BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 10 tháng 9 năm 2012)



tải về 267.6 Kb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích267.6 Kb.
#29349
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




BÁO CÁO TỔNG QUAN BÁO CHÍ

(Tin Quảng Nam ngày 10 tháng 9 năm 2012)


ĐỘNG ĐẤT Ở BẮC TRÀ MY 2

  1. Lại xảy ra rung chấn ở Bắc Trà My 2

  2. Khảo sát tình trạng động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 8

  3. Ông Lê Trí Tập: “Tôi không tin số liệu chủ đầu tư công bố” 10

  4. Chậm trễ là vô cảm 11

  5. Đứt gãy gần sông Tranh 2 “cựa quậy”? 12

  6. Liên tục động đất ở Bắc Trà My: Sống trong sợ hãi 14

  7. Thêm 4 trận động đất mạnh: Ban quản lý vẫn đẩy mạnh tích nước 15

  8. 5 ngày, 13 trận động đất: Dân hoang mang 19

  9. Cầu an 21

  10. Bất an! 23

  11. Sống trong vùng động đất 24

  12. An dân khi động đất 27

  13. Ai nói an toàn, hãy dọn về gần Sông Tranh 2 mà sống! 30

QUẢN LÝ 33

  1. Thăng Bình: Tốn tiền tỉ xây chợ để cho thuê 10 triệu đồng/năm 33

  2. Phó Chủ tịch Hà Thị Liên tiếp đoàn cán bộ MTTQ huyện Điện Bàn 34

CÔNG THƯƠNG 34

  1. Sở Công Thương ưu ái “bom xăng” giữa Thành phố Tam Kỳ 34

QUY HOẠCH 35

  1. Giảm diện tích khu dân cư ven biển Điện Bàn-Hội An xuống 1.767ha 35

GIAO THÔNG 36

  1. Nhiều giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông ở Núi Thành 36

XÂY DỰNG 38

  1. Hỗ trợ hộ nghèo xây dựng trên 18.000 căn nhà 38

NÔNG NGHIỆP 38

  1. Tây Trà: Heo dự án chết hàng loạt 38

MÔI TRƯỜNG 39

  1. Hội An – Thành phố “Ngày không khói xe” đầu tiên ở Việt Nam 39

PHÁP LUẬT 40

  1. Tam Kỳ: "Phù phép" nông dân thành giáo viên 40

VĂN HÓA 42

  1. Mì Quảng lọt danh sách 12 món ăn Việt được xác lập Kỷ lục châu Á 42

GIÁO DỤC 42

  1. Duy Xuyên: Ngôi trường cưu mang học sinh lầm lỡ 42

XÃ HỘI 43

  1. Palm Garden Hội An xin lỗi vì… “quên” Hoàng Sa, Trường Sa 43

  2. Núi Thành: Nữ công an thôn nặng lòng với nghề 44

  3. Duyệt dự án Bảo trợ trẻ em mồ côi sống trong cộng đồng 44

  4. Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho 100 cán bộ Đoàn 45

  5. Từng bước kiện toàn đội ngũ Trợ giúp pháp lý 45

  6. Núi Thành: Cô giáo vận động được hàng trăm suất học bổng 46

THỂ THAO 46

  1. Quảng Nam tổ chức Giải vô địch Karatedo toàn quốc 46

  2. Tam Kỳ: Tổ chức Giải Việt dã truyền thống Báo Quảng Nam 47

TIN VẮN 47


ĐỘNG ĐẤT Ở BẮC TRÀ MY

Lại xảy ra rung chấn ở Bắc Trà My


Trong khi các nhà khoa học đang đi tìm nguyên nhân của các trận động đất xảy ra liên tiếp vừa qua trên địa bàn huyện Bắc Trà My, thì trưa ngày 9/9 lại có thêm trận động đất phát ra tiếng nổ kèm theo dư chấn rung chuyển mặt đất xảy ra tại khu vực này.
Ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch huyện Bắc Trà My xác nhận, vào lúc 11 giờ 33 phút, một trận động đất đã xảy ra ngay tại khu vực lân cận thị trấn Bắc Trà My. Đây là trận động đất thứ 12 xảy ra trên địa bàn tính từ tối ngày 3/9 đến nay. Tuy nhiên, so với các trận động đất xảy ra vừa qua thì đợt rung chấn này có cường độ nhẹ hơn.
Hiện tại, chính quyền và người dân địa phương đang đợi kết luận chính thức về nguyên nhân của các trận động đất từ Viện Địa chất (thuộc Viện Khoa học và Năng lượng) và Viện Vật lý địa cầu.
Trước đó, Nông Thôn Ngày Nay cho biết: Vào khoảng 9 giờ 30 sáng 7/9, UBND huyện Bắc Trà My đang tổ chức họp thường kỳ thì xảy ra một trận động đất với cường độ khoảng 3 độ richter làm rung chuyển cả phòng họp. UBND huyện đã lập tức tỏa ra đi kiểm tra tình hình thiệt hại trong dân.
Theo ông Đặng Phong - Chủ tịch huyện Bắc Trà My, vào khoảng thời gian trên, động đất đã xảy ra tại vùng xung quanh Thủy điện Sông Tranh 2.
Ngay sau khi xảy ra động đất, huyện đã chỉ đạo các ban, ngành chức năng bám hiện trường và lên thân đập Thủy điện Sông Tranh 2 để kiểm tra nhưng chưa thấy thiệt hại. Tuy nhiên, Ban Quản lý dự án Thủy điện 3 cũng xác nhận thông tin và cho biết cường độ trận động đất này khoảng hơn 3 độ richter.
Ông Phong cho biết: Vẫn chưa phát hiện những thiệt hại vật chất nghiêm trọng do cơn rung chấn động đất gây ra sáng 7/9, tuy nhiên sự hoang mang, lo lắng trong nhân dân đã lên cực điểm. Chính quyền rất xót xa trước sự hốt hoảng của đồng bào địa phương trong khi lại không có một giải pháp hữu hiệu để trấn an họ.
Chúng tôi chỉ có thể động viên “suông” thôi chứ không thể đưa ra những căn cứ khoa học để giúp người dân yên tâm. Ông Lê Trí Tập - nguyên Chủ tịch tỉnh cũng nói không giấu giếm: “Tôi rất băn khoăn là tại sao khi chưa có thủy điện thì không có động đất, mà từ khi có Thủy điện Sông Tranh 2 đến nay, động đất liên tục?
Nhiều nhà khoa học đã nói là do động đất kích thích và sẽ giảm dần nhưng vì sao bây giờ lại ngày một nhiều và mạnh lên? Ai dám chắc động đất sẽ không mạnh lên thời gian tới và không gây mất an toàn cho đập Thủy điện Sông Tranh 2?”.
Theo Tuổi Trẻ: Chưa hết hoàn hồn sau những gì vừa diễn ra, cô giáo Đỗ Thị Bích Phương kể lại: “Cả căn phòng rung lên. Học sinh nháo nhào. Tường nhà nứt toạc, cát đá rơi loạt soạt, hoảng quá cô trò chỉ biết ôm nhau tụm lại ngồi khóc”.
Bà Hồ Thị Thảo ở Trà Bui phải dọn sang căn nhà tạm bằng gỗ để sinh sống vì căn nhà tái định cư xây bằng gạch đã nứt toác nhiều nơi và có nguy cơ đổ ập bất cứ lúc nào. Chồng bà Thảo phải chằng dây níu các trụ ximăng với nhau để tránh ngã đổ khi có các rung chấn tiếp theo.
Cơn dư chấn như đổ thêm dầu vào lửa khiến ông Nguyễn Thế Tài - Bí thư Huyện ủy Bắc Trà My bức xúc: “Phải xem lại thủy điện Sông Tranh 2. Chất lượng đập kém, công trình phụ trợ trường học, đường giao thông, nhà dân tái định cư... cũng chẳng ra chi. Công trình này tạo nên quá nhiều bức xúc cho địa phương, rốt cuộc chỉ dân là khổ. Sắp tới nếu cấp trên không giải quyết rốt ráo, huyện sẽ kiến nghị Chính phủ bỏ hẳn thủy điện này để dân đỡ khổ”.
Theo trung tá Trần Cao Thái - Phó Chỉ huy trưởng Cơ quan quân sự huyện Bắc Trà My, sắp tới tình hình động đất sẽ khó lường. Tuy nhiên, trong phương án phòng chống lụt bão huyện ký kết với Công ty thủy điện Sông Tranh chỉ tập trung việc cung cấp thông tin chứ chưa thấy đề cập đến lực lượng và trang bị triển khai cứu hộ, ứng phó.
Phó chủ tịch huyện Bắc Trà My Trần Anh Tuấn cho biết, hiện chính quyền đang yêu cầu Bộ Xây dựng và các ngành liên quan tổ chức họp báo khẩn cấp ngay địa phương để nói rõ an nguy của thủy điện với người dân địa phương.
“Phải cho đại diện người dân bản địa vào thị sát trong đường hầm để họ an tâm. Người dân mất lòng tin thì chính quyền cố gắng mấy cũng vô ích. Mình còn sợ huống chi người dân!”, ông Tuấn nói. Ông Tuấn còn cho biết huyện đã lên kế hoạch tập huấn cho người dân, đặc biệt là học sinh, ứng phó trong trường hợp khẩn cấp.
Chánh văn phòng UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Truyền cho hay chính quyền Quảng Nam đã yêu cầu cơ quan chức năng bộ, ngành trung ương sớm vào cuộc để xác định lại nguyên nhân thế nào, cấp độ ảnh hưởng của động đất vì người dân đã quá hoang mang sau những gì vừa diễn ra. Chiều 7/9, đoàn công tác của Viện Vật lý địa cầu đã vào đến Quảng Nam, bắt đầu chương trình làm việc đến hết ngày 12/9 để đánh giá lại toàn bộ tình hình động đất ở đây.
Theo ông Lê Trí Tập - nguyên Chủ tịch tỉnh, chuyên gia thủy lợi: Giải thích của các nhà khoa học cho rằng đây là các trận động đất kích thích đến thời điểm này là không thỏa đáng. Vì động đất kích thích là do tích nước, nhưng ở thời điểm xảy ra các trận động đất vừa qua khi hồ thủy điện Sông Tranh 2 mới bắt đầu cho tích nước với lưu lượng nhỏ nhưng lại xảy ra liên tiếp các trận động đất khá lớn. Mặt khác, các trận động đất vừa qua không chỉ xảy ra ở khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 mà còn lan ra các vùng rộng lớn khác.
“Ngoài ra, theo tôi được biết, động đất kích thích thường xảy ra lần đầu tiên gây rung chuyển lớn, sau đó tỉ lệ nhỏ dần theo thời gian, còn ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 vừa qua các trận động đất có độ rung chuyển lớn dần lên. Cách giải thích đây là động đất kích thích thực tế càng làm nỗi lo lắng lớn hơn, chưa làm hàng vạn người dân an lòng”, ông Tập nói.
“Theo tôi, cần phải xem xét, nghiên cứu, quan trắc kỹ lưỡng xem đây có phải là động đất do kiến tạo đứt gãy Hương Nhượng - Tà Vi để từ đó có đánh giá chuẩn xác, có phải công trình thủy điện Sông Tranh 2 đang nằm giáp với đường đứt gãy trên không. Nếu đúng thì ngay lập tức phải chuẩn bị phương án để tránh những hậu quả khôn lường”, ông Tập cho biết thêm.
Giáo sư Nguyễn Thế Hùng - Trưởng bộ môn cơ sở kỹ thuật thủy lợi - thủy điện Đại học Bách khoa Đà Nẵng cho rằng: Cần xem lại việc tích nước ở mức cao.
“Điều mà tôi đang hết sức băn khoăn là dù thân đập đã xử lý xong phần rò rỉ nước phía thượng lưu, nhưng nền đập cũng như lõi đập bên trong vẫn còn “bị thương”. Những “vết thương” này chưa xử lý dứt điểm được, nên nếu bây giờ hồ tích nước mà quanh khu vực này động đất lại liên tục xuất hiện thì e rằng khi áp lực nước cao gặp phải trận động đất lớn sẽ rất nguy hiểm cho đập. Với quan điểm của cá nhân tôi thì không nên cho hồ Sông Tranh 2 tích nước ở mức cao nhất, bởi khi đó nếu xảy ra sự cố áp lực nước lớn và nước sẽ thoát qua các khe hở gây xói lở thân đập rất cao và nhanh”, ông nói.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Hồ Văn Lợi - Chủ tịch xã Trà Đốc (địa phương gần tâm chấn) cho biết, những rung chấn hôm qua tuy chưa có thiệt hại gì đáng kể, nhưng đã đẩy sự hoang mang của người dân lên cao độ. Vì sợ động đất xảy ra bất ngờ nên nhiều người dân không dám lên rẫy.
Ông Hồ Văn Mạnh - Trưởng thôn 2, xã Trà Đốc nói: “Đợt rung chấn xảy ra vào sáng 7/9 mạnh đến nỗi ly nước đặt trên bàn phải rơi xuống đất. Vì sợ nhà sập nên tôi đã đưa các con về ở tại nhà bà ngoại”.
Nhiều người dân tại các huyện Tiên Phước, Hiệp Đức, Nam Trà My cho biết, có thể cảm nhận rất rõ những rung chấn này. Theo ông Mạnh, đây là đợt rung chấn có tiếng nổ phát ra từ lòng đất lớn nhất từ trước đến nay.
Tính từ đêm 3/9 đến ngày 7/9, trên địa bàn huyện Bắc Trà My đã xảy ra 11 đợt rung chấn với nhiều cường độ khác nhau. Theo ghi nhận của chính quyền địa phương, hiện chưa có thiệt hại đáng kể về vật chất, nhưng rất nhiều nhà dân hiện đang bị nứt nẻ. Trong đó Trường mẫu giáo Hoa Phượng (tại thôn 1, xã Trà Đốc) bị nứt nặng nề, có thể gây nguy hiểm cho các cháu nhỏ.
Anh Phạm Văn Thắng (20 tuổi, trú thôn 1, xã Trà Đốc) cho biết: “Hôm 3/9, sau các rung chấn, tôi đi kiểm tra thấy tường nhà chỉ nứt vài đường sát mái tôn.
Thế nhưng, sau rung chấn vào ngày 7/9, tôi phát hoảng khi thấy tường nhà mình đã nứt làm đôi, điểm nứt rộng nhất hơn 1 cm. Cứ như thế này, tôi không dám ở trong nhà nữa”.
Trước tình hình trên, tại xã Trà Đốc đã có 24 hộ dân ở các khu tái định cư thủy điện (thuộc thôn 1, 2, 3) rời bỏ khu tái định cư, trở về làng cũ dựng nhà sàn, làm ăn sinh sống.
“Cứ xảy ra rung chấn, người lớn thì tháo chạy, trẻ em thì khóc ré lên. Người dân địa phương chúng tôi đang hết sức lo lắng. Chúng tôi đã có kiến nghị các cấp đánh giá chắc chắn an toàn đập thủy điện Sông Tranh 2 trước khi tích nước. Đồng thời, kiến nghị khi lập đoàn kiểm tra thân đập, đại diện người dân địa phương chúng tôi sẽ tham gia để khẳng định tính an toàn của đập, có như vậy họ mới yên tâm sinh sống”, ông Trần Anh Tuấn nói.
Nông Thôn Ngày Nay cho hay: Các chuyên gia địa chất đều cho rằng, nhiều khả năng các trận rung chấn xảy ra trên địa bàn tỉnh thời gian qua chính là động đất kích thích do việc tích nước hồ thủy điện Sông Tranh 2 gây ra. Diễn biến này đã có tiền lệ ở nước ta, khi hồ thủy điện Hòa Bình tích nước.
Năm 1989, sau khi hồ thủy điện này tích nước đến cao trình 85 m thì động đất kích thích xảy ra, bắt đầu với những rung chấn được xếp vào loại yếu. Tần số xuất hiện động đất sau đó ngày càng nhiều và mạnh dần lên cho đến khi xảy ra trận động đất kích thích mạnh nhất (5,1 độ Richter, vào năm 1991) thì các rung chấn ở đây thưa dần, yếu dần và tắt. Diễn biến tại đập thủy điện Sông Tranh 2 đang đi theo “quy luật” nêu trên.
Sài Gòn Giải Phóng thông tin: Liên quan đến nguyên nhân xảy ra động đất liên tục, theo các chuyên gia thì hiện có hai giả thiết: Thứ nhất có thể các trận động đất ở đây phát sinh do một đứt gãy kiến tạo địa phương tên là “Hưng Tượng - Tà Vi”.
Thứ hai, do sự tích nước của hồ chứa đập thủy điện Sông Tranh 2. Đó là hệ quả tiếp theo của cả một chuỗi động đất xảy ra trong vòng 2 năm trở lại đây. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng nguyên nhân không phải do động đất kích thích bởi hiện nay, thủy điện Sông Tranh 2 chưa tích nước trở lại mà động đất vẫn cứ xảy ra.
Theo Lao Động: Tập đoàn Điện lực VN (EVN) – chủ đầu tư của Dự án thuỷ điện Sông Tranh 2 khẳng định, các đợt rung chấn không gây ảnh hưởng đến thủy điện. Khẳng định trên, theo EVN, được đưa ra sau khi cơ quan này tiến hành kiểm tra các hạng mục công trình của thủy điện Sông Tranh 2.
Cũng theo cơ quan này, đến nay Ban Quản lý dự án thuỷ điện 3 và tập đoàn đã phối hợp với Viện Vật lý Địa cầu lắp đặt 4 trạm quan trắc động đất trong thân đập để ghi nhận, đánh giá và phân tích khi động đất kích thích xảy ra.
Về lâu dài theo EVN, Thủ tướng đã giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu, đánh giá chi tiết về điều kiện địa chất, động lực học và hoạt động địa chất khu vực Bắc Trà My. Các công việc này sẽ được thực hiện trong năm 2013. (Tin Tức 10/9, tr8; Tuổi Trẻ 9/9, tr6; Đại Đoàn Kết 10/9, tr2; Khoa Học & Đời Sống 10/9, tr5; Sài Gòn Giải Phóng 10/9, tr11; Tuổi Trẻ 10/9, tr1+3; Pháp Luật TP.HCM 10/9, tr3; Nhân Dân 10/9, tr8; Thời Báo Tài Chính 10/9, tr11; An Ninh Thủ Đô 10/9, tr1+3; Đời Sống & Pháp Luật 10/9, tr4; Vietnamplus.vn 9/9; Lao Động 8/9, tr1+7; Sài Gòn Giải Phóng 8/9; Tiền Phong 8/9, tr4; Thanh Niên 8/9, tr4; Công An Nhân Dân 8/9, tr2; Văn Hóa 7/9, tr5; Tuổi Trẻ 8/9, tr3; Nông Thôn Ngày Nay 8/9, tr4; Người Lao Động 7/9; Website Đài Tiếng Nói Việt Nam 7/9; Sài Gòn Tiếp Thị 8/9; Quân Đội Nhân Dân 8/9, tr1; Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh 8/9, tr1+5; An Ninh Thủ Đô 8/9, tr1+4; Sài Gòn Giải Phóng 7/9, tr1; Nhân Dân 8/9, tr5)Về đầu trang


tải về 267.6 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương