CƠ SỞ khoa học môi trưỜng chưƠng các vấN ĐỀ chung về khoa học môi trưỜNG



tải về 2.15 Mb.
trang13/15
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích2.15 Mb.
#38192
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15
Hình 20. Các chức năng của đất

Đất là tài nguyên vô giá, giá mang và nuôi dưỡng toàn bộ các hệ sinh thái trên đất, trong đó có hệ sinh thái nông nghiệp hiện đang nuôi sống toàn nhân loại. Tập quán khai thác tài nguyên đất phân hoá theo cộng đồng, phụ thuộc vào điều kiện địa lý, khí hậu, đặc trưng tập đoàn cây trồng, đặc thù văn hoá, trình độ khoa học công nghệ, mục tiêu kinh tế.

Một trong những tính chất độc đáo của đất là độ phì nhiêu. Sự phát triển độ phì nhiêu và sự phát sinh đất liên quan chặt chẽ với nhau, vòng tiểu tuần hoàn sinh học là bản chất của quá trình hình thành đất, đồng thời là nguyên nhân phát sinh và phát triển độ phì nhiêu. Nhờ nó mà các nguyên tố dinh dưỡng, khoáng được tách ra khỏi vòng địa tuần hoàn địa chất và được tập trung tích lũy trong lớp đất.

Như vậy độ phì nhiêu của đất là khả năng ccung cấp cho cây về nước, thức ăn khoáng và các yếu tố cần thiết khác (không khí, nhiệt độ, ánh sáng,...) để cây sinh trưởng, phát triển bình thường.

Khi nghiên cứu địa tô trong nông nghiệp, Các Mác đã chia độ phì nhiêu của đất thành các loại như sau:

- Độ phì nhiêu tự nhiên: là độ phì được hình thành trong quá trình hình thành đất do các tác động của yếu tố tự nhiên mà hoàn toàn không có sự tham gia của con người. Độ phì tự nhiên phụ thuộc vào thành phần, tính chất của đá mẹ, khí hậu, chế độ nước, không khí và nhiệt, những quá trình lý hóa học, sinh học xảy ra một cách tự nhiên trong đất.

- Độ phì nhân tạo: là độ phì được hình thành từ quá trình canh tác, phân bón cải tạo, áp dụng các kĩ thuật trong nông nghiệp, luân canh, xen canh tăng vụ của con người. Độ phì nhiêu nhân tạo cao hay thấp hoàn toàn phụ thuộc và lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, trình độ khoa học kĩ thuật và chế độ chính trị xã hội.

- Độ phì nhiêu hiệu lực: là khả năng thực hiện của đất cung cấp nước, thức ăn và những điều kiện khác cho cây trồng. Trên một mảnh đất, độ phì nhiêu tiềm tàng có thể cao, nhưng độ phì nhiêu hiệu lực cao hay thấp còn phụ thuộc vào hàm lượng các chất dễ tiêu có trong nó.

- Độ phì nhiêu kinh tế: là độ phì nhiêu tự nhiên và nhân tạo được biểu thị bằng năng suất lao động cụ thể.

Với đầy đủ các thành phần của một hệ sinh thái hoàn chỉnh, đất thường bị ô nhiễm và suy thoái bởi các hoạt động của con người. Ô nhiễm đất có thể phân loại theo nguồn gốc phát sinh thành ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chât thải sinh hoạt, chất thải của các hoạt động nông nghiệp, ô nhiễm nước và không khí từ các khu dân cư tập trung.

Các tác nhân gây ô nhiễm có thể phân loại thành tác nhân lý – hóa –sinh học:

- Tác nhân hóa học: bao gồm sự có mặt của dư lượng phân bón N, P, K, thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, phốt pho hữu cơ,...) chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt.

- Tác nhân sinh học: một số loài sinh vật gây hại trong đất như trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại kí sinh trùng,...

- Tác nhân vật lý: nhiệt độ, chất phóng xạ,...

4.3. Tài nguyên rừng

4.3.1. Khái niệm chung

Rừng là thành phần quan trọng nhất của sinh quyển và cú ý nghĩa lớn trong sự phát triển KTXH, sinh thái và MT. Theo quan điểm học thuyết sinh thái học, rừng được xem là HST điển hình trong sinh quyển (Tenslay,1935; Vili, 1957; Odum, 1966). Rừng là sự thống nhất trong mối quan hệ biện chứng giữa sinh vật - trong đó thực vật với các loại cây gỗ giữ vai trò chủ đạo, đất và môi trường.

Việc hình thành các kiểu rừng liên quan chặt chẽ giữa sự hình thành các thảm thực vật tự nhiên với vùng địa lý và điều kiện khí hậu. Sự phân bố của thảm thực vật rừng là sự đồng nhất tương đối về địa lý, sinh thái được hiểu như mt đơn vị địa thực vật độc lập, chúng kết hợp với nhau theo vĩ độ và theo độ cao thành những đai rừng lớn trên Trái đất.

Sự phân bố các đai rừng về cơ bản không chịu tác động ảnh hưởng bởi con người. Sự phân chia các kiểu thảm thực vật rừng chủ yếu dựa vào dạng ưu thế sinh thái. Một số kiểu thảm thực vật rừng quan trọng trên thế giới:

- Rừng lá kim: được phân bố ở vùng ôn đới có thành phần khá đồng nhất, năng suất thấp hơn so với vùng rừng nhiệt đới. Phân bố chủ yếu ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Bắc Trung Quốc và một số vùng núi cao nhiệt đới. Các loài cây chủ yếu: thông, vân sam, lim sam.

- Rừng rụng lá ôn đới: phân bố ở vùng thấp và gần vùng nhiệt đới hơn, chủ yếu ở Đông Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu và một phần tại Trung Quốc, Nhật Bản.

- Rừng nhiệt đới: là loại rừng có độ ĐDSH cao nhất. Phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo thuộc lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ), sông Công Gô (Châu Phi), Ấn Độ, Malaixia,...

Do sự biến đổi phức tạp về chế độ mưa, gió mùa và nhiệt, rừng nhiệt đới thường rất phức tạp cả về thành phần và cấu trúc của rừng.

Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành các loại: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.

- Rừng phòng hộ: được sử dụng để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ MT.

- Rừng đặc dụng: để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn HST VQG, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch. Rừng đặc dụng bao gồm các Vườn Quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hóa – lịch sử và môi trường.

- Rừng sản xuất: sử dụng để sản xuất, kinh doanh gỗ, các loại lâm sản khác, động vật rừng kết hợp phũng hộ, BVMT.

Tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng bao gồm cả tài nguyên sinh vật, đất đai, khí hậu và cảnh quan. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng trên thế giới khác nhau tùy theo công nghệ, truyền thống và tập quán xã hội của từng vùng, từng Quốc gia.

4.3.2. Tầm quan trọng của rừng đối với môi trường.

Rừng một hợp phần quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển. Ngoài ý nghĩa về tài nguyên động thực vật, rừng còn một yếu tố địa không thể thiếu được trong tự nhiên; vai trò cực kỳ quan trọng tạo cảnh quan tác dụng mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai.Vì vậy, rừng không chỉ chức năng trong phát triển KTXH mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong BVMT.

Với những vai trò to lớn trong tự nhiên qua đó nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường của rừng như sau:

1- Tạo ra, duy trì và bảo vệ đa dạng sinh học, là nơi ở cho các loài động vật;

2- Tích tụ, chuyển hóa năng lượng mặt trời thành hóa năng, cung cấp O2, tiêu thụ, tích luỹ CO2, làm sạch bầu khí quyển;

3- Sản xuất và cung cấp gỗ làm nhiên liệu cho dân sinh (đảm bảo 19% năng lượng cho các nước đang phát triển, 3% năng lượng cho các nước phát triển) và nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp, khai mỏ, hoá chất, y học... ;

4- Bảo vệ đất dưới tán rừng, chống xói mòn, tạo vi khí hậu;

5- Điều hoà chế độ dòng chảy, phòng hộ đầu nguồn;

6- Cung cấp các giá trị cảnh quan, thẩm mỹ, du lịch, là đối tượng cho nghiên cứu khoa học;

7 - Là cơ sở tạo ra và bảo tồn văn hoá địa phương.

Rừng ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí quyn ý nghĩa điều hòa khí hậu. Rừng không chỉ chắn gió còn làm sạch không khí có ảnh hưởng lớn đến vòng tuần hoàn cacbon trong tự nhiên. Là máy lọc bụi khổng lồ, trung bình trong một năm,1 ha rừng thông có khả năng hút 36,4 tấn bụi từ không khí.

Rừng còn tạo ra mt hoàn cảnh tiểu khí hậu tác dụng tốt đến sức khỏe con người. Rừng làm giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm không khí. Rừng có vai trò bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn. Là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn ảnh hưởng lớn đến độ phì nhiêu của đất.

Mất rừng sẽ làm mất dần nguồn tài nguyên thiên nhiên và dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật. Phá rừng làm ảnh hưởng đến tổ sinh thái của sinh vật, dẫn đến làm tăng sự cạnh tranh giữa các cá thể trong loài cũng như giữa các loài với nhau.

4.4. Tài nguyên nước

4.4.1. Khái niệm và đặc điểm chung

Nước là yếu tố chủ yếu của HST, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên trái đất và cần thiết cho các hoạt động kinh tế – xã hội của loài người, là đối tượng lao động và là một yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất.

Nước là tài nguyên tái tạo được, sau một thời gian nhất định sẽ được dùng lại. Nước là thành phần cơ bản của sinh quyển. Trong cơ thể sống nước chiếm tỷ lệ hơn 70%. Nước tác động trực tiếp tới thạch quyển, khí quyển dẫ tới sự biến đổi của khí hậu, thời tiết.

Nước là một tác nhân quyết định đến môi trường sống của con người, ở đâu có nước thì ở đó có sự sống. Nước có tính đặc trưng vật lý độc đáo mà các chất lỏng khác không có được. Các tính chất đặc trưng đó là tỷ trọng, nhiệt độ sôi, tỷ lệ nhiệt của nước, nhiệt bốc hơi và tính năng dung môi, nhờ vào các tính chất đó mà có sự sống và tồn tại như hôm nay.

Nước nguyên chất là hợp chất của 2 nguyên tử Hydro và 1 nguyên tử Oxy. Các phân tử nước không tồn tại riêng mà liên kết tạo thành nhóm. Trạng thái lỏng của nước tinh khiết không mùi, vị, mầu sắc. Trong tự nhiên nước mưa ở vùng khí quyển sạch, nước tan từ băng tuyết trên núi có thể được coi là nước nguyên chất.

Tài nguyên nước bao gồm nước trong khí quyển, nước mặt, nước dưới đất nước biển và nước đại dương. Các nguồn nước hầu hết là tài nguyên tái tạo, nằm trong chu trình tuần hoàn của nước, dưới dạng mây, mưa, trong các vật thể chứa nước: sông, suối đầm, ao hồ, kênh, mương,...

4.4.2. Vòng tuần hoàn và đặc điểm của nguồn nước

* Vòng tuần hoàn

Nước vận động trong khí quyển qua những con đường vô cùng phức tạp tạo thành vòng tuần hoàn nước hay gọi là chu trình thủy văn, tuần hoàn thủy văn. Theo tính toán của các nhà khoa học, có khoảng 1/3 năng lượng mặt trời đi tới bề mặt trái đất để thúc đẩy chu trình thủy văn. Hơi nước có trong khí quyển không chỉ do hiện tượng bốc hơi từ các thể chứa nước mặt (biển, ao, hồ, sông, suối,…), mà còn do sự bốc hơi từ cây cối, vật nuôi.

Sự tiếp nhận năng lượng bức xạ mặt trời ở các vùng khác nhau trên trái đất cũng không giống nhau, trong vùng xích đạo mặt đất nhận được nhiều ánh sáng mặt trời hơn nên hấp thụ được lượng nhiệt lớn hơn. Do vậy, ở vùng xích đạo và vùng lân cận lượng nước bốc hơi lớn hơn nhiều so với các vùng khác. Vành đai không khí nóng và mang nặng hơi nước này dâng lên cao, khuếch tán về các cực của trái đất, gặp lạnh hơi nước ngưng tụ lại và rồi trở lại mặt đất và mặt biển, tạo nên 2 lợi ích về mặt môi trường, đó là:


  • Cung cấp nước sạch;

  • Giải phóng nhiệt lượng đó hấp thụ trong quá trình bay hơi làm cho khí quyển ở các vĩ độ xa xích đạo ấm hơn. Hiện tượng này tạo nên những vùng có nhiệt độ ôn hòa mà con người có thể sống được.

Lượng nước mưa rơi xuống mặt đất, một phần thấm vào đất, một phần khác chảy tràn trên mặt đất tạo thành dòng chảy mặt, phần còn lại được động thực vật sử dụng. Nước mà con người sử dụng thường được chuyển trở lại nguồn nước mặt có mang theo các chất thải do nhiều hoạt động của con người, đồng thời cùng với các chất thải của động thực vật tồn tại dưới dạng hòa tan hay chất lơ lửng được đưa đi theo dòng nước trôi ra biển. Ở biển, nước lại được làm sạch qua quá trình bay hơi bởi năng lượng mặt trời.

Lượng nước thấm trong đất có thể thấm sâu hơn xuống các lớp đất đá bên dưới để cung cấp cho các bồn chứa nước ngầm, sau đó xuất lộ thành dòng chảy vào sông ngòi và cuối cùng đổ ra biển hay bốc hơi vào khí quyển.



* Đặc điểm của các nguồn nước

Các đặc tính về động học, điều kiện sinh học và các điều kiện vô sinh khác của các nguồn nước là những yếu tố quyết định đến chất lượng của các nguồn nước. Chúng ta có các nguồn nước như sau:



- Nguồn nước mưa: Đây là nguồn nước được sử dụng rộng rãi ở những vùng khan hiếm nước ngọt, như các vùng sa mạc, dải ven biển mà nước mặt, sát mặt và đướ đất bị nhiễm mặn, ngoài ra vùng hải đảo cũng chủ yếu sử dụng bằng nước mưa. Lượng nước mưa phân bố trên bề mặt trái đất không đồng đều theo thời gian và không gian. Do vậy, ở những vùng sử dụng chủ yếu bằng nước mưa thì phải chuẩn bị các dụng cụ chứa nước trong mùa mưa.

- Nguồn nước mặt : Là nguồn nước có bề mặt thoáng tiếp xúc với không khí và thường xuyên tiếp nhận nước bổ sung từ nước mưa, nước ngầm tầng nông và nước thải ra từ các khu dân cư, các vùng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,... Vì vậy, chất lượng nước thay đổi nhiều từ vùng này sang vùng khác, từ mùa này sang mùa khác trong năm. Đối với nước trong các dòng chảy, do sự vận chuyển mà sự xáo trộn giữa các lớp nước được thực hiện nên sự phân bố nhiệt độ, nồng độ các chất hòa tan tương đối đồng đều trong toàn bộ mặt cắt ngang.

Đối với các hồ chứa nước có độ sâu, nước trong hồ tương đối tĩnh nên có hiện tượng phân tầng nhiệt tương đối rõ rệt. Lớp sát bề mặt có nhiệt độ đồng đều và nồng độ oxy cao, được tiếp nhận nhiều ánh sáng mặt trời nên hiện tượng quang hợp diễn ra mạnh. Lớp nước ở đây không chịu ảnh hưởng khuấy đảo, nồng độ oxy thấp, ánh sáng mặt trời không thể xâm nhập tới. Trong lớp nước này quá trình phân hủy chất hữu cơ thường diễn ra trong điều kiện yếm khí, nên xuất hiện các sản phẩm phân hủy độc hại như khí: H2S, NH3+, CH4,...

- Nguồn nước dưới đất: nước dưới đất tồn tại trong các khoảng trống dưới đất, trong các khe nứt, các mao quản thấm trong các lớp đất đá có thể tập trung thành từng bể, thành bồn, thành dòng chảy trong lòng đất. Nước dưới đất chứa các hợp chất hòa tan từ các lớp đất đá mà nó chảy qua.

Nước mưa rơi xuống đất thường mang theo tạp chất hữu cơ và vô cơ, các vi sinh vật,.. trong quá trình thấm và chảy dưới đất, chất lượng nước ngầm được cải thiện đáng kể, các hạt lơ lửng được loại bỏ do tác dụng lọc của các lớp đất, các hợp chất hữu cơ bị phân giải sinh học, các VSV gây bệnh bị tiêu diệt. Mặt khác, tùy vào địa chất thủy văn mà hàm lượng các chất vô cơ hòa tan trong nước dưới đất có thể tăng lên.

4.4.3. Một vài sơ lược về tài nguyên nước Việt Nam

* Tài nguyên nước mặt: Tổng lượng dòng chảy hàng năm trên tất cả các sông suối chảy qua Việt Nam khoảng 853km2, tương đương 27.100 m3 /s. Trong đó tổng lượng dòng chảu phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam chiếm 37% còn lại khoảng 67% được sản sinh từ các nước láng giềng. Cụ thể :

- Nhóm hệ thống sông mà thượng nguồn của lưu vực nằm trong lãnh thổ Việt Nam gồm các sông:

+ Sông Sepan nằm ở Gia Lai – Kon Tum có tổng lượng dòng chảy năm là 11,4 km3/năm;

+Sông Srepock nằm ơ tỉnh Đắc Lắc có tổng lượng dòng chảy năm là 15,7km3/năm;

+ Các sông Bằng Giang, Kỳ Cùng và Quang Sơn thuộc hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng có tổng lượng dòng chảy là 9,15 km3/năm.

- Nhóm hệ thống sông ngòi mà phần trung lưu và hạ lưu của lưu vực nằm trong lãnh thổ Việt Nam, bao gồm các lưu vực sông sau:

+ Lưu vực sông Mekong có tổng lượng dòng chảy trong lãnh thổ VN ở đồng bằng sông Cửu Long là 25,2 km3/năm;

+ Lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình có tổng lượng dòng chảy trong lãnh thổ VN là 93 km3/năm;

+ Lưu vực sông Mã, sông Cả có tổng lượng dòng chảy trong lãnh thổ VN là 71,42 km3/năm.

- Nhóm hệ thống sông mà lưu vực nằm hoàn toàn trong lãnh thổ VN, bao gồm các con sông sau:

+ Sông Quảng Ninh có tổng lượng dòng chảy là 8,9 km3/năm

+ Sông Gianh có tổng lượng dòng chảy là 4,9 km3/năm

+ Sông Nhật Lệ có tổng lượng dòng chảy là 2,6 km3/năm

+ Sông Thạch Hón có tổng lượng dòng chảy là 6,4 km3/năm

+ Sông Ba có tổng lượng dòng chảy là 10,3 km3/năm

+ Sông Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy là 18,9 km3/năm

+ Sông Trà Khúc Ôn có tổng lượng dòng chảy là 3,3 km3/năm

Nhìn chung lưu lượng dòng chảy trên lãnh thổ VN được phân bố không đồng đều, hầu hết lượng dòng chảy tập trung vào mùa lũ. Mùa lũ xuất hiện chậm so với mùa mưa vào khoảng 1 tháng.



* Tài nguyên nước dưới đất: theo số liệu của Viên Quy hoạch và Quản lý nước thì trữ lượng nước dưới đất của VN khá lớn vào khoảng 1513,445 m3/s.

* Sử dụng và quản lý tài nguyên nước

- Sử dụng nước cho thủy điện: Việt Nam là nước giàu nguồn thủy năng, ước tính trữ lượng vào khoảng 300 tỷ kwh; mật độ thủy năng cao. Hiện nay, có khoảng trên 10 nhà máy thủy điện quy mô lớn và vừa. Trên 200 trạm thủy điện nhỏ.

- Sử dụng nước cho giao thông: Việt Nam với tổng chiều dài các sông và kênh là 40.000 km, đã đưa vào sử dụng cho vận tải khoảng 15. 000 km, trong đó đã quản lý khoảng 7.000 km. Giao thông đường thủy Nam bộ phát triển hơn Bắc bộ. Giao thông pha sông biển chưa được chú ý phát triển và quản lý.

- Sử dụng nước cho thủy sản: theo Bộ thủy sản cả nước có 1 triệu ha mặt nước ngọt, 400.000 ha mặt nước lợ và 1.470.000 ha mặt nước sông ngòi. Ngoài ra, còn hơn 1 triệu ha nước nội thủy và lãnh hải. Tuy nhiên cho đến nay chỉ mới sử dụng vào khoảng 28,5% diện tích mặt nước hiện có để khai thác và nuôi trồng thủy sản.

- Sử dụng cho nước công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt:

Theo số liệu đến năm 2010 thì nước sử dụng cho mục đích trên vào khoảng 89. 954,5 x106 m3 trên toàn quốc.



* Xu thế cạn kiệt của tài nguyên nước:

- Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng cho phát triển kinh tế – xã hội;

- Chưa nhận thức đúng về giá trị và vị trí của tài nguyên nước, ở VN nước chưa được coi là hàng hóa đặc biệt. Sử dụng bừa bãi lãng phí tài nguyên nước.

- Trong công tác quy hoạch chưa chú ý tới quản lý quy hoạch phát triển các dòng sông và các vùng châu thổ, nhu cầu nước để duy trì HST, chưa xem xét tỷ lệ khai thác hợp lý giữa nước mặt và nước dưới đất; sự điều hòa nước giữa các mùa, các vùng để hạn chế tác hại của lũ lụt hạn hán.

- Chưa quan tâm đúng mức đến quy hoạch tổng hợp, đan mục tiêu của tài nguyên nước phù hợp với quy hoạch khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên khác.

Mặt khác việc phân công quyền hạn, trách nhiệm và phối hợp các đầu mối quản lý và sử dụng tài nguyên nước còn nhiều tồn tại.

4.5. Tài nguyên khoáng sản

4.5.1. Khái niệm chung về tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản theo quan niệm truyền thống là tích tụ vật chất dưới dạng đơn chất hoặc hợp chất trong vỏ trái đất (mỏ khoáng rắn), mà con người có thể khai thác sử dụng cho các nhu cầu của mình. Khoáng sản có thể tồn tại dưới dạng rắn (quặng, đá); dạng lỏng (dầu, nước khoáng); hoặc dạng khí (khí đốt). Khả năng khai thác và sử dụng khoáng sản tùy thuộc vào trình độ kĩ thuật công nghệ và nhu cầu của con người trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Vì vậy, khoáng sản mang tính đặc điểm lịch sử, nó thay đổi theo thời gian và trình độ phát triển kinh tế xã hội của loài người. Xu hướng chung là ngày càng nhiều chủng loại khoáng sản khác nhau và hàm lượng khoáng sản thấp được con người đưa vào khai thác và sử dụng.

4.5.2. Phân loại khoáng sản và mỏ khoáng sản

Các mỏ khoáng sản được phân loại theo nhiêu dấu hiệu như: hình thái, thành phần khoáng vật và nguồn gốc mỏ. Mặt khác, các mỏ khoảng sản còn được phân ra theo quy mô trữ lượng thành các loại; mỏ khoáng sản lớn, trung bình và nhỏ. Trong cách phân loại theo trữ lượng không có quy định chung cho tất cả các mỏ khoáng sản mà chỉ có quy định cho từng loại hình mỏ khoáng sản cụ thể.

Theo chức năng sử dụng, khoảng sản được chia làm các nhóm sau:

- Khoáng sản kim loại bao gồm:

+ Khoáng sản kim loại sắt và hợp kim sắt

+ Khoáng sản kim loại cơ bản: thiếc, đồng, chì, kẽm, antimoan

+ Khoáng sản kim loại nhẹ: Nhôm, titan, berylly,..

+ Khoáng sản kim loại quý hiếm: Vàng, bạc, bạch kim

+ Khoáng sản phóng xạ: uran, thori

+ Khoáng sản kim loại hiếm và rất hiếm

- Khoáng sản phi kim loại bao gồm:

+ Nhóm hóa chất và phân bón: apatit, photphorit, muối mỏ, thạch cao,...

+ Nguyên liệu sứ gốm, thủy tinh chịu lửa, bảo ôn: sét- kaolin, magnezit,...

+ Nhóm nguyên liệu kĩ thuật: kim cương, đá quý, thạch anh, mika

+ Nhóm vật liệu xây dựng: đá macma và biến chất, đá vôi, đá hoa, cát sỏi

- Khoáng sản cháy: than (than đá, than bùn, than nâu); dầu khí (dầu mỏ, khí đốt).

Ngày nay con người sử dụng 3 phương pháp khai thác khoáng sản là:

- Khai thác lộ thiên, thường áp dụng với khoáng sản rắn nằm gần bề mặt. Phương pháp này làm thay đổi mạnh tới địa hình, mất đất canh tác, mất rừng, tạo ra nhiều bụi và chất thải rắn.

- Khai thác hầm lò, thường áp dụng với các thân quặng nằm sâu trong lòng đất. Phương pháp này thường tiềm ẩn nhiều sự cố mất an toàn cho công nhân khai thác.

- Khoan và bơm hút, thường áp dụng với khoáng sản ở dạng lỏng và khí.

4.5.3. Tác động của khai thác khoáng sản đến môi trường



* Tác động trong giai đoạn khai thác:

- Tác động tới chất lượng không khí: tạo ra bụi, khí độc hại. Các loại bụi như bụi đất đá, bụi silic, bụi than, bụi phóng xạ. Bụi thường phát sinh trong quá trình nổ mìn, đào xúc đất đá, bốc xúc và vận chuyển khoáng sản. Các loại khí độc hại như: NH4, khí butan, CO2, SO2, SiO2, NOx,…

- Tác động tới môi trường nước mặt: phát sinh từ dòng thải khai thác: nước ngầm trong moong, lò, giếng, nước khoan, nước chảy tràn qua khai trường. Thành phần chất độc hại gồm: chất rắn lơ lửng trong nước, các loại muối hòa tan: SO42-, NO3-, các kim loại nặng, dầu mỡ và hóa chất sử dụng trong quá trình khai thác.

- Tác động đến nước ngầm: thể hiện bằng cách làm suy thoái, cạn kiệt và hạ thấp mực nước ngầm do đào moong và khai thác, ô nhiễm tầng nước ngọt,..

- Tác động đến bề mặt và thảm rừng: đặc biệt đối với phương pháp khai thác lộ thiên làm mất đi đáng kể lớp đất bề mặt, mất khả năng canh tác, mất đi một diện tích lớn đất rừng. Từ đó dẫn tới mất đất canh tác, mất đi độ che phủ dẫn tới bị xói mòn, mặt khác còn làm thu hẹp môi trường sinh sống của một số động vật, làm mất đi các gen động thực vật quý hiếm,.. tạo ra các tai biến môi trường.

- Tác động tới cảnh quan và địa hình: Cảnh quan và địa hình khu vực bị biến động mạnh mẽ do các hoạt động khai thác.

- Tác động gây ra tiếng ồn lớn hơn mức cho phép: như hoạt động nổ mìn, máy khoan,..

* Tác động tới môi trường trong hoạt động chế biến và sử dụng khoáng sản

- Tác động tới môi trường không khí: sinh bụi, sinh khí độc

- Tác động tới môi trường đất: mất đất canh tác, thay đổi chất lượng đất

- Tác động môi trường nước: Mất cân bằng khu vực, nước đục, nước nhiễm độc

- Tác động tới sinh thái và môi trường: phá rừng, thực vật và động vật bị suy thoái, gây ra bệnh nghề nghiệp, bùng nổ dân cư khu vực.

- Tác động tới môi trường KT-XH: đô thị hóa ở các mức độ khác nhau, trật tự an ninh xã hội kém,…

4.6. Tài nguyên năng lượng

Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất, xuất phát từ 2 nguồn chủ yếu là năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất. Năng lượng mặt trời tồn tại ở các dạng như năng lượng sinh học dưới dạng sinh khối động thực vật, năng lượng chuyển động của khí quyển và thủy quyển (gió, sóng, các dòng hải lưu, thủy triều, dòng chảy sông, suối,..), năng lượng hóa thạch nằm trong lòng đất (than đá, dầu khí, đá dầu). Năng lượng nằm trong lòng đất là dòng năng lượng tồn tại nơi có nhiệt độ cáo với các dạng biểu hiện chính như: nguồn nước nóng, núi lửa và năng lượng phóng xạ của các mỏ Urani, Thorin,..

Các dạng năng lượng trên thế giới bao gồm:

* Than đá: là nguồn năng lượng chủ yếu của loài người với tổng trữ lượng ước tính vào khoảng trên 2000 tỷ tấn, tập trung ở 1 số quốc gia: Mỹ, Trung Quốc, Nga, Đức,...

* Dầu và khí đốt: dầu và khí đốt đang và sẽ là nguồn năng lượng quan trọng của loài người trong vài thập kỉ tới. Trong tình trạng hiện nay, khai thác và sử dụng dầu và khí đốt đang tạo ra một số vấn đề về môi trường như sau:

- Khai thác trên thềm lục địa gây ra sụt lún đất, đất, nước, không khí bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu. Khai thác trên biển gây ô nhiễm biển.

- Chế biến dầu nguyên liệu gây ô nhiễm dầu và KLN, kể cả ô nhiễm bởi một số kim loại phóng xạ cho môi trường nước và khu vực.

- Đốt dầu khí tạo ra các loại khí thải tương tự như đốt than bao gồm SO2, NOx,.. gây ô nhiễm môi trường không khí ngày một nghiêm trọng.



* Thủy năng: được coi là năng lượng sạch của con người với tổng trữ lượng thủy điện của Thế giới vào khoảng 2.214.00MW, riêng VN là 30.970MW, tương ứng với 1,4 % tổng trữ lượng của Thế giới.

Tuy nhiên việc xây dựng các hồ chứa nước lớn tạo ra nhiều tác độngtiêu cực tới môi trường như: động đất cưỡng bức, thay đổi khí hậu, thời tiết khu vực, mất đất canh tác, tạo ra lượng CH4 do phân hủy lòng hồ, tạo ra các biến đổi thủy văn hạ lưu, thay đổi độ mặn của nước khu vực cửa sông ven biển, ngăn chặn sự phát triển bình thường của các quần thể cá trên sông. Mặt khác, còn để lại nhiều tiềm ẩn tai biến môi trường cho hệ thống đê điều và các công trình xây dựng trên sông.



* Năng lượng hạt nhân: là nguồn năng lượng giải phóng trong quá trình phân hủy hạt nhân cá nguyên tố Urani, Thorin hoặc tổng hợp nhiệt hạch. Theo tính toán, năng lượng giải phóng ra từ 1g U235 tương đương với năng lượng khi đốt 2 tấn than đá. Nguồn năng lượng hạt nhân có ưu điểm không tạo nên các khí nhà kính như CO2, SOx, NOx, CFC,... và bụi. Tuy nhiên, các nhà máy điện hạt nhân hiện nay là nguồn gây nguy hiểm lớn đối với môi trường bởi sự rò rỉ các chất phóng xạ ở các dạng khác nhau rắ, lỏng, khí và các sự cố nổ nhà máy (sự cố nổ nhà máy hạt nhân Checnobun ở Liên Xô cũ hay mới đây là nhà máy hạt nhân Fukushima, Nhật Bản 2011 là thí dụ điển hình). Việc quản lý các chất thải hạt nhân từ các lò phản ứng hiện nay chưa đảm bảo an toàn cho môi trường sinh thái tại các quốc gia.

* Các nguồn năng lượng khác:

- Gió, bức xạ MT, thủy triều được xếp vào dòng năng lượng sạch có công suất nhỏ và thích hợp cho một số khu vực xa các nguồn năng lượng lớn như tại hải đảo, vùng núi xa khu vực đô thị,...

- Gỗ, củi thích hợp cho sử dụng quy mô nhỏ của dân cư trong nền nông nghiệp chậm phát triển.

- Địa nhiệt thích hợp với các vùng có núi lửa và hoạt động địa chất mạnh.

4.7. Tài nguyên biển

Biển và đại dương chiếm 71% diện tích trái đất với độ sâu trung bình 3.710m và tổng khối nước 1,37 tỷ km3. Biển và đại dương có những đặc thù riêng:

- ít bị chia cắt như lục địa, trừ một số biển kín như: Caspien. Aral và nửa kín như biển Bantic, Hắc Hải, Địa trung hải. Biển và đại dương thường xuyên trao đổi năng lượng vật chất với nhau nhờ các dòng biển trên mặt và dưới sâu.

- Môi trường biển tiếp nhận mọi nguồn dinh dưỡng, các chất ô nhiễm, các loại muối tan từ lục địa (88,8% NaCl), một lượng lớn khí (O2 và CO2), và là môi trường phát sinh, phát triển của sự sống trên trái đất.

- Theo độ sâu, biển chia thành các vùng: thềm lục địa có độ sâu từ 0 – 200m, dốc lục địa 200 – 2000m và biển sâu trên 2000m. Vùng thềm lục địa có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới và môi trường toàn cầu.

Tài nguyên biển và đại dương rất đa dạng, phong phú và được chia thành các loại:



  • Nguồn lợi hóa chất và khoáng chất chứa trong khối nước và đáy biển

  • Nguồn loại nhiên liệu hóa thạch chủ yếu là dầu khí và khí tự nhiên

  • Nguồn năng lượng sạch từ khai thác gió, thủy triều, nhiệt độ nước biển và các dòng hải lưu.

Đồng thời mặt biển và vùng thềm lục địa là đường giao thông giữa các quốc gia, biển còn là nơi chứa đựng tiềm năng cho phát triển du lịch, tham quan, nghỉ ngơi, giải trí và nguồn lợi sinh vật biển.

Các vấn đề môi trường liên quan tới việc khai thác và sử dụng tài nguyên biển hiện nay:

- Khai thác quá mức tài nguyên sinh học biển như: đánh bắt cá quá mức, đánh bắt tận diệt một số loài động thực vật quý hiếm dưới biển, khai thác quá mức rạn san hô,..

- Ô nhiễm biển từ các hoạt động khai thác dầu khí, vận tải biển, đổ các chất độc hại và chất thải phóng xạ xuống biển, đưa nước thải và chất thải từ lục địa ra biển. Biểu hiện rõ nhất của hiện tượng ô nhiễm biển là hiện tượng thủy triều đỏ đang xuất hiện nhiều ở nhiều vùng trên thế giới và đó là vấn đề vấn ngại cho các nhà môi trường.

4.8. Tài nguyên khí hậu, cảnh quan

Tài nguyên khí hậu và cảnh quan bao gồm các yếu tố về thời tiết, khí hậu (khí áp, nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ MT,…), địa hình, không gian sống, cảnh đẹp tự nhiên.

Các yếu tố khí hậu có vai trò to lớn trong đời sống và sự phát triển của con người và sinh vật. Tồn tại trong khí quyển bao quanh trái đất.

Khí quyển Trái Đất nói chung là trong suốt nên nhiều khi ta không có cảm giác là đang ở trong khí quyển. Nhưng khí quyển lại tự khẳng định sự tồn tại của mình thông qua: Gió, mưa, giông tố, bão, sự nóng rát vào mùa hè, rét cóng vào mùa đông, những hiện tượng này liên quan mật thiết với sự tồn tại của khí quyển.

Tập hợp những điều kiện khí tượng đặc trưng này được xác định bởi 3 nhân tố cơ bản, đó là bức xạ Mặt Trời, hoàn lưu khí quyển và điều kiện địa lý địa phương.

Bức xạ Mặt Trời là nhân tố quan trọng nhất vì các quá trình vật lý khác nhau xảy ra trong khí quyển là nhờ có năng lượng Mặt Trời. Song, bức xạ Mặt Trời phân bố không đều trên mặt đất. Có nơi nhận được nhiều bức xạ hơn (vùng xích đạo) nhưng lại có nơi nhận được rất ít bức xạ (vùng cực). Chính sự khác biệt này là nguyên nhân gây ra chuyển động của không khí. Tổng hợp các dòng khí hay sự vận chuyển chung trong khí quyển được gọi là hoàn lưu chung khí quyển. Ngoài ra, sự khác nhau của điều kiện địa phương như địa hình, lớp phủ thực vật, độ ẩm của mặt đất v.v... cũng ảnh hưởng tới các yếu tố khí tượng nói riêng cũng như chế độ thời tiết nói chung của khu vực. Khí hậu của một khu vực nào đó là kết quả tác động tương hỗ của 3 nhân tố trên.

* Các đặc trưng của tài nguyên khí hậu

Từ quan niệm chung về tài nguyên, có thể coi các dạng thức của tài nguyên khí hậu là nguồn lợi về ánh sáng, nhiệt, ẩm, gió, mưa của một vùng nào đó có thể khai thác nhằm thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển tăng năng suất cây trồng, vật nuôi hoặc phục vụ những mục đích phát triển của các ngành kinh tế - xã hội. Vì vậy, cũng như mọi loại tài nguyên khác, muốn khai thác, sử dụng tài nguyên khí hậu tốt cần nắm vững các quy luật hình thành khí hậu cũng như đặc điểm khí hậu của từng khu vực.

Trạng thái khí quyển, các quá trình xảy ra trong khí quyển; các hiện tượng thời tiết riêng biệt có thể biểu thị bằng những đặc trưng định tính và định lượng, các đặc trưng này được gọi là các yếu tố khí tượng. Các yếu tố chính là:

a. Bức xạ Mặt Trời:

Tổng thể năng lượng và vật chất của Mặt Trời đi đến Trái Đất được gọi là bức xạ Mặt Trời. Bức xạ Mặt Trời là nguồn năng lượng chính của tất cả các quá trình trong khí quyển. Bức xạ Mặt Trời quy định chế độ nhiệt và chế độ ánh sáng của lớp vỏ địa lý. Cường độ bức xạ Mặt Trời được đo theo tác động nhiệt của bức xạ Mặt Trời và biểu thị bằng cal/cm2/phút hoặc W/m2 theo phương thẳng đứng với bề mặt. Cường độ này ở biên giới trên của khí quyển được gọi là hằng số Mặt Trời.



b. Lượng mây:

Là tập hợp các loại mây quan sát được trên bầu trời tại thời điểm quan trắc. Lượng mây được coi phần không gian của bầu trời bị mây che phủ.



c. Khí áp (áp suất khí quyển):

Sở dĩ có áp lực không khí là do khí quyển có trọng lượng. Lực tác dụng do trọng lượng cột không khí trong khí quyển lên một đơn vị diện tích gọi là khí áp. Khí áp được đo bằng khí áp biểu thuỷ ngân và có đơn vị đo là mmHg, mb (milibar) hoặc Pa (Pascal), hPa, kPa.



d. Tốc độ và hướng gió:

Gió là sự chuyển dời không khí theo phương nằm ngang tương đối so với mặt đất, được đặc trưng bởi 2 yếu tố: tốc độ gió và hướng gió. Tốc độ gió biểu thị bằng m/s, km/h. Hướng gió là hướng từ đâu gió thổi tới, được xác định theo 16 hướng. Để đo tốc độ và hướng gió người ta dùng máy wild hoặc máy gáo và phong tiêu để đo.



e. Nhiệt độ không khí:

Được xác định bằng dụng cụ đo trong điều kiện cân bằng nhiệt hoàn toàn giữa các dụng cụ với khí quyển xung quanh hoặc với mặt đất. Nhiệt độ không khí được đo bởi nhiệt kế khô đặt trong lều khí tượng ở độ cao 2m từ mặt đất và được biểu thị bằng oC. Ở một số nước nhiệt độ được đo bằng 0F, trong vật lý còn dùng thang độ tuyệt đối (oK).



g. Lượng nước rơi (lượng giáng thuỷ):

Là lượng nước ở thể lỏng hoặc thể rắn rơi xuống mặt đất hoặc vật thể ở mặt đất từ mây hoặc từ các chất kết tủa trong không khí dưới dạng mưa, tuyết, mưa đá, sương mù, sương... Lượng nước rơi được đo bằng độ dày của lớp nước rơi xuống dụng cụ đo, biểu thị bằng mm. Lượng giáng thuỷ được đo bằng các thùng đo mưa.



h. Bốc hơi và độ ẩm không khí:

Do sự bốc hơi từ bề mặt thuỷ quyển (đại dương, biển, sông...), bề mặt lục địa và do sự thoát hơi của thực vật đã tạo nên một khối lượng lớn hơi nước trong khí quyển. Đại lượng đặc trưng cho lượng hơi nước có trong không khí được gọi là độ ẩm. Độ ẩm không khí được xác định thông qua sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai nhiệt kế: nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt đặt trong lều khí tượng.



i. Hiện tượng thời tiết:

Tại trạm quan trắc thường xuyên ghi chép các hiện tượng thời tiết như dông, sương mù, bão bụi, bão tuyết, vòi rồng... theo các đặc trưng như thời điểm xuất hiện, độ kéo dài, cường độ.

Các phương pháp nghiên cứu khí hậu cũng vì thế được hình thành trên cơ sở sử dụng số liệu quan trắc nhiều năm tại các trạm đo đạc khí tượng.

* Địa hình cảnh quan là một dạng tài nguyên quan trọng, tạo ra không gian của môi trường bảo vệ, môi trường nghỉ ngơi. Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài (nội sinh, ngoại sinh). Các loại hình thái chính của địa hình là đồi núi, đồng bằng, địa hình kaxto, địa hình ven bờ, các kho nước lớn (biển, sông hồ). Mỗi một loại hình thái địa hình trên chứa đựng những tiềm năng phát triển kinh tế đặc thù như phát triển du lịch, phát triển nông lâm nghiệp và công nghiệp.

Tài nguyên khí hậu và cảnh quan của Việt Nam chứa đựng các đặc điểm và thuận lợi:


  • Khí hậu thời tiết gió mùa phức tạp và đa dạng tạo nên sự đa dạng sinh học cao của các vùng lãnh thổ Việt Nam.

  • Sự phong phú bức xạ mặt trời và tài nguyên nước, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.

CHƯƠNG 5
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

5.1. Tác động của con người đến môi trường.

5.1.1. Lịch sử tác động của con người đến môi trường

Trong lịch sự phát triển, có hai sự kiện góp phần to lớn làm thay đổi bộ mặt Trái đất, đó là sự xuất hiện sự sống trên Trái đất và sự xuất hiện loài người.

Trong thế giới sinh vật hình thành trên một quyển rộng lớn, đó là sinh quyển, tạo nên bộ mặt mới cho trái đất. Trong sinh quyển hình thành nên các chu trình vật chất chuỗi thức ăn khá phức tạp, nhưng ở trạng thái cân bằng. Để đạt được trạng thái này các HST có những quy luật chế ngự nhất định, quy luật này được hình thành hàng triệu năm.

Trước hết đó là sự thích nghi với điều kiện sống của các loài sinh vật sau thời gian dài tiến hóa, hình thành nên những tập tính, bản năng sống của riêng mình.Đồng thời là sự hình thành những quy luật bảo đảm sự tồn tại của mỗi loài trong mỗi HST. Do vậy, mà trong thế giới sinh vật hình thành những quy luật tự nhiên và tương đối cân bằng.

Từ khi con người xuất hiện, bộ mặt Trái đất thay đổi ngày càng sâu sắc.Điều đó chúng ta có thể nhận thấy qua quá trình lịch sử phát triển của loài người. Cụ thể :

* Thời kỳ nguyên thủy:

Trong thời kỳ này con người hòa nhập với tự nhiên, phụ thuộc vào sản phẩm vốn có của tự nhiên. Cách kiếm sống cơ bản là săn bắt và hái lượm. Nhiều tập tính của con người giống với một số loại động vật.

Cùng với sự gia tăng dân số, nguồn thức ăn ngày càng khan hiếm, các bất lợi của môi trường, con người đã biết chế tạo ra các loại công cụ thô sơ trong săn bắt hái lượm, đã biết dùng lửa,… và cũng đã ít nhiều có tác động tới môi trường, nhưng sự tác động của con người thời kỳ này còn ở mức độ thấp, do vậy môi trường dễ phục hồi nhanh chóng, ở giai đoạn này hầu như không có khái niệm về ô nhiễm môi trường.

* Thời kỳ nông nghiệp và các phương thức nông nghiệp

Việc chuyển từ phương thức săn bắt hái lượm sang phương thức làm nông nghiệp đánh dấu bước tiến vượt bậc trong quá trình phát triển của loài người. Việc trồng trọt chăn nuôi đã giúp con người chủ động tìm kiếm và cất giữ thức ăn. Sản xuất nông nghiệp với hai nghề chính là trồng trọt và chăn nuôi đã có tác động rất lớn đến tài nguyên và môi trường.

Để có đất canh tác, con người phải đốt phá những cánh rừng rộng lớn – là nơi sinh sống, cư trú của nhiều loài động thực vật. Mặt khác, để có mùa màng bội thu, con người phải cày xới, thiết lập hệ thống tưới tiêu làm thay đổi cả tầng đất mặt và cả chế độ tầng nước mặt. Những thay đổi đó ngày càng diễn ra mạnh mẽ và hậu quả là nhiều vùng đất bị sa mạc hóa, khô cằn không có khả năng phục hồi.

Giai đoạn đầu của nền văn minh nông nghiệp, phương thức canh tác của con người là du canh du cư. Kéo theo là nhiều vùng đất bị mất rừng (do phát rừng để lấy đất canh tác), độ màu mỡ của đất bị suy giảm nhanh chóng, chủ yếu là do xói mòn( vì đã bị mất đi độ che phủ của rừng). Sự tác động của con người trong thời kỳ này được thể hiện:


  • Đốt phá rừng để lấy đất canh tác và điều này có tác động tới môi trường là:

+ Diện tích rừng bị thu hẹp: đốt nương làm rẫy, cháy rừng, du canh du cư

+ Làm mất đi nơi cư trú, sinh sống của nhiều loài động thực vật

+ Đất bị rửa trôi, xói mòn, khô cằn, sa mạc hóa mất khả năng phục hồi.


  • Phá vỡ thế cân bằng của HST: tạo ra các cánh đồng trồng trọt, thuần dưỡng vật nuôi, xây dựng hệ thống tưới tiêu, bề mặt tự nhiên của mặt đất bị phá vỡ.

Nhìn chung khi các phương thức sản xuất nông nghiệp ra đời thì sản phẩm nông nghiệp được làm ra nhiều hơn, con người chủ động hơn về nguồn sống. Đồng thời dân số cũng tăng nhanh do tuổi thọ tăng và tỷ lệ sinh tử giảm( có điều kiện sống tốt hơn) nhưng cũng đòi hỏi mức độ khai thác tài nguyên đất, rừng tăng lên,như vậy đồng nghĩa với việc tài nguyên đất bị suy thoái trên phạm vi ngày càng rộng lớn, tài nguyên rừng bị đe dọa ngày càng lớn.

* Thời kỳ cách mạng kỹ thuật và xã hội công nghiệp

Cùng với sự phát triển của công nghiệp, con người đã giải quyết từng bước về vấn đề thức ăn, quần áo, nhà ở. Con người đã chủ động hơn trong việc chống trọi với thiên tai. Bằng bàn tay và khối óc sáng tạo, con người đã nghiên cứu, chế tạo đươc những công cụ ngày một tinh vi và hiện đại, nâng cao năng suất lao động, hàng hóa ngày càng nhiều đa dạng hơn. Để thỏa mãn nhu cầu và ước mơ của cong người, hàng loạt các ngành công nghiệp nối đuôi nhau ra đời, sản xuất ra của cải ngày một dồi dào. Ngành năng lượng đã tìm ra nguồn nhiên liệu quý: than đá, dầu mỏ, khí đốt, quang năng,… để cung cấp cho một ngành công nghiệp khác. Ngành luyện kim, nguyên vật liệu xây dựng, Cơ khí phát triển cùng với việc khai thác khoáng sản cũng gia tăng, chất thải vào môi trường ngày càng tăng. Cũng đồng nghĩa với việc môi trường bị tác động mạnh mẽ(chưa kể đến sự tác động do chiến tranh gây ra), …

5.1.2. Tác động của con người đến các thành phần môi trường

* Tác động đến lớp phủ thực vật

Lớp phủ thực vật đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, vì nó cung cấp nguồn thức ăn cơ bản, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, làm nhiên liệu và thuốc chữa bệnh. Con người đã biết tận dụng những nguồn lợi này phục vụ cho mình. Mặt khác, cùng với sự phát triển nông nghiệp,con người đã tạo ra lớp phủ thực vật nhân tạo, làm thay đổi bộ mặt trái đất, đó là những cánh đồng cỏ rộng lớn, những cánh đồng lúa bạt ngàn,…

Việc con người biết dùng lửa cũng là một thảm họa đối với rừng (gây cháy rừng ở diện rộng), làm cho độ che phủ giảm, đe dọa động vật hoang dã và tài sản tính mạng con người.Cháy rừng còn gây ra hiện tượng xói mòn đất, lũ lụt, giảm chức năng điều hòa khí hậu.

Việc con người phá rừng để lấy đất canh tác hoặc sử dụng vào các mục đích khác cũng làm cho diện tích rừng bị giảm đi đáng kể. Đặc biệt đối với những nước có dải rừng ngập mặn.

* Tác động đến tài nguyên đất

- Đất bị mặn hóa: nguyên nhân là do bị mất độ che phủ quá trình khoáng hóa xảy ra mạnh mẽ, đồng thời lượng bốc hơi mạnh.

- Đất bị thoái hóa nhanh chóng do bị xói mòn, rửa trôi, mặn hóa.

- Quá trình đá ong hóa diễn ra mạnh.

* Tác động của con người lên biển và đại dương

Biển và đại dương là cái nôi của sự sống từ xa xưa và là nơi có tính đa dạng loài rất lớn. Hệ thống biển – đại dương có vai trò to lớn trong việc điều hòa khí hậu trái đất. Trong lòng đại dương còn có rất nhiều thức ăn và khoáng sản. Vì vậy, từ xa xưa con người đã biết khai thác để phục vụ nhu cầu cuộc sống của mình. Đã có nhiều người quan miện rằng của cải trong lòng đại dương là vô tận và khai thác tùy tiện. Với phương thức đánh bắt ngày càng hiện đại, sản lượng thủy sản con người đánh bắt được ngày một tăng. Từ hiện tượng đánh bắt quá mức, cùng với các phương thức đánh bắt có tính hủy diệt của con người làm cho trữ lượng các trong đại dương giảm dần, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Ngoài việc đánh bắt hải sản, con người còn khai thác dầu trên biển, vận tải hang hóa trên biển gây ra các vụ đắm tàu làm tràn dầu gây ô nhiễm môi trường biển một cách nặng nề. Việc ô nhiễm môi trường biển bằng dầu thường xảy ra ở quy mô rộng và khả năng loang nhanh, thời gian tồn lưu khá dài.Do vậy, đã làm chết rất nhiều các loại sinh vật biển ở vùng bị dầu loang kín.

5.2. Ô nhiễm môi trường

5.2.1. Khái niệm

Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm môi trường là những nhân tố làm cho môi trường trở nên độc hại. Thông thường tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường.

Sự ô nhiễm môi trường có thể là hậu quả của các hoạt động tự nhiên: hoạt động núi lửa, thiên tai, bão, sóng thần,…hoặc các hoạt động do con người tạo ra: hoạt động giao thông, công nghiệp, trong sinh hoạt,…

Có nhiều phương pháp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường như dựa vào tình trạng sức khỏe và bệnh tật của con người và sinh vật sống trong môi trường ấy hoặc dựa vào thang tiêu chuẩn môi trường.

5.2.2. Ô nhiễm nước

5.2.2.1. Khái niệm về ô nhiễm nước

Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống của con người và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt qua một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra nhiều bệnh tật cho con người.

Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc tự nhiên và nhận tạo.

Nguồn gốc ô nhiễm tự nhiên là do nước mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt. Các tác nhân trên đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.

Nguồn gốc nhân tạo của ô nhiễm nước là sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.

5.2.2.2. Các tác nhân và thông số ô nhiễm nguồn nước

* Tác nhân và thông số ô nhiễm hóa lý nguồn nước



Màu sắc: Nước tự nhiên sạch thường trong suốt và không màu, cho phép mặt trời chiếu xuống tầng nước sâu. Khi nước chứa nhiều chất rắn lơ lửng, các loại tảo, các chất hữu cơ, đặc biệt sự có mặt của các hệ keo thường làm cho nước có màu, nó trở nên kém thấu quang với ASMT. Các sinh vật sống ở đáy hoặc độ sâu thường bị thiếu ASMT. Các chất rắn ở môi trường nước làm cho các sinh vật hoạt động trở nên khó khăn hơn, một số trường hợp có thể gây tử vong cho sinh vật. Chất lượng nước suy giảm làm ảnh hưởng tới các hoạt động bình thường của con người. Để đánh giá màu sắc của nước, người ta dùng các máy đo màu hoặc máy đo độ thấu quang của nước.

Mùi vị : nước tự nhiên sạch không có mùi hoặc có mùi dễ chịu. Khi trong nước có các sản phẩm phân hủy chất hữu cơ, chất thải công nghiệp, các kim loại thì mùi vị trở nên khó chịu. Để đánh giá độ mùi của nước, người ta dùng phương pháp pha loãng cho đến khi không cảm nhận được mùi nữa, đánh giá vị nước cũng theo phương pháp tương tự.

Độ đục: nước tự nhiên sạch thường không chứa các chất rắn lơ lửng nên trong suốt và không màu. Do chứa các hạt sét và mùn, vi sinh vật, hạt bụi, các hóa chất kết tủa thì nước trở nên đục. Nước đục ngăn cản quá trình chiếu sáng của ASMT. Các chất rắn ngăn cản các hoạt động bình thường của con người và sinh vật khác. Độ đục của nước đươc xác định bằng máy đo độ đục hoặc bằng phương pháp hóa lý trong phòng thí nghiệm. Thang đo độ đục là NTU, giá trị thang đo được xác định thực nghiệm theo công thức sau :

5%(1gA + 100ml H2O ) + 5% (10gB + 100ml H2O) + 90 ml H2O



1NTU = 400

Trong đó: A là hidrazin sunfat ; B là hecxametylen tetramin.



Nhiệt độ : nhiệt độ nước tự nhiên phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết của lưu vực hoặc môi trường khu vực. Nước thải công nghiệp, đặc biệt là nước thải của nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân thường có nhiệt độ cao hơn nước tự nhiên trong khu vực. Chất thải làm tăng nhiệt độ môi trường nước làm cho quá trình sinh, lý , hóa của môi trường nước bị thay đổi, dẫn tới một số loài sinh vật không chịu đựng được sẽ bị chết hoặc di chuyển đến nơi khác, một số còn lại phát triển mạnh mẽ. Cụ thể:

- Làm cho nồng độ oxy hòa tan trong nước bị giảm sút gây nên hiện tượng yếm khí. Khi nhiệt độ nước tăng làm cho sự hòa tan oxy giảm, tốc độ các phản ứng oxy sinh hóa tăng lên làm giảm sút lượng oxy trong nước.

- Nước nóng làm thay đổi quá trình sống và thậm chí có thể làm thay đổi cả quần thể động thực vật. Nguyên nhân là do thiếu oxy để thở, môi trường trở nên yếm khí không thích hợp, thiếu thức ăn,...

Sự thay đổi nhiệt độ nước thông thường không có sự cân bằng tự nhiên của HST nước. Nhiệt độ cao của nước cũng ảnh hưởng đáng kể đến môi trường không khí( ẩm hơn, sương mù,..). Để đo nhiệt độ nước người ta dùng các loại nhiệt kế khác nhau.



Chất rắn : bao gồm có chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan: là các hạt chất rắn vô cơ hoặc hữu cơ, có kích thước bé, rất khó lắng trong nước như: khoáng sét, bụi than, bùn,..Sự có mặt của chất rắn trong nước gây nên độ đục, màu sắc, và các tính chất khác. Để xác định nồng độ chất rắn người ta thường để lắng các bể bình chứa mẫu nước, sau đó lấy ra phần lắng, sấy khô và cân.

Độ cứng : gây ra độ cứng của nước là trong nước có chứa các muối Ca va Mg vĩnh cửu. Độ cứng của nước được xác định bằng phương pháp chuẩn độ hoặc tính toán theo hàm lượng Ca và Mg có trong nước. Theo giá trị độ cứng tính bằng mg/l CaCO3 có thể phân loại nước theo độ cứng thành : nước mềm khi nước có độ cứng < 50, nước cứng trung bình khi giá trị đo xấp xỉ 150, nước quá cứng khi giá trị đo > 300.

Độ dẫn điện : độ dẫn điện của nước liên quan đến sự có mặt của các ion trong nước. Các ion này thường là muối của kim loại như: NaCl, KCl, SO42-, NO3 ,... nước có tính độc hại cao thường liên quan đến các ion hòa tan có trong nước. Để xác định độ dẫn điện, người ta thường dùng các máy đo điện trở, hoặc cường độ dòng điện.

Độ pH : độ pH của nước được xác định theo công thức pH = - lg [ H+]. Nước tinh khiết trong điều kiện phân ly theo phương trình:

H2O = H+ + OH-

Và trung hòa về diện tích, tức là [H+] = [ OH-]

Đối với nước tinh khiết thì pH = 7, khi chứa nhiều ion H+ hown OH- thì nước có tính axit và pH < 7; khi chứa nhiều ion OH- hơn H+ thì nước có tính kiềm và pH >7.

Độ pH có ảnh hưởng tới điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước. Cá thường không sống được trong nước khi có độ pH < 4 hoặc pH >10. Sự thay đổi pH trong nước thường liên quan đến sự hiện diện các hóa chất hoặc kiềm, sự phân hủy chất hữu cơ, sự hòa tan một số anion SO42-, NO3, ... độ pH của nước có thể được xác định bằng phương pháp điện hóa, chuẩn độ hoặc bằng các loại thuốc thử khác nhau.

Nồng độ oxy tự do trong nước : oxy tự do trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước. Hàm lượng oxy có trong nước thường là do sự hòa tan từ khí quyển hoặc do sự quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 – 10 ppm và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy các chất, sự quang hợp của tảo,.... Khi nồng độ oxy tự do trong nước thấp sẽ làm giảm sự hoạt động của các sinh vật trong nước nhiều khi dẫn đến chết. Do vậy, nồng độ oxy tự do trong nước là một chỉ số quan trọng đánh giá sự ô nhiễm môi trường nước. Có nhiều phương pháp xác định giá trị nồng độ oxy tự do trong nước như phương pháp ion của Winkler và phương pháp điện cực.

Nhu cầu oxy hóa (BOD): nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy đã sử dụng trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ bởi các sinh vật có trong nước theo phản ứng;

Chất hữu cơ + O2 CO2 + H2O + tế bào mới + sp trung gian



Nhu cầu oxy hóa (COD): là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa học các hợp chất hữu cơ có trong mẫu thành CO2 và nước.

Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hóa toàn bộ các hợp chất hữu cơ có trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy bởi vi sinh vật. Như vậy, lượng oxy cần để oxy hóa và oxy hóa hóa học được lấy tư oxy hòa tan trong nước. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu của sự BOD và COD sẽ làm giảm nồng độ oxy tự do trong nước sẽ dẫn đến có hại cho các sinh vật sống trong môi trường nước và hệ sinh thái nước nói chung. Các loại nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hóa chất là các tác nhân tạo ra giá trị COD và BOD trong môi trường nước.

Để xác định BOD của mẫu nước, người ta thường dùng giá trị BOD5 bằng cách xác định hiệu nồng độ oxy hòa tan của mẫu nước sau khi pha loãng và ủ mẫu pha loãng ở nhiệt độ 200C trong 5 ngày.

Để xác định nồng độ COD, người ta thường sử dụng rộng rãi theo phương pháp bicromat theo phản ứng hóa học sau:

Chất hữu cơ trong mẫu nước + Cr2O72- + H+ CO2 + H2­O + 2 Cr3+

* Tác nhân hóa học

Tác nhân hóa học gây ô nhiễm đất bao gồm các kim loại nặng, các anion, thuốc BVTV,...

Kim loại nặng : các kim loại như : Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cu, Zn, Mn,... khi có nồng độ lớn đều làm nước bị ô nhiễm. Kim loại nặng không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa và thường tích lũy lại trong cơ thể, vì vậy chúng là chất độc hại đối với sinh vật. Kim loại nặng có mặt trong nguồn nước từ nhiều nguồn như : nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt,giao thông, nông nghiệp, khai khoáng,...Một số nguyên tố như Hg, Cd, As rất độc đối với sinh vật dù ở nồng độ rất nhỏ. Do vậy, hiện nay tiêu chuẩn chất lượng nước, nồng độ các kim loại nặng được quan tâm hàng đầu. Để xác định nồng độ kim loại trong nước, người ta có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau như phân tích hóa học, phân tích quang phổ nguyên tử hấp thụ, phân tích kích hoạt hoặc phân tích cực phổ.

Các nhóm anion NO3-, PO43-, SO42- : các nguyên tố N, P,S ở nồng độ thấp là các chất dinh dưỡng đối với tảo và các sinh vật dưới nước. Ngược lại khi ở nồng độ cao sẽ gây ra sự phú dưỡng hoặc các biến đổi sinh hóa trong cơ thể sinh vật và con người.

Thuốc bảo vệ thực vật: thuốc BVTV là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học, được dùng để phòng và trừ sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản với các tên gọi khác nhau. Trong sản xuất nông nghiệp chỉ có một phần thuốc tác dụng trực tiếp đến côn trùng và sâu bệnh hại, còn lại rơi vào nước, đất và tích lũy thực vật trong môi trường, người ta dùng phương pháp sắc lý khí.

Các hóa chất hòa tan khác : các hóa chất nhóm xynua, phenon, các chất tẩy rửa. Các công xưởng và nhà máy sản xuất và sử dụng hóa chất đã thải vào môi trường các chất này.

* Tác nhân sinh học

Sinh vật ở trong môi trường nước có nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh sinh vật có ích, có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật khác. Trong số này đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và kí sinh trùng gây bệnh như bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét,...

Nguồn ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện,...

Để đánh giá mức độ ô nhiễm sinh học, người ta dùng chỉ số coliform. Đây là chỉ số phản ánh số lượng vi khuẩn E.coli trong nước, thường không gây bệnh cho người và sinh vật. Để xác định chỉ số Ecoliform, người ta nuôi cấy mẫu trong dung dịch đặc biệt và đếm số lượng chúng sau một thời gian nhất định.

5.2.2.3. Ô nhiễm nước mặt

Môi trường nước mặt bao gồm nước ao hồ, đồng ruộng, sông suối, kênh rạch. Trong đó, các sông và kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô thị và đất trồng lúa nước là các đối tượng có mức độ ô nhiễm nặng. Nguồn gây ra ô nhiễm nước mặt là các khu dân cư tập trung như thành phố, thị trấn, các hoạt động công nghiệp khai thác mỏ, cơ khí, luyện kim, hoạt động giao thông thủy bộ, sản xuất nông nghiệp. Các dạng ô nhiễm nước thường gặp là phú dưỡng, ô nhiễm kim loại nặng và hóa chất độc hại, ô nhiễm vi sinh vật và ô nhiễm bởi thuốc BVTV.

* Phú dưỡng : Là hiện tượng tảo lam, tảo lục phát triển quá mức trong nước ngọt. Trong sông, hồ khi các loài tảo phát triển thì hình thành một tầng tảo màu xanh rất dày, nó xuất hiện từng mảng màu xanh gọi là “hoa nước”, hiện tượng này phát sinh ở biển người ta gọi là “triều đỏ”. Những loài tảo này nhả ra chất độc màu xanh đậm, có thể giết chết cá.

Sau khi tảo chết đi, trong quá trình rữa nát và phân hủy, cần tiêu hao một lượng oxy trong nước khiến cho nước bị thối. “Hoa nước” không những phá hoại nguồn nước mà còn ảnh hưởng đến cảnh quan mặt nước.

Nước mặt ở sông, hồ, biển và các cửa sông xuất hiện “hoa nước” là kết quả nước bị giàu dinh dưỡng đó là biểu hiện nước bị ô nhiễm. Trong điều kiện bình thường, trong đất có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho các loại cây sinh trưởng. Những chất này theo mưa, qua nước bề mặt xâm nhập vào nguồn nước, các loài sinh vật trong nước hấp thụ những chất này để sinh sôi nảy nở.

Trong điều kiện tự nhiên các chất dinh dưỡng nitơ và photpho ở trạng thái cân bằng, nhưng với hoạt động của con người như sản xuất nông nghiệp sử dụng nhiều loại phân bón hóa học, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, Đặc biệt là nước thải của bệnh viện và các trung tâm dịch vụ, thải vào môi trường không qua xử lý khiến cho các chất dinh dưỡng trong môi trường nước tăng nhanh chóng. Sự tích lũy dinh dưỡng này trong nước chỉ trong thời gian ngắn trở nên phú dưỡng quá mức. Hiện tượng này thường gặp trong các đô thị, các sông và kênh dẫn nước rác thải

Với thực vật phù du, một phân tử có thể được mô tả bằng công thức: (CH2O)106(NH3)16H3PO4

Từ công thức trên cho ta thấy tỷ số giữa C:N:P là 106:16:1 tỷ lệ N/P là giá trị biểu thị cho giá trị cần thiết N và P để tạo nên rong tảo. Do trong môi trường nước có chứa nhiều chất dinh dưỡng N và P làm cho thực vật phù du phát triển mạnh, tăng sinh khối. Hàm lượng chất diệp lục cũng được tăng lên đáng kể và bị thối rữa, phân hủy dẫn đến làm giảm nghiêm trọng hàm lượng oxy trong nước, từ đó dẫn đến gây ô nhiễm môi trường nước.

* Kim loại nặng và các hóa chất độc hại: đây là hiện tượng thường gặp trong các lưu vực nước gần khu công nghiệp, khu vực khai thác khoáng sản, các thành phố lớn. Biểu hiện ô nhiễm kim loại nặng và hóa chất độc hại thể hiện bởi các nồng độ cao của các kim loại nặng trong nước. Một số trường hợp xuất hiện việc chết hàng loạt cá và thủy sinh vật.

Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng và hóa chất độc hại là nước công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu đổ vào môi trường. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng và hóa chất độc hại có tác động tiêu cực mạnh mẽ tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng và chát độc hại tích lũy theo chuỗi thức ăn thâm nhập vào cơ thể con người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất độc hại vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác. Để hạn chế tác động tiêu cực của sự ô nhiễm cần phải tăng cường biện pháp xử lý nước thải công nghiệp và nước thải độc hại, quản lý tốt thực phẩm nuôi trồng trong môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm như nuôi cá, trồng rau bằng nguồn nước thải.

* Ô nhiễm vi sinh vật : thực tế cho thấy nguồn nước mặt thường gặp trong các lưu vực tiếp nhận nước thải sinh hoạt, đặc biệt là nước thải bệnh viện, các trung tâm thương mại, dịch vụ. Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sinh vật gây bệnh cho người và động vật lan truyền trong môi trường nước này, gây ra các loại dịch bệnh cho các khu vực dân cư tập trung. Hiện tượng này thường gặp trong các nước đang phát triển và chậm phát triển trên thế giới. Để hạn chế tác động tiêu cực của ô nhiễm vi sinh vật nguồn nước mặt, cần nghiên cứu các biện pháp xử lý nước thải, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường sống của dân cư, tổ chức tốt hoạt động y tế và dịch vụ công cộng.

* Ô nhiễm nguồn nước bởi TBVTV và phân bón hóa học : hiện tượng này khá phổ biến tại các vùng nông nghiệp thâm canh trên thế giới. Trong quá trình sử dụng thuốc BVTV và phân bón hóa học, một lượng đáng kể thuốc và phân bón không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc BVTV. Tác dụng tiêu cực của sự ô nhiễm thuốc BVTV và phân bón làm suy thoái chất lượng môi trường khu vực canh tác nông nghiệp như phú dưỡng, nước, ô nhiễm đất, nước, giảm tính đa dạng sinh học của khu vực nông thôn, suy giảm các loài thiên địch, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh đối với thuốc BVTV.

5.2.2.4. Ô nhiễm và suy thoái nước ngầm

Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất, đá trầm tích như cát, sạn, cát bột kết, trong cá khe nứt, hang cacto dưới bề mặt trái đất và có thể khai thác để phục vụ hoạt động sống của con người.

Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành : nước ngầm tầng mặt và nước ngầm tầng sâu. Đặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh trong các lớp đất xốp tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm tầng mặt thường không có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt, do vậy thành phần mực nước biến đổi, phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt. Loại nước ngầm bề mặt rất dễ bị ô nhiễm. Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đá xốp được ngăn cách bên trên và phía dưới bởi các lớp không thấm nước, do vậy nước tương đối sạch và không phụ thuộc vào nước mặt. Đây là nguồn nước ngầm được khai thác chính phục vụ cho sinh hoạt và công nghiệp.

Nước ngầm là nguồn nước cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ở nhiều quốc gia và cùng dân cư trên thế giới. Do vậy, ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường sống của con người. Các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái nước ngầm bao gồm:

- Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng Fe, Mn và một số kim loại cao.

- Các tác nhân nhân tạo như nồng độ kim loại nặng cao, hàm lượng NO3-, NO2-, NH4+,... vượt tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật.

- Suy thoái trữ lượng nước ngầm biểu hiện bởi giảm công suất khai thác, hạ thấp mực nước ngầm, lún đất.

Để hạn chế tác động ô nhiễm và suy thoái nước ngầm cần phải tiến hành đồng bộ các công tác điều tra, thăm dò trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm, xử lý nước thải và chống ô nhiễm các nguồn nước mặt, quan trắc thường xuyên trữ lượng và chất lượng nước ngầm.



5.2.2.5 Ô nhiễm biển

Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chất thải từ lục địa theo các dòng chảy sông suối, các chất thải từ hoạt động của con người trên biển như : khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển. Trong nhiều năm, biển sâu còn là nơi đổ các chất độc hại như chất thải phóng xạ của nhiều quốc gia trên thế giới. Các biểu hiện của sự ô nhiễm biển khá đa dạng, có thể chia thành một số dạng như sau:

- Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước biển như: dầu, kim loại nặng, các hóa chất độc hại.

- Suy thoái các HST sinh thái biển như: san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển,..

- Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và đa dạng sinh học biển.

- Xuất hiện các hiện tượng như thủy triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong các thực phẩm lấy từ biển.

Theo công ước luật biển năm 1980, có 5 nguồn có thể gây ra ô nhiễm biển : các hoạt động trên đất liền, thăm dò và khai thác tài nguyên trên thềm lục địa và đáy đại dương, việc thải các chất độc hại ra biển, vận chuyển hàng hóa trên biển, ô nhiễm không khí. Cả 5 nguồn này có xu thế gia tăng, đe dọa tới chất lượng môi trường biển.

Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông ngòi mang ra biển như: dầu và sản phẩm dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạ,...và nhiều chất ô nhiễm khác. Theo tính toán, vào các năm 60 của thế kỷ này, lượng chất thải rắn đổ ra biển hàng năm khoảng 50 triệu tấn gồm: đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ, một số khác bị phân hủy và lan truyền trong toàn khối nước biển.

Đại dương là kho tài nguyên thiên nhiên vĩ đại, các hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên cũng để lại hậu quả ô nhiễm biển, đặc biệt là thăm dò khai thác dầu khí. Hiện tượng rò rỉ dầu từ các giàn khoan và hiện tượng tràn dầu là những sự cố nghiêm trọng đe dọa một phạm vi không gian rộng lớn.

Loài người đã và đang thải ra biển rất nhiều chất thải độc hại một cách có ý thức hoặc không có ý thức. Loại hóa chất bền vững như DDT có mặt ơ khắp các đại dương, theo sự tính toán của các nhà khoa học thì gần 2/3 lượng hóa chất này (khoảng 1 triệu tấn) do con người sản xuất hiện vẫn còn tồn tại trong nước biển.

Hoạt động vận tải biển là một trong các nguyên nhân qua trọng gây ô nhiễm biển. Rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyền trên biển chiếm 50% nguồn ô nhiễm dầu trên biển. Các tai nạn đắm tàu thuyền đưa vào biển nhiều hàng hóa, phương tiện và hóa chất độc hại. Các khu vực biển gần với đường giao thông trên biển hoặc các cảng là nơi nước biển có nguy cơ dễ bị ô nhiễm.

Ô nhiễm không khí có tác động mạnh mẽ tới ô nhiễm biển. Nồng độ CO2 cao trong không khí sẽ làm cho lượng CO2 hòa tan trong nước biển tăng. Nhiều các chất độc hại và bụi kim loại nặng được không khí mang ra biển. Sự gia tăng tự nhiệt độ của khí quyển trái đất do hiệu ứng nhà kính sẽ kéo theo sự dâng cao mực nước biển và thay đổi môi trường sinh thái biển.

Bên cạnh các nguồn ô nhiễm nhân tạo trên, biển còn có thể bị ô nhiễm bởi các quá trình tự nhiên như: phun trào núi lửa, thiên tai, bão lũ, sự cố rò rỉ dầu tự nhiên,...

Bảo vệ môi trường là một trong những nội dung quan trọng của các chương trình bảo vệ môi trường cua Liên Hợp Quốc và các quốc gia trên thế giới.

5.2.3. Ô nhiễm không khí



5.2.3.1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch, bụi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn,..

Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành các nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân tạo.

* Nguồn gốc tự nhiên.

Là do các hiện tượng tự nhiên gây ra, bao gồm:

- Hoạt động núi lửa : núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi trong lòng đất, chúng có sức lan tỏa rất xa. Do vậy dẫn tới không khí bị ô nhiễm.

- Cháy rừng : Rừng bị cháy bởi nhiều nguyên nhân, các đám cháy này thường lan truyền rộng và chúng phát thải khí và bụi.

- Bão lụt gây nên gió mạnh, nước mưa gây bào mòn, gió thổi tung đất lên tạo khí bụi,...

- Các quá trình phân hủy, thối rữa xác động thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí gây ô nhiễm.

Nhìn chung các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí có nguồn gốc tự nhiên là rất lớn, song chúng được phân bố đồng đều trên khắp trái đất và ít khi tập trung tại một chỗ, do vậy con người cũng phải làm quen với nồng độ của các tác nhân đó.

* Nguồn gốc nhân tạo

Nguồn gốc nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt động giao thông. Người ta chia ra thành các nguồn ô nhiễm công nghiệp, nguồn ô nhiễm giao thông vận tải, nguồn ô nhiễm do sinh hoạt.

- Nguồn ô nhiễm không khí do công nghiệp: sự ô nhiễm xảy ra do hai quá trình là:

Quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch để lấp nhiệt và quá trình bốc hơi, rò rỉ, thất thoát chất độc trên dây truyền sản xuất. Các ống khói của các nhà máy đã thải vào không khí rất nhiều chất độc hại. Đối với mỗi ngành công nghiệp, lượng nguồn thải và mức độ độc hại có khác nhau và đặc trưng cho mỗi ngành chúng phụ thuộc vào quy mô công nghiệp, công nghệ áp dụng, loại nhiên liệu sử dụng và phương pháp đốt.

- Nguồn ô nhiễm không khí do giao thông vận tải: chủ yếu xảy ra trên tuyến đường giao thông. Các khí độc hại phát sinh trong quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ đốt trong như : CO2, CO, hơi chì, NOx làm ô nhiễm hai bên hành lang giao thông. Một phần không nhỏ là bụi được cuốn theo phương tiện giao thông, ngoài ra còn gây ra tiếng ồn dọc theo trục giao thông thường rất cao. Mặt khác giao thông vận tải hàng không, nhất là các máy bay siêu âm ở độ cao lớn thải ra nhiều khí NOx có hại cho tầng ozon của khí quyển.

- Nguồn ô nhiễm không khí do sinh hoạt : chủ yếu phát sinh từ đun nấu, lò sưởi sử dụng nhiên liệu chất lượng kém. Đặc điểm của nguồn thải là nhỏ nhưng phân bố dày và cục bộ trong từng không gian nhà nên độc hại trực tiếp đến con người.



5.2.3.2. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí

Các chất và tác nhân gây ô nhiễm không khí bao gồm:



  • Các loại oxit như NOx, CO, CO2, H2S, SO2, các khí halogen gồm flo, clo, brom, iot,..

  • Các phần tử lơ lửng như hạt bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật, nitrat, sunfat, phân tử cacbon, muội than, khói, sương mù,…

  • Các loại hạt bụi nặng như đất đá, bụi kim loại,..

  • Các khí quang hóa như ôzôn, FAN, FB2N, NOx, aldehyt, etylen,..

  • Các khí thải có tính phóng xạ.

  • Nhiệt

  • Tiếng ồn.

Các tác nhân ô nhiễm không khí chủ yếu phát sinh trong quá trình đốt nhiên liệu và sản xuất. Chúng có thể ở dạng hơi (khí) hoặc dạng hạt (phần tử nhỏ). Phần lớn các tác nhân ô nhiễm đều có hại đối với sức khỏe con người.

Một số chất gây ô nhiễm không khí có tính chất nguy hiểm lớn đối với con người và khí quyển là CO2, SO2, CO, N2O, CFC,…

* Cacbon điôxit (CO2): với hàm lượng 0,03% trong khí quyển là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để sản xuất năng suất sinh vật học sơ cấp ở cây xanh. Thông thường lượng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng với lượng CO2 được sử dụng cho quang hợp. Khi các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch và đốt rừng đã dẫn tới sự mất cân bằng trên, ảnh hưởng tới khí hậu toàn cầu.

Khí CO2 và một số khí khác, đặc biệt là hơi nước trong khí quyển tạo nên hiệu ứng nhà kính làm bề mặt trái đất nóng lên.

* Sunfua dioxit (SO2): là khí không màu, nhưng có mùi khó chịu, là chất có hệ số oxy hóa cao khi gặp điều kiện thuận lợi về độ ẩm trở thành chất dẫn xuất axit vô cơ gây mưa axit.

Đây là chất gây ô nhiễm không khí ở nồng độ thấp, tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu. SO2 tự nhiên có nguồn gốc từ hoạt động núi lửa và nhân tạo do đốt nhiên liệu than, dầu mỏ, khí đốt, sinh khối thực vật,quặng sunfua,… khí SO2 rất độc với sức khỏe con người và sinh vật gây ra các bệnh về hô hấp, phổi, khi gặp hơi nước và mưa thì tạo thành mưa axit, gây tổn hại rất lớn đối với con người và các sinh vật khác trên mặt đất.



* Cacbon monooxit (CO): đây là chất khí được hình thành từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch thiếu oxy. Khí thải chứa nhiều là CO là khói xe máy. CO không độc với thực vật vì cây xanh sử dung CO và chuyển hóa thành CO2 giúp cho quá trình quang hợp. Vì vậy, thảm thực vật được xem là tác nhân tự nhiên làm giảm ô nhiễm do CO gây ra.

CO khá độc với con người, nó phản ứng với hemoglobin nhanh gấp 300 lần so với O2 để hình thành cascbon hemoglobin, hạn chế quá trình vận chuyển O2 trong máu, gây ra các hiện tượng: stress sinh lý, hô hấp nặng nhọc khó khăn, đau đầu, suy yếu cơ bắp, buồn nôn, lóa mắt, co giật, hôn mê tiền định, tử vong.

* Đinitơ oxit(N2O): là loại khí gây hiệu ứng nhà kính và nó được phát thải do đốt các nhiên liệu hóa thạch, một lượng nhỏ N2O xâm nhập vào khí quyển bằng con đường nitrat hóa các loại phân bón vô cơ và hữu cơ. Hàm lượng của nó cũng tăng dần trên phạm vi toàn cầu. N2O xâm nhập vào không khí sẽ thay đổi dạng trong nhiều năm, chỉ khi đạt những tầng trên của khí quyển, nó sẽ tác động một cách chậm chạm với nguyên tử oxy.

* Clorofluorocacbon (CFC): là những hóa chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp,các bộ phận làm lạnh và từ đó xâm nhập vào khí quyển. CFC11 hoặc CFCl3 hoặc CFCl2, có tên gọi tên gọi thông dụng là freon12 hay F12 là những môi chất lạnh thông dụng của tủ lạnh gia đình. Trong khí quyển các CFC ở dạng khí thường có tính ổn định cao, chậm phân hủy. chúng bị phân hủy tại tầng bình lưu bởi các tia cực tím. Theo kết quả nghiên cứu của cá nhà khoa học thì với lượng khí CFC có trong khí quyển hiện nay, để phân hủy hết thì phải mất 100 năm. Do vậy hiện nay, mặc dù đã có những quy định về hạn chế sử dụng CFC , nhưng với tốc độ phát triển công nghiệp hóa của các nước trên thế giới thì sự ảnh hưởng của CFC làm cho tầng ozon mỏng dần và bức xạ của các tia cực tím đạt đến những tầng khí quyển thấp hơn.



* Mêtan (CH4) : là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính và góp phần làm tăng nhiệt độ trái đất. Chúng được sinh ra trong quá trình sinh học như sự men hóa đường ruột của các động vật móng guốc, cừu và những động vật khác, sự phân kị khí ở đất ngập nước, ruộng lúa, cháy rừng và đốt nhiên liệu hóa thạch. CH4 thúc đẩy sự oxy hóa hơi nước ở tầng bình lưu, sự gia tăng hơi nước đã gây ra hiệu ứng nhà kính rất mạnh.

5.2.3.3. Sự lan truyền chất ô nhiễm trong khí quyển

Muốn đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí, kiểm tra, kiểm soát, dự báo và phòng ngừa ô nhiễm được chính xác cần phải xác định nồng độ mỗi chất trong môi trường không khí. Một chất sau khi được phát thải vào không khí chúng sẽ khuếch tán đi các nơi. Những yếu tố có ảnh hưởng tới sự khuếch tán các chất trong khí quyển đó là: các yếu tố khí hậu, địa hình khu vực, thành phần các chất thải.

Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng tới sự lan truyền chất gây ô nhiễm trong không khí gồm: hướng gió, đặc điểm phân bố nhiệt độ khí quyển, độ ẩm và chế độ mưa.

Hướng gió là yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến sự lan truyền chất ô nhiễm. Nồng độ chất ô nhiễm giảm dàn từ nguồn theo chiều hướng gió. Ban đầu chất gây ô nhiễm tạp trung lớn ở tâm dòng thải, sau đó khuếch tán dần ra với góc mở của luồng gió. Khi trời lặng gió thì khí thải sẽ lan truyền theo hướng lên cao trong không gian, xung quanh tâm nguồn thải.

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới sự phân bố nồng độ chất phát thải trong không khí ở gần tầng mặt đất. Thông thường càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm theo tỷ lệ 10C/100m. Trong trường hợp thuận nhiệt, các chất ô nhiễm được đưa lên cao và lan truyền phân tán ra xa. Trong trường hợp nhiệt độ không khí tăng theo chiều thẳng đứng(nghịch nhiệt), sẽ dẫn tới các chất ô nhiễm khó lan truyền lên cao và ra xa. Do vậy, chất ô nhiễm trên mặt đất gần nguồn ô nhiễm rất cao, có ảnh hưởng xấu tới tình trạng sức khỏe của con người và môi trường không khí trong khu vực.

Độ ẩm và mưa cũng có sự ảnh hưởng tới sự lan truyền chất ô nhiễm. Một số chất gây ô nhiễm khí và bụi khi gặp mưa sẽ theo nước mưa rơi xuống mặt đất. Như vậy, mưa có tác dụng làm sạch không khí, lá cây, chuyển các chất gây ô nhiễm vào môi trường đất và nước.

Địa hình cũng là yếu tố có sự ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự lan truyền chất gây ô nhiễm. Địa hình ảnh hưởng trực tiếp tới sự phân bố nhiệt của khí quyển và hướng gió của khu vực. Địa hình phức tạp thì sẽ dẫn tới sự thay đổi chế độ nhiệt và hướng gió theo mùa, theo thời gian trong ngày

5.2.3.4. Hiệu ứng nhà kính

* Khái niệm

Theo sự cân bằng nhiệt, Trái đất phải tỏa một lượng năng lượng vào vũ trụ ngang với số lượng mà nó hấp thụ được từ mặt trời. Năng lượng mặt trời đến trái đất dưới dạng bức xạ sóng ngắn. Một phần bức xạ được bề mặt trái đất và khí quyển phản xạ lại vũ trụ. Tuy nhiên, phần lớn bức xạ đó xuyên qua khí quyển sưởi ấm bề mặt trái đất và gửi năng lượng này về vũ trụ dưới dạng sóng dài bức xạ tia hồng ngoại. Một phần bức xạ hồng ngoại do trái đất phát ra được hơi nước, khí cacbon điôxit và các khí khác hấp thụ làm cho trái đất được sưởi ấm, những loại khí này gọi là khí nhà kính. Tuy nhiên, do nồng độ khí nhà kính hiện tăng lên một cách nhanh chóng, làm giảm khả năng tỏa nhiệt của trái đất, làm cho trái đất nóng lên.

* Tác động của hiệu ứng nhà kính

Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên nhờ sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Theo định luật bức xạ của vật đen, quan hệ giữa sóng bức xạ và nhiệt độ bức xạ có dạng:

2898


Λmax = T

Trong đó: λmax là bước sóng bức xạ chủ yếu của vật ( µm)

T(oK) là nhiệt độ bề mặt của vật bức xạ ( Ken Vin)

Bề mặt môi trường có nhiệt độ khoảng 60000K, vì vậy năng lượng bức xạ từ mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn khoảng 0,5 µm, dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. Trong khi đó với nhiệt độ bề mặt 2880K, bức xạ của trái đất có bước sóng cực đại 10,1 µm là sóng dài dễ bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gia tăng sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là CO2 (hấp thụ mạnh các tia có bước sóng 13 – 18 µm và 2,7 – 4,3 µm), hơi nước (hấp thụ mạnh các tia có bước sóng > 18µm), khí metan(hấp thụ mạnh các tia có bước sóng khoảng 9,5 và 3,8µm). Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về mặt năng lượng giữa trái đất và không gian xung quanh dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là hiệu ứng nhà kính. Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của loài người đang làm nồng độ của khí CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và nhà kính khác trong khí quyển trái đất dẫn tới việc gia tăng nhiệt độ trái đất. theo tính toán của cá nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 3oC. Các số liệu quan trắc cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0.5 0C trong khoảng thời gian từ năm 1885 – 1940 do thay đổi nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027 % đến 0,035 %. Dự báo nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5 – 4,50C vào năm 2050.

Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2, CFC, CH4, O3, NO2. Theo mức độ tác động đến việc gia tăng nhiệt độ trái đất, sử dụng nhiên liệu và tiếp theo là công nghiệp và các hoạt động có tác động lớn nhất.

Sự gia tăng nhiệt độ do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất:

- Nhiệt độ trái đất tăng làm băng tan và mực nước biển dâng cao. Như vậy, nhiều cùng sản xuất lương thực trù phú, các khu đông dân cư, các đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp có thể bị chìm dưới nước biển.


  • Sự nóng lên của trái đất sẽ làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Một số loài thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi cho phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về không gian sống hoặc bị đe dọa do không kịp thích nghi với các thay đổi môi trường sống.

  • Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu sẽ có xu hướng di chuyển về phía hai cực của trái đất. Toàn bộ điều kiện sống của các quốc gia sẽ bị xáo trộn. Hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

  • Nhiều bệnh tật mới xuất hiện ở con người, các loại bệnh dịch lan tràn, sức khỏe con người vị suy giảm.

* Biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu

Sự biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm : khí quyển, thủy quyển, sinh quyển và thạch quyển bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu là:

-Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung

- Thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và sinh vật sống trên trái đất.

- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.

- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất, dẫn tới sự đe dọa sự sống của các loài sinh vật, tới các HST, các hoạt động bình thường của con người.

- Thay đổi hoạt động của các chu trình sinh địa hóa, đặc biệt là chu trình tuần hoàn nước bị thay đổi mạnh mẽ, làm nguy cơ thiếu nước sử dụng cho loài người ngày càng lớn.

- Làm thay đổi năng suất và chất lượng nước sinh học của các HST,…



5.2.3.5. Sự suy thoái ôzôn trong tầng bình lưu

* Sự suy thoái

Ô zôn tồn tại trong tầng bình lưu với độ cao khoảng từ 18 -40 km thành một lớp mỏng khoảng vài cm. Tầng ôzôn có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống sinh vật trái đất, vì nó có khả năng hấp thụ toàn bộ năng lượng bức xạ cực tím của mặt trời với bước sóng từ 2900A0 – 2200A0, đây là những bước sóng ngắn nhất có khả năng hủy diệt mọi sinh vật trên trái đất. Ngoài ra tầng ôzôn còn có khả năng hấp thụ cả bức xạ hồng ngoại nên được xem là ranh giới ngoài của sinh quyển.

Quá trình tổng hợp và phân hủy ôzôn trong khí quyển vô cùng phức tạp.

Theo phản ứng nhiệt động, ở nhiệt độ thấp chủ yếu là các phân tử oxy, còn ở nhiệt độ cao chủ yếu là nguyên tử oxy. Trong điều kiện áp suất 1at, không có vùng nhiệt nào có ưu thế thành tạo ôzôn. Ôzôn được tồn tại ở nồng độ cao trong tầng bình lưu theo cơ chế thành tạo như sau:

O2 + O + M O3 + M

Trong phản ứng này, M là hạt bất kỳ có mặt trong hệ cần để mang năng lượng phản ứng tổng hợp phân tử ôzôn. Khi nhiệt độ cao, cân bằng phản ứng nghiêng về phía tạo ra oxy, nên không thể xuất hiện phân tử ôzôn. Khi nhiệt độ thấp và áp suất riêng phần oxy nhỏ thì phản ứng nghiêng về phía tạo ra ôzôn. Vì vậy, điều kiện để tồn tại một lớp ôzôn đủ lớn bao gồm: nhiệt độ khí quyển thấp đảm bảo chiều phản ứng nghiêng về phía tạo ôzôn và nồng độ nguyên tư oxy đủ lớn. Điều kiện để có nồng độ nguyên tử oxy cao có thể tồn tại nhờ phản ứng phân hủy các phân tử oxy bởi dòng các hạt chuyển động nhanh. Như vậy, tại độ cao từ 18 – 40 km, bức xạ sóng ngắn của mặt trời phân hủy các phân tử oxy thành các nguyên tử oxy và kết hợp chúng thành ôzôn, còn bức xạ sóng dài lại phân hủy phân tử ôzôn thành oxy.

* Tác động của việc suy thoái tầng ôzôn

Theo số liệu nghiên cứu cho thấy, nếu ôzôn ở tầng bình lưu giảm ở mức 1% thì bức xạ mặt trời trên bề mặt trái đất tăng 2% và kéo theo là sự gia tăng các bệnh về đục thủy tinh thể, ung thư da, nếu mức suy giảm ôzôn càng tăng lên thì tỷ lệ mức các bệnh trên càng tăng. Ngoài ra còn gây ra một số loại bệnh cho con người, làm rối loạn các quy tắc của hệ miễn dịch, các kháng thể chống lại bệnh tật và làm giảm khả năng của cơ thể chống lại các bệnh ung thư da không sắc tố, ung thư da sắc tố, dị ứng, khả năng hấp thụ thuốc, làm gia tăng các loại bệnh truyền nhiễm.

Bên cạnh việc gây ra các bệnh cho con người, sự suy thoái tầng ôzôn còn làm ảnh hưởng tới năng suất sinh học của các HST.

Ngoài ra, do có khả năng hấp thụ tia hồng ngoại nên tầng ôzôn cũng có vai trò nhất định trong việc làm nóng lên của bầu khí quyển, là một trong những nguyên nhân làm tăng hiệu ứng nhà kính (< 10%). Tuy nhiên, tác nhân suy giảm tầng ôzôn đang là nguyên nhân làm cho mức độ tác động tiêu cực của hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu ngày càng trở nên trầm trọng hơn

* Các giải pháp bảo vệ tầng ôzôn

Trước sự suy thoái tầng ôzôn ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đối với môi trường sống cua sinh vật trái đất, đặc biệt là con người. Thì nhìn chung hiện nay trong hoạt động bảo vệ môi trường của con người đã đưa rất nhiều các giải pháp, đặc biệt là việc ngăn chặn sự suy thoái tầng ôzôn do tác nhân con người gây ra đang được nhiều nước quan tâm. Bao gồm:

- Hạn chế sử dụng và ngừng sử dụng các chất làm giảm tầng ôzôn như CFC

- Hợp tác trong quan trắc, nghiên cứu và trao đổi thông tin để hiểu rõ và đánh giá tốt hơn ảnh hưởng của các hoạt động của con người tới tầng ôzôn

- Phối hợp, hợp tác thực hiện các chính sách để kiểm soát, hạn chế, giảm bớt hoặc ngăn chặn các hoạt động có ảnh hưởng có hại do sự biến đổi hoặc gây nên sự biến đổi tầng ôzôn.



5.2.3.6.Ô nhiễm tiếng ồn

Âm thanh được gọi là tiếng ồn khi nó trở nên mạnh và gây khó chịu, đặc biệt khi nó gây chấn thương sinh lý hoặc tâm thần. Hầu hết tiếng ồn trong môi trường có nguồn gốc nhân tạo: tiếng ồn của hoạt động giao thông, nhà máy,....



Các tác động của tiếng ồn

Tiếp xúc lâu với tiếng ồn sẽ làm giảm mức độ nghe rõ, tiếp xúc lâu với tiếng ồn mạnh sẽ gây điếc mãn tính.

Việc kiểm soát tiếng ồn là rất cần thiết, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Có thể thực hiện bằng nhiều cách như biện pháp công nghệ với việc lắp đặt các thiết bị giảm thanh, trồng hàng rào cây xanh,...Ý thức của con người trong việc giảm tiếng ồn là giải pháp có tính quyết định nhất.

5.2.3.7. Sự ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới môi trường và các biện pháp phòng ngừa.

* Đối với sức khỏe con người : Phần lớn các chất ô nhiễm đều gây tác hại đối với súc khỏe con người. Sự ảnh hưởng đó ở dạng cấp tình thì có thể gây tử vong, ở dạng mãn tính thì gây ra một số bệnh như viêm phế quản mãn tính, ung thư phổi, làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh,...

* Đối với thảm thực bì : một số chất chứa trong không khí bị ô nhiễm có thể là nguyên nhân gây ra sự ngộ độc cấp tính hay mãn tính của thực bì. Nồng độ của các chất khí gây ô nhiễm có sự ảnh hưởng lớn tới các loại cây trồng, dẫn tới năng suất thấp hoặc không cho năng suất, trường hợp có thể bị chết khi ở nồng độ cao. Mưa axit là một dạng ô nhiễm gây tác hại lớn đến các sinh vật sống trong nước.

* Đối với các công trình xây dựng: các công trình xây dựng đều bị hủy hoại bởi môi trường không khí bị ô nhiễm đó là: sự ăn mòn, nứt nẻ, mất màu, bong sơn, oxy hóa,...

Ngoài ra cùng với môi trường bị ô nhiễm, dẫn tới sự gia tăng khả năng hấp thụ bức xạ mặt trời của khí quyển và “hiệu ứng nhà kính”, dẫn tới nhiệt độ của trái đất tăng dần lên. Mặt khác, tầng ôzôn ngày càng bị mỏng dần, nguy cơ các tia cực tím dần tiến tới tầng không khí thấp gần trái đất, gây tác hại xấu cho con người và sinh vật.

* Các biện pháp phòng ngừa

- Quản lý và kiểm soát chất lượng môi trường không khí bằng các luật lệ, chỉ thị, tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí.

- Quy hoạch xây dựng đô thị và khu công nghiệp trên quan điểm hạn chế sự ô nhiễm không khí khu dân cư.

- Xây dựng công viên, hàng rào xanh, cây trồng hai bên đường.

- Áp dụng các biện pháp công nghệ, lắp đặt các thiết bị thu lọc khí và xử lý khí độc hại trước khi thải ra không khí.

5.2.4. Ô nhiễm môi trường đất



5.2.4.1. Vài nét sơ lược về môi trường đất

* Đất là một hệ sinh thái

Tổ chức của đất trước hết được thể hiện qua chức năng của sinh vật đối với vi sinh vật sản xuất như địa y, tảo rêu, vi sinh vật cố định nitơ,...Sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy là khu hệ động vật đất, nấm và vi sinh vật. Các sinh vật đất rất phong phú về số lượng và thể loại, nó phụ thuộc vào độ phì nhiêu và tính lý hóa học đất.

Hợp phần vô sinh trong đất bao gồm: nước, khoáng chất, hữu cơ và không khí. Giống như các HST khác, giữa yếu tố sống và không sống luôn xảy ra sự trao đổi năng lượng và vật chất, đây là chức năng cơ bản của một HST. Cũng như các HST khác, HST đất có khả năng tự điều chỉnh để lập lại cân bằng giúp cho hệ được ổn định mỗi khi có tác động bên ngoài. Tuy nhiên sự tự điều chỉnh của HST đất cũng có giới hạn nhất định, nếu sự tác động vượt qua giới hạn, HST đất mất khả năng tự điều chỉnh và hậu quả là chúng bị ô nhiễm, giảm độ phì và tính năng sản xuất.

* Ô nhiễm môi trường đất

Bình thường HST đất luôn ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá khả năng chịu tải của đất thì HST sẽ bị mất cân bằng và môi trường đất theo tác nhân hoặc theo nguồn gốc phát sinh chất ô nhiễm.

Theo nguồn gốc phát sinh có thể chia ô nhiễm đất thành các loại: ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt, do các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, ô nhiễm ở khu vực công nghiệp, khu dân cư tập trung.

Theo tác nhân gây ô nhiễm có thể phân loại: ô nhiễm đất do tác nhân hóa học., lý học, sinh học.



5.2.4.2. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất

a/. Tác nhân hóa học

Loại ô nhiễm này đươc gây ra từ các nguồn điểm: chất thải công nghiệp, giao thông, chất thải sinh hoạt và đặc biệt là việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV, các chất kích thích sinh trưởng.

* Sự ô nhiễm do kim loại nặng: các chất kim loại nặng(KLN) là nguồn chất độc nguy hiểm đối với HST đất, chuỗi thức ăn và con người. Những KLN có tính độc cao nguy hiểm là: thủy ngân, cadimi, chì, niken; các KLN có tính độc mạnh là asen, crom, mangan, kẽm, thiếc.

Trong thực tế các KLN ở hàm lượng thích hợp rất cần cho sự phát triển của động thực vật và con người. Nhưng chúng được tích lũy nhiều trong đất thì lại rất độc hại.

Trong đất sự chuyển hóa các kim loại từ ngưỡng không độc sang độc phụ thuộc và nhiều yếu tố như:

- Bản chất của từng KLN

- Hàm lượng của chúng trong môi trường đất

- Phản ứng của đất

- Tính đa dạng sinh học của đất, chất tạo phức, tạo kết tử và dạng tồn tại.

Ô nhiễm KLN có nhiều nguyên nhân: do chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, khai thác khoáng sản, cơ khí, giao thông, phân bón hóa học, thuốc BVTV,...



b/. Tác nhân vật lý

* Ô nhiễm nhiệt: khi nhiệt độ trong đất tăng sẽ gây ra những ảnh hưởng khu hệ vi sinh vật đất phân giải chất hữu cơ. Nhiệt độ trong đất tăng, dẫn đến làm giảm hàm lượng oxy, quá trình phân hủy chất hữu cơ sẽ tiến triển theo kiểu kỵ khí, tạo ra nhiều sản phẩm trung gian có mùi khó chịu và gây độc cho cây trồng, động vật thủy sinh như: NH3,H2S, CH4,.. nguồn gây ô nhiễm nhiệt là do sự thải bỏ nước làm mát các thiết bị máy móc của nhà máy nhiệt điện, nhà máy nguyên tử và các nhà máy cơ khí. Nhiều khi còn do những đám cháy rừng, phát nương đốt rẫy trong du canh. Khi nhiệt độ đất tăng đột ngột dẫn tới làm hủy hoại nhiều sinh vật có ích trong đất.

* Ô nhiễm do chất phóng xạ: nguồn ô nhiễm đất bởi các phóng xạ là những phế thải của các trung tâm khai thác các chất phóng xạ, trung tâm nghiên cứu nguyên tử, các nhà điện nguyên tử, các bệnh viện dùng chất phóng xạ và những vụ thử vũ khí hạt nhân. Các chất phóng xạ xâm nhập vào đất và theo chu trình dinh dưỡng tới cây trồng, động vật và con người. Các chất phóng xạ vào cơ thể con người làm thay đổi cấu trúc tế bào, gây ra nhiều bệnh di truyền, bệnh về máu, bệnh ung thư,.

c/. Do tác nhân sinh học

Những tác nhân sinh học có thể làm ô nhiễm đất, gây ra bệnh ở người và động vật như trực khuẩn lỵ, thương hàn hoặc amip, ký sinh trùng(giun, sán,..)Sự ô nhiễm này là do sự đổ bỏ chất thải mất vệ sinh hoặc sử dụng phân tươi, bùn ao bón trực tiếp vào đất.



5.2.4.3. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm đất.

* Làm sạch cơ bản

Mục đích chính là phòng ngừa nhiễm trùng nguồn gốc từ phân. Hệ thống được tạo ra phải thỏa mãn những yêu cầu sau:

- Tránh làm nhiễm bẩn đất nước ngầm hoặc nước bề mặt

- Đề phòng việc rò rỉ hôi thối, làm ô nhiễm không khí và đất.

* Khử các chất thải rắn: bằng cách hóa tro, bằng công nghệ hoặc tái chế sử dụng lại trước khi thải vào đất.

5.2.5. Chất thải rắn và chất thải nguy hại.

5.2.5.1. Chất thải rắn

* Định nghĩa: chất thải rắn được hiểu là bất kỳ vật liệu nào ở dạng rắn bị loại bỏ ra mà không được tiếp tục sử dụng như ban đầu.

* Các dạng chất thải rắn

Trong một nguồn thải có thể có một hay nhiều loại chất thải rắn khác nhau. Thông thường người ta chia ra thành các loại chất thải rắn như sau:

- Chất thải rắn thực phẩm: bao gồm phần thừa thãi, không ăn được trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn,.. Đặc điểm của chất thải này là phân hủy nhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Quá trình này thường gây ra mùi hôi thối khó chịu.

- Chất thải rắn bỏ đi: chất thải này ao gồm những chất thải cháy ( giấy, bìa, nhựa, cao su,gio, gỗ,...) và không cháy (thủy tinh, vỏ hộp kim loại, nhôm,...) sinh ra từ các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại,...

- Tro, xỉ : là vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm rạ, lá cây,...ở các gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp.

- Chất thải rắn xây dựng : từ các công trình xây dựng, sửa chữa nhà cửa.

- Chất thải rắn đặc biệt: từ việc quét dọn đường phố, xác động vật

- Chất thải rắn từ các nhà máy xử lý :từ các hệ thống xử lý nước, nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp.

- Chất thải nguy hại: chất thải hóa chất, sinh học, dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hướng đến đời sống con người, động thực vật.

* Quản lý chất thải rắn

Hoạt động quản lý chất thải rắn được áp dụng cho một khu bất kỳ như sau:

- Thành lập cơ quan chuyên trách chất thải rắn.

- Xác định địa bàn quản lý: xác định ranh giới hành chính hoặc địa lý.

- Xác định các nguồn thải trong khu vực bao gồm : vị trí, số lượng, đặc điểm nguồn thải, công nghiệp, thủ công nghiệp, khu tập thể, chợ, trường học, cơ quan hành chính,....

- Xác định khối lượng chất thải rắn.

- Xác định tuyến thu dọn chất thải rắn, ký hợp đồng thu dọn chất thải rắn với các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy,...

- Xây dựng và ban hành quy định về vệ sinh chất thải rắn.

- Xây dựng bãi chôn lấp vệ sinh, lò thiêu đốt, nhà máy sản xuất phân ủ,...

- Đưa ra các biện pháp quản lý tổng hợp chất thải rắn.



5.2.5.2. Chất thải rắn nguy hại

Chất thải rắn nguy hại là loại chất thải khi thải vào môi trường gây tác hại mạnh lâu dài tới đời sống con người và các sinh vật khác.

Chất thải nguy hại có chứa trong rất nhiều các loại sản phẩm trong quá trình sản xuất và các nguyên liệu, dụng cụ sử dụng hàng ngày của con người.

* Phân loại các chất thải nguy hại

- Phân loại theo tính chất:

+ Chất thải phóng xạ: các chất phát ra bức xạ ion đều được xem là các chất phóng xạ.

+ Hóa chất nguy hại: thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các chất dược liệu,..

+ Hóa chất nguy hại sinh học.

+ Chất gây cháy nổ.

- Phân loại theo độ bền vững:

+ Nhóm không bền vững: gồm các hợp chất photphho hữu cơ, cacbonat có độ bền vững kéo dài trong vòng từ 1- 12 tuần.

+ Nhóm bền vững trung bình: độ bền vững kéo dài từ 1- 18 tháng (chất độc 2,4D)

+ Nhóm bền vững: các chất có độ bền vững trong vòng từ 2- 5 năm (thuốc DDT)

+ Nhóm rất bền vững: bao gồm các kim loại nặng như: Hg, Pb, Cd,...

Ngoài ra còn có thể phân loại theo phương pháp xử lý, theo mức độ gây độc,..

CHƯƠNG 6. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG


6.1. Khái niệm, mục tiêu và nội dung cơ bản về quản lý môi trường

Quản lý môi trường: là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của quốc gia.

Mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao gồm: Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người.

Các biện pháp khắc phục và phòng chống ô nhiễm chủ yếu là:



  • Thực hiện nghiêm chỉnh quy định Luật BVMT

  • Phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất.Các khía cạnh của phát triển bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội.

  • Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường Quốc gia và các vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư.

Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường:

  • Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường.

  • Kết hợp các mục tiêu Quốc tế - quốc gia – vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường.

  • Quản lý môi trường được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp.

  • Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý, hồi phục cho môi trường đã bị ô nhiễm.

  • Người gây ô nhiễm phải trả tiền do các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây ra và các chi phí xử lý, phục hồi môi trường đã bị ô nhiễm. Người sử dụng các thành phần môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó.

Nội dung công tác quản lý Nhà nước về môi trường của nước ta được trình bày theo điều 37 luật bảo vệ môi trường gồm các điểm:

  • Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.

  • Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.

  • Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình liên quan đến bảo vệ môi trường.

  • Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kì đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.

  • Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh.

  • Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.

  • Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

  • Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường.

  • Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

  • Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Công tác quản lý môi trường có thể phân loại theo phạm vi thành quản lý môi trường khu vực, quản lý môi trường theo ngành và quản lý tài nguyên. Theo tính chất quản lý có thể phân ra quản lý chất lượng môi trường, quản lý kỹ thuật môi trường, quản lý kế hoạch môi trường. Trong quá trình thực hiện, các nội dung quản lý trên sẽ đan xen lẫn nhau.Thí dụ, quản lý môi trường đô thị gồm cả quản lý chất lượng môi trường, kỹ thuật môi trường và kế hoạch môi trường trên địa bàn đô thị. Cơ sở pháp lý cho công tác quản lý môi trường được trình bày trong các văn bản như hiến pháp, luật pháp cũng như các công ước và luật pháp quốc tế.

Tổ chức thực hiện công tác quản lý môi trường là nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành môi trường ở mỗi quốc gia. Các bộ phận chức năng của ngành môi trường bao gồm: bộ phận nghiên cứu đề xuất kế hoạch, chính sách, các quy định pháp luật dùng trong công tác bảo vệ môi trường, bộ phận quan trắc, giám sát, đánh gía thường kỳ chất lượng môi trường, bộ phận thực hiện các công tác kỹ thuật, đào tạo cán bộ môi trường, bộ phận nghiên cứu, giám sát việc thực hiện công tác môi trường ở các địa phương, các cấp, các ngành. Mỗi một quốc gia có một cách riêng trong việc tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường.Ví dụ: ở Đức, Hà Lan hình thành Bộ môi trường để thực hiện công tác quản lý môi trường quốc gia.Ở Thái Lan hình thành Uỷ ban Môi trường quốc gia do Thủ tướng chính phủ làm chủ tịch và các cục quản lý chuyên ngành môi trường trong Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Ở Việt Nam công tác môi trường hiện nay được thực hiện ở nhiều cấp. Quốc hội có “Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường” tư vấn về các vấn đề môi trường. Thủ tướng chính phủ, văn phòng chính phủ và vụ khoa học, giáo dục, văn hóa xã hội có một số cố vấn cao cấp về các vấn đề môi trường.

Bên cạnh các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường còn có nhiều cơ quan khác như các cơ sở đào tạo và nghiên cứu nhà nước, các tổ chức phi chính phủ tham gia thực hiện công tác đào tạo, giám sát và nghiên cứu môi trường.

6.2. Cơ sở khoa học của công tác quản lý môi trường

6.2.1.Cơ sở triết học của quản lý môi trường.

Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới gắn tự nhiên, con người và xã hội thành hệ thống rộng lớn “Tự nhiên - Con người – Xã hội”,trong đó yếu tố con người giữ vai trò rất quan trọng. Sự thống nhất của hệ thống trên được thực hiện trong các chu trình sinh địa hóa của 5 thành phần cơ bản:



  • Sinh vật sản xuất (tảo và cây xanh) có chức năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ dưới tác động của quá trình quang hợp.

  • Sinh vật tiêu thụ là toàn bộ động vật sử dụng chất hữu cơ có sẵn, tạo ra các chất thải.

  • Sinh vật phân hủy (vi khuẩn, nấm) có chức năng phân hủy các chất thải, chuyển chúng thành chất vô cơ đơn giản.

  • Con người và xã hội loài người.

  • Các chất vô cơ và hữu cơ cho sự sống của sinh vật và con người với số lượng ngày một tăng.

Tính thống nhất của hệ thống “ Tự nhiên - Con người – Xã hội”, đòi hỏi việc giải quyết vấn đề môi trường và thực hiện công tác quản lý môi trường phải toàn diện và hệ thống.Con người nắm bắt cội nguồn sự thống nhất đó, phải đưa ra các phương sách thích hợp để giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong hệ đó. Chính con người đã góp phần quan trọng vào việc phá vỡ tất yếu khách quan là sự thống nhất Tự nhiên - Con người – Xã hội. Sự hình thành những chuyên ngành khoa học như quản lý môi trường. sinh thái nhân văn là sự tìm kiếm của con người nhằm nắm bắt và giải quyết các mâu thuẫn, tính thống nhất của hệ thống “ Tự nhiên - Con người – Xã hội”.

Quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội loài người. Với sự xuất hiện nền văn minh trí tuệ, sự thống nhất giữa quan hệ con người – tự nhiên và con người – xã hội được đảm bảo bởi hoạt động trí tuệ của con người. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội sẽ được duy trì cân bằng một cách hợp lý. Như vây để bảo vệ môi trường sống cần giữ hài hòa quan hệ con người – tự nhiên và con người- xã hội bằng cách đưa thêm vào nền sản xuất vật chất của con người chức năng tái sản xuất tài nguyên thiên nhiên. Mặt khác, cần phải tạo cho công nghệ mới, công nghệ sạch để chuyển sản xuất của con người thành một mắt xích của tự nhiên và xã hội. Để đánh giá chất lượng môi trường sống, cần phải xát đến tiêu chuẩn môi trường,trạng thái các sinh thái tự nhiên và sức khỏe môi trường, trạng thái các hệ sinh thái tự nhiên và sức khỏe dân cư sống trong khu vực. Như vậy, phải kết hợp mục tiêu kinh tế với mục tiêu môi trường trong việc hoạch định các chính sách kinh tế.

6.2.2. Cơ sở khoa học – kỹ thuật – công nghệ của quản lý môi trường

Quản lý môi trường là việc thực hiện tổng hợp các biện pháp khoa học, kỹ thuật, kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Các nguyên tắc quản lý môi trường, các công cụ thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường, các phương pháp xử lý môi trường ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hình thành và phát triển ngành khoa học môi trường. Nhờ sự tập trung quan tâm cao độ của các nhà khoa học thế giới, trong thời gian từ năm 1960 đến nay nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi trường đã được tổng kết và biên soạn thành các giáo trình, chuyên khảo. Trong đó, có nhiều tài liệu cơ sở phương pháp luận nghiên cứu môi trường, các nguyên lý và quy luật môi trường. Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ thuật viễn thám, tin học được phát triển ở nhiều nước phát triển trên thế giới.

Tóm lại, quản lý môi trường cần nối giữa khoa học môi trường với hệ thống “ Tự nhiên - Con người – Xã hội” đã được phát triển trên nền phát triển của các bộ môn chuyên ngành.

6.2.3.Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường

Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật chất đều diễn ra dưới sức ép của sự trao đổi hàng hóa theo giá trị. Loại hàng hóa có chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh. Trong khi đó, loại hàng hóa kém chất lượng và đắt sẽ không có chỗ đứng. Vì vậy chúng ta có thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường. Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm: các loại thuế, phí và lệ phí, cota ô nhiễm, quy chế đóng góp có bồi hoàn, trợ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệ thống các tiêu chuẩn ISO. Một số ví dụ về phân tích kinh tế trong quản lý tài nguyên và môi trường như lựa chọn sản phẩm tối ưu cho một hoạt động sản xuất có sinh ra ô nhiễm Q nào đó, hoặc xác định mức khai thác hợp lý tài nguyên tái tạo…

6.2.4.Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường

Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về Luật quốc tế và Luật quốc gia về lĩnh vực môi trường.

Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia. Các văn bản Luật quốc tế về môi trường được hình thành một cách chính thức từ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, giữa các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Từ hội nghị quốc tế “Môi trường và con người” tổ chức năm 1972 tại Thụy Điển và sau Hội nghị thượng đỉnh Rio – 92 có rất nhiều văn bản về luật quốc tế được soạn thảo và ký kết. Cho đến nay có hàng nghìn các văn bản quốc tế về môi trường, trong đó có nhiều văn bản đã được Chính phủ Việt Nam tham gia ký kết.

Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ luật, trong đó Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 là văn bản quan trọng nhất. Chính phủ đã ra nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường và Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 về xử phạt vi phạm hành chính về môi trường. Hàng loạt các thông tư, quy định, quyết định của các ngành chức năng về thực hiện Luật Môi trường đã được ban hành. Một số tiêu chuẩn môi trường chủ yếu được soạn thảo thông qua. Nhiều khía cạnh bảo vệ môi trường được đề cập đến trong các văn bản khác như Luật khoáng sản, Luật dầu khí ,Luật hàng hải, Luật Lao động, Luật đất đai, Luật phát triển và bảo vệ rừng, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh về việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, pháp lệnh Bảo vệ các công trình giao thông.

Các văn bản trên cùng với các văn bản về luật quốc tế được Nhà nước Việt Nam phê duyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý nhà nước về môi trường.



Каталог: file -> downloadfile8 -> 200
200 -> Bài 1: ( 5 điểm) A=24,4872 1\ Tính a = 2\ Tính giá trị của biểu thức: B=7,708220309 B= tại X =; z = 4 Bài 2
downloadfile8 -> CHƯƠng I: TỔng quan về audio- video số TỔng quan về audio số
downloadfile8 -> Lời ngỏ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng Cùng bạn đọc
downloadfile8 -> NGƯỜi coi thi đ ĐỀ chính thứC
downloadfile8 -> Đề Tài Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay
downloadfile8 -> Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An MỞ ĐẦU
downloadfile8 -> Luận văn TÌnh hình thưƠng mại giữa việt nam và CÁc nưỚc khối nam mỹ
downloadfile8 -> Đề tài Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012
200 -> SỞ gd&Đt quảng ngãi kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trưỜng trưỜng thpt chuyên năm họC 2011-2012

tải về 2.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương