Đặc San Chu Văn An



tải về 1.62 Mb.
trang8/18
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.62 Mb.
#12756
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   18

Lời người dịchCuốn tự truyện Kẻ bị rút phép thông công được cụ Nguyễn Mạnh Tường hoàn tất năm 1991 viết bằng tiếng Pháp, được dịch ra tiếng Anh năm 2008(*).

[…]
Người dịch: Nguyễn Quốc Vĩ

Paris ngày 23 tháng 11 năm 2009

© Thông Luận 2009

(*) Bản dịch tiếng Anh của Gs. Phó Bá Long hoàn tất năm 2008, nhưng hiện chưa ấn hành và phổ biến rộng.

(ii) - Nguyen Manh Tuong, L'Annam dans la littérature française. Jules Boissière (1863-1897). Thèse complémentaire pour le doctorat ès lettres. Université de Montpellier. Faculté des lettres. Impr. de Mari Lavit, 1932 - 226 pages.

- Nguyen Manh Tuong, L'Individu dans la vieille cité Annamite. Thèse pour le doctorat en droit. Université de Montpellier. [The Individual in the Old Annamese Society. (Trad. RAF.)] Édition: Montpellier: Impr. de la Presse, 1932 - 411 pages.

(iii) Nguồn của tất cả các trích dẫn về/của Nguyễn Mạnh Tường (trong block quote) trong bài đều trong cuốn Kẻ bị khai trừ. (Tiếng Quê Hương, 2011).



Chú thích của tác giả

(1). Như trong bài “Kỷ niệm về thầy Nguyễn Mạnh Tường”của Nguyễn Văn Hoàn (2009) nhân sinh nhật 100 năm (!?) của Nguyễn Mạnh Tường, đã cố tình lờ đi nhừng cuộc luân phiên đấu tố và những năm tháng bị bỏ đói mà ông đã phải chịu đựng, thay vào đó chỉ là câu trả lời phỏng vấn của Nguyễn Mạnh Tường “Đi Hội nghị về, Nguyễn Hữu Đang đến phỏng vấn, rồi viết bài đăng lên báo Nhân văn. Tôi như thành một người “phạm pháp quả tang”, bị sa thải khỏi Đại học và không được hành nghề Luật sư nữa.”

(2). Nguyễn Mạnh Tường để lại khoảng hơn 20 tác phẩm như: Nền tảng Pháp, Kinh nghiệm Địa Trung Hải, Kinh nghiệm và nước mắt tuổi trẻ, Những chủ thuyết về Giáo Dục của Âu Châu từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, Eschyle và bi kich của Hy Lạp, Bản dịch tiếng việt của tác phẩm Oresteia của Eschyle, với một chương nghiên cứu dùng như lời giới thiệu, Virgile và sử thi Hy Lạp, Tình yêu vợ chồng dưới chế độ cộng sản, Bi kịch di dân, Tiểu thuyết về Việt Nam 1950-1990, v.v. Một số viết bằng tiếng Pháp chưa được dịch và in ra tiếng Việt.

(3). - Câu “Chúng không biết chúng đang làm gì!” là viết tắt của câu “Lạy Cha, xin tha tội cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm”, là lời khấn nguyện của Đức Jesus khi Người đang chịu nạn trên thập giá (Phúc âm Lu-ca 23: 34).

- Cinna và August là hai nhân vật trong vở kịch Cinna ou la Clémence d'Auguste (Cinna, hay sự ân xá của đại đế Augustus). Cinna nghe lời người yêu là Émilie nên rắp tâm mưu sát vua để trả thù cho cha của Émilie bị vua giết tội. Mặc dấu mưu đồ bị lộ, Cinna và Émilie không bị trị tội mà được vua August ân xá và ban chức tước.

Tưởng Niệm



GIÁO SƯ VŨ KHẮC KHOAN
Trần Lam Giang, CVA 59

Hôm nay, ngôi trên đất Mỹ, viết bài tưởng niệm 49 ngày thầy Vũ Khắc Khoan, hình ảnh ngôi trường xưa, mầu hoa điệp, sắc tươi phượng vĩ, Sài Gòn, Hà Nội làm tôi thấy rờn rợn da gà…Ba mươi năm. Một thế hệ. Chưa nên chuyện gì.

Năm 1956-

Ông bước vào dậy lớp tôi. Lồng lộng mái tóc. Vững vàng bước đi. Nét mặt nghiêm buồn, nhưng không dữ. Ông dậy chúng tôi môn Việt Văn. Giờ đầu, ông nói về chương trình học, một chương trình lộn xộn, thiếu hụt những điều cần và thưàa thãi những điều kiên không cần do những người dốt Việt Văn, kém văn học ở bộ Quốc Gia Giáo Dục hồi đó soan ra. Dù vậy, thày trò vẫn điềm đạm làm việc cho đến hết năm học. Đó là đề nghị của ông đối với những thiếu niên 15, 17 tuổi ở lớp Đệ Tam.

Chúng tôi nghe và đồng ý.

Ông cũng khuyên thanh niên phải khỏe. Ông chê lớp chúng tôi èo oặt qúa, không có những cánh tay rắn chắc, những cái vai nở nang, làm sao xông pha ghánh vác việc đời mai sau. Ông vừa dứt lời thì mười mấy cánh tay, áo xắn lên và cả lớp cười ồ. Ông không cười. Đứng lên quan sát từng cánh tay ấy, rồi gật đầu:

-Tay các anh được, tuổi trẻ phải vậy.

Cả năm tôi học Đệ Tam, không khí trầm và ấm mỗi giờ việt Văn. Tình thày trò, tình bạn bè, theo dòng thời gian trưởng lớn mãi lên với cuộc đời, với cõi long, sâu thẳm hơn mãi.

Cái biến cố lịch sử 1954 còn chưa nguôi và không bao giờ nguôi khi giặc còn đó. Những người chập chững đi vào tuổi thanh niên thời ấy, tình non nước, hồn lịch sử như ngọc lửa nung nấu tâm can. Những bài giảng của ông, do đó cũng dễ nhớ, khó quên.

Năm 1956, lớp 3B4, lầu 2 trường Chu Văn An, hai hang cửa sổ lớn mở tung hai bên, bong điệp miền Nam tím hồng làm xao xuyến những kỷ niệm còn ôm chặt tình cảm với sắc đỏ tươi của hoa phương vĩ nơi nghìn năm vạn vật Thăng Long…Hồ Gươm nước biếc, Tây Hồ sóng bạc mênh mang…Lá bàng đỏ tía đổ xuống vệ đường vào trường Chu Văn An cửa Bắc Hà Nội, một trời yêu dấu không nguôi. Mỗi lần tưởng tiếc là mỗi lần xao xuyến. Hoa điệp mới quen, dễ yêu nhưng chưa đằm thắm tình tự học trò…xao xuyến thì trốn học, năm ba đầu xanh rủ nhau chia xẻ nỗi nhớ quê hương…Cái tình tự buồn nhớ của đám thiếu niên học trò trong hoàn cảnh đất nước chia đôi ba mươi năm trước được các thày chia sẻ. Có ai chia sẻ và nâng đỡ tình cảm thiếu niên 11 năm nay trong cảnh mất nước, sống đời lưu ly? Những vấn đề thuộc phạm trù tâm lý và đạo đức xã hội cũng như gia đình, rất phức tạp và đa diện, cần phải được mổ xẻ kỹ càng và hệ thống đứng đắn. Mười một năm chưa được khởi nguyên. Ba mươi năm trước đây, các vị thầy chúng ta đã làm việc ấy cho chúng ta, tôi muốn nói những vị thầy thương yêu tuổi trẻ như thương yêu tương lai của đời mình, trong đó có thầy Vũ Khắc Khoan. Còn những thầy bán chữ thì nói làm gì ở đây!

Ban B, môn Toán là quan trọng nhất trong chương trình học. Chúng tôi thường bỏ giờ Toán, giờ Vật Lý cũng thế. Lý do rất đơn gian và minh bạch là an hem chúng tôi đã “làm thịt” gọn gang các ông Le Bossé, Gimbal. George Eve thì còn nghe giảng bài trong lớp làm chi. Chỉ cần có mặt trong giờ làm bài hoặc giờ thi để lấy điểm vào Thông Tín Bạ mà thôi. Các giáo sư thong cảm. Các thầy giám thị thong cảm. Các thầy thông cảm và xót xa lũ đầu xanh thong minh đang giao động tâm hồn vì biến cố Genève. Các thầy không coi chúng tôi là ngỗ nghịch, là kiêu căng, là hư đốn, cho dù chúng tôi, trên một khía cạnh nào đó…có hư đốn hơi sớm…Vậy mà không ai bỏ giờ Việt Văn, không phải vì ông khe khắt, mà ngại vì ông không khắt khe. Ông không điểm danh bao giờ. Ông cho tự do ra khỏi lớp, nếu thích ra. Chúng tôi không bỏ học giờ ông, vì trong giờ ấy, tuổi thiếu niên mơ hố như gặt hái được chút gì giá trị. Biết thêm chút sắc thái dân tộc, biết thêm chút gì giá trị, biết thêm chút hình thành sân khấu qua truyện Trinh Thử của Hồ Thuyền Quy đời Trần chẳng hạn, cũng lý thú lắm.

Năm 1958-

Ông trở lại với chúng tôi ở lớp IB3 với môn Sử. Học Sử, theo ông, không phải nhằm mục đích thuộc năm tháng và nhớ dữ kiện. Học Sử để hiểu tinh thần lịch sử và để đóng góp than thế vào lịch sử. Năm nay mái tóc bồng bềnh của ông đã hơi điểm bạc. Ông nhìn học sinh lớp Đệ Nhất (lớp 12) như những bạn trẻ.

Ông bàn luận với chúng tôi một số vấn đề lịch sử…đàn chim non này đang sửa soạn dấn thân bay vào cuộc đời, xây dựng, đóng góp. Và biết đâu trong những cơn đau đớn, thất bại, chúng tôi cần lịch sử để tựa lưng, để đi về như nơi nương náu ấm cúng của tinh thần.

Hai bên cửa sổ, hàng cây điệp hang năm vẫn trổ bong tím hồng. Mầu phượng vĩ đỏ tươi của quê hương miền Bắc vẫn xao xuyến cõi long lớp học sinh di cư. Và xao xuyến thì vẫn trốn học, dù là năm thi…Sau này tôi có làm nghề giáo một cách “giáo mác”, với mấy môn Triết, Việt. Khi ấy, mới thấy rằng các thầy tôi thực đáng tư cách bậc thầy và các em học trò tôi, đứa nào cũng ngoan và khá hơn chúng tôi.

Từ sau niên học 58-59, chúng tôi thường gặp ông ở cuộc đời. THần trò cùng đi trong xã hội Việt Namngập ngựa đau thương, nhục nhã…Ai đóng góp gì cho quê hương mà kể công là thô bỉ cũng như ai phụng dưỡng cha mẹ mà kể công là bất hiếu. Tưởng văn học, nghệ thuật cũng vậy.

Ông thầy “không biết cười” của chúng tôi đã đem tâm tình dậy khi chúng tôi là thiếu niên, đem tâm tình bàn luận khi chúng tôi là thanh niên. Ông viết văn soạn kịch nhưng hơn 30 năm, chưa từng nghe ông dèm pha, chê bai, bài xíxh đồng nghiệp. Ông chỉ không dung thứ có một thừ: Việt gian, mà chắc chăn không một người Việt Nam chân chính nào tha thứ, còn văn hay, văn dở gì ông cũng tìm được cái đẹp ở trong để yêu hết.

Những sinh hoạt trong giai đoạn tuổi thanh niên của chúng tôi, ông thường khi ghé qua. Ghé qua không để xúi dục hay phê bình. Với ông, tấm long thanh niên tự nó đã đẹp rồi, dù cho có khác ý ông. Ông ghé qua để thăm học trò cũ bắt đầu khôn lớn. Mái tóc hang năm trắng them, bồng bềnh đẹp đẽ như hòa hợp với khuôn mặt trầm ngâm, từ tốn, ấm cúng và qủa quyết.

Mười mấy năm trời lớn khôn, mười mấy năm trời chúng tôi vần xoay ở miền Nam quê hương…từng cơn gió lốc, từng trận mưa sa, ông vẫn ân cần thăm nom học trò cũ.

Mùa khói lửa đốt quê hương, đốt đồng bào, đốt núi đồi, đốt ruộng nương, đốt cả trời xanh. Các học trò ông tung cách khắp bốn vùng non nước, khắp các ngành. Hàng ngày và hàng đêm. Nối tiếp không dứt và không nguôi. Kẻ bừng bừng, kẻ quặn đau, kẻ âm ỉ, kẻ xương thịt tan tành.Còn ai nhắc nhở, con ai nhớ ai, còn ai quên ai trong cái trường Xuân Thu ấy? Và nơi ông , một khúc ruột, một người con trai tuấn tú đã hy sinh vì nước giữa tuổi thanh niên.

Năm 1970-

Tôi được giải ngũ! Trở lại hành nghề dậy học. Các bạn tôi, các thày tôi đều cho đó là “may mắn”! Lòng tê tái trong cái may mắn ấy. Dù sao cũng là may mắn! Sang lại ngôi trường của Hội Cựu Giáo Sư Chu Văn An, trường trung học Trí Đức, tọa lạc tại 55 đường cao Thắng Sài Gòn. Các thầy củ tôi mở ngôi trường này đã hơn 10 năm, ế ẩm vì không quảng cáo. Các bậc thày gìa quan niệm rằng mở trương dậy học mà phải quảng cáo là một điều đáng xấu hổ. Ngôi trường ấy, tôi về trở nên ấm cúng với chúng tôi. Bạn bè mỗi người ít giờ dẫn dắt các mái đầu xanh. Chúng tôi đã qua đi mất tuổi hoa niên. Non nước vẫn tan tành…Vẫn con đường ấy, nối tiếp và nối tiếp trải từng thế hệ. quả quyết máu xương. Học lịch sử để góp công làm lịch sử. Bây giờ đi dậy, vẫn chưa giúp được chút gì. Thẹn thùng cùng thế hệ trước, thẹn thùng với thế hệ sau. Dù ai cũng sẵn sàng vì nước, không tiếc đời mình nhưng biết bao hy sinh than thế mà vẫn chưa làm được gì cho đất nước mới đau long…Trong giai đoạn này, thỉnh thoảng ông đến tham tôi vào buổi tối. Trầm mặc hơn và tóc ông không còn dầy như trước. Vẫn bồng bềnh như áng mây bạcnổi trôi. Giọng nói ông vẫn ấm áp và nhẹ nhàng. Không một nụ cười. Những đêm Sài Gòn hiu hiu lạnh trong giờ giới nghiêm vắng ngắt, niềm tin một tương lai hạnh phúc sang ngập cả quê hương, ngập cả núi rừng, ngập khắp ruộng nương còn nắng ấm trong long. Văn học, lịch sử và cả nghệ thuật nữa; tràn đầy sức sống, tràn đầy nghĩa nước tình nhà…Thấy rõ rang quê hương sẽ tươi trở lại, đồng bào sẽ vui trở lại trong tinh yêu nhau. Có những đêm khói mờ! Có những đêm sao sáng!...

Năm 1975-

Một trời mây chó mơ màng!

Tôi tỵ nạn! Ông cũng tỵ nạn. Tôi đến trại, ông đã xuất trại. Được tin ông bình an, tôi mừngtrong niềm đau rách nát. Được biết ông có dựng lại vở kịch Thành Cát Tư Hãn trong trại. Tôi nghe một thoáng vui giữa biển trời tê tái.

Năm 1978-

Đặng Đình Khiết tổ chức đại hội thanh niên Phật Tử tại Oklahoma. Tôi có đến tham dự và gặp ông ở đây. Thầy tôi đã trở thành một ông già đúng nghĩa của mầu tóc. Nhưng hai vai ông vẫn đầy đặn và rộng thênh mầu da muôn đời bánh mật. Thày đến hoà hợp với đám thanh niên lưu lạc trên đất lạ. Học trò cũ của thầy quy tụ dăm ba: Lê Mộng Hoan cập kè chai rượu, Nguyễn Thanh Hùng, tay xáxh nách mang một túi ngàn bản dân ca, Nguyễn Thượng Hiệp suy tư cách thế trồng người dựng nước…Có mấy lần vị thày tu thuyết giảng đạo pháp sắc không với lẽ ra vào thế tục.

Một đêm uống rượu ngâm thơ tại nhà Phạm Quân, người hung ngã ngựa. Thời gian xoáy qúa nhanh. Thật không ngờ, anh Quân già nua qúa vội! Chị Quân trước ngày mất nước còn đẹp như bong hồng Ngọc Hà mà bây giờ mắt trũng, tóc hoa. Tôi nắm chặt hai vai chị nhìn sâu vào đáy mắt chị cố tìm một chút ngày xưa còn sót lại. Chị cười, lắc đầu cảm thong. Khi ấy, ông cũng từ từ bước vào, cặp mắt ông vốn to mở them to, to hết cỡ, nhìn vợ chồng Phạm Quân và ông cũng lắc đầu:

-Già mau thế!

Năm 1978- Vào mùa đông, ông đến San Jose ở nhà chị Gấm, con gái ông, để tránh cái lạnh Minnesota. Ông gọi tôi lại và muốn tôi đem cả vợ con lại cho ông xem. Chúng tôi đến, đứng xếp hang chào ông bà. Ông nhìn lũ con tôi lưỡng lự, rồi nắm chặt vai tôi cười:

-Được lắm.

Nụ cười của ông làm tđau xót trong long. Tôi nghĩ trong đầu: Khi mối căm hận đã mở, miệng đã cười là thấy đã già đau thương lắm rồi. Tôi hỏi ông:

-Bây giờ thầy cười? Bao nhiêu năm con chưa thếy thày cười.

Ông lại cười:

-Ờ! Mà phải cười chứ nhỉ!

Giọng ông thật nhẹ nhõm.

Từ đó, mỗi năm tôi gặp ông chừng ba, bốn lần.

Năm nay, ông hẹn sang San Jose chơi vào dịp hè. Mùa hè ông đău. Đình lại mùa thu. Mùa thu ông cũng đau. Chừng một tháng trước khi mất, tôi gọi điện thoại thăm ông. Thầy tôi giọng nói yếy và mệt. Tuần sau đó, tôi lại gọi thăm thầy, giọng nói ông trong ấm. Tôi nghĩ trong đầu: ông còn thọ lắm, giọng ông rất tốt. Ông hẹn sẽ sang San Jose ở chừng vài tháng.

Một buổi tối, Tường Vũ Anh Thy lại tôi chơi, anh nói mới gọi điện thoại thăm cụ Khoan. Giọng cụ yếy lắm. Mấy ngày sau, Đặng Đình Khiết gọi tôi, báo tin cụ mất…

Chim đã bay mất vào chân trời. Đường chim bay hiện hữu mà không dấu vết.

Phương Tây, mặt trời lặn mỗi hoàng hôn. Thích Ca, Lão Đam đi về phương Tây, có chăng cố đuổi theo bong mặt trời cho ngày dài them ra, cho đời sống dài them ra?

Lẽ sinh tử! Mối sầu vạn cổ của nghệ sĩ phương Đông. Đã đành rằng sống gửi, chết về, nhưng còn ghét yêu nối kết với dương gian! Nối kết bằng nghiệp dĩ văn chương cũng là một giá trị đẹp và có ý nghĩa.

Trong những năm cuối ở cuộc đời, ông đã nhiều lần nói với tôi về Ngọn Cỏ Bồng của Nguyễn Bá Trạc. Lần nào gặp tôi, ông cũng gửi lời hỏi thăm anh, gửi lời cám ơn anh về tác phẩm mà anh đã tặng ông:

- Anh biết không, trời lạnh Minnesota, đọc “Ngọn cỏ bồng” của anh Trạc, thú lắm. Anh ấy viết thật lắm. Thật với lòng người. Với tôi đây là tác phẩm lý thú nhất trong 10 năm tỵ nạn. Giang cảm ơn anh Trạc hộ tôi nhé…Lại một món nợ văn chương…

“Hỡi ơi! Ta vỡ long trong mốc bụi dĩ vãng, nhớn lên cùng tập giấy mủn, nhìn thế cuộc xoay vần bằng con mắt cổ nhân. Nay lại định giải quyết hiện tại bằng phương pháp qúa khứ! Còn vỗ ngực trách ai nữa!

THế rồi một cuộc phần thư, tưởng để đốt tan tất cả qúa khứ hà ngôn! Nào dè lại hiện lên một hình bong lịch sử diễm kiều.

Lại sống với lịch sử tận cùng, điên mê cho đến ngày bong dáng lịch sử biến mất trong một thời gian lạ thường, để chuẩn bị cho một cuộc thay đổi, quyết tuyển nhập cuộc, đi làm lịch sử.

Bóng dáng lịch sử dù xuất hiện trước hay sau cuộc phần thư, cũng chẳng hề gì. Vì khi kẻ sĩ đã nhập tâm, thời ngọn lửa thiêu kia chỉ để soi sáng thêm ngời ánh tâm thức, ngời nét tư duy trầm thống của kẻ trong một thời, và nung nấu thêm chuyến đi của con người ‘nắm cầm được gươm thiêng’ để làm lịch sử”.

Thần Tháp Rùa là một đoạn long thàyVũ Khắc Khoan. Những va chạm ở đời, ai mà hoàn toàn, trừ ông thánh.

Ông không phải là thánh, chắc cũng có những vấp váp, đúng sai. Nhưng ông là ông thầy đúng nghĩa. Ông thầy ấy thủa thiếu thời học luật, khi tốt nghiệp không đi làm tri huyện. Nếu ông làm tri huyện thì bước đường hoạn lộ sẽ thênh thang vì ông là rể cưng của quan Thượng Thư họ Bùi.

Ông lại tốt nghiệp kỹ sư thủy lâm, ông không cộng tác với Tây để làm trưởng ty, giám đốc.

Ông chọn con đường cách mạng Duy Tân, chiến đấu với thực dân Pháp xâm lăng cũnh như với cộng sản ngược nhân tính.

Gặp cảnh éo le, ông chon đường xây dựng văn học nghệ thuật, đem tâm tình lịch sử đến với tuổi hoa niên.

“Công cha nghĩa mẹ ơn thầy,

Ở sao cho xứng những ngày còn thơ”.

Sacramento, 1998


Hai lối xuất xử của hai nhà khoa bảng NGUYỄN MẠNH TƯỜNG và

HOÀNG XUÂN HÃN

 Nguyễn Thiếu Nhẫn




Ông Nguyễn Mạnh Tường (NMT) sinh ngày 16 tháng 9 năm 1909 tại phố Hàng Đào, vốn quê ở xã Cổ Nhuế huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Ở tuổi 16, ông đã hoàn thành bằng Tú Tài Triết học. Chỉ ba tháng sau khi nhập học trường đại học Monpellier ở tuổi 17, Nguyễn Mạnh Tường đã có trong tay chứng chỉ văn chương Pháp. Năm 1932, 23 tuổi, đạt 2 bằng Tiến sĩ cả hai bộ môn Văn chương và Luật học.

Cách mạng tháng 8 bùng nổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời tham gia Đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị Đà Lạt nhằm ngăn chận âm mưu tái chiếm thuộc địa của thực dân Pháp. Trưởng đoàn VN tham dự Hội nghị Luật gia Dân chủ thế giới ở Bruxelles.

Ông Hoàng Xuân Hãn (HXH) sinh năm 1908, quê

làng Yên Hồ, huyện La Sơn, nay là xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Thuở nhỏ học chữ Hán và chữ Quốc ngữ tại nhà.

Năm 1930 đổ vào trường École normal supérimen và trường Bách khoa Paris.

Từ 1934-1936: Năm 1935 đổ Cử nhân Toán và Thạc sĩ Toán 1936 tại khoa Toán trường Đai học Sorbonne.

Hoàng Xuân Hãn là một giáo sư Toán học, kỹ sư, nhà sử học, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa giáo dục VN. Ông là người soạn thảo và ban hành chương trình Trung học VN đầu tiên.

Hoàng Xuân Hãn đã hoàn thành công trình lớn về Đoạn Trường Tân Thanh có tên “Nghiên cứu về Kiều hơn 50 năm”. Được CHXHCN Việt Nam tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Cụm công trình Lịch sử VN:

1-Lý ThườngKiệt

2-La Sơn Phu Tử. Lịch và Lịch Việt Nam.

Ông mất ngày 10-3-1996 tại bệnh viện Orsay, Paris vì bị trượt chân té sau khi đến Toà Đại sứ VN tại Pháp gửi thư cho (cố) Thủ Tướng Phạm Văn Đồng và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.

Nội dung bức thư xin trích đoạn như sau:

Tôi đã có lúc biện luận về điều khác biệt giữa sự thắng ngoại xâm và sự giải phóng đất nước. Nước ta chỉ có 2 cuộc giải phóng thôi: từ 1416-1427 với Lê Lợi cùng Nguyễn Trãi, và thời 1945-1975 với Bác Hồ cùng các anh. Tự nhiên cả hai mặt nhờ gắn bó giữa mưu lược lãnh đạo và kiên cường nhân dân. Khi ngoại xâm thì nhân dân ai cũng căm tức và lo sợ cho tương lai; còn trong cuộc giải phóng thì địch đã ở chung với nhân dân lâu trong nước, rồi có thể dùng quyền lợi để chia rẽ để chia rẽ và giảm tinh thần nhân dân. Vì vậy, cái cần thiết trong cuộc giải phóng là cái ĐỨC của những người lãnh đạo, cái Đức đó để cho địch không tìm cách mua chuộc và làm gương cho nhân dân giữ lòng yêu nước. Chắc rằng các anh vẫn lưu tâm về điểm ấy. Nhưng nhân dân chớ quên công lao những kẻ kia. Điều thứ hai tôi lo sợ là sự tư lợi ngày nay làm giảm khí thế của cán bộ đối với người ngoài., họ mang tiền vào, có kẻ tưởng mình vẫn “sợ” họ như xưa, cho nên họ tìm cách lung lạc. Ví dụ như tôi được nghe nói rằng có công-ti lớn ngoài đầu tư, đã không muốn, như ta tưởng, phái sang nước ta làm đại diện, những người gốc Việt mà họ có, với nhiều duyên cớ, nhất là họ sơ mất “oai” với người Việt…”   

Bức thư còn góp ý nhiều ý kiến khác… và 2 bài thơ. Xin chép lại một bài như sau:

Tám chục may rồi sắp chín mươi

Sức chừng thêm đuối, tính thêm lười.

Sử nhà bạn cũ ôn không thẹn,

Vận nước tình sâu mộng sẽ tươi.

Văn ngữ thời xưa tìm kiếm gốc,

Tinh hoa thuở mới cố đua người.

Tuổi cao nhưng trí còn như trẻ

Mắt đọc, tay biên, miệng vẫn cười”.

(Để đọc đầy đủ bức thư xin vào Google (google.hoangxuanhan).

Ngày 30 tháng 10 năm 1956, luật sư Nguyễn Mạnh Tường, với tư cách thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc, đã đọc một bài diễn văn tại cuộc họp của MTTQ ở Hà Nội, phân tích sâu sắc những sai lầm của Đảng và Nhà nước trong Cải Cách Ruộng Đất và đề ra phương hướng tránh mắc lại.

Trong đó ông có kể lại chuyện: "… cần ghi nhớ để con cháu ta cười muôn thuở: Khi chọn một người vặn lái ô-tô, ta không hỏi người ấy  có bằng vặn lái và đã văn lái bao năm, ta chỉ hỏi “Có lập trường không?” Kết quả là từ 2 năm nay, riêng trong thủ đô Hà Nội, hàng trăm tai nạn xảy ra do các người lái ô-tô có lập trường…”

Sau phát biểu này, ông bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp. Đảng bỏ đói và cô lập ông đến nỗi phải bán cả những sách vở mà ông có để mà sống cầm hơi. Cũng giống như những nhà phản kháng hiện nay, luật sư Nguyễn Mạnh Tường bị cô lập đến nỗi các học trò và người quen cũ cũng không dám tiếp xúc với ông.  Số phận của ông khá hơn Nguyễn Hữu Đang, người đã dựng lễ đài để Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc Lập là phải sống bên một lõm đất chỉ vừa thân người cạnh lũy  tre làng và phải mưu sinh bằng cách lượm các bao thuốc lá để đổi cóc, nhái với lũ trẻ để dùng làm thức ăn hàng ngày.

Ông được cho sang Pháp và đã viết hai quyển truyện. Quyển “Un Excommunié” ( tạm dịch “Kẻ bị rút phép thông công”) và quyển “Une Voix dans la nuit” (Tiếng nói trong đêm).

Ông mất ngày 13 tháng 6 năm 1997 tại Hà Nội, thọ 88 tuổi.

Tôi không tìm thấy năm mà Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam trao giải thưởng Hồ Chí Minh cho học giả Hoàng Xuân Hãn. Có vị nào biết xin bổ túc dùm.

Một chi tiết đáng nhớ khác là năm 1951, ông Hoàng Xuân Hãn sang Paris và ở luôn bên đó cho tới khi mãn phần sau khi bị trượt té vì đến Toà Đại sứ VC tại Paris để gửi thư cho “Anh Văn” là bí danh của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.

Qua email, có một vị đã gửi cho tôi bài thơ nói là của cố học giả Hoàng Xuân Hãn, trong đó ông có nói lên quan niệm của ông về quê hương, nội dung như sau:

Nay thì tuổi đã già, bệnh tật, sức yếu, trí mờ. Sợ không còn thấy lại quê hương. Vả lại, đối với riêng tôi, cái thực chất của hai tiếng “quê hương”, than ôi, đã không còn nữa.

Đã hay bốn bể là nhà



Lam Hồng ta mới thực là quê hương

Trải bao cuộc biến, cuộc thường,

Mà lòng tưởng nhớ, yêu đương vẫn còn.

Gửi lời nhắn nước cùng non,

Ngày nay nước cạn, non mòn tại ta.’”

Mới đây, đọc trên net, thấy tin “nhà báo Thụy Khuê vừa đọc tiểu thuyết “Une voix dans la nuit” của Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, một trí thức đối kháng ở VN viết tiểu thuyết bằng tiếng Pháp. Tiểu thuyết “Une voix dans la nuit” là một cuốn tiểu thuyết tự sự viết về mối tương quan giữa đảng CSVN đối với dân cũng như trí thức qua các vụ án Nhân Văn Giai Phẩm và giải tán 2 đảng Dân Chủ và Xã Hội. Cái hay của Nguyễn Mạnh Tường là không đào thoát, “chịu chơi” và cho tới cùng dám sống chết với ngòi viết không ngại làm nhân chứng thời đại viết tới hơi thở cuối cùng tất cả những sự thật “chết người”. Đó là sự thật sự thật chủ nghĩa CS chống lại con người, chống lại trí thức, một thứ chủ nghĩa biến con người thành súc vật tước đoạt hết các quyền con người, quyền tự do”.

Cách nhận định của cố học giả Hoàng Xuân Hãn “trong lịch sử VN chỉ có 2 cuộc cách mạng giải phóng do Lê Lợi và “Bác Hồ” lãnh đạo”, người viết bài này mới nghe được lần đầu. Không biết có phải nhờ nhận xét này mà cố học giả Hoàng Xuân Hãn được Đảng và Nhà nước CSVN trao giải thưởng Hồ Chí Minh?

Cách nhận xét về “quê hương” của ông Hoàng Xuân Hãn đối với người viết bài này cũng là một nhận xét mới lạ!

Riêng hai câu thơ:

Gửi lời nhắn nước cùng non



Ngày nay nước cạn, non mòn tại ta”

nếu bài thơ này đúng là của cố học giả Hoàng Xuân Hãn thì lại càng khó hiểu. Bởi lẽ, trong bức thư cuối đời, ông đã ca tụng “Bác Hồ” cũng giống như Bình Định Vương Lê Lợi đã làm cuộc cách mạng giải phóng đất nước!

Bằng thái độ đứng về phía nhân dân, dù phải sống trong cảnh nghèo đói cả cuộc đời, Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường với cuốn sách cuối đời, từ trong bóng đêm đã dũng mãnh cất tiếng nói vạch trần tội ác của chủ nghĩa cộng sản!

Xem ra hai lối xuất xử của hai bậc khoa bảng hoàn toàn khác nhau!

 

NGUYỄN THIẾU NHẪN



http://nguyenthieunhan.wordpress.com
Nhân Ngày Giỗ Lần Thứ 30,



tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương