CƠ SỞ LÝ luận về khiếu kiện hành chíNH, LỊch sử VÀ thực trạNG khiếu kiện hành chính ở NƯỚc ta 6


Khái niệm và tính chất của khiếu kiện hành chính



tải về 0.66 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích0.66 Mb.
#1942
1   2   3   4   5   6   7   8   9

1.2. Khái niệm và tính chất của khiếu kiện hành chính

1.2.1. Khái niệm khiếu kiện hành chính


Xem xét quá trình phát triển của quyền khiếu nại, KKHC trong lịch sử như trên đã cho ta những nét khái quát về KKHC. Nhưng về mặt pháp lý, cho đến nay vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa khái niệm KKHC là gì. Tuy nhiên, thông qua việc sử dụng thuật ngữ “khiếu kiện hành chính”, tại Pháp lệnh 1996 và việc sử dụng của các luật gia, các nhà khoa học thì nó được hiểu theo hai cách:

Theo nghĩa hẹp, “khiếu kiện hành chính” được hiểu là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị QÑHC, HVHC xâm phạm. Với ý nghĩa này thì khái niệm KKHC đồng nhất với khái niệm khởi kiện hành chính [ 23, Tr 944 và 986].

Theo nghĩa rộng, “khiếu kiện hành chính” là việc cá nhân, cơ quan tổ chức khiếu nại đến cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị QÑHC, HVHC xâm phạm[45,Tr2-3], [40,Tr1]. Khái niệm KKHC maø đề tài này nghieân cöùu được hiểu theo nghĩa rộng.

KKHC là sự biểu hiện cuả tranh chấp hành chính phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước giữa một bên là cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước với một bên là các cá nhân, cơ quan, tổ chức khi các chủ thể này tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính.

Để hiểu rõ thêm về khái niệm KKHC ta cần tìm hiểu thêm về một số khái niện liên quan như: Quyết định hành chính, hành vi hành chính, khiếu nại hành chính, khởi kiện hành chính.

+ “Quyết định hành chính” hiểu theo nghĩa rộng là các quyết định do cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ban hành để thực hiện chức năng quản lý nhà nước, bao gồm quyết định quy phạm pháp luật hành chính và QĐHC cá biệt (ngoài hai loại quyết định trên, có quan điểm còn đưa thêm một số lọai QĐHC khác như: Quyết định chung hay còn gọi là quyết định chính sách [24.Tr137], [34,Tr99], quyết định chỉ đạo, hướng dẫn[28,tr67] nhưng theo quan điểm của chúng tôi thì các lọai quyết định này cũng chỉ là các dạng cụ thể của quyết định quy phạm pháp luật hoặc QĐHC cá biệt) . Hiện nay, pháp luật cuả chúng ta chưa có các quy định về khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện đối với các quyết định quy phạm pháp luật. Khái niệm QĐHC (đối tượng KKHC) được hiểu là các quyết định cá biệt. Theo khoản 10 Điều 2 Luật 1998 và khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh 1996, khái niệm “quyết định hành chính” được định nghĩa như sau: “Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý nhà nước”. Với định nghĩa này, QĐHC được xác định bởi những dấu hiệu đặc trưng sau:

- Là một mệnh lệnh mang tính bắt buộc thi hành (khác với các văn bản hành chính khác như: công văn, báo cáo, tờ trình, diễn văn…. không chứa đựng các mệnh lệnh hành chính).

- Phải được thể hiện bằng văn bản (khác với hành vi hành chính, có thể bằng văn bản, bằng hành động hoặc không hành động).

- Phải do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước ban hành (phân biệt với các quyết định do các cơ quan, tổ chức khác ban hành).

- Được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý nhà nước (phân biệt với văn bản quy phạm pháp luật:

mang tính bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần).

+ “Hành vi hành chính” là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ, công vụ (khoản 11 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo và khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính).

HVHC có thể bằng văn bản nhưng không chứa đựng mệnh lệnh, có thể chứa đựng mệnh lệnh nhưng không bằng văn bản, có thể là hành động (như: khám xét người, thu, giữ, làm hư hỏng tài sản…), có thể là không hành động (không thực hiện các công vụ, nhiệm vụ của mình, như: Không cấp giấy phép xây dựng, không giao đất, không thu hồi giấy chứng nhận đã cấp…).

+ “Khiếu nại hành chính” là việc người khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại QÑHC, HVHC khi có căn cứ cho rằng QÑHC, HVHC là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp cuả mình (khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo).

+ “Khởi kiện hành chính” là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức làm đơn kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị QÑHC,HVHC xâm phạm ( tham khảo khỏan 5 Điều 4 Pháp lệnh TTGQCVAHC).

1.2.2. Tính chất của khiếu kiện hành chính


Do tính đa dạng cuả khái niệm KKHC nên việc nghiên cứu những nét đặc trưng cuả nó cũng chỉ mang tính tương đối. Đặt trong tổng thể hoạt động quản lý nhà nước và thể chế chính trị cuả quốc gia, khái niệm KKHC có những tính chất như: Tính khách quan; Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị; Tính hệ thống, thứ bậc; Tính bảo đảm bằng pháp luật…

1.2.2.1. Tính khách quan

KKHC là sự việc mang tính khách quan phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước cuả mỗi quốc gia, không phụ thuộc vào hình thức chính thể và chế độ chính trị cuả quốc gia đó như thế nào. Bởi lẽ về mặt lý luận, theo quan điểm cuả chủ nghĩa Mác - LêNin thì mâu thuẫn chính là động lực cuả sự phát triển, mà KKHC chính là một sự thể hiện cuả các mâu thuẫn giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính. Về mặt thực tiễn thì những sơ suất, sai sót cuả cơ quan nhà nước, những bất cập cuả bộ máy hành chính là những vấn đề khó tránh khỏi khi tác nghiệp. Mặt khác, với sự phát triển không ngừng cuả xã hội thì mỗi một thao tác hành chính trong thực tế cũng luôn chứa đựng các yếu tố không phù hợp, dù rất nhỏ và ngay bản thân các chủ thể là đối tượng bị quản lý khi tham gia vào quan hệ hành chính cũng luôn đòi hỏi nhận được một sự quản lý “hoàn hảo”, mà sự hoàn hảo thì luôn mang tính tương đối.

Luôn tồn tại với tư cách là một thực tế khách quan, KKHC đòi hỏi các quốc gia không được phủ nhận mà phải nhìn nhận và có các hình thức, biện pháp tổ chức giải quyết các khiếu kiện này một cách hợp lý, hiệu quả nhằm làm lành mạnh hoá các quan hệ pháp luật hành chính, thúc đẩy xã hội phát triển triển theo đúng định hướng cuả nhà cầm quyền.

1.2.2.2. Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị

Nhà nước nói chung, hệ thống hành chính nhà nước nói riêng có hai chức năng: duy trì trật tự chung, lợi ích chung cuả xã hội và bảo vệ quyền và lợi ích cuả giai cấp cầm quyền. Theo quan điểm cuả Các-Mác thì chính trị là lĩnh vực thể hiện ý chí, lợi ích cuả giai cấp thống trị. Như vậy, KKHC trước hết phải phù hợp với lợi ích chính trị cuả giai cấp cầm quyền và không làm phương hại đến lợi ích chung cuả giai cấp cầm quyền.

Ở nước ta, Nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam là nhà nước cuả dân, do dân và vì dân, dựa trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Do đó, KKHC cũng phải được thực hiện phù hợp với lợi ích chung cuả giai cấp công nhân, nông dân và nhân dân lao động.

1.2.2.3. Tính hệ thống, thứ bậc

Quản lý nhà nước là một hệ thống theo thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ trung ương đến điạ phương, trong đó cấp dưới phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị, mệnh lệnh và chiụ sự kiểm tra thường xuyên cuả cấp trên. Mỗi cấp cơ quan, mỗi cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan nhà nước đều hoạt động trong phạm vi thẩm quyền được giao. Do vậy, KKHC cũng phải được thực hiện theo thứ bậc tương ứng, tức là việc khiếu kiện cũng phải được thực hiện theo nguyên tắc từ dưới lên trên.



1.2.2.4. Tính bảo đảm bằng pháp luật

Quan hệ pháp luật hành chính là một quan hệ không bình đẳng giữa một bên là các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước với bên kia là các cá nhân, cơ quan, tổ chức là đối tượng bị quản lý phải tuân thủ các quyết định quản lý, hành vi quản lý cuả chủ thể quản lý theo nguyên tắc phục tùng. Do đó, để bảo đảm quyền KKHC cuả người khiếu kiện và bảo đảm trật tự cuả quản lý nhà nước, việc KKHC phải được quy định bằng pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng pháp luật.


1.3. Phân loại khiếu kiện hành chính


Phân loại KKHC là việc laøm cần thiết để hiểu rõ các loại khiếu kiện, là cách thức để tìm kiếm sự trùng lắp, chồng chéo cuả từng loại khiếu kiện, đảm bảo cho quá trình nghiên cứu được tiếp cận một cách bao quát, trọn vẹn, hoàn chỉnh, tạo cơ sở khách quan cho việc xác định mô hình giải quyết khiếu kiện tương ứng, tránh sự rắc rối, chồng chéo, bỏ trống, giành giật, đổ lỗi cho nhau giữa các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu kiện.

Việc phân loại KKHC có thể dưạ vào nhiều tiêu chí khác nhau. Cũng giống như caùc phân loại khác, phân loại khiếu kiện hành chính cuõng chỉ mang tính chất tương đối.

+ Theo chủ thể giải quyết khiếu kiện, KKHC bao gồm hai loại: khiếu nại đến các cơ quan hành chính nhà nước (khiếu nại hành chính) và khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền. Đây là cách phân loại chung nhất và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng nhất.

+ Dưạ vào các lĩnh vực quản lý nhà nước, KKHC có thể phân thành:

- KKHC trong lĩnh vực quản lý kinh tế;

- KKHC trong lĩnh vực quản lý văn hoá - xã hội;

- KKHC trong lĩnh vực quản lý về hành chính, chính trị.

+ Dưạ vào đặc trưng cuả đối tượng bị quản lý, KKHC được chia thành:

- KKHC trong quản lý đô thị;

- KKHC trong quản lý nông thôn.

+ Dưạ vào đối tượng khiếu kiện, KKHC được chia thành:

- Khiếu kiện QĐHC;

- Khiếu kiện HVHC.

+ Dưạ vào chủ thể bị khiếu kiện, KKHC được chia thành:

- Khiếu kiện QÑHC, HVHC cuả cơ quan nhà nước;

- Khiếu kiện QÑHC, HVHC cuả cán bộ, công chức, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước;

Hoặc:


- Khiếu kiện QÑHC, HVHC cuả cơ quan nhà nước, cuả cán bộ, công chức, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước cấp trung ương.

- Khiếu kiện QÑHC, HVHC cuả cơ quan nhà nước, cuả cán bộ, công chức, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước các cấp điạ phương.

+ Dưạ vào tính bảo mật cuả các thông tin liên quan, khiếu kiện hành chính được chia thành:

- KKHC thuộc hoặc có liên quan đến bí mật quốc gia;

- KKHC thuộc hoặc có liên quan đến bí mật an ninh, quốc phòng;

- KKHC thuộc hoặc có liên quan đến bí mật cuả bộ, ngành;

- KKHC khác.



tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương