Đặc San Chu Văn An


Tưởng Nhớ Nguyễn Xuân Phúc



tải về 1.62 Mb.
trang14/18
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.62 Mb.
#12756
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

Tưởng Nhớ Nguyễn Xuân Phúc

Một Người Bạn CVA-59

Ngô Tằng Giao, CVA59

  

 

 



 

Trong bút ký chiến tranh mang tên “Mùa Hè Đỏ Lửa” (Quảng Trị 3/73) Phan Nhật Nam đã viết về Phúc như sau:

Tôi xuống xe bước lên bậc đá, tượng Đức Mẹ màu trắng hai bàn tay mở ra, Đức Mẹ đang đối diện với một Mỹ Chánh điêu tàn, loang lổ từng khóm nhà cháy trơ lại hàng cột than đen bốc khói lặng lẽ…

Tiệc” đang đến hồi gay cấn, Robert lửa Nguyễn Xuân Phúc, con Trâu Điên đầu đàn đang ngồi ở thế “ngất ngư con tàu đi”, người ngồi ghế xa lông bằng tác phong “văn minh miệt vườn”, hai chân bỏ lên ghế, đầu gối ép sát mang tai, áo thun, quần trận, mang dép, mở đôi mắt đỏ trông ra phía đồi cát tàn tạ, người đang “vô” men bia đang ngấm vào máu, da mặt đỏ từng khoảng…

- A! đ.m... Tiên sư, bố khỉ, lại mày. Một lô danh từ quý phái tung ra ào ào. Quan Năm Phúc hay ông niên trưởng khủng khiếp nhất của khoá 16, người đã từng phạt nguyên khoá tôi chạy băng đồng từ đồi 1522 Bắc về trường và đoạn chót Miếu Tiên Sư - Phạn Điếm gần 500 thước đường đồi trong vòng một phút. Người nghiêm khắc đình huỳnh của mười năm trước không còn nữa. Bây giờ “niên trưởng” chửi nghe ngon lành, niên trưởng không áo quần thẳng nếp, dây nịt đánh bóng, bây giờ cũng không còn đôi giày đánh bằng nước soi rõ mặt. Quan Năm đánh đôi dép da nhặt đâu đó của dân chạy loạn. Phúc lắc, đánh, đá và chửi thề để chào mừng thằng “đàn em” khốn nạn!...”

*

“Bữa rượu kéo dài thật hào hứng trong đêm. Chẳng biết đây là Mỹ Chánh hay Phong Điền, bên kia con sông rộng không hơn 50 thước lính ông Giáp đang bố trí, đào hầm, liên lạc… Chiến tranh được quên đi, xem như trò chơi, một trò chơi độc ác và cường bạo, bị ép buộc phải diễn cho hết màn chót, bên kia sông trên quốc lộ 1, 19 cây số nữa là Quảng Trị, địa ngục trần gian có thật trên 19 cây số đường dài và thành phố đó. Toán viễn thám ở bên kia sông báo cáo: Phát hiện được tiếng động của xe GMC di chuyển ở phía Hải Lăng….



- Hỏi nó ước tính được bao nhiêu cái? Phúc nói với người

giữ máy truyền tin.

- Khoảng hơn mười cái, tụi nó để đèn chạy về phía mình.

- Như vậy là nó di chuyển bộ binh, nó không dám kéo pháo đi khơi khơi vậy đâu.

- Smith, gọi máy bay Mỹ cho bom xuống đây… Việc này Tây được làm thì thích lắm. Mày đi gọi máy bay, bao giờ có bảo tao... Bây giờ thì tao uống cái đã.

Uống, quan Năm lim dim đôi mắt để thưởng thức men bia, nhưng vẫn lắng nghe thằng Tây báo cáo.

- Smith nếu có bom thì bom cho chính xác, đừng như hôm mồng 5 mày ném ngay chỗ đóng quân thì tao “phơ” mày đấy.

- Hôm mồng 5 có chuyện gì anh Năm?

- Bảo Jet (phản lực) ném bom bên kia sông vì tụi nó bám sát bờ, chẳng biết sao nó thả ngay lên trên tuyến của mình gần mười trái, cày nát tuyến Đại Đội thằng Liễn bay đến chỗ chợ.

Chục chết, mười sáu bị thương. Chơi ở đây phải chơi bằng bom, súng tay và cối hay pháo của mình là đồ bỏ. Mày hỏi làm gì? Viết báo hả?

- Không có, hỏi chơi, tôi viết cái quái gì!

- Mày thấy lực lượng căn bản của tụi nó bây giờ cho một mũi dùi là trung đoàn, dù quân số có đủ hay thiếu cũng là một trung đoàn. Trong khi bên mình kế hoạch hành quân vẫn giữ nguyên ở đơn vị tiểu đoàn và đại đội. Đ... m... chơi kiểu Mỹ mà lấy bài Tây để đánh giặc Tàu thì sống sao nổi! Chiến tranh này phải đánh “en masse” mới có hiệu quả và kỷ luật chiến trường phải giữ tối đa, lính chạy là sĩ quan bắn, tao hoàn toàn chịu trách nhiệm, sĩ quan để phần tao, kể cả Tây nữa phải không Smith? Anh cố vấn chẳng hiểu gì cũng toét miệng cười.

Cửa sổ đóng kín, giọng cười vang động ngôi nhà thờ, ngoài cửa Mỹ Chánh im lặng trong bóng đêm, bên kia bờ sông tám mươi thước là Bắc quân. Chúng tôi cách địch trong một tầm súng bắn thẳng.

Mọi người im lặng, ngôi nhà thờ rung rinh theo nhịp đều đặn, B52 dội bom ở trong núi. -Tốt, đánh đúng “line” buổi chiều mình đưa. Anh Phúc đưa mắt nhìn Hợp (Tiểu đoàn

phó).

- Đúng vậy Trung tá.



Cơn đùa ngừng, Phúc nghiêm trang bảo viên cố vấn đưa tấm bản đồ…

- Bom đánh ở “line” này, bao lâu có thêm phi tuần nữa?

- Khoảng một giờ nữa, phi tuần thứ hai sẽ đánh tiếp. Smith nghiêm nghị trả lời sau khi đã “check” một hồi với “November”. Chẳng biết “November” ở đâu chỉ nghe thằng

cha này O.K ầm ĩ.

Phúc chìa bản đồ qua tôi chỉ vào dãy đồi phía Tây chân Trường Sơn chạy dài từ Camp Caroll, Hương Hóa xuống.

- Tụi nó chuyển pháo đi ở đường này, chắc chắn như thế chiều ngày 9, tụi nó pháo xuồng đây và Phong Điền nghe rõ năm tiếng depart ở vùng Lavang, quan sát thấy hơi khói của nòng súng, Jet đánh tan ngay sau khi tụi tao bắn được ba phùa 15 trái.

- Như vầy pháo đâu đã xuống sâu, có thể nó không muốn đánh xuống nữa.

- Sao vậy được, vì vào Quảng Trị quá sớm, quá dễ, đường tiếp vận và tiếp liệu từ Bắc chưa xuống kịp nên tụi nó chưa

đánh mình, rồi mày xem, nó sẽ kéo pháo xuống bằng đường núi, chỉ cần ngang Hải Lăng là đủ sức bắn đến Phong Điền, An Lỗ Mỹ Chánh này sẽ nằm trong cái túi cho tụi nó sóc lôtô!!

Mục tiêu của chiến dịch sắp đến là Phong Điền, An Lỗ, tao chắc như thế. Thôi dẹp chuyện này lại, bộ binh nó qua sông được một thằng thì tao “biệt phái” ngay thằng đó về nước thiên đàng. Yên chí, năm năm làm tiểu đoàn trưởng tao chưa thua, Hạ Lào, Pleiven và cú vừa rồi ở Barbara tao cũng đem tiểu đoàn “de” lui được an toàn. Thôi, uống đi, hết bia, tao và mày đánh tiếp thằng Johnny Walker.

Đêm khuya, bia hết, anh Phúc quơ chân tìm chai rượu, chai rượu vỡ đổ lênh láng. Có tiếng vỡ trên gạch.

- Bỏ mẹ, rượu bể rồi, cắt cổ không bằng đổ rượu. Phúc bật quẹt đốt ngọn lửa trên vũng rượu. Anh mở mắt nhìn ngọn vàng xanh nhảy múa. Đẹp!

- Lửa đẹp thật, đ.m... có hai xác Biệt động quân chết mấy ngày tao phải đem chôn. Chiến tranh mẹ gì như c... Anh lẩm bẩm một câu không ăn nhập gì với câu chuyện, mắt mở

lớn nhìn ánh lửa chập chờn. Thôi đi ngủ.”

*

Trần Ngọc Toàn trong cuốn “Vào Nơi Gió Cát” viết lại về Phúc trong cuộc rút quân khỏi Quảng Trị tháng 3 năm 1975 như sau:

“2 giờ sáng 29/3/75, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 369 TQLC Nguyễn Xuân Phúc cùng bạn đồng khoá Đỗ Hữu Tùng, Lữ Đoàn phó về tới phi trường Non Nước, với các Tiểu đoàn 2 và 6. Tiểu đoàn 9 tăng phái cho Quảng Nam chưa rút về kịp vì thiếu phương tiện xe tải. Lữ đoàn trưởng Nguyễn Xuân Phúc tìm gặp tư lệnh Bùi. Được biết “ông Tướng” đã ra đi. “Robert Lửa” đã nổi giận chửi đổng bỏ ra. “Robert Lửa” là biệt danh mà tác giả “Mùa Hè Đỏ Lửa” (Phan Nhật Nam) đã viết tặng niên trưởng Nguyễn Xuân Phúc trong trận tái chiếm cổ thành Quảng Trị năm 1972.

Phúc được sinh ra trong một gia đình khá gỉa và có tiếng tăm ở miền Bắc Việt Nam. Năm 1959, trong khi đang theo học chứng chỉ MPC (Toán Lý Hoá) ở trường Khoa Học Đại Học Sàigòn, Phúc tình nguyện nhập học khoá 16 trường Võ Bị Quốc Gia VN tại Đà Lạt. Những năm ở trường võ bị chàng nổi bật với cả thành tích văn hoá lẫn quân sự trong học tập. Năng khiếu lãnh đạo chỉ huy đã phát triển từ những ngày còn chập chững Tân Khóa Sinh. Đối với các khoá đàn em, ai cũng nể phục Tiểu đoàn trưởng SVSQ Nguyễn Xuân Phúc. Bạn bè ai cũng mến chàng ở tính khiêm tốn, cương trực. Lối nói chuyện rất tếu của Phúc khiến ai cũng thích thú. Thật ra, nếu có dáng vóc cao lớn Phúc đã tốt nghiệp thủ khoa với tài “văn võ song toàn”. Bạn bè cùng khoá không ai quên hình ảnh Phúc rất điệu nghệ trong bài vũ “Ba Năm Trấn Thủ Lưu Đồn” vào những dịp trình diễn văn nghệ của trường võ bị. Định mệnh “lính thú đời xưa” đã đeo theo chàng trong suốt đời binh nghiệp. Tốt nghiệp Á khoa, Phúc tình nguyện về phục vụ trong binh chủng TQLC. Ai cũng biết phụ thân của Phúc lúc ấy có thế lực và nhiều quen biết. Với hạng thứ tốt nghiệp cao, Phúc dễ dàng tìm nơi an nhàn trong quân đội lúc đó. Chàng đã “không tìm an lạc dễ dàng mà chỉ khát khao gió mưa cùng nguy hiểm”.

Một hôm ngay sau ngày trình diện Lữ đoàn TQLC, Phúc được đưa thẳng xuống Hải vận hạm HQ-401 neo ở bến Bạch Đằng Sàigòn trực chỉ về tận mũi đất nhọn Cà Mau. Tiểu đoàn 2 TQLC đang hành quân ở Đầm Dơi. Đặt chân đến đơn vị, Thiếu Uý non trẻ đã nhận ngay Trung đội chiến đấu. So với tổ chức Lục quân lúc ấy một Trung đội TQLC hơn hẳn về quân số và trang bị. Đa số chiến binh TQLC xuất thân từ các đơn vị cảm tử Commando của quân đội Pháp chuyển sang, dày dạn kinh nghiệm chiến đấu từ Bắc vào Nam. Từ đó Phúc đã vào sanh ra tử không biết đến bao lần khi cùng đơn vị nhảy vào những điểm nóng bỏng nhất của cuộc chiến VN. Đến năm 65, Phúc với chức vụ Đại Đội Trưởng, đã cùng Tiểu đoàn 2 TQLC diệt cả hơn hai trăm tên VC tại Bồng Sơn, Tam Quan khiến chúng khiếp đảm. Tiểu đoàn 2 TQLC đã được VC mệnh danh là “Tiểu đoàn Trâu điên” từ trận đánh lừng danh này. Dù bị thương ngoài mặt trận đôi lần, Phúc không rời đơn vị cho đến ngày chàng chính thức lên nắm chỉ huy Tiểu đoàn Trâu điên. Không một chiến thắng vang dội nào không có mặt đơn vị của Phúc. Từ Pleime, Dakto, từ mặt trận căng lửa ở Gia Định, Chợ Lớn trong những ngày Tết Mậu Thân đến mặt trận vượt biên Kampuchea, Hạ Lào, đến trận tuyến cam go tái chiếm thành Quảng Trị năm 72. Tin tình báo cho hay VC đã treo giá cao sinh mạng của Phúc nhưng không một phút nào chàng lùi bước trước kẻ thù. Trong đơn vị, Phúc lúc nào cũng hết lòng với đàn em, bạn bè và chiến hữu. Ngoài những tháng năm dài miệt mài trên khắp chiến trường, Phúc chẳng có nhiều thời giờ để sống cho riêng mình. Nhìn thấy những bất công, tham nhũng, thối nát trong quân đội, Phúc ôm hoài bão chấn chỉnh và thay đổi toàn bộ hệ thống từ hạ tầng cơ sở. Chàng đã ứng dụng triết lý Tự Thắng Để Chỉ Huy của trường Võ Bị Quốc Gia để giữ mình trong sạch và liêm khiết. Suốt bao nhiêu năm chỉ huy đơn vị cho đến ngày cuối cùng, Phúc chẳng có gì làm của riêng ngoài mấy bộ quân phục tác chiến đựng trong hòm đạn pháo binh biến chế. Ngoài Đệ Tứ Đẳng bảo Quốc Huân Chương, trên Bộ Huy Chương của Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc còn 17 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu. Mỗi huy chương là một chiến công lẫy lừng với máu xương thật sự đổ xuống. Từ sau cấp bậc Trung Úy, người sĩ quan kiêu dũng này luôn được thăng cấp ngoài mặt trận. Ba mươi tuổi đời đã mang cấp Trung Tá. Từ sau mặt trận Hạ Lào sống sót trở về, Phúc nặng thêm ưu tư khi nhìn thấy tận mắt những tướng lãnh bất tài, vô trách nhiệm, thiếu đạo đức lại vô lối hách dịch và hèn nhát. Những người do thời cuộc đưa đẩy mang cấp tướng nhưng không một chút kinh nghiệm chiến đấu, kiến thức hạn hẹp, chỉ say mê quyền hành, địa vị, danh lợi. Họ đã đưa cả ngàn quân sĩ vào chỗ chết không chút áy náy. Phúc đã âm thầm kết nạp anh em, bạn bè để chuẩn bị ngày thay thế toàn bộ hệ thống lãnh đạo bất tài vô tướng cũ. Ngày ấy đã đến quá chậm.”

Và sau đây là những giờ phút cuối cùng người ta còn đươc biết về Phúc do Trần Ngọc Toàn ghi lại:

Đã 11 giờ trưa ngày 29/3, một nhóm nhỏ lính TQLC dùng cả thuyền thúng tròn chèo ra. Phong nhận diện được người tài xế thân cận của bạn chàng trong số đó.



Chàng chạy xuống đón hỏi:

- Đực, ông thầy mày đâu rồi?

- Dạ, ông biểu tôi bơi ra biển lên tàu. Còn ổng với ông Trung tá Tùng lên xe quay vào Đà Nẵng. Tôi hổng biết ổng đi đâu!

Phong bực dọc nói:

- Bộ ổng điên sao mà quay vào Đà Nẵng!



Đực cúi đầu nghẹn ngào: -Thiếu tá cũng biết, ổng đâu có bơi được. Nghe ổng với ông Tùng bàn đi tìm trực thăng bay

về Phù Cát. Từ sáng sớm hai ông ấy không đi đâu hết, cứ loanh quanh trên bờ biển chờ Tiểu đoàn 9 rút về.

- Sao cậu không theo ổng?



- Tui năn nỉ ổng không chịu. Ông nói nguy hiểm hơn là bơi ra biển lên tàu Hải Quân.”

Sau này chẳng còn ai được nghe tin tức gì về bạn nữa Phúc ạ! Sau năm 1975 nghe một phóng viên nhà báo kể lại là vào giờ chót một “ông lớn chỉ huy” nào đó đã đến đón Bạn bằng trực thăng nhưng Bạn không muốn bỏ các đồng đội dưới quyền của mình ở lại nên chính Bạn đã từ chối ra đi “tìm an toàn cho riêng mình”. Đời người ai cũng phải có một lần chết, nhưng hình ảnh bạn quả thực đã sống mãi trong lòng anh em, nhất là bạn bè cùng học từ Nguyễn Trãi 1955 đến Chu Văn An 1959.

 

Câu chuyện của một người tuẫn quốc:



HÀ NGỌC LƯƠNG
Nguyễn Ngọc Tính, CVA 57

TT Ngô Đình Diệm, HQ Tr/Tá Hồ Tấn Quyền, TL/HQ

gắn lon HQ Th/Úy cho Thủ Khoa khóa IX Hà N. Lương
Lời nói đầu: Bài này viết để tưởng niệm anh Hà Ngọc Lương, cựu học sinh CVA 57. Anh Lương tốt nghiệp thủ khoa khoá 9 trường Sĩ Qua Hải Quân. Năm 1975, anh mang cấp bực Trung Tá giữ chức vụ Văn Hoá Vụ Trưởng tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Khi tình hình suy đồi, anh Lương đã tình nguyện ở lại chống giặc, giữ trường. Nhưng quân ít, thế cô, anh đã phải tuẫn tiết cùng gia đình để xứng đáng với câu “Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm”.

Tình hình chính trị và quân sự qúa sôi động kể từ những ngày cuối tháng 3 năm 1975. Các căn cứ vùng I và vùng II, lần lượt “di tản chiến thuật”. Trong khoá tôi, có 4 người đương phục vụ ở vùng II, đó là các anh Hùng, Võ tại Trung Tâm Huấn Luyện Cam Ranh, Lương, Hoa tại Trung Tâm Huyấn Luyện Nha Trang. Vì đây là các căn cứ huấn luyện, không phải là các đơn vị tác chiến, nên tôi nghĩ rằng, nếu cần phải di tản khi tình hình trở nên đen tối, các bạn tôi chắc chắn sẽ được các đoàn tầu vận chuyển của Hải Quân bốc đi. Đây là lý do mà tôi cảm thấy không lo lắng và thắc mắc về số phận của những người bạn này. Một hôm, nhân dịp đưa vợ tôi đến thăm một người bạn trước kia đã cùng theo học tại một trường ở Nha Trang và đồng thời cũng là “phu nhân” của anh Hoa. Khi hàn huyên cùng Hoa, tôi mới biết anh Hà Ngọc Lương và gia đình vẫn còn bị kẹt tại Nha Trang. Tôi ngạc nhiên và hỏi Hoa:

-Tại sao Lương nó không xuống tầu di tản với mày?

-Tại nó không muốn, và vợ nó cũng không nuốn.

Hoa trả lời và kèm giọng châm biếm:

-Lại một ruộc tướng Hưng, tướng Trưởng đây. Nó muốn tử thủ Nha Trang đó.

Quá bực dọc, tôi nói:

-Thàng Lương nó đóng vai quân từ Tầu. Bộ nó muốn trở thành “người hung” của Hải Quân chắc?

Hoa nhún vai và chẳng để ý đến lời tôi. Sau vài phút im lặng, Hoa buồn bã kể:

Khuya hôn thằng Lương gọi Hot Line về cho sĩ quan trực ở Bộ Tư Lệnh Hải Quân báo rằng tình hình ngoài đó bi đát lắm rồi. Nó nói “còn nước còn tát, hết nước nó sẽ tự xử, quyết không để lọt vào tay giặc”. Nó còn gởi lời chào các bạn đồng khoá 9 Hải Quân, chào Bộ Tư Lệnh trước khi đường dây liên lạc bị cắt đứt.

Lúc đó tình hình mỗi ngày một ngột ngạt và đen tối. Trước vấn đề sinh tử, người nào cũng bù đầu trong việc tìm lấy một quyết định chi chính mình và cho gia đình mình, đó là quyết định “đi” hay “ở”. Đây là lý do mà câu chuyện của người sĩ quan can đảmphi thường Hà Ngọc Lương đã không được chú ý đến và đi vào quên lãng.

Tiếp theo là ngày 30/4/75, chúng tôi đã cùng với làn sóng của người bỏ nước ra đi . Tới đảo Guam, tôi đã được gặp lại các bạn đồng môn cùng khoá 9 và khi kiểm điêm thì thấy thiếu 12 người, trong đó có Hà Ngọc Lương. Riêng về anh Lương thì không ai biết rõ tình trạng thực sự của anh và gia đình. Vì qúa quan tâm đén anh nên mọi người cứ tự đặt những câu hỏi về anh : Sống? Chết? Mất tích? Kẹt lại?...

Phải đợi đến gần hai năm sau, nhờ chuyến vượt biên thành công của anh Trần Văn Sơn, cựu sĩ quan Hải Quân , chúng tôi mới được biết rõ anh Lương đã tuẫn tiết khi Nha Trang lọt vào tay giặc Cộng. Qua lá thư gửi cho người bạn đồng khóa với tôi, anh Sơn cho biết, vì bị kẹt ở Nha Trang, nên biết rõ tình trang của anh Lương.Anh Lương đã thực hiện lời hứa như đã phát biểu trong lần điện đàm cuối cùng với Bộ Tư Lệnh Hải Quân . Anh đã cố gắng chỉ huy số quân ít ỏi còn lạiđể bảo vệ quân trường , nơi đã hun đúc anh trở thành một sĩ quan tài ba và tư cách. Với lực lượng yếu kém, anh đã không thể chống trả với xe tăng và đại pháo của giặc Cộng. Để bảo toàn Danh Dự và Uy Tín của một quân nhân, anh đã noi theo khí tiết của các bậc tiền nhân, “Thà chết chứ không chịu đầu hang giặc”. Tuy dau buồn nhưng anh đã phải lựa chọn một quyết định phi thường là tuẫn tiết cùng 3 đứa con và người vợ thân yêu nhất của đời mình để họ cũng không bị lọt vào tay giặc.

Khi chiến sự tạm yên, thân nhân của các binh sĩ Hải Quân cư ngụ gần quân trường đã tìm thấy xác anh và gia đình nằm hoang lạnh tại văn phòng Văn Hoá Vụ Trưởng. Cảm xúc trước cái chết bi hung của anh, họ đã tự động mang thi hài anh và vợ con anh chôn nơi bãi cát trước quân trường. Mười lăm ngày sau đó, gia đình bên vợ anh đã tới nơi làm lễ cải táng.

Bản sao bức thơ của anh Sơn đã được gửi đến các bạn đồng khóa như một thiệp báo tang.

Đọc được tin này tôi không khỏi ngậm ngùi và suy nghĩ về cái chết của anh. Phải thú thực ngay rằng bọn lính tráng chúng tôi khó mà có được long can đảm phi thương như anh: khi hoàn cảnh bức thúc, cầm sung tự sát đã là cam đảm; nhưng để tránh cho vợ con than yêu khỏi chịu cực hình rơi vào tay giặc , đã nhận lấy cái cực hình hạ sát vợ con , cái can đảm ấy bọn lính tráng bình thường như chúng tôi mấy ai có được. Những năm tháng phải cận kề với chiến trận và máu lửa chỉ tạo cho tôi được tính gan lì, quen với tiếng sung và tỉnh táo trước mọi nguy nan chứ không tạo cho chúng tôi một long qủa cảm như anh.

Con người ai cũng phải chết, cát bụi lại trở về với cát bụi. Có những cái chết lãng nhách hoặc bị người đời đàm tiếu, nhưng lại có những cái chết vẻ vang: Chết mà “sống” mãi trong lòng mọi người như anh Lương và gia đình đã lựa chọn.

Thôi hãy ngủ yên trong long đất mẹ đi anh Lương. Cái chết can đảm và phi thường của anh không phải là vô ích, đó là gương sánh của bậc sĩ phu, nói lên tinh thần bất khuất, chết vinh hơn sống nhục.

Nếu hồn anh có linh thiêng hãy phù hộ cho chúng tôi, những bạn đồng môn, đồng khóa lưu vong này, có được tấm lòng quả cảm như anh, biết coi nhẹ bả vinh hoa vật chất, biết thương yêu đoàn kết để làm được một cái gì có gía trị cho quê hương, cho những thế hệ mai sau, không hổ với tấm gương sáng Hà Ngọc Lương.

Montréal, Thu 1992.


Chuyện Ngày Xưa

Nguyễn Huy Tiên

Thế là đã 50 năm tôi dời ghế trường trung học. Một nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu thay đổi, thăng trầm. Thế sự xoay vần đã may mắn đưa tôi đến định cư ở Mỹ, cách xa quê hương Việt Nam cả một nửa vòng trái đất. Trong cái thay đổi, mất mát không còn nữa tôi mới thấy nhớ, thấy thiếu, và thấy trân quí cái cảnh cũ, người xưa, những tiếng nói và những kỷ niệm quí báu của thời niên thiếu, thời còn đi học ngày xưa với thầy, với bạn ở trường trung học Chu Văn An Hà Nội và Sàigòn.

Năm 1952 lúc bố tôi đổi về làm ở Phủ Thủ Hiến thì gia đình tôi về Hà Nội và tôi sửa soạn thi vào lớp đệ thất trường trung học Chu Văn An. Tôi xa dời cái trường tiểu học nhỏ bé êm đềm Nguyễn Văn Ngọc ở thị xã Hà Đông với những hang cây phượng vĩ trong sân trường cho đầy hoa đỏ rực rỡ và bóng mát về mùa hạ. Tôi nhớ đến cái làng Cầu Đơ ở thị xã có bến xe Ba La Bông Đỏ ở cuối tỉnh và hai cây cầu bắc ngang sông Nhuệ ở đầu tỉnh. Bến tầu điện đi Hà Nội cũng ở đây. Tầu điện này đã nhiều lần đưa tôi đi Bờ Hồ Hà Nội. Lần nào ở trên tầu tôi cũng nghe tiếng mời chào ngọt ngào, khéo léo của các cô hàng đội thúng mẹt đầy sôi, bánh dầy, bánh giò, chả lụa và chả quế thơm phức ở bến tầu đợi (croisement) nằm ở khúc nửa đường đến Hà Nội. Trên lộ trình này tôi đã đi qua những địa danh có tiếng của Hà Nội. Trước hết là khu phố Khâm Thiên nơi nổi tiếng vì có cô đầu ngày xưa, rồi gò Đống Đa di tích nơi vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Tầu đổi hướng ở gần Quốc Tử Giám để vào phố Hàng Gai và Hàng Bông trước khi tới Bờ Hồ. Tôi đi qua cái bảng hiệu của nhà trồng răng Minh Sinh. Gần đó là phố dẫn đến chợ Hàng Da và phố Hàng Bông Thợ Ruộm. Tại Bờ Hồ, có lần tôi đổi tầu đi Chợ Hôm để thăm ông Bác ở ngõ Tràng An và có lần đổi tầu đi chợ Đồng Xuân qua phố Hàng Đào, Hàng Ngang và Hàng Đường. Hàng Đường có ô mai và chợ Đồng Xuân còn nhắc tôi đến món bún chả và quà vặt. Tôi đổi qua xe tay để đến trường Chu văn An ở phố Cửa Bắc hoặc đi vườn Bách Thảo, Hồ Tây, đường Cổ Ngư và Nghi Tàm.

Ở Hà Nội tôi đi học trường Dũng Lạc một thời gian để sửa soạn thi vào đệ thất. Tôi chọn thi vào trường Chu văn An thay vì trường Nguyễn Trãi có lẽ cũng vì trường này gần nhà tôi hơn. Trước hết tôi ở phố Bùi Viện mà một đầu có vườn hoa Hàng Đậu và phía đầu kia là trường tiểu học hàng Than. Từ Bùi Viện đi bộ đến trường Chu văn An rất gần. Phố Bùi Viện đã bị đổi tên rất sớm, chắc là ở lúc Việt Minh và cộng sản vào Hà Nội. phố Đường Thành. Cả hai phố này đều gần trường Chu văn An. Khi ở phố Hàng Rươi, tôi thường đi bộ qua phố Hàng Cót để cùng đi với anh bạn tên Đinh Vỹ để cùng đến trường.

Chúng tôi thường đi sớm, vừa đi vừa chơi dọc theo vườn hoa và bao giờ cũng cố tránh đến gần bóp cảnh binh Hàng Đậu vì bóng giáng của người lính gác có súng ở cổng. Có hôm mải chơi, la cà dọc đường nên chúng tôi đã phải ba chân bốn cẳng chạy cho cố để đến trước khi trống báo hiệu đóng cổng trường. Nếu cổng trường đóng rồi thì chắc chắn là bị phạt công-si vì lý do đến trường muộn. Tôi mất liên lạc với bạn Vỹ khi di cư vào Nam và bây giờ cũng không biết bạn ở nơi nào.

Tôi chọn thi vào ban sinh ngữ Anh văn thay vì ban cổ ngữ Hán văn vì kinh nghiệm khi trước lúc tản cư ở làng quê tôi đã chán ngấy cuốn Tam Tự Kinh. Ngày đi coi bảng thật là hồi hộp vì tôi cũng không chắc các bài thi tôi làm được hoàn hảo, nhất là bài thi Toán bao giờ cũng khó, lắt léo và hắc búa.

Ngoài ra số học sinh thi vào ban Anh văn cũng đông hơn và nhiều học trò giỏi và vì thế có nhiều cạnh tranh. Tuy nhiên cũng có một an ủi là nhà trường lấy nhiều lớp hơn cho ban Anh văn. Ngày tuyên bố kết quả kỳ thi tuyển cũng tới. Một bảng danh sách ghi tên những học sinh trúng tuyển được niêm yết trên một bảng đóng vào thân cây trong sân trường. Hôm đó là một ngày may mắn, tôi đã đậu vào lớp đệ thất trường Chu văn An. Nhìn lên, tôi thấy cái cao ốc ba tầng xây theo kiểu Tây trông đẹp đẽ làm sao.

Hồi đó tôi thích học tiếng Anh vì tôi mê xem phim cao bồi, có đoàn trâu rừng dữ tợn và có người da đỏ cưỡi ngựa bắn súng lồng trong cái khung cảnh bao la, hùng vĩ của miền Viễn Tây và Tây nước Mỹ. Hơn thế nữa, tôi lại có dịp sớm được tiếp xúc với văn hóa Mỹ qua thư viện Mỹ ở Hà Nội. Có một mùa hè tôi đi học luyện thi ở trường Dũng Lạc ngay ở bên hông nhà thờ lớn Hà Nội và một cơ duyên nào đó thư viện Mỹ lại tọa lạc ở góc đường Hàng Trống và phố Nhà Thờ.

Tôi nhớ phố Hàng Trống không phải vì bán trống là vì phố này có tiếng là may cắt quần áo Tây rất khéo. Nhiều người ở Hà Nội đặt may complet ở phố Hàng Trống nổi tiếng này.

Tôi thường đến trường sớm để ghé vào thư viện đọc báo nhật trình, đọc tạp chí như báo Time, báo Life với những hình ảnh nghệ thuật đẹp vô cùng. Rồi chung quanh tường đầy những quyển sách dầy bìa cứng, gáy mạ vàng để trên các kệ sách đắt tiền. Cái máy lạnh cho hơi thật mát làm xoa dịu những ngày hè oi bức ở Hà Nội. Vì ghé thư viện này mà tôi đã mộng mơ có ngày được sang Mỹ đi du học. Tôi có một kỷ niệm khó quên ở thư viện này vì tôi đả phải trả một cái giá rất đắt. Bố tôi cho một cái xe đạp nhập cảng từ Pháp rất tốt và đắt tiền. Hồi đó chiếc xe đạp là vật quý giá nhất. Tôi dùng nó để đi học mỗi ngày, tôi đi bát phố, đi cinema và đi chơi với bạn và thăm bạn. Thế mà tôi bị mất xe đạp đậu ở thư viện Mỹ. Hôm đó vì không định ở thư viện lâu nên tôi không khóa xe và vì nghĩ sẽ chỉ đậu trong ba hay năm phút. Tôi đã lầm, xe tôi đã bị mất cắp trong thời gian ngắn ngủi đó. Tôi tiếc hùi hụi.

Khi di cư vào Nam, tôi cũng tìm đến thư viện Mỹ. Ở đây cái máy lạnh củng thật mát nhất là khi tôi bước vào từ đường Hai Bà Trưng nóng bỏng. Tôi đến đây nhiều lần và từ đó biết đến các cuốn sách bán chạy nhất (best sellers). Cuốn sách Profile in Courage của Thượng Nghị sĩ John F Kennedy cũng được trưng bầy ở đây hồi đó.

Những kỷ niệm với các thầy ở trường Chu Văn An Hà Nội thì tôi quên nhiều. Có thể vì tôi là lính tò te và ở trong một khung cảnh mới nên rất khép nép và lo chăm chỉ học hành. Người mà tôi sợ nhất lúc bấy giờ lại là thầy giám học Vũ Đức Thận chứ không phải là thầy hiệu trưởng Vũ Ngô Sán hay thầy Tổng giám thị Nguyễn Hữu Lãng. Thầy giáng người nhỏ bé, rất nghiêm nghị. Tôi gặp thầy thường là ở buổi chào cờ buổi sáng ở sân trường và tôi len lén nhìn thầy ở lúc xếp hàng trong sân và lúc xếp hàng đi vào lớp. Tôi sợ thầy có lẽ vì những lời rỉ tai, đồn đại tôi nghe được qua bạn bè là thầy hay phạt học trò công-si.

Thời buổi này tôi đẻ ý đến sắc diện bề ngoài và quần áo các thầy mặc. Hồi đó khi đi học tôi phải để ý sao cho quần áo mình mặc phải cho tươm tất sạch sẽ. Cứ mỗi hai hay ba tuần tôi phải dùng nước pha bột để đánh cho cái cối và vật liệu làm nón bằng cói cũng thay đổi. Tôi đi giầy săng đan hay giầy bata có phết bột trắng trông cho kẻng. Tôi cũng phải thủ một lọ brillantine để làm cho bộ tóc đen them bóng loáng. Nhưng tôi vẫn kỵ để tóc tém. Tôi nhận xét có hai thầy lúc nào cũng ăn mặc complet gọn gàng, đeo kính trắng gọng vàng trông rất là sang là thầy Lê Trung Nhiên giậy Anh văn và thầy Bính (tôi quên họ) giậy môn Toán. Thầy Bính rất tốt với tôi với những lời khuyến khích mà sau này tôi cố học chăm chỉ về toán để lọt qua các kỳ thi khó khăn. Thầy Bính ở lại Hà Nội không di cư, còn thầy Nhiên sau này vào Sàigòn và hình như thầy chỉ giậy Pháp văn mà thôi.

Vào Sàigòn vì không muốn đi học nhờ buổi trưa ở trường tiểu học Trương Minh Ký dành cho học sinh di cư nên tôi đã nộp đơn ghi học lớp đệ ngũ ở trường Hồ Ngọc Cẩn trong khuôn viên nhà thờ Huyện Sĩ và tôi được học buổi sáng. Tôi được học thầy Nguyễn Tá dậy Toán ở đây và được biết hồi trước thầy dậy ở trường Nguyễn Trãi Hà Nội. Thầy dậy rất giỏi nhờ vậy tôi được thêm ít căn bản về Toán. Tôi cũng gặp thầy Thiên Phụng dậy tôi môn Nhạc Lý ở Chu văn An Hà Nội năm xưa. Đến năm Đệ Tam có lẽ vì đậu trung học đệ nhất cấp có hạng nên tôi xin sang được trường Chu văn An ở gần nhà. Trường Hồ Ngọc Cẩn năm ấy tiếp thu được một cơ sở mới và dọn sang Gia Định.

Niên khóa 1956-1957 nhà trường xếp tôi vào học lớp đệ tam (3B1). Vì là ma mới nên tôi thường ngồi ở dẫy bàn cuối lớp. Rồi quen đi tôi vẫn chọn ngồi ở cuối lớp năm đệ nhị.

Nhửng người bạn mới ngồi cùng bàn với tôi có Từ Bộ Châu, Bùi Hùng Khoát, Nguyễn Văn Trò và xa xa là Nguyễn Quốc An, Nguyễn Văn Lãng. Ngồi bàn trên có Đặng Trần Dũng, Quản Tú Anh, Lê Vĩnh Bảo và Lê Nhân Ảnh. Năm đệ nhị, tôi còn nhớ có Nguyễn Sĩ Long mà tôi có nhiều dịp trao đổi sách lúc học thi Tú Tài 1 và Nguyễn Hữu Chung một học sinh người miền Nam sau này làm dân biểu. Ở cuối lớp nơi có biệt danh là khu nhà lá, xa mặt trời nên chúng tôi dễ xì xào bàn bạc nhưng nhiều khi cũng bị các thầy để ý nhiều hơn. Sau này khi tôi chọn ngồi ở trên thì tôi chăm chú hơn đến các bài giảng dậy của các thầy. Cũng vì vậy khi đi xem kịch hay xem hát tôi thường mua vé để được ngồi gần sân khấu. Các cơ quan thị giác, thính giác ít bị ảnh hưởng và chia phối bởi ngoại cảnh và tiếng động ở chung quanh.

Ngay ở buổi đầu của lớp Toán với thầy Đào Văn Dương tôi đã cảm phục về trí nhớ của thầy. Với kinh nghiệm dậy Toán lâu năm, thầy đã có thể đọc thuộc lòng mục lục các đề tài sẽ giảng dậy trong niên khóa. Lý do khác có thể là vì thầy là tác giả cuốn sách giáo khoa này. Tôi thích cái mực thước giảng dạy theo sư phạm không thừa, không thiếu của thầy. Với giọng nói mạnh mẽ và hấp dẫn nên tuy ngồi ở cuối lớp nhưng tôi cũng nghe và theo được các lời giảng dạy của thầy.

Vị giáo sư khác tôi nhớ là giáo sư Vũ Khắc Khoan dậy môn Sử. Nhìn thầy, tôi thấy toát ra cái phong cách của một nhà lãnh đạo cách mạng với đôi mắt sáng và giáng đi hiên ngang, Thầy cũng hay đi xích-lô làm phương tiện di chuyển đến dậy học. Lúc diễn giảng, thầy nói say sưa, dõng dạc làm thu hút người nghe và cũng làm môn Sử học bớt tẻ nhạt. Tôi nhớ một lần thầy phải ngừng diễn giảng vì có tiếng lào xào ở dẫy bàn cuối lớp. Thầy chỉ anh N Q An đứng lên và hỏi anh bàn tán chuyện gì. Anh An lí nhí trả lời với giọng nói miền Trung. Thầy hỏi anh năm nay bao nhiêu tuổi. Anh thưa 16. Trong khi tôi đang suy nghĩ về câu hỏi này thì tiếp theo thầy cho cả lớp biết là lúc vua Hàm Nghi tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp và bị bắt vào năm vua 16 tuổi, ở cái tuổi của chúng tôi bấy giờ. Tôi cảm mến cái ý móc nối so sánh của thầy và tôi rất hãnh diện có thầy dậy chúng tôi môn Sử. Quan niệm học môn Sử đối với tôi từ đó đã đổi và là môn học làm người, môn học làm ta biết và yêu thương nước.

Niên khóa 1957-1958 tôi ở lớp đệ nhị (2B1). Vào buổi chiều tôi thường thấy có đại tá Chỉ Huy Trưởng Không Quân Nguyễn Xuân Vinh, tốt nghiệp Cao Học Toán ở Pháp, đến dậy. Thầy không dậy lớp tôi nhưng tôi thấy thầy ngồi trên chiếc xe đen bóng loáng có tài xế quân nhân đưa đón đến trường. Hồi đó chúng tôi phải học thêm môn Quân Sự Học chuyện bất ngờ đến với nhóm học sinh Quân Sự Học Đường là cả lớp được đi nghe diễn giảng của thầy ở trong căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Tôi không biết do sự sắp xếp nàomà một buổi trưa có đoàn xe GMC của Không Quân đến đón chúng tôi ở trường. Điều làm tôi thích thú là cái đề tài của bài giảng nghe thật hấp dẫn mang tên là “Một Vài Hàm Số Trong Truyện Kiều”. Tôi thấy đề đài rất kêu và chờ đợi được nghe.

Tôi cũng nghĩ là chỉ có thầy mới làm được chuyện kết nối giữa một áng văn chương tuyệt tác và toán học, môn sở trường của thầy. Tiếc thay hôm đó vì ngồi ở cuối giảng đường và khá xa bục giảng nên tôi cũng không lãnh hội được nhiều.

Vì xếp hàng theo kiểu nhà binh khi đi vào ngồi nghe nên chúng tôi không đựợc chọn lựa chỗ ngồi. Ước gì thầy còn giữ được bài viết này.

Tôi rất quí mến thầy Nguyễn Văn Lộc dậy môn Anh văn và được biết thầy đã dậy môn này từ nhiều năm ở trường Nguyễn Trãi Hà Nội. Qua lời giảng dạy, tôi thầy thầy thong suốt về văn học và văn chương Anh quốc. Thầy thường đọc và giảng các bài trong cuốn L’Anglais Vivant viết từ bên Pháp. Nhưng tôi chỉ thích nghe thầy nói chuyện về cái cầu sông Thames và về những lâu đài, dinh thự của vua chúa ở Luân Đôn và vùng phụ cận. Thầy dậy nói tiếng Anh bằng cách chỉ dẫn cho chúng tôi chỗ cần nhấn mạnh ở mỗi chữ để cho người nghe hiểu. Thầy thân thiện với học trò và thường gọi chúng tôi là các cậu, một từ ngữ mà tôi ít dùng với bạn bè khi di cư vào Nam. Tôi còn nhớ đến cuốn truyện She Stoops To Conquer mà thầy Lộc chỉ cho đọc thêm và thích thú về chuyện anh chàng nhát gái, thiếu tự tin. Thì ra dù ở Âu hay Á chuyện như vậy có xẩy ra.

Niên khóa 1958-1959 tôi học lớp đệ nhất (1B1) và được thầy Hoàng Cơ Nghị dậy môn Vật Lý. Tôi biết thầy tốt nghiệp thạc sĩ ở Pháp và có rất nhiều kinh nghiệm vì đã dậy môn này lâu năm ở trường Chu văn An. Thầy có in sách giáo khoa môn vật lý để giảng dạy. Tôi còn nhớ thầy nhấn mạnh dùng chử nọa tính mà thầy cho là sát nghĩa hơn thay vì dùng chữ quán tính đang được dùng trong các sách giáo khoa lúc bấy giờ.

Lúc diễn giảng thầy thường đi tới lui trước lớp. Để dẫn giảng hiện tượng cộng-hưởng, thầy đưa ra thí dụ mà bây giờ tôi còn nhớ. Đại khái thầy kể chuyện trong thế chiến, có đoàn quân Đức xếp hàng bước cùng một nhịp qua một cây cầu và làm cây cầu bị xập. Câu chuyện không biết có thực không, nhưng tôi hiểu hiện tượng cộng-hưởng từ đó. Thầy còn kể chuyện về những người dân Tây Tạng đi tị nạn ở Thụy Sĩ, với cuộc sống vất vả khác với phong tục, tập quán của họ. Tôi không mảy may để ý đến chuyện này thế mà mười lăm hai chục năm sau, một số người Việt như tôi cũng phải chịu chung cái số phận xa lìa quê hương đi tị nạn.

Tôi còn biết ơn nhiều thầy khác như thầy Bùi Đình Tấn dậy Địa Lý làm tôi say mê biết đến các miền khí hậu trên thế giới. Tôi còn nhớ thầy nói về khi hậu California cũng giống khí hậu của miền Địa Trung Hải. Tôi thầm ước có ngày được thăm viếng và an hưởng cái khí hậu đặc biệt của nơi này. Tiếp nữa tôi có thầy Nguyễn Văn Phong rất nghiêm nghị dậy môn Toán, thầy Quỳnh với những hình vẽ mầu sắc bay bướm của môn Vạn Vật, thầy Trần Văn Mại rất đạo mạo dậy môn Pháp văn và thầy Đặng văn Nhân thật hiền, một giáo sư công chức dậy môn Thiên văn. Các thầy trẻ hơn dậy rất hăng hái, nhiệt thành và làm học sinh dễ thấu hiểu môn học như thầy Trần Trọng San dậy môn Triết và thầy Phan Huy Tùng dậy môn VậtLý, Hóa Học.

Tôi rất tiếc đã quên tên một số lớn các thầy khác ở đây kể cả các thầy giám thị đã nhọc lòng vất vả với cái nhóm học trò nghịch ngợm, quỉ sứ chúng tôi. Xin ghi ơn các thầy. Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa là cái phương châm tôi tâm niệm.

Ở thời điểm này điều vui mừng và may mắn là tôi còn nhớ để ghi ra đây và chia sẻ những kỷ niệm đẹp này với đồng môn vì không biết mai này tôi còn nhớ được bao nhiêu. Tôi cũng biết rằng thời gian, sức khỏe và tuổi tác là những yếu tố làm ta quên đi rất nhiều. Điều vui kế tiếp là khi nghĩ và viết đến hay đọc các chuyện kể hay ký ức của các bạn đồng lứa tuổi cùng trường thì tôi có cảm tưởng như mình đang xem lại những đoạn phim ngắn, quí giá luôn tạo ra cái cảm giác nhẹ nhàng thoải mái và sung sướng. Tôi luôn luôn trân quí và ghi ơn bố mẹ tôi, những ân nhân của tôi, các ông thầy, các bạn, các người tôi quen biết hay không quen biết đã hy sinh, giúp đỡ, săn sóc tôi mặc dù đôi khi họ không phải người ruột thịt..



tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương