BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 10 tháng 9 năm 2012)


Khảo sát tình trạng động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2



tải về 267.6 Kb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích267.6 Kb.
#29349
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Khảo sát tình trạng động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2


Ngày 8/9, đoàn công tác của Bộ KH-CN, gồm các nhà khoa học của Viện Vật lý địa cầu, Viện Địa chất đã đến khu vực thủy điện Sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My, để tiến hành khảo sát, nghiên cứu về tình hình động đất liên tục xảy trong những ngày vừa qua khiến người dân vô cùng hoang mang, lo lắng...
Ông Đặng Phong - Chủ tịch huyện Bắc Trà My cho biết: “Trong những ngày qua, huyện liên tục nhận được điện thoại của lãnh đạo các huyện lân cận, như: Tiên Phước, Hiệp Đức, Phước Sơn… hỏi thăm về tình hình động đất. Bởi các huyện lân cận cũng đang hết sức lo lắng khi rung chấn động đất đã lan đến địa phương họ. Thông qua đoàn khảo sát, chính quyền muốn biết thực sự động đất xảy ra là do động đất kiến tạo hay do động đất kích thích do hồ thủy điện Sông Tranh 2, để có thể thông báo rộng rãi trong nhân dân biết, ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội địa phương”.
Ông Phong nói thêm: Trong mùa mưa bão năm nay, UBND huyện Bắc Trà My kiến nghị Ban Quản lý dự án Thủy điện 3 cho tích nước thủy điện Sông Tranh 2 theo từng giai đoạn, để người dân phía hạ du an tâm, không phải sống trong thấp thỏm, lo lắng...
Ngay sau cuộc họp, đoàn công tác Bộ KH-CN đã cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, chính quyền huyện Bắc Trà My đến xã Trà Đốc kiểm tra các vết rạn nứt tại Trường Mẫu giáo Hoa Phượng và Trường THCS Lê Hồng Phong. Tại hiện trường các chuyên gia đã tiến hành thu thập các số liệu, quan trắc bằng mắt các vết rạn nứt cũng như tiếp thu ý kiến người dân. Trong đó, Trường Mẫu giáo Hoa Phượng là nơi xảy ra rất nhiều vết nứt do rung chấn mạnh, một mảng tường bằng bê tông khá lớn đã bể ra, rơi xuống sàn nhà.
Ông Hồ Văn Lợi - Chủ tịch xã Trà Đốc, cho hay: Trên địa bàn xã, hiện đã có 24 hộ dân ở các khu tái định cư thủy điện thuộc thôn 1, 2, 3 bỏ nhà tái định cư quay về làng cũ dựng nhà sàn, làm ăn sinh sống. Chính quyền xã không thể thuyết phục họ được, vì động đất thường xuyên xảy ra khiến các gia đình không yên tâm sinh sống. Trong khi đó, nhà cửa đều bị nứt toác do động đất gây ra. “Nếu sự việc này còn kéo dài, thời gian tới số người dân bỏ vào rừng sinh sống sẽ tăng thêm lên”, ông Lợi khẳng định.
Phó Chủ tịch tỉnh Đinh Văn Thu cũng bày tỏ: “Trong lịch sử tại huyện Bắc Trà My đã có xảy ra động đất, nay lại tái xuất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Từ ngày 3-9 đến nay, liên tiếp xảy ra 11 lần động đất, dù thủy điện Sông Tranh đang ở mực nước chết. Cường độ động đất đang tăng dần ở cả một khu vực rộng lớn. Cho nên đoàn khảo sát cần có những đánh giá chính xác hơn để cho người dân cùng lãnh đạo địa phương an tâm hơn”.
Theo ông Trần Văn Hải, Trưởng Ban quản lý dự án Thủy điện 3, những ngày qua, do có mưa nên lượng nước về hồ ở mức 60m3/giây, chỉ đủ chạy 1 tổ máy. Hiện mực nước tại đập thủy điện Sông Tranh 2 đang ở cao trình 140,3 mét và đã duy trì mực nước ở cao trình chết trong 3 tháng để khắc phục sự cố rò rỉ nước...
Được biết, từ nay đoàn khảo sát sẽ tập trung thu thập số liệu và nghiên cứu về tình hình động đất. Dự kiến, ngày 12/9, đoàn sẽ có buổi làm việc với chính quyền tỉnh m và lãnh đạo huyện Bắc Trà My để báo cáo kết quả. (Công An Nhân Dân 9/9; Kinh Tế & Đô Thị 10/9, tr4; Sài Gòn Giải Phóng 9/9, tr7; Quân Đội Nhân Dân 9/9, tr8; Lao Động 10/9, tr7; Tiền Phong 10/9, tr3; Nông Nghiệp Việt Nam 10/9, tr4) Về đầu trang

Ông Lê Trí Tập: “Tôi không tin số liệu chủ đầu tư công bố”


Ông Lê Trí Tập - nguyên Chủ tịch tỉnh, chuyên gia thủy lợi cho rằng, việc cấp bách ngay bây giờ là các nhà khoa học vào cuộc, đưa ra những số liệu làm an dân, còn những gì mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố không thật sự khách quan.
Ông Tập cho hay, mấy chục năm công tác ở ngành thủy lợi cũng như ở cương vị lãnh đạo tỉnh, ông đã biết và nghiên cứu về đới đứt gãy ở Trà My từ lâu. "Không phải là chúng ta phát hiện mà là tài liệu của người Pháp công bố từ trước giải phóng. Có thể nói, sông Tranh 2 nằm giữa vùng giao nhau của 2 đường đứt gãy Tam Kỳ - Phước Sơn và Hương Nhượng - Tà Vi. Cái tôi không hiểu là đã có cảnh báo động đất nhưng người ta vẫn làm một công trình rất cẩu thả, bằng chứng là rò rỉ nước ào ạt qua thân đập vào tháng 3 vừa rồi".
Với câu hỏi “việc tích nước của Sông Tranh 2 khiến động đất xảy ra thường xuyên?”, ông cho rằng, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng mới kết luận được, tuy nhiên, ông cũng thắc mắc với giả thuyết này. Nên nhớ rằng, hiện Sông Tranh 2 chưa tích nước cực đại thì lấy gì mà kích thích động đất do áp suất nước? Ông nghiêng về giả thuyết động đất do kiến tạo cộng với một ít kích thích.
Có nghĩa là động đất kép, nếu đúng như vậy thì vô cùng nguy hiểm bởi nó có thể làm vỡ thân đập bất cứ lúc nào. Động đất do kiến tạo, có thể một dư chấn ngủ yên hàng trăm năm, nhưng chỉ đến một điểm thích hợp, nó sẽ đột ngột thức dậy.
Ở đây, sự tích nước bây giờ của Sông Tranh 2 (khoảng 200-300 triệu khối) đã đánh thức đới đứt gãy. Vì thế, không chỉ ở Sông Tranh 2 mà cả Nam Trà My, Phước Sơn, Nông Sơn, Hiệp Đức cũng đang bị rung lắc nhẹ.
Ông cũng cho rằng, các nhà khoa học khi đặt thiết bị quan trắc không nên chỉ đặt ở Sông Tranh 2 mà nên đặt khắp vùng Bắc Trà My để thu thập số liệu. Như thế mới chính xác được.
Về số liệu mà EVN công bố cho thấy thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn, ông cho rằng, số liệu, thông tin đó là khách quan, đúng sự thật. Đến cả báo chí còn bị cấm cửa trong thời gian dài, rồi lãnh đạo tỉnh, huyện bị qua mặt, cấm mang theo máy chụp hình khi vào hầm. Số liệu ở đây, muốn trung thực nhất thì phải mau chóng lắp đặt thiết bị quan trắc khắp vùng. Các nhà khoa học ghi lại từng giờ, từng ngày trong vùng tâm chấn.
Khi được hỏi “Ngoài nguyên nhân khách quan nằm trong đới đứt gãy, còn nguyên nhân gì khiến đập thủy điện Sông Tranh 2 bị rò rỉ?”, ông nói: “Giả thuyết thế này nhé, tôi mà là đương nhiệm Chủ tịch tỉnh, tôi bắt làm theo kiểu khác. Chặt chẽ hơn, chất lượng hơn và đúng quy trình. Tôi từng chỉ thẳng mặt chủ đầu tư, nói hiện tượng rò rỉ nước ở công trình là do không có lõi đồng ở giữa các khối bê tông hoặc có mà là hàng kém chất lượng. Họ cứng họng không cãi được. Mà không chỉ Sông Tranh 2, hầu như 100% thủy điện ở Quảng Nam thiếu 3 điều cốt lõi: cống xả đáy, diện tích hồ phòng lũ và hệ thống quan trắc. Vì sao? Vì họ sợ tốn tiền, họ chỉ nghĩ đến lợi nhuận”. (Tiền Phong 10/9, tr3) Về đầu trang


tải về 267.6 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương