cần xin phép giáo viên đi ra ngoài....Hay như khi chúng ta giao tiếp với
người lớn tuổi hơn, thì phải xưng hô phù hợp, ví dụ như:“anh-em”, “chị-em”,
“chú-cháu”.... 

tải về 129.91 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương