BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 02 tháng 01 năm 2013)



tải về 175.34 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích175.34 Kb.
#28561




BÁO CÁO TỔNG QUAN BÁO CHÍ

(Tin Quảng Nam ngày 02 tháng 01 năm 2013)


VỤ ĐỘNG ĐẤT TẠI BẮC TRÀ MY 2

  1. Lại động đất mạnh 3,9 độ richter ở vùng thủy điện Sông Tranh 2 2

  2. Thủy điện Sông Tranh 2: Một năm "sống trong sợ hãi" 3

  3. 75 trận động đất tại khu vực Thủy điện Sông Tranh 2 5

VỤ VỠ NỢ TẠI NHÀ MÁY CỒN ĐẠI TÂN 7

  1. Nhà máy nhiên liệu sinh học đối mặt nhiều khó khăn 7

  2. Bi hài đi đòi nợ để trốn nợ 9

QUẢN LÝ 10

  1. Lúng túng chọn mô hình tái định cư thủy điện 10

  2. Đại Lộc: Ống nước “song hành” trên cao cùng... dây điện 12

  3. Lãnh đạo tỉnh đối thoại với doanh nghiệp du lịch 13

  4. Điện Bàn: Tuyên truyền như thế thì sao dân thực hiện tốt? 14

  5. Tam Kỳ: Tuyến kè biển xã Tam Thanh bị sạt lở nghiêm trọng 14

CHÍNH SÁCH 14

  1. Gần 2,5 tỉ đồng chi trả chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức 14

  2. Hỗ trợ 150 triệu đồng/xã xây dựng nông thôn mới 14

CÔNG THƯƠNG 15

  1. Hỗ trợ tiền lãi vay cho doanh nghiệp phục vụ hàng Tết 15

  2. Tam Kỳ: Núi Cấm lại rộ khai thác vàng 15

  3. Thu hồi 8 giấy phép khai thác khoáng sản 17

  4. Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn - dự án xài tiền như rác! 17

  5. Vực dậy làng dệt lụa truyền thống tại Hội An 19

NÔNG NGHIỆP 20

  1. Đầu tư 5 tỷ đồng hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp 20

  2. "Giặc" chuột hoành hành! 20

  3. Năm 2012, khai thác thủy sản đạt 152% kế hoạch 21

KIỂM LÂM 21

  1. Đông Giang: Ngang nhiên khai thác rừng phòng hộ A Vương 21

XÂY DỰNG 22

  1. Giải quyết tái định cư cho người dân tại các dự án đã giải tỏa 22

  2. Tư vấn thành phố Tam Kỳ xây dựng cấu trúc đô thị mật độ thấp 22

PHÁP LUẬT 22

  1. Duy Xuyên: Chủ tiệm vàng bỏ trốn, hàng chục người khốn đốn 22

  2. Hội An: Đòi nợ thuê bị bắt quả tang 23

  3. Tây Giang: Bắt quả tang hai vụ khai thác vàng trái phép 23

GIAO THÔNG 24

  1. Hoàn thiện công trình cầu đường trước ngày 3/2 24

  2. Phú Ninh: Biến lòng đường thành nơi tập kết gỗ 24

  3. Hỗ trợ vận chuyển khách đi máy bay qua sân bay Chu Lai 24

GIÁO DỤC 25

  1. Điện Bàn: Đưa vào sử dụng Trường mẫu giáo Phan Triêm 25

  2. Học sinh vùng động đất ở huyện Bắc Trà My cần được giúp đỡ 25

Y TẾ 26

  1. Thành lập Ðơn vị can thiệp tim - mạch 26

LAO ĐỘNG 26

  1. Tổ chức Đại hội Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam 26

XÃ HỘI 27

  1. Đã liên lạc được với 62 ngư dân trên 2 tàu cá của huyện Thăng Bình 27

  2. Điện Bàn: Bạn đọc ủng hộ tiền giúp cậu bé “cheo queo nằm chờ chết” 28

  3. Hỗ trợ thuyền cho dân vùng lũ lụt 28

  4. Nam Trà My: Mang đông ấm lên vùng cao 28

  5. Nghệ nhân Quảng Nam đến Vũng Tàu thi thả diều 29

THỂ THAO 29

  1. Bị rao bán, Phước Tứ quyết định... lấy vợ 29

  2. Trung vệ Phước Tứ “hết đường về quê hương” 30

TIN VẮN 31



VỤ ĐỘNG ĐẤT TẠI BẮC TRÀ MY


Lại động đất mạnh 3,9 độ richter ở vùng thủy điện Sông Tranh 2

Vào lúc 9h48 ngày 28/12, tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 lại xảy ra động đất. Ông Hồ Cao Quý – Bí thư Đảng ủy xã Trà Đốc cho biết, trận động đất này phát ra tiếng nổ lớn gây rung chuyển mặt đất kéo dài khoảng 4 giây.


Trận động đất đã làm hàng trăm đại biểu đang dự Đại hội Công đoàn huyện Bắc Trà My nhiệm kỳ 2012-2017 tại Nhà văn hóa huyện nháo nhác. Quạt treo tường, la phông Nhà văn hóa bị động đất làm rung lắc liên hồi, nhiều đại biểu hoảng hốt bỏ chạy ra sân để lánh nạn...
Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần Viện Vật lý địa cầu xác nhận, trận động đất có cường độ mạnh 3,9 độ richter, xảy ra tại vị trí 15,34 độ vĩ Bắc, 108,085 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu 7,7km. Hiện Trung tâm vẫn đang theo dõi diễn biến của trận động đất này.
“Sau một thời gian tương đối yên ắng, khi thời tiết ở Trà My có mưa thì động đất lại quay trở lại. Đây là trận động thứ 4 xảy ra trong vòng 4 ngày qua, lãnh đạo huyện lo lắng trong những ngày tới rất dễ có động đất mạnh xảy ra và phải cử lãnh đạo túc trực theo dõi động đất 24/24h trong tất cả những ngày nghỉ Tết Dương lịch 2013”, ông Đặng Phong, Chủ tịch huyện Bắc Trà My bức xúc nói. (Công An Nhân Dân 29/12; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh 29/12; Người Lao Động 29/12; Nhân Dân Điện Tử 29/12; Website Chính Phủ 28/12; Pháp Luật và Xã Hội 28/12; Kinh Tế & Đô Thị Online 28/12)(về đầu trang)

Thủy điện Sông Tranh 2: Một năm "sống trong sợ hãi"



Vào những ngày cùng tháng tận của năm 2012, thủy điện Sông Tranh 2 lại tiếp tục hứng động đất. Năm nay có lẽ là năm động đất ở khu vực này khi hàng chục trận động đất xảy ra khiến người dân sống trong sợ hãi.
Tối 3/9, tại thị trấn Trà My và hàng loạt các xã xung quanh khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 xảy ra hiện tượng nổ trong lòng đất. Mặt đất rung chuyển mạnh, nhiều căn nhà bị nứt tường, lung lay. Trận động đất 4,2 độ richter khiến hàng ngàn người dân đã hốt hoảng chạy ra khỏi nhà.
Đây không phải là trận động đất đầu tiên ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 nhưng từ đây, hàng chục trận động đất tiếp theo đã xảy ra khiến người dân phải tháo chạy khỏi nơi mình đang sinh sống.
Trước đó, Giáo sư Cao Đình Triều, Viện vật lý Địa cầu cho biết, sau hơn một năm theo dõi, nghiên cứu, các trạm quan trắc, máy đo gia tốc đã ghi nhận tổng cộng 52 trận động đất lớn nhỏ xảy ra ở công trình thủy điện Sông Tranh 2.
Trận động đất tối 3/9 được người dân cho rằng đó là trận rung lắc mạnh nhất từ ngày thủy điện Sông Tranh tích nước tới nay. Chỉ tính riêng trong 2 ngày 3-4/9, theo Tiến sỹ Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, ở khu vực này xảy ra tới 8 trận động đất liên tiếp. Trong ảnh, nhà chị Hồ Ngọc Ánh, thôn 2, xã Trà Đốc bị nứt toác.
Từ đêm 22/9-sáng 23/9, cuộc sống của người dân huyện Bắc Trà My bị đảo lộn hoàn toàn khi 7 trận động đất liên tiếp trong suốt 13 giờ đồng hồ và đỉnh điểm là trận động đất xảy ra lúc 10h57 ngày 23/9. Tiếng nổ lớn khiến người dân hỗn loạn, giẫm đạp lên nhau chạy. Do mật độ động đất dày đặc, liên tục xảy ra tiếng nổ và rung chấn đã làm hầu hết người dân ở vùng tái định cư thủy điện Sông Tranh 2 không dám ở trong nhà, chạy ra các bãi đất trống tụm lại thành từng nhóm để tránh nguy cơ nhà sập đè người.
Khi trao đổi qua điện thoại với phóng viên, theo Trưởng Ban quản lý thủy điện 3 Trần Văn Hải, báo cáo ban đầu của Viện Vật lý địa cầu cho ông biết động đất mạnh khoảng 4,8 độ richter. Tuy nhiên, khoảng nửa giờ sau đó, cũng chính ông Hải liên lạc qua điện thoại “đính chính” rằng động đất chỉ mạnh 4,1 độ richter.
Điều đáng nói là ngoài năm huyện lân cận vùng Sông Tranh là Bắc Trà My, Nam Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức và Phước Sơn thì các huyện ở xa vùng Sông Tranh như Thăng Bình, Quế Sơn, Phú Ninh và thành phố Tam Kỳ cũng cảm nhận được rung chấn của trận động đất này.
Những trận động đất liên tiếp với mật độ ngày càng dày đặc đã thu hút vô số đoàn kiểm tra về Bắc Trà My. Chính phủ cũng đã vào cuộc khi chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì việc khảo sát, nghiên cứu, đánh giá tình hình động đất tại huyện Bắc Trà My, báo cáo Thủ tướng. Tại rất nhiều cuộc họp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN - chủ đầu tư), Bộ Xây dựng khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn đảm bảo an toàn, ngay cả khi có động đất tới 5,5 độ richter.
Thậm chí, sau chuỗi động đất kéo dài, ông Trần Văn Hải - Trưởng Ban quản lý dự án thủy điện 3, chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 phát biểu rằng người dân nên chia sẻ và hi sinh cho thủy điện. "Tôi không nghĩ động đất có thể gây sập nhà trong thời gian tới, điều đó rất khó xảy ra, vì vậy ta hãy yên tâm mà sống. Nhà dân mà mất an toàn là chúng tôi sẽ hỗ trợ!", ông Hải nói.
Mỗi lần động đất mạnh lại hết đoàn nọ đoàn kia đến khảo sát nhưng chưa giải quyết được gì, trong khi động đất càng ngày càng mạnh. Vì thế, ngày 20/11, tại cuộc họp do UBND tỉnh tổ chức, lãnh đạo huyện Bắc Trà My khẳng định: Từ nay, huyện Bắc Trà My không tiếp đoàn kiểm tra động đất nữa. Thời gian đó huyện sẽ dành giải quyết công việc của địa phương thay vì tiếp đón các đoàn! (Phunutoday 1/1)(về đầu trang)

75 trận động đất tại khu vực Thủy điện Sông Tranh 2



Năm 2012, thủy điện Sông Tranh 2 gặp sự cố nước tuôn từ thân đập, hứng chịu 75 trận động đất lớn nhỏ...
Ngày 17/3, việc đập thủy điện Sông Tranh 2 rò rỉ nước được người dân phát hiện, báo chí phản ánh. Hơn 730 triệu m3 nước trở thành quả bom nước lơ lửng trên đầu hàng vạn người dân. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, báo chí bị “cấm cửa” đối với con đập này.
Ngày 13/5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quyết định chi hơn 50 tỷ đồng để sửa chữa, chống thấm tại thủy điện Sông Tranh 2. Chi phí xử lý các khe nhiệt có độ thấm nước lớn cần tới hơn 40,4 tỷ đồng, 20 khe nhiệt thấm ít hơn cần trên 5 tỷ đồng. Việc xử lý bê tông bị rỗ sẽ được chuẩn xác theo khối lượng thực tế. EVN còn chi 10% dự phòng (4,5 tỷ đồng).
Ngày 3/9, người dân huyện Bắc Trà My hoảng loạn khi trận động đất mạnh 4,2 độ richter xuất hiện, mở đầu cho những trận động đất mạnh kéo dài sau đó.
Và động đất lớn nhất ở Bắc Trà My ngày 15-11 có cường độ 4,7 độ richter, khiến người dân tại thành phố Tam Kỳ, nhiều nơi ở tận Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng xa hàng trăm cây số cũng cảm nhận được.
Hàng loạt đoàn từ trung ương, bộ ban ngành, cơ quan chức năng rầm rộ đến Bắc Trà My để kiểm tra, khảo sát, thăm hỏi, động viên người dân. Các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý Địa cầu và các cơ quan độc lập bắt tay tìm hiểu nguyên nhân.
Phát ngôn của các nhà khoa học, cơ quan chức năng nhiều khi mâu thuẫn nhau bị chính quyền tỉnh Quảng Nam, huyện Bắc Trà My và các huyện lân cận phản bác.
Ngày 12/9, tại buổi làm việc giữa thuộc nhà khoa học các bộ, ngành trung ương Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Hải lên tiếng: Không thể yên tâm, vì thời gian khảo sát quá ngắn; phải đặt vấn đề an toàn cho dân lên hàng đầu.
Không thể so sánh Sông Tranh 2 với thủy điện Sơn La và Hòa Bình vì với hai công trình này, các nhà khoa học phản biện kỹ trước khi làm, còn Sông Tranh 2 thì ngược lại. Chủ tịch tỉnh Lê Phước Thanh tuyên bố: “Dù 1% không an toàn cũng không cho tích nước”.
Sự bất thường của động đất, những mâu thuẫn trong chính những báo cáo của EVN, phát ngôn của các nhà khoa học khiến dư luận đặt thêm nhiều câu hỏi về thủy điện Sông Tranh 2. Báo cáo tác động môi trường của công trình này sơ sài và trùng lặp.
Việc báo cáo này ghi rõ “Hồ thủy điện Sông Tranh 2 khi tích nước sẽ không có khả năng gây động đất kích thích, không gây rủi ro môi trường” càng làm dấy lên những nghi ngại về sự an toàn của thủy điện.
Động đất càng tiếp diễn, số lượng đoàn đến Bắc Trà My càng tăng. “Đoàn đến đoàn đi, động đất ở lại” trở thành câu nói cửa miệng của người dân địa phương.
Trong một cuộc họp, lãnh đạo UBND huyện Bắc Trà My thốt lên: “Sẽ không tiếp đón các đoàn nữa, bởi đoàn đến quá nhiều, nhưng động đất vẫn tiếp diễn”. Một cán bộ Văn phòng UBND huyện Bắc Trà My cho biết: “Phải có ít nhất trên dưới 300 đoàn đến Bắc Trà My từ sau sự cố rò rỉ nước và động đất”.
Ông Nguyễn Thế Tài, Bí thư huyện ủy Bắc Trà My, khẳng định: “Động đất liên tiếp khiến mọi hoạt động kinh tế trên địa bàn gần như “đứng bánh”. Nếu động đất tiếp diễn thì mọi chính sách KT-XH lâu nay mà huyện nỗ lực có nguy cơ phá sản, nhất là chính sách đối với người dân tộc thiểu số, trong khi đây đang là huyện nghèo”.
Sông Tranh 2 trở thành vấn đề nóng, được nhiều đại biểu Quốc hội, ủy viên HĐND quan tâm.
Kỳ họp cuối cùng năm 2012 của HĐND huyện Bắc Trà My dành riêng một báo cáo về tình hình động đất. Từ ngày 3-9 đến nay, có ít nhất 75 trận động đất xảy ra trên địa bàn huyện, trong đó 4 trận có cường độ 4,2-4,7 độ richter. Động đất làm xáo trộn cuộc sống tại Bắc Trà My; tinh thần cán bộ và nhân dân đi xuống, giá bất động sản hiện chỉ bằng một nửa so với khi chưa có động đất…
Hơn 2,5 tỷ đồng là số tiền EVN đã hỗ trợ người dân Bắc Trà My khắc phục thiệt hại nhà cửa do động đất gây ra. UBND tỉnh đang tiếp tục kiến nghị hỗ trợ thêm 2,6 tỷ đồng.
Sau những gì xảy ra tại thủy điện Sông Tranh 2, hàng chục dự án thủy điện khác tại Quảng Nam phải loại bỏ. (Tiền Phong Online 2/12)(về đầu trang)

VỤ VỠ NỢ TẠI NHÀ MÁY CỒN ĐẠI TÂN


Nhà máy nhiên liệu sinh học đối mặt nhiều khó khăn

Trong khi nhà máy cồn Ethanol Đại Tân (Quảng Nam) bị bao vây, siết nợ hàng trăm tỷ đồng thì nhà máy Bio-Ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi) đang chạy thử, loay hoay tìm hướng xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.


Nhiều ngày qua, người lao động, chủ quán ăn và nhân viên ngân hàng bao vây nhà máy cồn Ethanol Đại Tân ở xã Đại Tân, huyện Đại Lộc túc trực cả ngày lẫn đêm yêu cầu Công ty cổ phần Đồng Xanh trả khoản nợ hơn 700 tỷ đồng.
Lãnh đạo Công ty Đồng Xanh giải thích, việc công ty chậm trả nợ là do đang gặp khó khăn về nguồn vốn vay, đầu ra sản phẩm gần đây hạn chế do giá cồn trên thế giới xuống thấp, giá nguyên liệu và chi phí sản xuất tăng cao, sản phẩm khó xuất bán.
Nhà máy cồn Ethanol Đại Tân có công suất 100.000 tấn mỗi năm (tương đương 125 triệu lít/năm) với quy mô lớn nhất Việt Nam. Nhà máy khởi công vào tháng 4/2007 với tổng vốn hơn 500 tỷ đồng, chính thức đưa vào hoạt động năm 2009. Do nợ nần, nhà máy này buộc phải tạm ngừng hoạt động từ cuối tháng 6 đến nay.
Trao đổi với VnExpress.net sáng 29/12, ông Đặng Quốc Dũng - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần nhiên liệu sinh học miền Trung (PCB) cho biết, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio- Ethanol Dung Quất vẫn trong giai đoạn chạy thử. Từ tháng 6 đến nay, nhà máy đã bán cho một công ty Singapore xuất hơn 8.300 khối nhiên liệu sinh học Ethanol sang thị trường Philippines. Dự kiến đến cuối tháng 3/2013, công ty tiếp tục xuất bán sản phẩm ra nước ngoài. Hiện tại, sản phẩm của nhà máy xuất bán thị trường trong nước chỉ khoảng 15 đến 20%, còn lại xuất khẩu.
"Hiện Tổng công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec và Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) mua sản phẩm của nhà máy pha trộn với xăng A92 theo tiêu chuẩn xuất bán ra thị trường. Còn Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) thì chưa đặt vấn đề mua sản phẩm của nhà máy", ông Dũng cho biết thêm.
Trong khi chờ đợi lộ trình của Chính phủ tiêu thụ đại trà xăng sinh học trong phạm vi cả nước, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất vẫn định hướng xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài do nhu cầu trong nước quá thấp.
Nhà máy này có tổng vốn đầu tư khoảng 80 triệu USD, khởi công xây dựng tháng 9/2009, dự kiến đầu cuối năm 2011 hoàn thành, đưa vào vận hành sản xuất xăng nhiên liệu sinh học. Thế nhưng đến nay đã cuối năm 2012, nhà máy vẫn trong giai đoạn chạy thử, đầu năm 2013 mới đưa vào chạy nghiệm thu.
Hiện giá bán 1 lít xăng E5 chỉ thấp hơn xăng A92 khoảng 100 đồng mỗi lít nhưng nhu cầu không nhiều vì người tiêu dùng mới bắt đầu làm quen loại xăng này nên nhiều nhà máy nhiên liệu sinh học gặp khó khăn khi tiêu thụ ở thị trường nội địa.
Theo lộ trình các nhà máy sản xuất xăng sinh học hi vọng trong tương lai đầu ra sản phẩm sẽ ổn định. Tuy nhiên từ nay đến cuối năm 2014 mất gần hai năm- quãng thời gian quá dài mang theo nhiều khó khăn, thách thức cho các nhà máy sản xuất xăng sinh học trong nước.
Theo kế hoạch ban đầu, đến năm 2012 cả nước có năm nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học đưa vào hoạt động. Thế nhưng đến nay, do nhu cầu sử dụng xăng E5 của người dân trong nước chưa nhiều nên một số nhà máy chỉ mới chạy thử, hoạt động "cầm chừng". Một số nhà máy tìm cách xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, tốn kém chi phí vận chuyển, giá cả bấp bênh. (VnEpress.net 29/12)(về đầu trang)

Bi hài đi đòi nợ để trốn nợ

Hàng chục chủ nợ của nhà máy cồn Ethanol Đại Tân hơn 1 tháng nay lo lắng vì không đòi được nợ từ nhà máy để thanh toán cho người nông dân. Bản thân họ bị đòi nợ ráo riết cũng phải lấy cớ xuống nhà máy cắm trại trước cổng và làm đơn xin tạm trú với chính quyền địa phương như một cách để trốn nợ.
Hàng chục chủ đại lý cung cấp sắn nguyên liệu cho nhà máy sản xuất cồn Ethanol Đại Tân suốt gần 1 tháng nay bỏ tất cả công ăn việc làm, xuống trước cổng nhà máy dựng lều, cắm chốt để đòi nợ nhà máy thanh toán tiền bán sắn.
Nhưng khổ nỗi nhà máy đóng cửa, chủ nợ cũng không gặp được con nợ là ban giám đốc của nhà máy. Nhiều chủ nợ không dám về nhà vì sợ bà con nông dân vây đòi nợ. Một số chủ nợ đã buộc phải cầm cố nhà cửa, xe ôtô để thanh toán nhưng vẫn không đủ.
Trong tổng số 21 chủ nợ là đại lý bán sắn lát khô cho nhà máy cồn Đại Tân, hầu hết đều ở các tỉnh Tây Nguyên. Tất cả đều bảo bây giờ nếu không đòi được nợ bán sắn cho nhà máy thì họ trắng tay và không dám về quê.
Để tiếp tục cắm chốt trước cổng nhà máy đòi nợ, toàn bộ các chủ nợ đã làm đơn xin tạm trú gửi công an xã Đại Tân để tiếp tục ở lại đòi nợ mà như lời họ bảo là cũng để đi trốn nợ nếu nhà máy không trả tiền.
Tại cuộc làm việc với chủ dự án nhà máy cồn Đại Tân vào sáng 24/12, Phó Chủ tịch tỉnh Đinh Văn Thu đã yêu cầu Công ty Cổ phần Đồng Xanh, chủ dự án, sớm có báo cáo tình hình công nợ và tài chính của công ty cũng như những vướng mắc cần tháo gỡ để tỉnh xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và tìm cách “giải cứu” cho nhà máy trên bờ vực phá sản.
Theo thống kê ban đầu, tổng số nợ của nhà máy cồn Đại Tân hiện có số dư nợ lên đến 700 tỷ đồng. Trong đó vay ngân hàng khoảng 600 tỷ và nợ mua nguyên liệu, lương công nhân, bảo hiểm... lên gần 100 tỷ đồng. (Vietnamnet.vn 28/12)(về đầu trang)

QUẢN LÝ


Lúng túng chọn mô hình tái định cư thủy điện

Hiện hầu hết các dự án tái định cư thủy điện trên địa bàn tỉnh đang tác động khá lớn tới đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi cao. Việc giao tiền đền bù để người dân tự làm nhà ở theo nhu cầu sử dụng hay xây dựng các khu tái định cư tập trung cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới người dân.


Ra đời mới hơn 1 năm, dự án thủy điện Sông Bung 4 đã được UBND tỉnh chỉ đạo, rút kinh nghiệm từ một số bất cập trong việc xây dựng tái định cư ở một số thủy điện khác như: A Vương, Sông Tranh 2, Đăk mi 4,... Đây cũng là công trình thủy điện đầu tiên mà Ngân hàng phát triển Châu Á ADB cho Chính phủ Việt Nam vay vốn để đầu tư.
Trong quá trình thực hiện, ngoài việc có sự phối hợp giám sát giữa địa phương và Ban Quản lý dự án thủy điện 3 - đơn vị chủ đầu tư, còn có thêm bộ phận giám sát là ngân hàng ADB, nhất là tại các khâu đền bù tái định cư và thực hiện hỗ trợ an sinh xã hội.
Theo ông A Lăng Mai - Chủ tịch huyện Nam Giang, có một điểm mấu chốt mà việc xây dựng tái định cư Sông Bung 4 khá phù hợp với lòng dân, với chính sách chung của địa phương. Đó là chủ đầu tư không trực tiếp làm thay nhà ở cho người dân, mà chủ đầu tư chỉ hỗ trợ tiền đền bù, làm cơ sở hạ tầng và các hạng mục công trình công cộng; còn nhà ở là do người dân tự làm theo nhu cầu sử dụng của họ.
Điều này tránh được tình trạng bỏ hoang nhà tái định cư như một số dự án tái định cư thuỷ điện trên địa bàn. Chính vì thế, khu tái định cư tại thôn 2 mới, xã Tà Pơ hiện nay có thể nói là mô hình tái định cư tương đối chuẩn, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân, chứ không mang tính chất gò bó, ép buộc.
Tuy nhiên, ông Mai cũng thừa nhận, việc giao cho người dân tự quyết định về nhà ở hiện nay đang vướng ở cơ chế khai thác nguyên liệu gỗ. Các điểm tái định cư khác của thuỷ điện Sông Bung 4 cũng gặp vấn đề tương tự. Bởi hiện chưa có chủ trương chính sách cụ thể để người dân được tận thu khai thác gỗ trong khu vực rừng sản xuất, phòng hộ nơi họ sinh sống, phục vụ vấn đề tái định cư. Song để người dân sớm ổn định cuộc sống và chủ đầu tư đảm bảo kịp tiến độ dự án, người dân vẫn khai thác gỗ để xây dựng nhà.
Cũng theo ông Mai, vấn đề lo ngại nhất của huyện hiện nay không phải là việc người dân phá rừng làm nhà hay quản lý chi tiêu, mà là vấn đề ổn định đất sản xuất lâu dài. Bởi vấn đề này liên quan đến đảm bảo lương thực tại chỗ, và quyết định đến an cư lập nghiệp lâu dài cho người dân.
Trong quy hoạch của chủ đầu tư được tỉnh phê duyệt thì bình quân mỗi hộ được cấp đất sản xuất từ 1,5-1,8ha; đất ở là 1.000m2/hộ. Trong đó, nhà ở 400m2 và đất vườn là 600m2. Tuy nhiên, qua thực tế di dời tái định cư, với diện tích như vậy về lâu dài không thể đảm đương được, nhất là khi tách hộ, tăng dân số, giãn dân,… Bởi tập quán canh tác của người dân là làm 2-3 năm chỗ này, sau đó làm canh tác ở chỗ khác thì việc vào rừng già phát rẫy mới, xâm hại đến rừng là điều khó tránh khỏi. (TTXVN 31/12; Tin Tức 31/12)(về đầu trang)

Đại Lộc: Ống nước “song hành” trên cao cùng... dây điện

Hiếm có nơi nào lại có tình trạng “hài hước” như ở thị trấn Ái Nghĩa khi hàng chục ống dẫn nước “bu” kín trụ điện để đưa nước sạch đến nhà dân.

Trước đây, khoảng gần 50 hộ dân tại khu 5 nằm ở phía đông tuyến đường ĐT 609B thị trấn Ái Nghĩa sử dụng nước sinh hoạt từ giếng khoan và giếng đào. Thời gian sau này, nguồn nước bị nhiễm bẩn và nhiễm phèn không đảm bảo cho sức khỏe nên họ đề nghị với Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Quảng Nam - Chi nhánh huyện Đại Lộc mua nước sinh hoạt từ nhà máy nước thị trấn Ái Nghĩa.

Tuy nhiên, chỉ một bên phía tây đường là khu 7 có đường ống ngầm, người dân dễ dàng lắp đặt ống dẫn nước vào nhà. Còn bên đối diện là khu 5 do không có đường ống nước ngầm của nhà máy nên bà con không thể tự đào đường để dẫn ống nước vào nhà.
Mặc khác, đợn vị cung cấp nước chỉ đồng ý ký hợp đồng bán nước bằng cách lắp đặt đồng hồ và thiết bị ở phía bên kia đường; do đó các hộ dân khu 5 muốn có nước sạch phải mang thùng, xô đi bộ qua đó xách nước.

Được một thời gian, nhận thấy việc hàng ngày qua lại trên tuyến ĐT 609B xách nước vừa cực nhọc vừa nguy hiểm nên các hộ dân đã có “sáng kiến” mua ống nhựa, thuê người lắp đặt hệ thống ống dẫn “bu” lên trù điện rồi băng qua đường trên cao. Hiện mỗi trụ điện ở đây phải “cõng” 15-20 ống dẫn nước khiến nhiều trụ đèn bị nghiêng nên có trụ phải dùng dây giằng lại.

Ông Nguyễn Văn Sơn, một hộ dân ở khu 5 (thị trấn Ái nghĩa) cho biết, sở dĩ đường ống cấp nước phải “bu” trên cột điện lâu như vậy là do trước đây, người dân đề nghị đơn vị cung cấp nước đào đường lắp đặt đường ống để người dân đưa nước vào nhà nhưng đến nay chưa thực hiện được.
Theo người dân, dù biết là bắt đường ống nước “bu” trên cột điện rất không an toàn và thẩm mỹ nhưng họ không có cách nào khác để có nước máy dùng. Khổ nhất là mỗi khi đường ống nước bị hư hỏng thì không tự sửa chữa được vì rất nguy hiểm mà phải nhờ đến “hai ông thợ” là điện và nước cùng “hợp tác” mới sửa chữa được.

Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch thị trấn Ái Nghĩa Đoàn Tân cho biết, tình trạng này đã tồn tại gần 10 năm nay nhưng chưa có cách giải quyết để đảm bảo mỹ quan đô thị và an toàn. Đã có nhiều cuộc làm việc giữa các đơn vị và người dân về vấn đề trên nhưng đến nay chưa khắc phục được. (Dân Trí 31/12)(về đầu trang)

Lãnh đạo tỉnh đối thoại với doanh nghiệp du lịch

Ngày 27/12, UBND tỉnh tổ chức gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp du lịch nhằm trao đổi, tìm các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, hạn chế trong hoạt động kinh doanh du lịch.


Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo tỉnh cùng với đại diện, lãnh đạo các đơn vị như Sở VH-TT&DL, Sở KH&ĐT; Công an; Cục Thuế,… đã có những ý kiến trao đổi, giải đáp những kiến nghị, thắc mắc của doanh nghiệp du lịch về những vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước, chính sách ưu đãi, những vướng mắc trong quản lý,... liên quan đến lĩnh vực du lịch.

Tại buổi gặp gỡ, UBND tỉnh cũng đã đánh giá kết quả hoạt động du lịch năm 2012 và triển khai một số hoạt động du lịch năm 2013. Tỉnh sẽ tập trung đầu tư cho công tác quảng bá xúc tiến du lịch, tham gia các hội chợ lớn của quốc tế và Việt Nam tổ chức; tổ chức các roadshow, đón đoàn famtrip...; tập trung tổ chức sự kiện Festival Di sản Quảng Nam vào tháng 6/2013 với các Festival di sản văn hóa thế giới các nước ASEAN; Liên hoan và hội thi hợp xướng quốc tế lần thứ 3 tại Hội An... (Website Tổng Cục Du Lịch 28/12; Văn Hóa 28/12)(về đầu trang)

Điện Bàn: Tuyên truyền như thế thì sao dân thực hiện tốt?

Trong khuôn viên của trụ sở UBND xã Điện Nam Trung đang tồn tại một tấm biển panô tuyên truyền về chính sách Dân số kế hoạch hóa gia đình nhưng đã bị hoen gỉ, lại rơi mất chữ làm biển đổi ngữ nghĩa.


Hàng ngày ra vào trụ sở cơ quan nhưng không lẽ các cán bộ xã ở đây không nhìn thấy tấm panô cũ nát này mà có hướng khắc phục, sửa chữa thì làm sao đòi hỏi người dân thực hiện tốt theo tinh thần khẩu hiệu. (Văn Hóa 31/12, tr13)(về đầu trang)

Tam Kỳ: Tuyến kè biển xã Tam Thanh bị sạt lở nghiêm trọng



Thông tin nhanh qua đường dây nóng báo Nhân Dân phản ánh: Tuyến kè biển xã Tam Thanh với vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng vừa đưa vào sử dụng đã bị sạt lở nhiều đoạn.
Theo đó, Báo đề nghị chính quyền và các cơ quan chức năng liên quan vào cuộc điều tra, xử lý. Đồng thời, hồi âm đến Báo để thông tin tới bạn đọc. (Nhân Dân 2/1, tr7) (về đầu trang)

CHÍNH SÁCH


Gần 2,5 tỉ đồng chi trả chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức

UBND tỉnh vừa cấp gần 2,5 tỉ đồng cho các huyện, thành phố để chi trả chế độ, chính sách nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức cấp xã. (Thanh Niên 30/12, tr2)(về đầu trang)

Hỗ trợ 150 triệu đồng/xã xây dựng nông thôn mới

UBND tỉnh đã cấp hơn 27,5 tỷ đồng từ nguồn Trung ương để hỗ trợ bù giảm thu năm 2011 chuyển sang năm 2012, bổ sung nguồn cho các xã quy hoạch xây dựng nông thôn mới, bình quân 150 triệu đồng/xã. (Thanh Niên 31/12, tr2)(về đầu trang)


CÔNG THƯƠNG


Hỗ trợ tiền lãi vay cho doanh nghiệp phục vụ hàng Tết

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mua hàng dự trữ phục vụ tết, UBND tỉnh sẽ hỗ trợ tiền lãi vay cho doanh nghiệp ở mức 100% đối với hàng hóa phục vụ địa bàn miền núi và 50% đối với địa bàn còn lại.


Theo đó, tổng số tiền được vay có hỗ trợ lãi suất là 28 tỉ đồng. Thời gian hỗ trợ lãi suất không quá hai tháng kể từ ngày tổ chức tín dụng giải ngân cho doanh nghiệp vay để mua hàng dự trữ phục vụ tết và kết thúc thời hạn hỗ trợ trước ngày 5.2.2013.
Được biết, tổng lượng hàng hóa dự trữ tết Quý Tỵ 2013 của các doanh nghiệp thương mại ở Quảng Nam là hơn 251 tỉ đồng (trong đó tổng giá trị hàng hóa phục vụ công tác bình ổn giá hơn 72 tỉ đồng).
Theo Sở Công thương, giá cả các nhóm hàng tết như: Lương thực, thực phẩm tươi sống, hàng công nghiệp tiêu dùng vẫn ổn định; mặt hàng rau, củ, quả tăng giá nhẹ. Ngoài ra, sẽ có 29 điểm bán hàng phục vụ cho người dân khu vực miền núi. (Thanh Niên Online 30/12)(về đầu trang)

Tam Kỳ: Núi Cấm lại rộ khai thác vàng

Thời gian gần đây, nhiều phu vàng lại liên tục đào khoét núi Cấm, thuộc địa phận giáp ranh giữa phường An Phú và xã Tam Phú để khai thác vàng trái phép.
Ngày 27/12, đến khu vực núi Cấm, nhóm phóng viên thấy có trên 10 hầm khai thác vàng nằm san sát nhau, miệng hầm có đường kính 1-2m, khoét sâu dưới lòng đất 10m, nhiều hầm sâu đến 20m. Trong đó có nhiều hầm đã cũ, nhưng cũng có hầm mới được đào lên để khai thác. Xung quanh những hầm này có nhiều đống đất, đá còn mới do phu vàng đào lên để đãi vàng.
Nhiều dụng cụ để đào, đãi vàng như cuốc, xẻng, máng gỗ... do các phu vàng bỏ lại nằm vương vãi. Các hầm khai thác vàng này chỉ được đào thủ công, ít có cọc gỗ chống đỡ, trên miệng hầm chỉ có những chiếc cọc tre đã mục nát để phu vàng vịn vào đó xuống đáy đãi vàng. Hiểm họa sập hầm luôn treo trên đầu những phu vàng.
Theo nhiều người dân, môi trường quanh khu vực núi Cấm đã bị ảnh hưởng, đất núi bị đục khoét, cây cối bị chặt phá. Điều đặc biệt, những hầm khai thác vàng này lại nằm cách công trình tượng đài bà mẹ Việt Nam Anh hùng chưa đến 500m, không hiểu sao vẫn rầm rộ hoạt động?
Bà Nguyễn Thị Trinh - Chủ tịch phường An Phú cho biết, những hầm này được dựng lên sơ sài, tạo thành các hố sâu nguy hiểm cho người dân, đặc biệt là trẻ em chăn bò tại đây. UBND phường đã nhiều lần tổ chức truy quét, xử phạt nhưng chỉ được một thời gian rồi đâu lại vào đấy. Điều đáng nói các đối tượng làm vàng tại đây chủ yếu là người dân địa phương và các xã lân cận. Nhiều phu vàng đưa máy móc, đào xới núi Cấm bất kể ngày đêm, nhưng nhiều nhất là vào ngày nghỉ cuối tuần.
Theo bà Trinh, hai năm trở lại đây UBND phường An Phú đã tổ chức các đợt truy quét, phát hiện và xử phạt 10 trường hợp vi phạm đào, đãi vàng trái phép tại núi Cấm với số tiền 2 triệu đồng. Tuy nhiên số tiền xử phạt này nhỏ hơn rất nhiều so với số tiền bán vàng thu lại nên nhiều phu vàng cứ ngang nhiên vi phạm. “UBND thành phố Tam Kỳ đã thống nhất cho lực lượng kiểm tra của UBND phường An Phú dùng xe cơ giới để lấp các hố khai thác vàng lại. Vài ngày tới chúng tôi sẽ thực hiện” - bà Trinh nói.
Còn ông Trần Văn Cư - Trưởng Phòng tài nguyên - môi trường thành phố Tam Kỳ cho hay, đã kết hợp với lực lượng công an tổ chức các đợt kiểm tra, truy quét và đã xử phạt nhiều trường hợp vi phạm đào, đãi vàng trái phép. Thế nhưng được một thời gian thì xuất hiện trở lại tình trạng này. “Chúng tôi sẽ thành lập ngay một đoàn kiểm tra xuống khu vực khai thác vàng ở núi Cấm để kiểm tra và sẽ xử lý nặng tay những trường hợp vi phạm” - ông Cư nói. (Tuổi Trẻ Online 29/12)(về đầu trang)

Thu hồi 8 giấy phép khai thác khoáng sản

Tỉnh vừa thu hồi 8 giấy phép và đề nghị Bộ TN&MT thu hồi 1 giấy phép khai thác khoáng sản, sau khi tổ chức kiểm tra 53 doanh nghiệp khai khoáng, phát hiện nhiều sai phạm. (Thanh Niên 2/12, tr2)(về đầu trang)

Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn - dự án xài tiền như rác!

Một trong những điển hình là Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn, vốn đầu tư 674 tỉ đồng. Do thiếu năng lực tài chính nên nhà thầu Trung Quốc rút toàn bộ công nhân về nước khiến dự án phơi nắng dầm mưa cả năm nay.
Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn nằm trên địa bàn xã Quế Trung, huyện Nông Sơn - Quảng Nam, có tổng vốn đầu tư 674 tỉ đồng do Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư.
Sau gần 4 năm thi công, trở lại Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn vào những ngày cuối năm 2012, trước mắt phóng viên là một khối sắt khổng lồ đang bắt đầu hoen gỉ do phải chịu cảnh phơi nắng dầm mưa. Bên trong nhà máy không một bóng công nhân.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn có nhiều hạng mục, trong đó gói thầu số 6 (xây dựng nhà máy nhiệt điện) là quan trọng nhất, được khởi công từ tháng 3-2008, với vốn đầu tư 529 tỉ đồng; đơn vị trúng thầu là Tổng Công ty Thiết bị nặng Trung Quốc (CHMC). Khi trúng thầu, đơn vị này khẳng định sẽ hoàn thành, đưa nhà máy vào sử dụng giữa tháng 4/2010 nhưng đến nay đã trễ hẹn gần 3 năm, nhà máy vẫn chưa nên hình hài.
Theo ông Mai Xuân Hạ, Chánh Văn phòng Công ty Cổ phần Than - Điện Nông Sơn (đơn vị trực tiếp quản lý nhà máy), tính đến thời điểm này, tiến độ thi công tổng thể của dự án mới chỉ được 56%, trong đó phần xây dựng đạt 71%; lắp đặt lò hơi, tua - bin và BOP (hệ thống phụ trợ) 36%; lắp đặt thiết bị điện 43%; hệ thống điện điều khiển 26%.
Lý giải về việc chậm tiến độ, ông Hạ cho rằng, do khủng hoảng kinh tế năm 2008 khiến giá vật liệu, thiết bị tăng cao, gây khó khăn về tài chính cho nhà thầu. Hơn nữa, do ảnh hưởng cơn bão năm 2009 nên toàn bộ công trường bị ngập lụt làm nhiều thiết bị hư hỏng nặng. Đặc biệt, do nhà thầu chính là CHMC điều hành công việc không tốt, việc phối hợp giữa nhà thầu chính và các nhà thầu phụ chưa đồng bộ, thiếu nỗ lực trong thi công và luôn trong tình trạng thiếu hụt về tài chính, do đó không thanh toán kịp thời cho các nhà thầu phụ, dẫn đến tranh chấp làm cản trở thi công.

Đến tháng 4/2012, nhà thầu CHMC dừng thi công hẳn và rút toàn bộ trên 300 công nhân trực tiếp thi công về nước nên công trình phải đắp mền “ngủ đông”. Trước khi đưa công nhân về nước, nhà thầu CHMC đưa ra đề xuất điều chỉnh một số nội dung của hợp đồng gói thầu số 6, chủ yếu là điều chỉnh về giá.

Tuy nhiên, theo ông Hạ, một số điều kiện mà nhà thầu đưa ra không phù hợp với các điều khoản hợp đồng đã ký. Hiện Công ty Cổ phần Than - Điện Nông Sơn cùng các cấp và nhà thầu CHMC làm rõ các khoản mà nhà thầu đề nghị điều chỉnh giá để làm cơ sở báo cáo Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam xem xét, quyết định.
Theo tìm hiểu của phóng viên, sở dĩ nhà thầu CHMC của Trung Quốc thắng gói thầu số 6 là do bỏ thầu rẻ. Vì ham rẻ nên chủ đầu tư phải ngậm “quả đắng” như ngày nay.
Nhà máy có tổng vốn đầu tư 674 tỉ đồng phơi nắng không chỉ gây lãng phí lớn mà còn kéo theo nhiều hệ lụy cho địa phương. Đường dây điện có chiều dài 18 km nối từ Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn đến hệ thống lưới điện quốc gia do Tổng Công ty Điện lực Miền Trung đầu tư đã hoàn thiện, nay lại phải bỏ không. Đặc biệt, hơn 100 lao động từ bậc trung cấp đến đại học ở Nông Sơn đã được tuyển dụng và đưa đi đào tạo chuyên ngành nhiệt điện để về làm việc cho nhà máy hiện phải chịu cảnh thất nghiệp.
Ông Nguyễn Kim Dũng - Chủ tịch xã Quế Trung cho biết, trước đây gần 70 hộ dân tại thôn Nông Sơn có trên 30 ha đất nông nghiệp trồng lúa, hoa màu và là thu nhập chính của họ hằng năm. Nhưng những năm gần đây, do việc khai thác than ở mỏ ngày một nhiều, gây bồi lấp cộng thêm việc phải nhường đất để xây nhà máy nhiệt điện nên hiện tại, diện tích đất sản xuất đã thu hẹp chỉ còn khoảng 15 ha.

Trong khi đó, việc khai thác than gây ô nhiễm còn góp phần làm cho lúa, hoa màu phát triển chậm, hiệu quả sản xuất thấp. “Huyện đang hối thúc Công ty Cổ phần Than - Điện Nông Sơn đốc thúc nhà thầu hoặc tìm nhà thầu khác gấp rút triển khai xây dựng để đưa nhà máy vào hoạt động, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương” - ông Huỳnh Tấn Triều - Chủ tịch huyện Nông Sơn cho biết.


Cũng tại Quảng Nam, một dự án “khủng” khác là Nhà máy Đường Quảng Nam nằm trên địa bàn xã Quế Cường, huyện Quế Sơn (thuộc Tổng Công ty Mía đường II - Bộ NN&PTNT), có tổng vốn đầu tư 200 tỉ đồng. Sau 5 năm đi vào hoạt động, đến năm 2008, nhà máy này buộc phải đóng cửa vì thua lỗ và nợ ngân hàng trên 356,17 tỉ đồng.
UBND tỉnh đã có quyết định thu hồi tổng diện tích 78.760 m2 đất cho thuê xây dựng nhà máy, phân xưởng sản xuất, nhà khách, nhà nghỉ. Cuối cùng, sau hơn 1 năm bị bỏ hoang, máy móc bị gỉ sắt nên phải bán thanh lý toàn bộ nhà máy với giá. (Người Lao Động 2/12, tr1+4)(về đầu trang)

Vực dậy làng dệt lụa truyền thống tại Hội An

“Làng lụa” tại Hội An là tên gọi của một dự án văn hóa, một tụ điểm văn hóa nghề truyền thống nhằm giới thiệu du khách tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của nghề tơ lụa truyền thống, về “văn hóa mặc” ở đô thị cổ Hội An... Dự án do Công ty cổ phần tơ lụa Quảng Nam đầu tư trên 20 tỷ đồng giai đoạn một trên diện tích 2,1ha tại 28 Nguyễn Tất Thành, Hội An).
Hoạt động chính của dự án làng lụa là phục hồi văn hóa làng nghề tơ tằm canh cửi xứ Quảng. Đặc biệt, nơi đây sản xuất ra thứ lụa truyền thống Quảng Nam và thổ cẩm Chăm, những sản phẩm ghi dấu ấn của những tộc người Chăm và Việt cùng sống trên mảnh đất này.
Dự án làm sống lại một nghề truyền thống ở Hội An - nơi ngày xưa là thương cảng đưa tơ lụa của Quảng Nam ra thế giới, người đàng trong có thể tự hào đây là nơi khởi đầu con đường tơ lụa trên biển của người Việt...
Từ tháng 8/2012, dự án đã bắt đầu triển khai các hoạt động. Du khách có thể hưởng thụ một không gian làng nghề được phục hồi trong mô hình sống động, tìm hiểu 40 loại dâu có nguồn gốc của người Chăm, các loại khung dệt cổ Chăm, Việt, các loại tằm cái kén, lại nuôi dưỡng cả những tiếng hát hò dân gian ngàn đời ở miền Trung, vừa giúp du khách có thể cảm nhận rất nhiều về vẻ đẹp của những cô gái chuyên canh cửi tằm tang . (Công Lý Online 1/1)(về đầu trang)

NÔNG NGHIỆP


Đầu tư 5 tỷ đồng hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp

Phó giám đốc Sở NN&PTNT Lê Muộn cho biết: Chính quyền 9 huyện đã giải ngân 5 tỷ đồng hỗ trợ cho các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân mua 96 máy cày 4 bánh, 65 máy gặt đập liên hợp, 1 máy sấy để phục vụ việc làm đất, thu hoạch, sơ chế các loại nông sản, nhất là lúa.


Chín huyện này gồm: Điện Bàn, Hiệp Đức, Duy Xuyên, Núi Thành, Đại Lộc, Phú Ninh, Thăng Bình, Hội An, Tam Kỳ. Mục đích của việc hỗ trên nhằm đẩy mạnh cơ giới hóa một số khâu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. (Đại Biểu Nhân Dân 30/12, tr7) (về đầu trang)

"Giặc" chuột hoành hành!

Hơn một tháng nay, nông dân Quảng Nam và miền Trung hết sức lo lắng trước nạn chuột bùng phát một cách bất thường đe dọa mùa màng. Theo nhiều lão nông, trời không mưa kéo dài, ruộng đồng khô hạn là điều kiện thuận lợi để chuột sinh sôi.
Lão nông Trương Văn Long – làm việc ở cánh đồng Cả, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên cho biết: “Từ đầu tháng 12 đến nay, chuột xuất hiện nhiều vô kể, trên đồng đâu đâu cũng thấy chúng lúc nhúc rượt đuổi nhau. Nếu không tiêu diệt khẩn trương thì chúng sẽ phá nát hết lúa”.
“Tôi ở đây hàng chục năm nay nhưng chưa từng thấy “ông tý” nhiều bất thường như thế. Mỗi bờ ruộng chưa đầy 100 m đã có hơn 20 hang, mỗi hang ít nhất cũng phải 10 con. Bà con sắp xuống giống vụ Đông Xuân rồi, nếu không có biện pháp tiêu diệt, chắc chắn sẽ mất trắng bởi chuột”- Nông dân Lê Văn Bình lo lắng.
Ông Phạm Đình Xuân, Phó Phòng NN&PTNT huyện Duy Xuyên cho biết, chuột đang đe dọa 3.700 ha lúa sắp gieo sạ của huyện. Ngành nông nghiệp địa phương và chính quyền 14 xã, thị trấn đã liên tục phát động phong trào nhà nhà diệt chuột, người người diệt chuột. UBND huyện Duy Xuyên cũng vừa chi 40 triệu đồng mua 50 kg thuốc Racomin cấp cho 14 xã, thị trấn; trợ giá cho nông dân mua 9.000 chiếc bẫy chuột.
Huyện Điện Bàn đã phát động nhiều đợt ra quân diệt chuột. Đến nay, đã có hàng chục ngàn “ông tý” bị tiêu diệt. Huyện Đại Lộc đã chi 100 triệu đồng mua thuốc diệt chuột cấp cho dân...
Nhằm khuyến khích người dân tham gia diệt chuột, huyện Duy Xuyên và các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn đã xuất kinh phí thu mua đuôi chuột với giá 500-1.000 đồng/đuôi. (Người Lao Động Online 28/12)(về đầu trang)

Năm 2012, khai thác thủy sản đạt 152% kế hoạch

Hết năm 2012, tổng sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt hơn 79.144 tấn, bằng 152% kế hoạch cả năm và tăng 144% so với năm 2011.
Đây là thông tin được ông Nguyễn Văn Giỏi – Chi cục trưởng Chi cục khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Nam công bố. (Đại Đoàn Kết 2/1, tr2)(về đầu trang)

KIỂM LÂM


Đông Giang: Ngang nhiên khai thác rừng phòng hộ A Vương

Mục Thông tin nhanh qua đường dây nóng báo Nhân Dân phản ánh, nhiều người ở xã Mà Cooih ngang nhiên khai thác trái phép rừng phòng hộ A Vương.


Theo đó, Báo đề nghị chính quyền và các cơ quan chức năng liên quan vào cuộc điều tra, xử lý. Đồng thời, hồi âm đến Báo để thông tin tới bạn đọc. (Nhân Dân 30/12, tr7) (về đầu trang)

XÂY DỰNG


Giải quyết tái định cư cho người dân tại các dự án đã giải tỏa

UBND tỉnh vừa chỉ đạo các địa phương và chủ đầu tư kịp giải quyết tái định cư để người dân tại các dự án đã giải tỏa, giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh yên tâm đón Tết Nguyên đán. (Thanh Niên 1/1, tr2)(về đầu trang)

Tư vấn thành phố Tam Kỳ xây dựng cấu trúc đô thị mật độ thấp

Công ty Nikken Sekkei (Nhật Bản) vừa tư vấn thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ lựa chọn phương án xây dựng cấu trúc đô thị mật độ thấp ở phía Đông Bắc sông Bàn Thạch, đáp ứng các tiêu chí: Đô thị thông minh, phát huy đặc trưng vùng miền, hạn chế di dời quy mô lớn khu dân cư hiện hữu... (Thanh Niên 2/1, tr2)(về đầu trang)


PHÁP LUẬT


Duy Xuyên: Chủ tiệm vàng bỏ trốn, hàng chục người khốn đốn

Những ngày cuối tháng 12/2012, nhiều người dân xã Duy Sơn như ngồi trên đống lửa vì vợ chồng Trần Quang Lợi và Lê Thị Thảo - chủ tiệm vàng Hồng Thảo tại khu vực chợ Trà Kiệu, đã vay mượn của họ số lượng lớn tiền và vàng rồi lẳng lặng bỏ trốn trong đêm...


Tiệm vàng Hồng Thảo hoạt động kinh doanh được 4 năm nay tại ngôi nhà bên đường ĐT 610, thuộc đội 7, thôn Trà Châu, xã Duy Sơn. Vợ chồng ông Lê Qúy Thông - Nguyễn Thị Duyệt, bức xúc: Do chỗ quen biết, sinh sống gần nhau nên vợ chồng ông cho vợ chồng Lợi, Thảo mượn 46 chỉ vàng, cũng có viết giấy ký mượn. Trước khi bỏ trốn, vợ chồng Lợi đã có âm mưu tính toán chi ly từ trước nên làm thủ tục chuyển nhượng ngôi nhà đang ở làm nơi kinh doanh tiệm vàng cho con trai là Trần Quang Trí đứng tên. Rõ ràng đây là hành vi tẩu tán tài sản để gạt nợ...
Tương tự, có rất nhiều người dân xã Duy Sơn, buôn bán tại chợ Trà Kiệu là nạn nhân của vợ chồng Lợi, Thảo bị “xù” nợ tiền, vàng, cụ thể: Bà Vân (100 chỉ vàng), ông Thông (46 chỉ), bà Sử (20 chỉ), bà Trang bán bánh canh (5 chỉ), bà Phương (10 chỉ và 200 triệu đồng), bà Thịnh (15 chỉ), bà My (10 chỉ), bà Huyền (100 triệu đồng), bà Lan (10 chỉ), bà Thu (11.000 USD)… (Công An Nhân Dân 31/12, tr1; Xzone.vn 30/12; Pháp Luật Việt Nam 30/12)(về đầu trang)

Hội An: Đòi nợ thuê bị bắt quả tang

Công an tỉnh vừa bắt giữ Lương Văn Y (24 tuổi, trú phường Sơn Phong) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Trước đó, Nguyễn Viết Mẫn (30 tuổi, trú phường Tân An), làm nghề môi giới bất động sản, mua một lô đất tại huyện Thăng Bình, đặt cọc 100 triệu đồng và bán lại cho Phạm Vinh (35 tuổi, trú phường Cẩm Châu), nhận của Vinh số tiền đặt cọc 200 triệu đồng. Tuy nhiên, vì làm ăn thua lỗ, Vinh không mua lô đất.
Do quen biết nên chủ lô đất đã trả lại tiền đặt cọc cho Mẫn. Nhưng tiền đặt cọc của Vinh thì Mẫn "ẵm" luôn nên Vinh bàn bạc với Y cùng 3 "đàn em" của Y tìm Mẫn khống chế, ép phải ghi giấy nợ 150 triệu đồng; đồng thời đe dọa ép gia đình của Mẫn lấy 1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) để cầm cố. Song, không cầm cố được sổ đỏ, Y cùng đồng bọn lại uy hiếp Mẫn, tính lãi suất mỗi ngày 10%.
Khi Y đang nhận số tiền 50 triệu đồng từ Mẫn thì bị lực lượng Công an bắt quả tang. (Công An Nhân Dân 29/12; Thanh Niên 2/12)(về đầu trang)

Tây Giang: Bắt quả tang hai vụ khai thác vàng trái phép

Ngày 31/12, Công an huyện Tây Giang, Phòng PC46 Công an tỉnh bắt quả tang hai vụ, hai đối tượng khai thác vàng sa khoáng trái phép, tạm giữ ba xe đào bánh xích để xử lý. (Nhân Dân 2/1, tr8)(về đầu trang)

GIAO THÔNG


Hoàn thiện công trình cầu đường trước ngày 3/2

UBND tỉnh vừa yêu cầu đến trước ngày 3/2 (tức 23 tháng chạp), các đơn vị duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, hoàn thiện công trình cầu đường, thoát nước phải tạm ngưng; đồng thời hoàn thành việc tái lập mặt đường và giải tỏa hàng rào che chắn. (Thanh Niên 30/12, tr2)(về đầu trang)

Phú Ninh: Biến lòng đường thành nơi tập kết gỗ

Hiện nay, tuyến đường Tam Kỳ - Phú Ninh, đoạn qua địa phận thôn Trung Đàn, xã Tam Đại bị các hộ làm nghề cưa xẻ gỗ lấn chiếm lòng đường làm bãi tập kết gỗ gây cản trở giao thông.


Bên cạnh đó còn nhiều xe ben chuyên chở gỗ, đậu, đỗ lấn chiếm đường. Mặc dù chính quyền địa phương đã nhiều lần nhắc nhở nhưng các hộ dân này vẫn cố tình vi phạm, tạo ra dư luận không tốt trong nhân dân. (Lao Động Điện Tử 29/12)(về đầu trang)

Hỗ trợ vận chuyển khách đi máy bay qua sân bay Chu Lai

UBND tỉnh vừa giao Công ty Cổ phần Giao thông vận tải Quảng Nam tổ chức vận chuyển hành khách đi máy bay qua sân bay Chu Lai từ Tam Kỳ đến sân bay Chu Lai (huyện Núi Thành) bằng xe ô tô trong năm 2013, mỗi tuần dự kiến 15 chuyến đưa đón cho tuyến bay Chu Lai-TP.HCM, Chu Lai-Hà Nội.
UBND tỉnh quyết định hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế trong dự toán ngân sách tỉnh năm 2013, mức cụ thể 700 nghìn đồng/chuyến (vòng đi và về), quyết toán theo thực tế số chuyến vận chuyển thực hiện trong năm cho Công ty Giao thông vận tải Quảng Nam, sau khi đối chiếu số liệu từ văn phòng Chi nhánh Tổng Công ty Hàng không Việt Nam tại Chu Lai. Thời gian thực hiện bắt đầu từ ngày 1/1/2013. (Thanh Niên Online 28/12)(về đầu trang)

GIÁO DỤC


Điện Bàn: Đưa vào sử dụng Trường mẫu giáo Phan Triêm

Quỹ hỗ trợ phòng tránh thiên tai miền Trung vừa đưa vào sử dụng Trường mẫu giáo Phan Triêm tại xã Điện Quang.


Đây là công trình cộng đồng phòng tránh thiên tai thứ 56 do Quỹ này vận động thực hiện từ năm 2009 đến nay. (Thanh Niên 30/12, tr2; Hà Nội Mới 31/12; Website Chính Phủ 29/12; Quân Đội Nhân Dân Online 28/12)(về đầu trang)

Học sinh vùng động đất ở huyện Bắc Trà My cần được giúp đỡ

Những đứa trẻ vùng động đất ở huyện Bắc Trà My có nét chung: Hom hem và đen trũi, tóc khét nắng. Áo quần xộc xệch đủ màu, các em đến trường với đôi chân lấm lem bùn đất.
Nằm ở thượng nguồn của thủy điện Sông Tranh 2 có ba xã khó khăn là Trà Giác, Trà Giáp và Trà Ka. Riêng Trà Ka khó khăn nhất bởi nằm cách trung tâm huyện Bắc Trà My hơn 40km, lại cách trở về giao thông. Khi biết phóng viên có ý định tìm gặp học trò của mình, thầy Nguyễn Thanh Tùng - Trưởng Phòng giáo dục huyện Bắc Trà My nhắn nhủ: “Nếu các anh có về hãy ghé Trà Ka, lần đi lần khó, phải lên tới nơi để thấy các em thiếu thốn thế nào mà giúp đỡ. Các em ở trường xa tít trên đó thiệt thòi lắm, chẳng ai tìm tới”.
Thầy Tùng chia sẻ: “Ở đây chẳng ai mơ đến đồng phục anh à, toàn trường 100% học sinh thuộc diện nghèo. Động viên các em đến lớp là quý rồi, lo cái ăn đã khó, cái mặc lấy chi?”.
Từng là hiệu trưởng nhiều trường học ở vùng cao trước khi về công tác tại Phòng giáo dục huyện, thầy Tùng đọc vanh vách sự khốn khó của việc dạy và học ở Bắc Trà My. Có nhiều bản làng, thầy và trò cùng khắc khoải nếu mưa rừng, nước suối dâng cao, hoặc lở đường giao thông chia cắt. Cuộc sống các thầy cô cũng khó, không có nhiều để chia cho các em.
“Bây chừ thầy cô biết hết rồi. Em nào xanh xao, ngả mệt lúc đứng trưa là biết ngay đói. Nước sôi đâu có sẵn trong bếp. Các thầy cô chuẩn bị mì gói đưa các em nhai sống rồi uống nước vào, nằm nghỉ tí là các em khỏe ra. Một kinh nghiệm chua chát nhưng cũng có thể nói là “sáng kiến” bất đắc dĩ trong giáo dục ở vùng khó khăn này” - thầy Tùng nói trong xót xa. (Tuổi Trẻ Online 31/12)(về đầu trang)

Y TẾ


Thành lập Ðơn vị can thiệp tim - mạch

Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam vừa công bố quyết định thành lập Đơn vị can thiệp tim - mạch. Dịp này, đơn vị tổ chức Hội thảo “Những tiến bộ mới trong can thiệp động mạch vành”.


Phó Giáo sư – Tiến sỹ Phạm Mạnh Hùng và các bác sĩ của bệnh viện đã trình diễn thành công ca can thiệp tim - mạch cho bệnh nhân Trần Công An (57 tuổi, trú tại xã Tam Giang, Núi Thành) trong thời gian 15 phút.
Được biết, từ năm 2009, Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam đã bắt đầu triển khai một số kỹ thuật can thiệp tim - mạch với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ gần 10 bác sĩ chuyên khoa. Đến nay đã có 178 lượt bệnh nhân được chụp mạch não, mạch chi dưới, thực hiện kỹ thuật U.A.E, TOCE... (Sức Khỏe và Đời Sống Online 28/12)(về đầu trang)

LAO ĐỘNG


Tổ chức Đại hội Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam

Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức đại hội lần thứ 2 nhiệm kỳ 2012-2017.


Báo cáo của Ban Chấp hành công đoàn các khu công nghiệp tỉnh cho biết, số lượng đoàn viên không ngừng được phát triển, đến nay có hơn 25.000 đoàn viên. Trong nhiệm kỳ qua, phong trào công nhân lao động và hoạt động công đoàn trong các khu công nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, công đoàn các khu công nghiệp đã kịp thời triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, nghị quyết của công đoàn cấp trên và chính sách pháp luật của Nhà nước đến các chủ doanh nghiệp và công nhân lao động, đặc biệt là các chủ trương về xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các doanh nghiệp.
Đại hội đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm của công đoàn các khu công nghiệp tỉnh nhiệm kỳ tới là tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp chỉ đạo hoạt động, thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục, các chức năng của công đoàn, và đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng đoàn viên... (Lao Động 2/12, tr4)(về đầu trang)

XÃ HỘI


Đã liên lạc được với 62 ngư dân trên 2 tàu cá của huyện Thăng Bình

Sau gần 4 ngày mất liên lạc với đất liền trước sự lo lắng của gia đình và chính quyền tỉnh, sáng 30/12, Đài canh của Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Kỳ Hà, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã trực tiếp liên lạc được với tàu QNa 95555TS và QNa 90479TS.


2 tàu cá trên vẫn đang trú gió tại đảo Bông Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa. Lý do không liên lạc được trong những ngày qua mà 2 tàu này đưa ra là vì tàu đã vào trú bão tại đảo nên tắt máy icom. Hiện 62 ngư dân vẫn bình yên và đang chờ biển lặng sẽ tiếp tục đi biển.
Trước đó, để chủ động đối phó với bão WuKong (bão số 10), Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tổ chức kiểm đếm được 50 tàu cá cùng 574 lao động đang hoạt động trên biển, trong đó Bộ đội Biên phòng tỉnh đã liên lạc được với 48 tàu để thông tin về cơn bão số 10 và hướng dẫn tìm nơi trú tránh.
Riêng 2 tàu cá do hai cha con ông Phạm Phú Đức và ông Phạm Văn Trung (Phạm Bé) trú ở thôn Bình Tịnh (Bình Minh, Thăng Bình) làm chủ là QNa 95555TS có công suất 450CV và QNa 90479TS có công suất 230CV cùng 62 ngư dân thì gia đình và Bộ đội Biên phòng bị mất liên lạc vào chiều 26/12 không rõ nguyên nhân. (Báo Biên Phòng Online 31/12; Dân Trí 30/12; VOVNews 30/12; Quân Đội Nhân Dân Online 30/12; Phụ Nữ Online 30/12; Người Lao Động 30/12; Thanh Niên 30/12)(về đầu trang)

Điện Bàn: Bạn đọc ủng hộ tiền giúp cậu bé “cheo queo nằm chờ chết”

Sáng 28/12, phóng viên đã về thôn 2A, xã Điện Nam Bắc để trao 2.300.0000 đồng tiền hỗ trợ của bạn đọc cho em Nguyễn Trọng Hoàng.
Em Hoàng (SN 1992) là nhân vật trong bài viết “Đau đớn nhìn con cheo queo nằm chờ chết” được Kienthuc.net.vn đăng tải ngày 21/07. Em bị bệnh ung thư não từ sau vụ tai nạn giao thông khiến cho ước mơ đến trường để theo đuổi con chữ phải dang dở.
Trước đó, hơn 10 triệu của bạn đọc đã được PV Kienthuc.net.vn chuyển đến gia đình em. (Kienthuc.net.vn 1/1)(về đầu trang)

Hỗ trợ thuyền cho dân vùng lũ lụt

Ngày 28/12, đại diện Quỹ hỗ trợ phòng tránh thiên tai miền Trung trao tặng 40 thuyền cá nhân cho 40 hộ gia đình vùng lũ lụt tại bốn huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Hội An và Đại Lộc.
Mỗi thuyền cá nhân chỉ nặng 20kg và một mái chèo đều làm bằng nhựa và nhôm tổng hợp. Đây là phương tiện do Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam tài trợ, nhằm giúp các gia đình vùng lũ chủ động di chuyển người và đồ đạc khi thiên tai xảy ra.
Được biết, Quỹ hỗ trợ phòng tránh thiên tai miền Trung sẽ trao tặng thuyền cá nhân cho các gia đình vùng lũ bốn tỉnh khác là Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi và Bình Định, mỗi tỉnh 20 chiếc. (Tuổi Trẻ 29/12; Thanh Niên 1/1, tr2; Văn Hóa 31/12, tr9)(về đầu trang)

Nam Trà My: Mang đông ấm lên vùng cao

Với mong muốn mang lại một mùa đông ấm áp cho các em học sinh ở vùng núi thuộc huyện Nam Trà My, Câu lạc bộ Nhân ái thành phố Đà Nẵng đã tổ chức chương trình “Mùa đông nhân ái” tại Trường THCS bán trú cụm xã Trà Mai.
Nam Trà My là huyện vùng núi nghèo, có những xã tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 92%; điển hình như xã Trà Vinh, Trà Leng... Do điều kiện kinh tế khó khăn nên việc học hành của con em người dân tộc chưa được quan tâm đúng mức. Hàng ngày, các em phải băng rừng, lội suối, vượt cả chục cây số mới đến được với lớp học. Đó là chưa kể những ngày đông miền núi lạnh cắt da, các em vẫn chỉ độc một chiếc áo mỏng manh, ngủ không chăn, không chiếu. Rồi những bữa ăn đạm bạc, thiếu dinh dưỡng khiến các em học sinh lớp 8, lớp 9 mà cứ ngỡ như học sinh lớp 4, lớp 5.
Thấu hiểu được điều đó, Câu lạc bộ Nhân ái thành phố Đà Nẵng đã tổ chức chương trình “Mùa đông nhân ái”. Với tổng kinh phí gần 30 triệu đồng, Câu lạc bộ đã trao 140 áo ấm đồng phục, thêm vào đó là sách vở, quà bánh và những suất học bổng cho các em đạt thành tích xuất sắc trong học tập. (Sài Gòn Giải Phóng 31/12)(về đầu trang)

Nghệ nhân Quảng Nam đến Vũng Tàu thi thả diều

Sáng 1/1 tại khu du lịch Biển Đông (thành phố Vũng Tàu), gần 100 nghệ nhân đến từ TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Đắk Lắk, Thái Bình, Quảng Nam, Huế... đã tham dự Hội thi diều Việt Nam năm 2012 do Sở VH-TT&DL Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức.

Các nghệ nhân đã đem đến hội thi nhiều kiểu diều: diều đơn thả một dây, diều bầy thả một dây, diều điều khiển, diều thi đấu Rokkaku với những kỹ thuật thả diều điệu nghệ: lượn vòng số 8, thả diều kết hợp biểu diễn âm nhạc. (Tuổi Trẻ 2/1, tr4)(về đầu trang)


THỂ THAO


Bị rao bán, Phước Tứ quyết định... lấy vợ

Trở về sau ca phẫu thuật đầu gối tại Singapore, Phước Tứ đang chuẩn bị tổ chức lễ cưới.


Phước Tứ là cầu thủ trầm tính, ít nói, nên những chuyện riêng tư của anh rất ít khi được nhiều người biết đến, ngay cả các đồng đội ở Câu lạc bộ Sài Gòn Xuân Thành. Chính vì thế, thông tin Phước Tứ sắp lấy vợ khiến ai cũng phải bất ngờ, nhưng đó lại là sự thật 100%.
Một đồng đội tiết lộ, vợ sắp cưới của Phước Tứ quê Hải Phòng, bằng tuổi. Dù yêu nhau tới hơn hai năm, nhưng những thông tin của Phước Tứ chỉ gói gọn như vậy. Vậy nên, đám cưới sẽ được tổ chức ngay sau khi ra Tết, cũng chẳng được nhiều người biết.
Bản thân Phước Tứ hiện tại cũng đứng trước những ngã rẽ mới về sự nghiệp. Anh vẫn đang trong giai đoạn bình phục sau ca phẫu thuật đầu gối. 2012 quả là năm đen đủi với trung vệ gốc Quảng Nam, khi anh liên tiếp chấn thương, để rồi dính một ca rất nặng buộc phải ra nước ngoài phẫu thuật. Chính chấn thương ấy, đã “cướp” đi của Phước Tứ cơ hội tham dự AFF Cup cùng đội tuyển Việt Nam.
Trở về nước, Phước Tứ vẫn ngày ngày tập hồi phục và theo kết luận của các bác sĩ, anh mới bình phục được 70%. Dù tiến triển nhanh, khả năng hồi phục 100% phong độ trước khi mua giải mới khởi tranh là rất khó.
Đang nỗ lực trở lại, nhưng Phước Tứ cũng có thể bị phân tâm bởi những câu chuyện liên quan đến mình thời gian vừa qua. Dường như đội bóng Sài Gòn Xuân Thành không còn muốn giữ Phước Tứ trong đội hình nữa, mà muốn rao bán đội này cho bất cứ ai quan tâm. (Ngoisao.net 29/12)(về đầu trang)

Trung vệ Phước Tứ “hết đường về quê hương”



Dù 6/1 này, Phước Tứ sẽ tổ chức đám cưới ở Quảng Nam với cô dâu Mỹ Hạnh nhưng con đường trở về khoác áo đội bóng quê hương của anh đã bị đóng sập.
Hồi đầu mùa, bầu Thuỵ cũng như cá nhân Giám đốc điều hành Trần Tiến Đại đã rao bán Phước Tứ và đội bóng được đầu tư rất nhiều như Quảng Nam không thể nằm ngoài danh sách đối tác tiềm năng. Thực tế, đội bóng xứ Quảng cũng muốn chiêu mộ Phước Tứ trong nỗ lực tìm kiếm thủ lĩnh cũng như kêu gọi nhân tài của tỉnh về làm giàu cho bóng đá nơi đây.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất thuộc về vấn đề tài chính. Theo một nguồn tin thân cận, mức giá Quảng Nam đưa ra chỉ là 2 tỷ đồng, không đạt được mong muốn của Sài Gòn Xuân Thành là 3,5 tỷ. Hơn nữa, Phước Tứ vừa hoàn thành ca mổ nên phong độ thời hậu phẫu ra sao cũng chưa rõ ràng. Thế nên, cách đây vài giờ, lời từ chối chính thức được đưa ra.
Phước Tứ không có duyên với bóng đá quê hương – nơi sản sinh và bồi dưỡng anh những đường bóng đầu tiên.
Hai năm về trước, Phước Tứ cũng có mong muốn về khoác áo Quảng Nam nhưng cuối cùng, Sài Gòn Xuân Thành lại chuyển vào TP.HCM nên giấc mơ ấy vẫn dang dở. Ít nhất, một năm nữa, trung vệ hàng đầu Việt Nam mới tái ngộ được đội bóng quê hương khi anh hết hợp đồng với Sài Gòn Xuân Thành và rất có thể, lúc đó, Quảng Nam cũng lên V-League đúng như tâm nguyện. (BongdaPlus 1/1)(về đầu trang)

TIN VẮN



Sài Gòn Giải Phóng 31/12, tr6 có bài viết cho biết diện tích rừng bị thiệt hại trong năm 2012 đã giảm. Theo đó, báo cũng đề cập đến một số tỉnh có diện tích rừng bị cháy nhiều, trong đó có Quảng Nam với 80ha.(về đầu trang)
Bà Ngô Thị Kim Ngọc - Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ngãi cho biết, chương trình Tấm lưới nghĩa tình sẽ hỗ trợ 8,76 tỉ đồng cho 72 ngư dân ở các tỉnh, thành phố gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận bị nạn ở Hoàng Sa, Trường Sa. (Thanh Niên 28/12, tr2)(về đầu trang)
Ngày 1/1, Câu lạc bộ Sidecar thành phố Đà Nẵng đấu giá xe cổ vật cùng hơn 50 hiện vật gây quỹ từ thiện. Toàn bộ số tiền đấu giá được sẽ ủng họ nạn nhân dioxin ở Đà Nẵng và xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam. (Thanh Niên 2/1, tr18)(về đầu trang)
Trong chuyến thăm hữu nghị 3 ngày, sĩ quan, thủy thủ tàu hải quân Sudarshini (Ấn Độ) giao lưu văn hóa, văn nghệ với hải quân Việt Nam, tham quan các danh thắng nổi tiếng ở Huế - Đà Nẵng – Hội An. (VnEpress.net 1/1; Sài Gòn Giải Phóng 2/1, tr2)(về đầu trang) ./.

Biên tập viên: Thanh Hồng







tải về 175.34 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương