CƠ SỞ LÝ luận về khiếu kiện hành chíNH, LỊch sử VÀ thực trạNG khiếu kiện hành chính ở NƯỚc ta 6


Thực trạng khiếu kiện hành chính ở nước ta hiện nay



tải về 0.66 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích0.66 Mb.
#1942
1   2   3   4   5   6   7   8   9

1.5. Thực trạng khiếu kiện hành chính ở nước ta hiện nay


Như đã trình bày ở trên, KKHC bao gồm hai loại: khiếu nại đến các cơ quan hành chính nhà nước (khiếu nại hành chính) và khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, vì vậy, vấn đề được xem xét theo hai loại này.


1.5.1. Thực trạng khiếu nại hành chính


Trong thời gian qua tình hình khiếu nại trong lĩnh vực hành chính ở nước ta diễn biến phức tạp, số lượng vụ việc khiếu nại gia tăng, năm sau cao hơn năm trước, tính chất gay gắt, đặc biệt là tình trạng khiếu kiện đông người diễn ra trên diện rộng ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Theo thống kê từ năm 1999 đến năm 2005, cả nước có 2.161 đoàn khiếu kiện đông người, vượt cấp lên trung ương. Các cơ quan hành chính các cấp đã tiếp 1.867.864 lượt công dân đến trình bày KNTC, kiến nghị, phản ánh. Riêng tại trụ sở tiếp công dân cuả trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp 113.101 lượt người và 2.902 đoàn đông người khiếu kiện lên trung ương. Số lượng người đến KNTC tại Trụ sở tiếp dân cuả Trung ương Đảng và Nhà nước từ năm 1999 đến năm 2002 liên tục tăng, đặc biệt là hai năm 2001- 2002, mỗi năm người khiếu kiện vượt cấp lên trung ương tăng hơn 20% (năm 2001 tiếp 20.525 lượt người, tăng 27,6% so vơí năm trước; năm 2002 tiếp 25.734 lượt người, tăng 21,7%). Ở nhiều điạ phương đã phát sinh khiếu kiện đông người gay gắt, phức tạp, trở thành “điểm nóng” như:

Việc khiếu tố ở 20/22 xã thuộc huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định; khiếu kiện tranh chấp đất cuả hơn 2000 hộ dân ở huyện Ba Trái, Giồng Trơm, Thạnh Phú tỉnh Bến Tre; Khiếu kiện về đai cuả hơn 300 hộ nông dân với nông trường 30/4, tỉnh Sóc Trăng; Khiếu kiện về đất đai cuả nhiều hộ nông dân người Khơme ở An Giang…Các đoàn khiếu kiện đông người ở các điạ phương thườg lên trung ương trong thời gian diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng cuả đất nước như: Hội nghị cuả Ban chấp hành trung ương Đảng, các kỳ họp Quốc hội. Đáng lưu ý, nhiều cá nhân, các đoàn khiếu kiện đông người khi về trung ương đã có sự liên kết với nhau để gây sức ép tại các cơ quan trung ương và nhà riêng cuả các lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Có đoàn khiếu kiện đã đưa những người già, phụ nữ, trẻ em, thương binh, thân nhân cuả liệt sỹ đi cùng, trưng khẩu hiệu, căng biểu ngữ, tạo nên sự bức xúc, gay gắt, không tin tưởng vào việc giải quyết cuả chính quyền điạ phương, yêu cầu trung ương về giải quyết, cá biệt có đoàn còn kéo tới Lãnh sự quán Mỹ nhờ can thiệp. Nhiều trường hợp khiếu kiện dài ngày ở các cơ quan trung ương tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Điển hình là sự kiện 400 công dân với hàng trăm khẩu hiệu, băng rôn, lều, lán được dựng lên trong nhiều tháng tại trụ sở Văn phòng Chính phủ số 7 Lê Duẩn thành phố Hồ Chí Minh để khiếu kiện. Người khiếu kiện đã có các hành vi vượt ra ngoài quyền khiếu nại mà pháp luật quy định như: Lăng mạ, xúc phạm, hành hung, gây thương tích hoặc bắt giữ cán bộ, đập phá tài sản, bao vây, cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường cuả doanh nghiệp, gây rối trật tự công cộng. Tình hình trên đã gây phức tạp về an ninh chính trị và trật tự xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường cuả các cơ quan nhà nước, làm giảm uy tín cuả Đảng và Nhà nước đối với nhân dân [45,Tr1]. (Xem bảng 2.1).

Qua nghiên cứu các đơn khiếu nại cuả các đối tượng gửi đến các cơ quan hành chính nhà nước trong năm năm trở lại đây, có thể thấy các khiếu nại hành chính thường tập trung ở các loại sau[84,Tr2-3]:

- Tranh chấp đòi lại đất giữa công dân với các đơn vị quân đội, nông trường quốc doanh về số đất đai Nhà nước đã giao cho các nông trường sử dụng hoặc giao cho các đơn vị quân đội để phục vụ cho nhu cầu an ninh, quốc phòng trong thời kỳ diễn ra chiến tranh biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, nhưng sau khi chiến tranh kết thúc các cơ quan, đơn vị đã buông lỏng quản lý, để người khác lấn chiếm, phát sinh tranh chấp.

- Tranh chấp đòi lại đất cũ trong giai đoạn cải tạo nông nghiệp, đất đã đưa vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất. Khi hợp tác xã, tập đoàn sản xuất giải thể, chính quyền đã giao phần đất này cho người đang trực tiếp sử dụng.

- Các khiếu nại đòi lại đất thuộc diện cải tạo, đất vắng chủ. Các khiếu nại về đất đai, nhà cưả, trường học liên quan đến các tổ chức tôn giáo.

- Các khiếu nại về bồi thường, giải toả giữa các hộ dân với các ban quản lý dự

án đầu tư và chính quyền điạ phương các cấp trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích cuả người dân khi phải di dời nhà ở, tài sản trên đất để thực hiện các dự án đầu tư phát triển.

- Khiếu nại đòi lại đất trước đây do tham gia cách mạng hoặc do chiến tranh không thể trực tiếp sử dụng được, đất do bị chế độ cũ trưng thu, trưng dụng…nay do Nhà nước trực tiếp quản lý.

- Khiếu nại đòi lại đất trước đây đã giao cho người khác sử dụng như: giao cho người thân trông coi để đi tham gia cách mạng; cho người khác mượn để sản xuất hoặc ở nhờ; tranh chấp ranh giới đất, hẻm, lối đi chung…

- Khiếu nại về việc sử dụng nhà ở thuộc sở hưũ nhà nước .

- Khiếu nại các HVHC cuả các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ.

Nguyên nhân cuả tình trạng trên là do đất nước ta đang ở trong thời kỳ đổi mới, tốc độ đầu tư tăng nhanh, quá trình đô thị hoá diễn ra liên tục, nhiều công trình xây dựng được triển khai như cầu, đường, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu quy hoạch dân cư, khu độ thị mới được mở ra[17,Tr29]. Việc thực hiện các dự án đầu tư, việc chỉnh trang đô thị, việc thu hồi đất để phát triển kinh tế, vì lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia đã tác động mạnh đến quyền lợi và các sinh hoạt bình thường cuả một bộ phận không nhỏ dân cư. Trong khi đó, giá bồi thường thiệt hại cuả Nhà nước không theo kịp sự biến đổi cuả thị trường bất động sản đã làm phát sinh các tranh chấp, khiếu nại cuả các đối tượng có đất bị thu hồi.

Bên cạnh đó, những khiếu nại phát sinh do lịch sử để lại qua việc thực hiện chính sách cải tạo XHCN tại miền Nam những năm đầu giải phóng như: cải tạo nhà đất, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, chính sách tập đoàn… Những khiếu nại từ việc cho mượn đất, cho ở nhờ, nhờ người trông coi đất gia tộc để đi kháng chiến hoặc đến nơi khác sinh sống …

Ngòai ra tình trạng khiếu nại kéo dài, số lượng đơn khiếu nại ở nhiều cơ quan nhà nước tăng lên không ngừng còn do:

- Pháp luật cho phép người khiếu nại được quyền khởi kiện vụ án hành chính nhưng thẩm quyền giải quyết cuả Tòa án còn rất hạn chế, quyền giải quyết các KKHC phần lớn vẫn thuộc về các cơ quan hành chính nhà nước.

- Cùng một nội dung khiếu kiện nhưng đương sự làm thành nhiều bộ hồ sơ khiếu kiện và gửi đến nhiều cơ quan nhà nước.

- Việc lạm dụng quyền xem xét lại các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật cuả cơ quan nhà nước có thẩm quyền vô tình đã tạo ra tâm lý và hành vi không chấp hành quyết định đã có hiệu lực pháp luật cuả cơ quan nhà nước có thẩm quyền cuả người khiếu nại, tiếp tục khiếu nại làm cho việc khiếu nại kéo dài, không có điểm dừng.

- Một số cơ quan, đơn vị chưa kịp thời giải quyết các thắc mắc cuả nhân dân làm cho các bức xúc phát triển thành khiếu nại. Việc giải quyết khiếu nại chưa được xem xét giải quyết ngay từ cấp cơ sở, dẫn đến tình trạng những người khiếu nại đã tập trung khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc gửi đơn đến các cơ quan báo chí, cơ quan cuả Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp …

- Thực sự tệ quan liêu cuả bộ máy nhà nước vẫn còn nặng, trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm trong công việc và thái độ tiếp dân cuả một bộ phận cán bộ, công chức chưa thực sự được tốt, tham nhũng, tiêu cực vẫn còn tồn tại. Các yếu tố trên luôn quan hệ với nhau, xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều khâu trong quy trình quản lý nhà nước tạo thành nguyên nhân gây bức xúc cho công dân, tạo ra khiếu nại hành chính[43, Tr7].




1.5.2 Thực trạng khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án


Qua thực tiễn tiếp nhận và giải quyết các KKHC tại các cơ quan hành chính và tại các Tòa án nhân dân trong các năm gần đây cho thấy số lượng đơn khiếu nại gửi đến các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến điạ phương rất lớn, nhưng ngược lại, số lượng đơn khởi kiện gửi đến Tòa án nhân dân các cấp mặc dù hàng năm có tăng nhưng vẫn không đáng kể.

Khi mới thành lập (1996) lượng đơn kiện gửi đến Tòa rất lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng đa số là các vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, vụ việc đã hết thời hiệu khởi kiện hoặc chưa đủ điều kiện khởi kiện (chưa khiếu nại lần đầu hoặc chưa có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu). Loại việc khởi kiện chủ yếu là các việc: kiện đòi lại nhà, đất đã bị Nhà nước quản lý trong quá trình thực hiện các chính sách của Nhà nước về cải tạo nhà cho thuê, nhà của các đối tượng sỹ quan quân đội, sỹ quan cảnh sát chế độ cũ và nhà vắng chủ; kiện các quyết định giải quyết tranh chấp đất đai …

Sau một thời gian hoạt động, do có sự kiểm tra chặt chẽ từ khâu xem xét, nhận đơn kiện, nên các đơn kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hoặc không đủ điều kiện khởi kiện đều được Tòa án trả lại cho người khởi kiện. Chỉ có các vụ kiện thuộc thẩm quyền mới được Tòa tiếp nhận, thụ lý giải quyết ( Xem bảng 1.1).

Tuy số lượng đơn được Tòa án tiếp nhận để giải quyết không nhiều nhưng tính chất cuả các vụ kiện ngày càng phức tạp, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: quản lý nhà nước về đất đai (giải quyết tranh chấp đất đai; giao đất; thu hồi đất; đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, quản lý sử dụng đất, thu thuế, truy thu thuế, thu tiền sử dụng đất. Đặc biệt, có nhiều trường hợp do QÑHC, HVHC tác động đến nhiều người như: quyết định thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế; quyết định đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, đã xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người, ảnh hưởng đến trật tự công cộng cũng như tiến độ thực hiện các dự án đầu tư[86,Tr1-2].

Điển hình cuả tình trạng khiếu kiện đông người tại Toà án có thể kể đến vụ khiếu kiện cuả 132 cá nhân tại quận 9 thành phố Hồ Chí Minh đối với quyết định thu hồi đất để xây dựng khu công nghệ cao cuả UBND thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể: Để phát triển kinh tế đất nước và thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996- 2010, theo quyết định cuả Thủ tướng Chính phủ, ngày 27/6/2002 UBND thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số 2666/QĐ-UB thu hồi 804 ha đất tại quận 9 thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng Khu công nghệ cao thành phố. Đứng trước yêu cầu phải xây dựng thêm một số khu chức năng trong Khu công nghệ cao theo Nghị định số 99/2003/NĐCP cuả Chính phủ, ngày 19/5/2004 UBND thành phố có Quyết định số 2193/QĐ-UB thu hồi thêm 102.2275 ha đất tại khu vực quận 9 bổ sung cho Khu công nghệ cao thành phố. Cho rằng việc thu hồi đất cuả UBND thành phố là không đúng thẩm quyền, thủ tục và các quy định cuả pháp luật có liên quan, 132 người có đất thuộc phạm vi bị thu hồi đã khởi kiện vụ án hành chính yêu cầu Toà án huỷ bỏ Quyết định số 2666/QĐ-UB và Quyết định số 2193/QĐ-UB cuả UBND thành phố (trong đó có 123 người yêu cầu huỷ bỏ Quyết định số 2666/QĐ-UB và 9 người yêu cầu huỷ bỏ Quyết định số 2193/QĐ-UB). So với một số vụ KKHC trước đây tại Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, KKHC lần này cuả 132 cá nhân có tính chất và mức độ phức tạp hơn nhiều vì vụ kiện có đông người tham gia, giữa những người đi kiện có sự phối hợp, tổ chức rất chu đáo như: phân công người làm tư vấn pháp luật, chuẩn bị nội dung tranh tụng; phân công người làm đại diện để phát biểu tại phiên toà, người đi theo làm hậu thuẫn, người chuẩn bị đồng phục áo bà ba, khăn rằn quấn cổ, áo dài, khăn đóng cho những người đi dự phiên toà, người chuẩn bị khẩu hiệu, biểu ngữ[88,Tr1].

Qua nghiên cứu tình hình nộp đơn khởi kiện hành chính tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chi Minh, có thể thấy một số nguyên nhân làm cho số lượng đơn khởi kiện gửi đến Tòa án không nhiều là do:

- KKHC có thể xảy ra trên nhiều lĩnh vực cuả hoạt động quản lý nhà nước, tuy nhiên, thẩm quyền giải quyết cuả Tòa án chỉ giới hạn trong phạm vi một số loại KKHC. Theo Pháp lệnh 1996 thì Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết đối với 7 loại KKHC. Theo Pháp lệnh sưả đổi, bổ sung ngày 25/12/1998 Pháp lệnh 1996 thì Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết đối với 9 loại KKHC. Lần sưả đổi, bổ sung gần đây nhất (ngày 05/4/2006) hiện đang có hiệu lực thi hành thì Tòa án cũng chỉ có thẩm quyền giải quyết đối với 21 loại KKHC.

- Thói quen khiếu nại theo thủ tục hành chính đã thấm sâu vào ý thức cuả người dân.

- Sự không hiểu biết về thời hiệu khiếu nại, thời hiệu khởi kiện, các loại việc thuộc thẩm quyền cuả Tòa án. Do đó đã dẫn tới hậu quả là khi khởi kiện đến Tòa án thì vụ việc đã hết thời hiệu hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết cuả Tòa án.

- Tâm lý ngần ngại các thủ tục tố tụng chặt chẽ cuả Tòa án.

- Tâm lý ngần ngại cuả người khởi kiện khi kiện cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ra trước Tòa án. Nhất là các doanh nghiệp có tâm lý ngại kiện cơ quan nhà nước ra trước Tòa án vì sợ bị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước trù dập, làm khó cho hoạt động kinh doanh.

- Tâm lý ngại tốn kém do phải đóng án phí; ngại vụ việc bị giải quyết kéo dài theo thủ tục tố tụng.

- Một số phán quyết cuả Tòa án chưa thực sự thuyết phục và tạo được sự tin tưởng cuả người khiếu kiện.

- Tính không ổn định cuả bản án do quy định về quyền kháng nghị giám đốc thẩm bị lợi dụng.

- Trong nhiều trường hợp việc chấp hành các phán quyết cuả Tòa án chưa được cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấp hành nghiêm túc.

*

* *



Qua nghiên cứu lịch sử KKHC và tổ chức giải quyết KKHC, ý nghĩa cuả KKHC và thực tế việc KKHC tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như trên, ta có thể thấy khái niệm, tính chất, phân lọai KKHC là những lý luận cơ bản liên quan mật thiết đến việc lựa chọn mô hình tổ chức giải quyết KKHC. KKHC là hành vi khách quan, là điều kiện để phát hiện lỗ hổng, sự thiếu, yếu, sự không phù hợp cuả pháp luật với thực tế, phát hiện sự chưa phù hợp, sự yếu kém cuả bộ máy hành chính, sự yêú kém cuả cán bộ, công chức nhà nước, phát hiện tiêu cực và các vi phạm pháp luật khác, là sự thể hiện nhu cầu, nguyện vọng, thái độ cuả công dân, cuả các nhà đầu tư cũng như cuả các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài, cuả các quốc gia, tổ chức quốc tế khi tiếp cận, quan hệ với bộ máy hành chính nhà nước, là tiêu chí để đánh giá sự phù hợp cuả pháp luật, hiệu quả hoạt động cuả bộ máy hành chính và công chức hành chính nhà nước, hiệu quả cuả công cuộc cải cách hành chính nhà nước.

Thực tế số lượng đơn KKHC gửi đến các cơ quan nhà nước là rất lớn, quyền KKHC cuả các đương sự là quyền hiến định được pháp luật bảo hộ. Do đó, việc lưạ chọn mô hình tổ chức giải quyết KKHC làm sao hiệu quả, bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp cuả người khiếu nại, khởi kiện; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cuả Nhà nước và cuả những người có quyền, nghiã vụ liên quan, góp phần tích cực vào công cuộc cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghiã, phát triển nền kinh tế thị trường và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế là một nhiệm vụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng.





tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương