BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 10 tháng 9 năm 2012)



tải về 267.6 Kb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích267.6 Kb.
#29349
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Chậm trễ là vô cảm


Viện Vật lý Địa cầu (VLĐC) bỏ lọt hàng loạt trận động đất ở huyện Bắc Trà My, thời gian qua do mạng lưới quan trắc quốc gia vốn dĩ đã quá mỏng. Nhưng nguyên nhân chính là phản ứng chậm đến mức khó hiểu của các cấp có trách nhiệm.
Một dự án nâng cấp 36 trạm quan trắc động đất toàn quốc phấn đấu đến năm 2012 sẽ xong. Mục tiêu đó bị lùi lại đến năm 2015. Đã thế, lại bị giảm còn 30 trạm vì thiếu kinh phí. Các cấp ra quyết định không mặn mà có thể do động đất ít xảy ra ở Việt Nam?
Thế nhưng, kể từ khi chính quyền Bắc Trà My tưởng lầm những tiếng nổ ầm ầm bất thường là do bọn trộm đánh mìn bắt cá hồi tháng 11-2011, người ta ghi nhận được 52 trận động đất, nhiều nhất từ trước đến nay tại vùng thủy điện Sông Tranh.
Có lẽ ít ai biết, trong số 52 trận động đất, Viện VLĐC chỉ ghi nhận được 12 trận. 40 trận còn lại được suy đoán từ máy móc của Ban Quản lý Dự án Thủy điện (QLDA) đặt ở đập Sông Tranh 2 vốn không phải để đo động đất. Nếu các máy của Ban QLDA được đặt ngay từ tháng 11-2011, số các trận động đất đo được gián tiếp còn nhiều hơn.
Không quan trắc được các trận động đất chẳng khác nào bịt mắt các nhà khoa học, đẩy họ vào tình thế đoán mò là chính. Đến thời điểm này, Viện VLĐC chưa đưa ra được bất cứ bằng chứng nào khẳng định nguyên nhân các trận động đất hàng loạt vừa qua.
Hàng loạt kiến nghị cấp bách lắp năm trạm đo động đất trị giá có hai tỷ bạc tại vùng thủy điện Sông Tranh 2. Không hiểu sao đều rơi vào im lặng. Địa phương thì lấy lý do việc này vượt quá sức cả về năng lực lẫn tài chính của cơ sở. Chủ đầu tư, Tập đoàn Điện lực VN (EVN), thì lo sửa chữa đập. Theo dõi động đất dường như không phải là việc của họ? Viện VLĐC đề xuất lên Bộ Khoa học&Công nghệ thì được bảo chờ.
Hết đại gia EVN đến Bộ KH&CN với quỹ hỗ trợ phát triển KHCN đầy ắp hàng trăm tỷ đồng, tất thảy đều chậm trễ, đủng đỉnh trước một đề án nhằm cứu dân khẩn cấp với số tiền rất nhỏ. Vì sao vậy?
Chậm trễ lắp đặt các trạm đo động đất giữa lúc hàng vạn người dân đang hoang mang lo sợ, giữa lúc thiết bị đã về đến Nội Bài nhiều tháng nay, đó là sự vô trách nhiệm, vô cảm trước tính mạng người dân. (Tiền Phong 10/9, tr1+4) Về đầu trang

Đứt gãy gần sông Tranh 2 “cựa quậy”?


Các trận động đất lớn nhất mới đây, kể cả trận vừa xảy ra sáng 7/9, khiến một số nhà khoa học bắt đầu nghĩ đến khả năng đứt gãy (Đứt gãy hiểu nôm na là vết nứt của lớp vỏ trái đất) gần nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My) đang hoạt động.
Tiền Phong trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Phượng - Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất Cảnh báo sóng thần.
Khi được hỏi vì sao ông đưa ra nhận định trái ngược như vậy, ông Phượng cho hay: Nhìn trên bản đồ thì thấy vị trí ba trận động đất lớn nhất vừa xảy ra từ mùng 3/9 đều không nằm trong quần tụ rung chấn quanh thủy điện Sông Tranh 2.
Thay vào đó, chúng đều nằm rất gần với một đứt gãy địa chất mang tên Hưng Nhượng-Tà Vi chạy theo hướng đông-tây nằm ở mạn nam đập thủy điện Sông Tranh.
Trận gần đây nhất xảy ra lúc 9h26 sáng 7/9 mạnh 4,2 độ richter nằm ở tọa độ 15.299 độ vĩ bắc và 108.165 độ kinh đông. Tâm chấn của trận này cách đập thủy điện khoảng 5 km.
Trận hôm trước nữa, lúc 7h17 mạnh 3,4 độ richter, tâm chấn có tọa độ 15,388 độ vĩ bắc và 108,120 độ kinh đông. Còn tâm chấn trận xảy ra tối 3-9 mạnh 4,2 độ richter nằm cách xa đập hơn nữa, 9 km, nhưng lại nằm gần sát với đứt gãy Hưng Nhượng-Tà Vi. Như vậy, thấy rõ hai quần tụ động đất ở hai vị trí tương đối khác nhau.
Kinh nghiệm từ hồ chứa các nước cho thấy động đất kích thích thường xảy ra dưới hoặc ngay gần hồ chứa và rất ít khi ở xa vị trí hồ chứa, trừ phi đấy là hồ chứa lớn. Hồ chứa thủy điện Sông Tranh có dung tích 730 triệu m3 nước chưa đủ lớn để có thể gây động đất kích thích ở các vị trí xa.
Mặt khác, động đất kích thích thường xảy ra theo chu kỳ, thường là sau khi hồ chứa tích nước và sau mùa mưa.
Tuy nhiên, thời điểm xảy ra ba trận động đất lớn nhất nói trên, hồ chứa thủy điện Sông Tranh lại đang ở mức tích nước tối thiểu, thấp hơn nhiều so với thời kỳ xảy ra chuỗi động đất mạnh chưa đến 3,3 độ richter cuối năm 2011 và đầu năm 2012.
Ông Phượng cũng cho rằng “Không thể khẳng định đứt gãy Hưng Nhượng-Tà Vi đang hoạt động, vì chúng tôi rất thiếu số liệu nhưng tôi thiên về khả năng ấy”.
Trả lời câu hổi quanh thủy điện Sông Tranh 2 còn có các đứt gãy nào nữa không, ông cho hay: Phía bắc đập còn có một đứt gãy lớn như Hưng Nhượng-Tà Vi nữa. Đó là đứt gãy Tam Kỳ-Phước Sơn cũng chạy theo hướng đông – tây. Hai đứt gãy này bị chắn bởi một đứt gãy Trà Bồng.
Các đứt gãy có tiềm năng sinh chấn lớn nhất này đều bao quanh thủy điện Sông Tranh 2. Đấy là chưa kể các đứt gãy nhỏ hơn với tiềm năng sinh chấn thấp hơn. (Tiền Phong 8/9, tr4)Về đầu trang

Liên tục động đất ở Bắc Trà My: Sống trong sợ hãi


Mặc dù các nhà khoa học, quản lý khẳng định các dư chấn động đất ở Bắc Trà My không đáng lo ngại, nhưng mấy ngày qua người dân nơi đây liên tục sống trong sự hoảng loạn.
Trong những ngày xảy ra các trận động đất, phóng viên Nông Thôn Ngày Nay đã có mặt tại khu vực chịu ảnh hưởng. Một tâm lý hoang mang, lo sợ luôn bao trùm ở mỗi người dân. Đến ngày 7/9, theo ghi nhận của Nông Thôn Ngày Nay, nhiều người dân đã bắt đầu bỏ nhà cửa để lánh tai họa. Còn ai vững tâm ở lại thì cũng suốt ngày bàn tán, chuẩn bị tư thế... chạy ra đường.
Phóng viên đi một vòng từ thị trấn Trà My, rồi tới các xã Trà Đốc, Trà Bui, Trà Tân, Trà Sơn..., câu chuyện luôn được người dân đề cập là động đất, những nguy cơ từ Thuỷ điện Sông Tranh 2... Thậm chí, như lời một số người dân, động đất giờ không còn là nguy cơ nữa, nhiều hộ gia đình có các công trình nhà cửa đã bị nứt, gãy...

Mời các nhà khoa học nghiên cứu


Trước hiện tượng động đất ở Bắc Trà My, UBND tỉnh đã đề nghị Bộ KH-CN, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Vật lý địa cầu tiếp tục cử các đoàn công tác, khảo sát, nghiên cứu về hiện tượng trên tại huyện Bắc Trà My. Dự kiến, các đoàn sẽ làm việc ở Quảng Nam trong khoảng 10 ngày, bắt đầu từ ngày 7/9.
"Chỉ trong một đêm đã xuất hiện 5 lần rung chấn mạnh, làm cho chúng tôi và bà con nơi đây không ai dám chợp mắt. Nhà tôi lúc đó đang xem tivi thì nghe rung chuyển ầm ầm nên bỏ chạy ra ngoài. Đến lúc quay vào nhà thì thấy góc tường bị nứt một đường dài" - chị Nguyễn Thị Oanh (người dân xã Trà Tân) cho biết.
Khi phóng viên đến hiện trường, nhiều người dân tỏ thái độ không đồng tình với những lời giải thích trước đó của các cơ quan chức năng. Nhiều người dân muốn bán nhà để tránh tai họa...
Theo thống kê, hiện tại dân số huyện Bắc Trà My lên tới hơn 40.000 người. Nếu Thủy điện Sông Tranh 2 gặp sự cố do động đất thì người dân của thị trấn Trà My và các xã Trà Bui, Trà Giác, Trà Tân, Trà Đốc, Trà Giang, Trà Sơn và Trà Dương sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.
Bà Dương Thị Thuyền (60 tuổi, bán quán cà phê gần đập Thủy điện Sông Tranh 2) lo lắng: “Chỉ trong vòng 4 ngày mà dân chúng tôi phải chịu đến 10 trận động đất. Tất cả từ lớn đến bé đều mất ăn, mất ngủ. Tôi khẳng định với các anh rằng, lúc chưa có Thủy điện Sông Tranh 2, không hề có động đất xảy ra, dân ở đây sống rất yên ổn, buôn bán, kinh doanh đều tốt. Bây giờ ai cũng nhốn nháo, không yên cái tâm để lo nghĩ làm ăn, học hành”.
Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch xã Trà Đốc Hồ Văn Lợi xác nhận, có nhiều gia đình đã thu dọn đồ đạc để nếu tiếp tục xảy ra động đất nữa là họ di chuyển ngay. Người dân trong xã đang chờ đợi nhiều điều từ phía chính quyền để có thể đảm bảo an toàn cho cuộc sống của họ.
Còn Chủ tịch huyện Bắc Trà My Đặng Phong thì lo ngại việc liên tiếp có dư chấn khiến người dân và đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở các vùng tái định cư Thủy điện Sông Tranh 2 bỏ nhà di cư sâu vào rừng phòng hộ. Vì theo phong tục đồng bào, nếu nơi ở thiếu an toàn, cuộc sống không ổn định thì họ sẽ di dân đến vùng khác, tình trạng này sẽ khiến rừng tự nhiên đầu nguồn bị tàn phá. (Nông Thôn Ngày Nay 8/9, tr1+4)Về đầu trang


tải về 267.6 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương