Đặc San Chu Văn An



tải về 1.62 Mb.
trang17/18
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.62 Mb.
#12756
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

TÌNH BẠN

Nguyễn Thanh Giản, CVA 58

Ngày được tin BS Nghiêm Sĩ Tuấn tình nguyện đi binh chủng Nhẩy Dù, một người bạn học cùng lớp nói với tôi:

-Thằng Tuấn mà đi Nhẩy Dù thì chắc dù nó bay lên chứ không bay xuống đâu !

Tôi mỉm cười nhưng không nhạc nhiên ,vì biết người anh nhỏ con, cao có 1mét 58 và nặng chỉ có 40 ký. Tuy nhiên ,vì đã chơi thân với nhau kể từ khi còn học trung học, và suốt bẩy năm đại học nên tôi biết rõ về anh có lý do chọn binh chủng Nhẩy Dù. Một binh chủng chiến đấu anh dũng và có kỷ luật tương đối cao.

Ngay từ khi còn ngồi ghế trung học, chúng tôi cũng đã có từng đêm thức trắng bàn luận với nhau nào là văn chương,triết lý, nào là vận nước lâm nguy, nào là ước vọng cuả những người trai thời loạn. Cái hoài bão của chúng tôi thời đó thật là to lớn quá, cái lý tưởng tuyệt vời quá. Nhưng cả hai chúng tôi đều băn khoăn trong lòng là không biết mình làm được cái gì?

Thế rồi ra trường , mỗi đứa được điều động đi một ngả . Lần cuối cùng tôi gặp Tuấn ở quận Cam Lộ, thuộc tỉnh Quảng Trị . Lúc đó người ta đang xây dựng một hàng rào điện tử , lấy tên Mc Namara để ngăn chặn cộng quân từ Bắc xâm nhập vào Nam. Những người dân ở quanh đó bị bắt buộc rời đi nơi khác. Họ được tạm cư ở những trại làm bằng lều vải do Mỹ cung cấp. Trên một khu đất rộng, những lều vải được cất san sát .Mặt đất là cát nóng bỏng Mùa hè những cơn gió Lào thổi về nóng như thiêu . Thực phẩm và nước uống cũng do trực thăng, hoặc đoàn xe Mỹ chở tới.

Tôi được giao nhiệm vụ coi sóc về sức khoẻ cho đồng bào ở các trại này, gọi là công tác Dân Sự Vụ.

Bộ chỉ huy của tôi đóng ở Đông Hà. Mỗi sáng tôi được chở từ Đông Hà đi Cam Lộ để khám bệnh cho đồng bào, đến chiều lại về, vì ở Đông Hà an ninh hơn. Nhưng thường buổi chiều tôi không muốn về .Tôi muốn ở lại cùng các anh em y tá cuả tôi một phần, một phần nưã tôi muốn sống thật gần guĩ với những người dân quê lam lũ. Nhiều người dân ở trong các lều, buổi tối thấy tôi tới thăm, tặng họ ít thuốc bổ hoặc cho trẻ em vài cái kẹo, họ rất quý, tôi thường nói chuyện, tâm sự với họ tới khuya. Quan hệ giữa tôi với đồng bào trở nên thân mật. Có lần tôi bị ốm phải về Quảng Trị tịnh dưỡng mấy ngày. Đến khi tôi trở lại, họ thăm hỏi tôi một cách ân cần. Một người dân ngây thơ hỏi tôi:

Bác sĩ đau làm chúng tôi nhớ bác sĩ quá .Bác sĩ không đi khám bệnh được sao ông không nhờ bà bác sĩ tới khám dùm ông ?.

Tôi cho họ biết vợ tôi không phải bác sĩ nên đâu có biết khám bệnh, họ đồng thanh nói:

-Thì ông chỉ cho bà cách khám bệnh và cho thuốc cũng được chứ sao?

Thì ra những người dân quê này thật là hiền lành, chất phác dễ thương quá Họ không hiểu thế nào là một người bác sĩ và phải học ra sao mới trở thành bác sĩ. Tôi đành giải thích theo lối của họ:

-Đồng ý tôi có thể dậy vợ tôi cách khám bệnh và chưã bệnh, nhưng vợ tôi phải học rất siêng năng. Tối nào cũng phải thức tớiít nhất 12 giờ đêm để học bài.Nếu không thuộc bài, tôi phải dùng roi đét vào đít cho bà ấy mấy roi. Cứ như thế, sau bẩy năm thì bà ấy mới có thể chữa bệnh được.

Mọi người mỉm cười ồ lên có vẻ hiểu. Tôi thương những người dân quê này quá, họ chẳng khác nào gia đình cuả tôi. Nhưng tôi chỉ có thể ở với họ một thời gian ngắn thôi rồi sẽ ra đi . Chiến tranh vẫn kéo dài,một ngày một thêm ác liệt .Rồi những tai hoạ nào sẽ giáng lên đầu họ?Tôi làm sao có thể chia sẻ với họ mãi được.

Một chiều tôi đang đùa rỡn với đám trẻ con thì Tuấn ở đâu đi tới. Anh mặc bộ đồ Dù khá mới, nhưng da dẻ đã sạm nắng, đầu tóc vẫn hớt kiểu móng lừa. Tiểu đoàn anh đi hành quân ở Cuà mới về qua đây, nghe nói tôi ở đây anh tới thăm. Thấy tôi anh nói rỡn:

-Bác sĩ không lo khám bệnh lại đi rỡn với trẻ con hả?

Tôi mời anh vào trong lều , mở nước ngọt ra mời anh và các y tá uống. Đêm hôm đó, trong căn lều vải ở giữa một vùng đồng khô cỏ cháy, chúng tôi lại được dịp nằm kề bên nhau ôn lại những kỷ niệm xa xưa, thời còn cắp sách tới lớp 3B6, 2B6 của trường Chu Văn An đã gần mười năm trước. Chỉ khác là lần này ,chúng tôi nằm giưã vùng tiền tuyến.Tiếng đạn nổ chung quanh luôn nhắc chúng tôi rằng chết chóc và điêu linh cuả cả dân tộc vẫn là một thực thể không biết đến ngày nào mới chấm dứt.

Sáng hôm sau, tôi bắt đầu một ngày làm việc mới thì gặp trường hợp một em bé bị sưng ruột dư, Tuấn cũng nắn bụng em bé và đồng ý với sự chẩn đoán của tôi. Đứa bé cần được đưa đi nhà thương để mổ ngay. Nhưng vừa nghe thấy chữ mổ, cha mẹ nó bèn ẵm nó chạy ra ngoài ngay. Họ cho mổ là một cái gì ghê gớm lắm. Con họ bị đem đi mổ chắc là sẽ chết và thân xác không được vẹn toàn, có khi không được trả xác về nhà nưã là khác. Trong đầu họ nghĩ đến một ông thầy thuốc Nam, một ông y tá quen thuộc hoặc cùng lắm một ông thầy pháp có thể cứu được đứa bé.

Tôi bối rối chưa biết xử trí ra sao. Anh em y tá định giữ đứa bé lại, nhưng mẹ nó đã lanh lẹ ẵm nó chạy về lều .

Tuấn nói với tôi:

-Để tao khám bệnh thế mày bữa nay. Mày quen với dân chúng ở đây rồi hãy đến tận nơi ôn tồn giải thích cho họ: Chỉ có cách giải phẫu. mới cứu được đưá bé mà thôi. Tao biết mày có tài thuyết phục hay lắm mà.

Tôi tới tận lều giải thích mãi cha mẹ đưá bé vẫn không nghe. Sau tôi phải nhờ đến nhiều người đã quen thân với tôi nói thêm vào, cha mẹ đứa bé mới đồng ý cho nó đi Quảng Trị với điều kiện tôi cũng phải đi theo và cha mẹ nó luôn luôn ở bên cạnh nó. Tôi bèn gọi một máy bay trực thăng tản thương rồi tất cả cùng đi. Chỉ một tuần lễ sau, đứa bé bình phục hoàn toàn , nhưng lúc đó Tuấn đã xa tôi rồi. Tôi còn nhớ đêm trước hôm chia tay, Tuấn nói với tôi:

Cuộc chiến này nếu không làm sáng tỏ được là chúng ta chiến đấu cho TỰ DO, DÂN CHỦ thì rất nguy. Nó sẽ trở thành cuộc chiến giữa những thằng ở thành phố đánh nhau với những thằng ở miền quê. Những thằng ở thành phố tinh khôn hơn, nhưng chỉ là thiểu số. Miền quê trông khờ khạo nhưng họ nắm giữ hầu hết tiềm lực cuả dân tộc. Mày tranh thủ nhân tâm được dân chúng ở miền quê này là rất tốt. Nếu đi đến đâu quân đội VNCH cũng làm được như vậy thì VC sẽ thua nhanh chóng? Nhưng tao không biết họ có làm được như vậy hay không? Cuộc chiến trở thành cuộc tranh thủ nhân tâm. Mà nếu mình không làm được thì VC tinh khôn chắc sẽ làm và sự sụp đổ cuả miền Nam sẽ không tránh khỏi.

Sự tiên đoán cuả Tuấn đã tỏ ra đúng. Ngày MN sụp đổ, anh đã không còn nữa nên tránh được cái tủi nhục của những người bại trận, còn chúng tôi,lũ lượt kéo nhau đi từ nhà tù này tới nhà tù khác.....

Tuy nhiên tôi cho rằng lời tiên đoán cuả Tuấn đến bây giờ lại sắp được chứng nghiệm một lần nữa. Chiến thắng của VC tôi cho là chỉ tạm thời nếu họ không biết thay đổi chính sách. Vì khi huênh hoang với chiến thắng, họ đã quên bài học cũ, bài học chinh phục nhân tâm. và, cho đến nay, hầu hết những người tượng trưng cho sức mạnh dân tộc đã quay lưng lại với họ.

Những thể chế chính trị rồi sẽ qua đi, nhưng tình bạn của chúng tôi sẽ còn mãi mãi. Dù Tuấn đã chết hai mươi ba năm nhưng năm nào vào những kỳ họp bạn chúng tôi vẫn không quên anh.

Năm nay các anh em ở bên quê nhà tổ chức tất niên thật linh đình, họ quay cả video gửi qua cho tôi. Trong cuốn video thật cảm động: Sau phần nhắc nhở công ơn các thầy cũ tới phần tưởng niệm các bạn cùng lớp đã ra đi. Anh Trần Quang Nhiếp đã nhắc nhở tình bạn của chúng tôi với Nghiêm sĩ Tuấn như sau:



Tuấn thân mến.

Hôm nay theo truyền thống lớp 3B6,2B6, bọn tao lại họp mặt vui chơi trong dịp đầu năm mới. Năm nay xôm tụ hơn mọi năm vì, Giản,Mậu,Thuần gửi tiền về nhiều. Vui với nhau lúc này nhưng vẫn nhớ những thằng đã ra đi.

Ra đi về nơi VĨNH HẰNG thật ra không phải là điều bi thảm, nhưng không có mày thi cũng không vui trọn vẹn. Ba mươi ba năm trời rồi nhưng cuộc vui họp mặt đầu năm chúng tao vẫn giữ. Hai mươi ba năm rồi, mày đã vui với nấm mộ cỏ xanh, Bọn tao không quên.

Cây Điệp già ngoài sân trường Chu Văn An vẫn còn đó, mái trường cũ kỹ vẫn còn đó. Nước chạy qua cầu có hàng tỷ mét khối rồi.Thằng nào cũng xế bóng cả rồi kể cả thằng Kim Anh em út, râu tóc nó đã lưa thưa sợi bạc.

Có thằng đã có rể, có cháu . Vậy mà bọn tao vẫn cảm nhận một điều rất thật: Mình vẫn còn trẻ lắm, vẫn còn là chú học sinh phá phách của ngôi trường thân thương CVA năm nào với nhiều kỷ niệm.

Tao nhớ hồi ở 3B6 thằng Trí ngồi ở cuối lớp chọc mày ngồi giữa lớp, mày trừng mắt nhìn nó, thế là hai đứa đấu mắt với nhau đến hai,ba phút mới thôi. Ra trường y khoa mày cũng đấu mắt với cuộc đời như vậy. Tao lại còn nhớ cái đầu tóc mày hồi đó cắt theo kiểu móng lưà. Thầy Tuyên trong lúc cao hứng đã gọi mày là thằng Bờm. Cả lớp cười ầm lên. Thế là cái tên thằng Bờm dính vào mày cho đến bây giờ. Ba mươi lăm năm , thời gian trôi qua mau kinh khủng. Người ta ở đời, đầu đội trời, chân đạp đất. Bọn tao cố gắng chống trời nhưng phần lớn tụi tao mất mát nhiều. Có thằng trắng tay ở tuổi năm mươi, có thằng làm lại cuộc đời từ con số không. Ấy thế mà hôm nay b gặp nhau bọn tao vẫn vui. Chắc mày ở đâu đó trong trời đất, mày cũng vui chung với tụi tao lúc này phải vậy không Tuấn?

Tuấn thân mến.

Tao nhớ lại cái ngày 13 tháng 8 năm 1968, Nhã lại nhà tao, đôi mắt đỏ hoe báo cho tao biết: Mày chết rồi. Nghe Nhã báo hung tin sao lòng tao vẫn dửng dưng, không một tí xúc động. Tao không tin chuyện đó có thể xẩy ra được.Mày đi xa nay đây mai đó, nhưng mày vẫn thường viết thư cho tao. Mỗi tháng vài lá thư của mày ở đâu đó gửi về. Có lần mày viết thư về bảo cái ba lô của mày lỗ chỗ thủng vi đạn .Những bài thơ tao gửi cho mày, mày để trong ba lô cũng bị đạn xé nát.Lúc đó hình như mày ở Phù Cát thì phải? Tao thở phào nhẹ nhõm:

Không Sao,không sao, miễn là mày còn sống, mày còn viết thư cho tao.

Tao nhớ lại một lần mày được nghỉ phép ghé nhà tao chơi, chân đi cà nhắc

miệng phì phèo thuốc Basto xanh quen thuộc.:

-Tao hỏi sao vậy?

-Mày nói bị ở đầu gối nhẹ thôi!

-Nhưng Không sao, không sao,mày vẫn còn vác xác lại thăm tao mà .

Thế rồi mày lại đi, tao không biết đi đâu? Hai tháng, ba tháng không nhận được thư mày, Rồi Nhã tới báo tin mày chết ở Khe Sanh,

Thế có vô lý không? Nhã về rồi, tao ngồi lại,một mình, đọc lại những bài thơ tao gửi cho mày, tao nhớ có bài thơ lục bát, ngắn mười câu thôi, sao nó lạ quá, có một cái gì đó khó giải thích giữa bài thơ và cái chết của mày. Một điềm báo trước chăng? Tao đọc lại cho mày nghe nhé:

Lòng trai ra đã khi nào

Ngoành trông lại thuốc cháy bao nhiêu tàn

Mày xiên mũi dọc vai ngang

Mắt xâm yêu đã nhuốm vàng khói xanh

Hỡi đêm quỷ nhập tàn canh

Máu ta có chẩy lạnh tanh chiến hào

Hoả châu có nổ trên cao

Hãy đưa ta một chén trào rượu cay

Rồi ra súng đạn cầm tay

Rừng sâu đất hiểm lại bầy cuộc chơi./.
Tuấn ơi! Mày đã bỏ cuộc chơi 23 năm rồi. Cái quạt Mo. Thằng Bờm có cái quạt Mo. Cái mộng văn chương của mày đó mày cũng để lại cho đời. Hôm nay tưởng nhớ mày, tao xin được đại diện bạn bè nơi đây đọc cho mày bài thơ tao viết khi mày nằm xuống:
Sáng nay mưa đầu mùa

Nhà ngươi nằm dưới mộ

Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi

Xanh um từng đám cỏ

***

Ta nghe hơi thở ngươi

Vẫn dồn lên mặt gỗ

Ôi! rừng núi Khe Sanh

Giao thông hào còn đó

***

Người yêu có khóc chăng?

Hỡi thằng ba mươi tuổi

Những bài thơ cổ phong

Có mang về chín suối

***

Người chết như rỡn chơi

Cần chi vài giọt lệ

Tặng ngươi một đóa hồng

Trên nấm mồ nhân thế
Tuấn Ơi! quả thật mày chết như rỡn chơi, đâu có cần vài giọt lệ xót thương của bất cứ ai, kể cả bọn tao là bạn mày. Bọn tao chung vui hôm nay không quên mày, không quên các bạn như : Phan Văn Hùng- Trần Tử Tư, những đứa cùng lớp với mình hồi xưa nay không còn nữa.

Tình bạn của chúng ta có lúc tưởng phai nhạt theo tháng năm, có lúc gặp nhau chỗ này chỗ khác mà rất đỗi vô tình. Nhưng thật ra không phải vậy đâu, nó tiềm ẩn đấy thôi. Hứa với mày là bọn tao vẫn giữ mãi, giữ mãi cái tình bằng hữu 3B6-2B6 đáng qúy của chúng ta, cho dù Giản-Mậu-Thuần cùng một số những đưá khác hiện đang sống ở xứ người. Đúng như mong muốn của bọn mình ngày nào cách đây 30 lăm năm dưới gốc cây Điệp già giữa sân trường Chu Văn An thân yêu./.



MỘT THỜI ĐỂ NHỚ
LDS Sưu tầm

Quán cà phê Trieste ở San Francisco cứ ám ảnh tôi mãi. Nó chỉ là cái quán nhỏ nằm ở góc phố Vallejo/Grant được mở từ năm 1956, bởi một người Ý nhập cư, nhưng từ đây lịch sử một địa chỉ văn hoá lừng lẫy được hình thành. Nó là nơi lui tới của nhiều nhà thơ, nghệ sĩ danh tiếng, là “phòng khách” của Jack Kerouac, Allen Ginsberg và những nhà thơ Beatniks bạn bè. Nơi thi sĩ gốc Nga giải Nobel văn chương Joseph Brodsky gạch gạch xoá xoá những vần thơ của mình… Còn nữa. Tại một chiếc bàn gỗ nhỏ ở góc phòng còn phảng phất bóng dáng của Francis Ford Coppola ngồi gọt giũa kịch bản “The Godfather” những năm 70… Chính họ, những ẩm khách mà hoạt động nghệ thuật và danh tiếng đã biến Caffe Trieste trở thành một địa điểm văn hoá bất cứ du khách nào quan tâm đến nghệ thuật đều mong muốn bước vào.

Về Sài Gòn, tôi bỗng nhớ khôn nguôi những quán cà phê của mình, những nơi lẽ ra cũng phải trở thành địa chỉ văn hoá, phải được gìn giữ và bảo tồn cho một thành phố thu hút du khách mọi nơi không chỉ vì cái danh xưng cố tình bị thu nhỏ – thành phố “kinh tế” – mà còn ẩn hiện, nhưng là ẩn hiện tràn lan, đầy ấn tượng trong cuộc sống tinh thấn của nhiều thế hệ thanh niên, những cánh cửa văn hoá tưởng như không toan tính nào có đủ sức niêm phong, hay xoá mờ.

  La Pagode – quán cà phê “Cái chùa” từng nằm trên góc ngã tư Lê Thánh Tôn – Tự Do (trước là Rue d’Espagne và Rue Catinat, nay được «vinh danh» là Đồng Khởi) đã mất đi từ lâu. Nó chính là nơi nhiều gương mặt danh tiếng nhất về văn chương, thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, cũng như những tên tuổi lớn trong các hoạt động văn hoá xã hội của Sài Gòn một thời thường có mặt. Hòa bình đã 35 năm, những ngộ nhận ấu trĩ – hay giả vờ nhìn nhận là ấu trĩ – có lẽ đã đi qua, hay ít nhiều không còn nặng nề như thời tiếp quản thành phố. Tiếc thay, La Pagode đã biến mất, biến mất vĩnh viễn.

Brodard – một quán kiểu Pháp danh tiếng khác của Sài Gòn cũng không còn là Brodard nguyên trạng của nó:

nó đã thay tên và thay cả kiến trúc. Trong “bộ ba” danh



tiếng ấy, (bộ ba, nếu không kể một địa điểm danh tiếng khác của Sài Gòn mà chính tôi sau này chỉ nghe nói chứ chưa hề có dịp đặt chân tới vì còn quá nhỏ: La Croix du Sud, cũng trên đường Catinat) cái còn lại là Givral, nơi khi chọn làm bối cảnh một trường đoạn của bộ phim Người Mỹ trầm lặng, đoàn làm phim đã không ngại tốn kém, bắt buộc phải dựng lại đúng màu sơn, đúng hình dáng của nó ở thập niên 60-70. Ngay cả khách sạn phía đối diện, là Hotel Continental, một địa điểm khác xuất hiện trong bộ phim dựa theo tác phẩm văn học của Graham Greene, cũng phải trở lại kiến trúc thời ấy.

Thật dễ hiểu: các nơi này vừa là địa điểm văn hoá vừa là những địa chỉ có thật trong bước đi của lịch sử. Nhà báo và tình báo Phạm Xuân Ẩn ở Sài Gòn từng chọn Givral làm chỗ ngồi thường xuyên, cũng như vô số nhà báo trong và ngoài nước những năm chiến tranh Việt Nam: họ chọn địa điểm này để nhâm nhi, quan sát và thu thập tin tức báo chí mỗi ngày, muốn gặp nhau thường khi khỏi phải hẹn trước…

Những ngày Givral chuẩn bị lên máy chém, tôi thường ra kéo ghế ngồi một mình, ngẩn ngơ không tin cái



chuyện dự án xoá sổ Givral chung với toàn bộ khu thương xá Eden là chuyện có thật. Quy hoạch một thành phố, chỉnh trang một thành phố, phát triển một thành phố tất nhiên là việc cần thiết, nhưng người ta hoàn toàn không được tự cho phép làm những công việc ấy với một tầm nhìn thiếu sâu sắc, chỉ tính đến đường đi của một thứ lịch sử bị ép mỏng không quá một thế kỷ mà quên mất công việc bảo tồn những cái cần bảo tồn, là những nơi chốn có thể được coi là trở thành di sản tinh thần.

  Trieste giờ đây đã là một chuỗi quán cà phê danh tiếng trên đất Mỹ. Khởi đầu tên tuổi, thương hiệu của mình từ cái quán nhỏ bé ở góc phố Vallejo/Grand kia (từ một người Ý nhập cư làm nghề lau chùi cửa kính) vào những năm 1956, ngày nay nhắc đến Caffe Trieste không phải là ghi nhận những thành tích kinh doanh của hệ thống Trieste, mà trước tiên là nhắc tên một địa chỉ văn hoá và nghệ thuật không chỉ của riêng người Ý, mà của cả người Mỹ.

Đất nước Cuba trải qua nhiều năm chiến tranh khốc liệt, đã khoác lên mình nhiều chiến bào khác biệt, đã kinh qua nhiều cuộc cải cách đầy “khí thế cách mạng” triệt để. Người Cuba, ngay cả giữa thủ đô La Habana, nghe nói là cuộc sống hãy còn nhiều thiếu thốn vất vả, với hình ảnh “ấn tượng” là những chiếc xe bò chạy thay cho xe tải, nhưng những người yêu mến Cuba còn may mắn có quyền hi vọng, bởi lẽ không một địa chỉ văn hoá nào trên đất nước này bị cuốn theo cơn lốc đổi mới kiểu quê mùa giả tạo, và những ai thiết tha với không khí văn hoá Cuba vẫn sẽ hoàn toàn có cơ may tìm lại nó dễ dàng, và chẳng cần phải qua những lễ hội trống kèn nhang khói, mà chính trong cuộc sống ngày thường.

Ôi, hãy tưởng tượng một người Paris một buổi sáng ra phố, bỗng thấy ở cái chỗ bao nhiêu năm là nơi có cái bảng hiệu Café des Deux Magots, hay Café de Flore, nay chỉ là những đống gạch vụn, để rồi sau đó thấy dựng lên một thứ Mỹ không ra Mỹ, Tàu không ra Tàu, Ấn-độ không ra Ấn-độ…  

Givral cũng như La Pagode, Brodard, hay La Croix du Sud trên đường Catinat ngày nào, là một trong những địa điểm mà vô tình, một cách nào đó, lịch sử đã đóng dấu ấn lên cả những chiếc ghế ngồi.

Givral. Xin vĩnh biệt cái quán góc phố nơi ngày còn nhỏ ta từng được mẹ nắm tay dẫn qua trên hè phố Sài Gòn…







NỘI QUY

HỘI ÁI HỮU CỤU HỌC SINH

CHU VAN AN

BẮC CALIFORNIA

(được tu chính bởi Đại hội Thường niên ngày 22/6/2008)


Điều 1 : Trụ sở Hội

Đoạn 1. Trụ sở chính.

Trụ sở chính của Hội để điều hành công việc được đặt tại Quận Hạt Santa Clara, California.



Đoạn 2. Các trụ sở khác.

Hội có thể thiết lập các trụ sở khác tại các nơi khác trong hay ngoài tiểu bang California khi thấy cần để điều hành công việc và tùy ở quyết định của Ban Chấp Hành.



Điều 2 : Mục đich và Tôn chỉ

Mục đích và đường lối hoạt động chính yếu của Hội là : Phát huy tinh thần tương trợ giữa các cựu học sinh Chu Văn An trong các lãnh vực giáo dục, văn hoá, dịch vụ xã hội và để bảo tồn nền văn hóa và phong tục tập quán của Việt Nam v.v…bằng cách tổ chức các chương trình huấn nghệ và cố vấn nghề nghiệp, tổ chức các buổi hội thảo công cộng, các buổi diễn thuyết về văn hoá Việt Nam, các buổi trình diễn về các vũ điệu dân tộc và kịch nghệ.



Các hoạt động nêu trên không được đi ngược lại lập trường của người Việt tỵ nạn Cộng Sản là không chấp nhận chê độ Cộng Sản Việt Nam.

Điều 3 : Hội Viên.

Đoạn 1. Nhiệm vụ và quyền lợi của Hội viên.

Hội chỉ có 1 loại hội viên. Không có 1 hội viên nào được phép giữ hơn một ghế hội viên trong Hội. Tất cá các hội viên đều có cùng quyền hạn và trách vụ ngang nhau.



Đoạn 2. Điều kiện gia nhập.

Tất cả các cựu học sinh Chu Văn An đều có quyền gia nhập để trở thành hội viên của Hội.



Đoạn 3. Thể lệ gia nhập.

Các đơn xin gia nhập Hội, đều phải ghi rõ điạ chỉ, những năm theo học và phải được ít nhất 1 hội viên giới thiệu, ngoại trừ đương đơn xuất trình được thẻ học sinh của trương hay được sự giới thiệu của một cựu giáo sư của trường.



Các cựu học sinh Chu Văn An đã từng tham gia các sinh hoạt của Hội hoặc có ủng hộ tài chánh cho Hội đều được coi là hội viên chính thức.

Đoạn 4. Lệ phí gia nhập và niên liễm.

Không một khoản lệ phí nào được thâu về đơn xin gia nhập Hội Niên liễm sẽ do Ban Chấp Hành quyết định tùy thời điểm và do các hội viên đóng góp.



Đoạn 5. Tính cách bất chuyển hoán hội viên.

Không một hội viên nào được phép chuyển nhượng quyền hội viên. Quyền hạn của hội viên chấm dứt khi hội viên qua đời.



Đoạn 6.

Chấm dứt quyền hội viên.

a) Khi một hội viên đích thân hay gửi văn thư cho Hội Trưởng hay Tổng Thư Ký của Hội để thông báo ý muốn ra khỏi Hội

b) Khi hội viên qua đời.

c) Khi hội viên không đóng niên liễm đúng thời hạn hoặc trong 3 năm liền không có ủng hộ hoặc tham gia sinh hoạt của Hội.

d) Khi có quyết định của Ban Chấp Hành xác nhận hội viên đã có hành vi có phương hại trầm trọng đến quyền lợi hoặc thanh danh của Hội hoặc trái với mục tiêu, đường lối của Hội.



Điều 4: Các phiên họp của hội viên.

Đoạn 1. Địa điểm họp.

Các phiên họp sẽ được tổ chức tại trụ sở chính của Hội.



Đoạn 2. Phiên họp thường niên.

Phiên họp thường niên tổ chức vào tháng 12 hoặc ngày tháng thuận tiện (không qúa trước hay sau 3 tháng ngày Ban Chấp Hành đương nhiệm mãn hạn) để bầu Ban Chấp Hành và để quyết định những vấn đề được đại hội đưa ra biểu quyết. Mọi chức vụ trong Ban Chấp Hành đều được bầu theo thể thức đơn danh và kín. Mỗi hội viên chỉ có một phiếu để bầu trừ phi được hội viên khác ủy quyền Tùy ở số ghế ấn định cho Ban Chấp Hành, ứng viên có số phiếu nhiều nhất sẽ được chọn vào Ban Chấp Hành.



Đoạn 3. Các phiên họp đặc biệt.

Các phiên họp đặc biệt có thể do Ban Chấp Hành triệu tập hay do ít nhất 10% số hội viên có quyền bầu phiếu triệu tập.



Các phiên họp đặc biệt cũng có thể được triệu tập bởi Ban Cố Vấn nếu Ban Chấp Hành không chịu triệu tập mặc dầu đã có lời yêu cầu của Ban Cố Vấn.

Đoạn 4. Thông báo phiên họp.

Ngày giờ và nơi họp phải được thông báo cho hội viên bằng thư ít nhất 10 ngày trước ngày họp.



Đoạn 5. Túc số cần thiết cho các phiên họp.

Túc số cần thiết là 1/3 số hội viên của Hội. Nếu không đủ túc số cần thiết, phiên họp của hội viên sẽ được hoãn tới ngày giờ do quyết định của đa số hội viên hiện diện hoặc có ủy quyền nhưng công việc nào được bàn tới.



Đoạn 6. Sự Ủy quyền.

Trong các phiên họp của hội viên, một hội viên hiện diện có quyền bầu thế cho hội viên vắng mặt nếu có giấy ủy quyền của của hội viên vắng mặt đó.



Đoạn 7. Quyền đầu phiếu.

Mỗi hội viên có quyền bỏ 1 phiếu cho một vấn đề được đua ra biểu quyết. Đầu phiếu ở các phiên họp hợp lệ của hội viên sẽ thực hiện dưới hình thức bỏ phiếu bằng cách giơ tay. Tuy nhiên cuộc đầu phiếu bầu Ban Chấp Hành sẽ thực hiện bằng bỏ phiếu kín.



Điều 5. Ban Chấp Hành.

Đoạn 1. Số người

Hội sẽ không dưới 5 hay hơn 9 người trong Ban Chấp Hành. Số người chính xác sẽ do Ban Chấp Hành hay Đại Hội ấn định theo trong giới hạn này như đã quy định.



Đoạn 2. Quyền hạn.

Ban Chấp Hành sẽ thi hành các quyền hạn của Hội, kiểm soát tài sản của Hội và điều hành công việc Hội, ngoại trừ quy định khác của bản Nội Quy.




tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương