BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC


Kết quả đo chấn động rung khi nổ mìn



tải về 1.48 Mb.
trang13/17
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.48 Mb.
#1858
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

2. Kết quả đo chấn động rung khi nổ mìn


2.1. Phương pháp đo:

Các geophone (máy ghi chấn động) được bố trí trên 1 đoạn đo có hướng thẳng với tâm nổ của bãi mìn. Vị trí gắn các geophone cũng tùy điều kiện mà có sự lựa chọn phù hợp, đảm bảo khoảng cách so với bãi mìn tăng dần từ đầu đến cuối tuyến.

Tuyến đo bao gồm 23 vị trí. Tại vị trí 1 đặt geophone tổ hợp ghi nhận sóng theo 2 phương vuông góc nhau, 22 vị trí tiếp theo bố trí xen kẻ các geophone ghi sóng ngang và geophone ghi sóng đứng.

Quan trắc rung động tại mỏ được tiến hành đo tại 3 thời điểm:

Quan trắc các rung động khi chưa nổ mìn.

Quan trắc tại thời điểm nổ mìn

Quan trắc sau khi nổ mìn.



Các rung động được ghi nhận liên tục trong thời gian quan trắc với bước lấy mẫu là 4ms.

Căn cứ vào vị trí bắn mìn, tuyến đo địa chấn được bố trí gần như thẳng đến tâm nổ (xem các sơ đồ hiện trạng và bố trí tuyến đo địa chấn). Kết quả đo chấn động rung khi nổ mìn cho thấy tại mỗi lần nổ đều có mức độ chấn động rung và khoảng cách an toàn do chấn động rung khác nhau, phụ thuộc vào cấu trúc địa chất mỏ và đất đá vây quanh chúng cũng như quy mô lần nổ, phương pháp điều khiển nổ. Dựa trên cơ sở tài liệu đo được tại hiện trường ở từng bãi nổ khác nhau, tập thể tác giả đã tiến hành xử lý tài liệu để xây dựng biểu đồ cho từng mỏ nhằm làm sáng tỏ quy luật chấn động rung từng mỏ, so sánh với TCVN 6962-2001 về chấn động rung nhằm xác lập khoảng cách an toàn cho mỗi mỏ.



2.2. Xử lý và xây dựng tài liệu

Các kết quả đo rung động do nổ mìn tại mỗi một bãi nổ được thể hiện theo các dạng tài liệu sau:

- Đồ thị biểu diễn gia tốc rung động trung bình (dB).

- Biểu đồ gia tốc rung động do nổ mìn (m/s2).

- Biểu đồ gia tốc rung động 3 chiều do nổ mìn (m/s2).

a. Đồ thị biểu diễn gia tốc rung (ar)

Gia tốc rung là giá trị gia tốc được tính theo giá trị trung bình bình phương gia tốc quan trắc được trong khoảng thời gian có dao động do nổ mìn (Theo TCVN 6962:2001). Đồ thị gia tốc rung trên mỗi một mỏ được thể hiện theo 3 thời điểm quan trắc khác nhau (dB) và thể hiện quy luật biến đổi (suy giảm) theo khoảng cách của gia tốc rung trên mỗi một mỏ; quy luật này được mô phỏng tương ứng với hàm mũ:



y  a.bx

Trong đó: y là giá trị gia tốc tại vị trí có khoảng cách x (m) từ tâm nổ đến điểm đo; ab là các hệ số nhận được trên cơ sở các dữ liệu quan trắc thực tế tại từng bãi nổ.



b. Biểu đồ gia tốc rung động

Thể hiện gia tốc rung động (m/s2) tại một số vị trí trên tuyến quan trắc. Biểu đồ cho ta thấy sơ bộ quy luật biến đổi gia tốc tại từng vị trí và trên tuyến quan sát. Mỗi đợt nổ đều ghi lại gia tốc rung động khi nổ mìn. (xem chi tChi tiết được trình bày tại phụ lục số 2.



c. Biểu đồ gia tốc rung động 3 chiều

Thể hiện gia tốc rung động (m/s2) nhận được theo đặc tính geophone 3 chiều (2 geophone ngang đặt theo các phương khác nhau và 1 geophone đứng) tại 2 vị trí khác nhau, thông thường là vị trí đầu và vị trí cuối của tuyến quan trắc. Trên biểu đồ cho thấy sự suy giảm gia tốc theo khoảng cách và theo từng vị trí quan trắc (xem chi tiết tại phụ lục số 1).



2.3. Kết quả quan trắc khi nổ mìn tại các bãi nổ

Thiết bị ghi nhận rung được gắn trên mặt đất theo tuyến thẳng hướng với bãi nổ, rung động máy ghi nhận là tổng hợp các dao động mặt đất từ các sóng đến theo nhiều nguồn khác nhau, bao gồm sóng truyền trực tiếp từ nguồn gây chấn động qua lớp đất phủ trên bề mặt đất; sóng phản xạ và sóng khúc xạ qua các lớp đất đá trong mỏ.



Rung động được ghi nhận đồng thời theo 2 phương (ngang & thẳng đứng); các kết quả đo biểu diễn ở dạng gia tốc theo đơn vị cm/s2 và dB; mức độ suy giảm của gia tốc sau mỗi giây được tính trung bình trên cả tuyến đo nhằm đánh giá thời gian xuất hiện sóng.

Trong Đề tài này thực hiện các phương pháp nổ mìn sau:

- Phương pháp điều khiển nổ vi sai kết hợp dây nổ cho các mỏ xa các khu vực dân cư và các công trình công cộng chủ yếu là các mỏ ở các huyện trong tỉnh Đồng Nai.

- Phương pháp điều khiển nổ vi sai phi điện đối với các mỏ ở khu vực Hóa An, Bình Hóa, Tân Bản là những khu vực gần khu dân cư và các công trình công cộng.

a. Nổ vi sai điện kết hợp dây nổ

Nổ vi sai điện kết hợp dây nổ là phương pháp nổ đang được áp dụng trên các mỏ thuộc địa bàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở các cụm mỏ xa dân cư và các công trình công cộng. Tổng số bãi nổ đối với phương pháp này là 12 bãi được bố trí ở các cụm mỏ: SokLu (4 bãi); Sông Trầu (2 bãi); Vĩnh Tân (1 bãi); Thiện Tân (1bãi); Phước Tân (2 bãi) và Hang Nai (2 bãi). Kết quả đo chấn động tại các bãi nổ này như sau:



1. Các bãi nổ ngày 16/08/2006 tại cụm mỏ đá xây dựng SokLu

Bảng 9: Thông số hộ chiếu các bãi nổ tại cụm mỏ đá xây dựng SokLu


Stt

Tên mỏ

Ngày đo

THUỐC NỔ (kg)

Thông số khoan nổ mìn

Phương pháp nổ

Tổng

ANFO

Nhũ tương

Tổng số lỗ khoan

Số lỗ khoan nổ đồng thời lớn nhất

Lượng thuốc nổ đồng thời

1

Soklu 1 (Cty Cao Su)

18/8/2006

2.755

1775

980

54

10

510

Vi sai dây nổ

2

Soklu 2 (BBCC)

18/8/2006

3.030

 

3030,1

47

10

645

Vi sai dây nổ

3

Soklu 5 (BBCC)

18/8/2006

3.002

 

3002

50

10

600

Vi sai dây nổ

4

Soklu 6 (Cty XD số 5)

18/8/2006

3200

1600 

1600 

40 



640 

Vi sai dây nổ

Kết quả đo rung động

Rung động tại một thời điểm được ghi nhận bằng biểu đồ sóng. Các dao động được chuyển đổi sang dạng tín hiệu số ghi nhận được ở các geophone và được sử dụng để tính toán giá trị vận tốc rung, gia tốc rung trên cơ sở các đặc trưng kỹ thuật của geophone và theo tiêu chuẩn TCVN 6962: 2001, TCVN 7378:2004.

Sóng dao động phát sinh khi nổ mìn tại hiện trường khu vực mỏ đá xây dựng SokLu 1, SokLu 2, SokLu 5, SokLu 6 vào ngày 18 tháng 08 năm 2006 được ghi lại dưới dạng các băng địa chấn, sau đó được xuất ra dưới dạng số rời rạc dùng để tính các giá trị gia tốc rung động mặt đất (xem phụ lục số.......).

+ Mỏ Sok Lu 1 (Công ty Cổ phần Xây dựng Cao su).

Bãi nổ có quy mô 2755kg, đo ngày 18/8/2006.

- Tuyến đo cách tâm bãi nổ từ 114 ÷ 222 mét. Phương vị tuyến 270900.

- Rung động theo phương thẳng đứng có giá trị gia tốc thay đổi trong khoảng từ 68dB (0,026m/s2) đến 86dB (tương ứng 0,20m/s2. Rung động theo phương ngang có xu hướng mạnh hơn, từ 79dB (0,0899m/s2) đến 83 dB (0,135m/s2).

- Từ 260 mét trở đi, rung động giảm nhỏ hơn 75dB,

- Gia tốc rung ghi tại các geophone nhìn chung giảm theo khoảng cách tính từ nguồn nổ, tuy nhiên mức tăng giảm không theo một qui luật nhất định. Điều này có thể lý giải là do sự bất đồng nhất của môi trường chấn động tại mỏ Soklu1. Sóng truyền đến các geophone gồm cả sóng trực tiếp và sóng phản xạ, sóng khúc xạ từ nền đá gốc.

- Thời gian rung động diễn ra rất nhanh, ngay sau khi nổ mìn 3s môi trường đã tắt chấn hoàn toàn.



Tại một vị trí nhất định, gia tốc rung nội suy được bán kính ảnh hưởng như sau:

Vị trí (m)

200

260

300

350

400

450

500

Gia tốc đứng nội suy theo khoảng cách (dB)

72

65

60

55

50

46

42

Gia tốc ngang nội suy theo khoảng cách (dB)

78

75

73

71

69

67

65

+ Mỏ SokLu 2 (Công ty BBCC).

Bãi nổ có quy mô 3030kg, đo ngày 18/8/2006.

- Tuyến đo cách tâm bãi nổ từ 138 ÷ 187 mét. Phương vị tuyến 1503300.

- Gia tốc rung động theo phương thẳng đứng có giá trị trong khoảng từ 78dB (0,096m/s2)  84dB (0,15m/s2). Rung động theo phương ngang từ 80dB (0,09784 m/s2) đến 84 dB (0,16727 m/s2),

- Cường độ rung ghi nhận được trên tuyến đo tại mỏ Soklu 2 nhìn chung khá cao, dao động lân cận mức 80 dB.

- Chấn động phát sinh khi nổ mìn bị khúc xạ và phản xạ nhiều lần tại các ranh giới địa tầng trong quá trình lan truyền, do đó cường độ rung động trên mặt đất là tổng hợp các sóng truyền đến cũng tăng đáng kể.

Tại một vị trí nhất định, gia tốc rung nội suy được bán kính ảnh hưởng như sau:

Vị trí(m)

200

250

300

350

400

450

500

Gia tốc đứng nội suy theo khoảng cách (dB)

80

78

77

75

73

71

69

Theo tiêu chuẩn TCVN 6962:2001, rung động phát sinh khi nổ mìn tại mỏ Soklu2 ngày 18 tháng 8 năm 2006 đã vượt mức giới hạn an toàn về rung động đối với môi trường xung quanh mỏ. Mặc dù ở mỏ đá Soklu 2 hầu như không có dân cư và các công trình công cộng trong khu vực mỏ, nhưng để đảm bảo an toàn về môi trường xung quanh theo TCVN nên khống chế quy mô mỗi đợt nổ tối đa là 2500kg.

+ Mỏ SokLu 5 (Công ty BBCC).

Bãi nổ có quy mô 3002kg, đo ngày 18/8/2006.

- Tuyến đo cách tâm bãi nổ từ 212 ÷ 336 mét. Phương vị tuyến 230500.

- Gia tốc rung động theo phương thẳng đứng có giá trị trong khoảng từ 66dB (0,020m/s2)  84dB (0,16m/s2). Rung động theo phương ngang từ 80dB (0,098 m/s2) đến 84 dB (0,17 m/s2).

- Tại các điểm ghi nhận sóng trên nữa đầu tuyến đo, gia tốc suy giảm nhanh một cách rõ rệt, khoảng cách tăng 60 mét rung động giảm từ 84dB -> 67dB. Tuy nhiên phần tuyến đo còn lại gia tốc không giảm mà chỉ dao động trong khoảng 65dB -> 70dB. Tại đây sóng truyền đến máy thu chấn động không chỉ là sóng trực tiếp mà đã được cộng dồn cường độ từ các sóng phản xạ và khúc xạ từ các ranh giới địa tầng bất đồng nhất bên duới đất.

- Thời gian rung động diễn ra rất nhanh, ngay sau khi nổ mìn 3s môi trường đã tắt chấn hoàn toàn.

- Phương trình suy giảm gia tốc theo khoảng cách đo tại mỏ Soklu 5 ngày 18/08/2006 như sau:







Tại một vị trí nhất định, gia tốc rung nội suy được bán kính ảnh hưởng như sau:


Vò trí(m)

200

255

300

350

400

450

500

Gia tốc đứng nội suy theo khoảng cách (dB)

79

73

69

64

60

56

52

Gia tốc ngang nội suy theo khoảng cách (dB)

89

75

65

56

48

41

35

- Từ 255 mét trở đi, rung động giảm nhỏ hơn 75dB.

- Qua các giá trị đo đạc tại hiện trường khu vực nổ mìn mỏ Soklu 5 ngày 18 tháng 08 năm 2006 biểu diễn trên đồ thị gia tốc, có thể nhận thấy gia tốc rung chỉ ở dưới mức giới hạn 75dB từ khoảng cách 255 mét trở đi. Do đó hoàn toàn đảm bảo an toàn về rung động theo tiêu chuẩn TCVN 6962:2001 đối với môi trường xung quanh mỏ. Vì vậy tại mỏ đá Soklu 5 nên có kế hoạch đề xuất quy mô mỗi bãi nổ lên đến 3000kg để doanh nghiệp khai thác đá giảm chi phí khi bắn mìn và đạt hiệu quả khai thác cao.



+ Mỏ SokLu 6 (Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng số 5)

Bãi nổ có quy mô 3030kg, đo ngày 18/8/2006.

- Tuyến đo cách tâm bãi nổ từ 231 ÷ 341 mét. Phương vị tuyến 230500.

- Gia tốc rung động theo phương thẳng đứng có giá trị trong khoảng từ 66dB (0,018m/s2)  80 dB (0,10m/s2) ở vị trí đặt máy thu (các geophone) cách bãi mìn 231m 341m, Rung động theo phương ngang từ 69dB (0,029m/s2) đến 84 dB (0,159m/s2).

- Mức rung động ghi tại các máy thu thay đổi tăng giảm bất thường, không theo một qui luật chung. Đa số vị trí đo rung động thấp hơn 75 dB. Tuy nhiên tại 4 vị trí ghi được các rung động có cường độ lớn hơn. Ở khoảng cách 231 mét rung động ở mức 79dB; 280 mét rung động ở mức 80dB; 285 mét rung động ở mức 80 dB và ngay cả ở khoảng cách 326 mét rung động vẫn còn ở mức khá cao đến 76 dB.

- Chấn động phát sinh khi nổ mìn bị khúc xạ và phản xạ nhiều lần tại các ranh giới địa tầng trong quá trình lan truyền, kết hợp với phần sóng mặt, do đó cường độ rung động trên mặt đất không có dấu hiệu suy giảm dù ra xa nguồn nổ.

- Tại mỏ Soklu6 môi trường chấn động không đồng nhất, tầng phủ mỏng, hấp thụ rung động không đáng kể nên chấn động phát tán xa và mạnh.

- Theo tiêu chuẩn TCVN 6962:2001, rung động phát sinh khi nổ mìn tại mỏ Soklu6 ngày 18 tháng 8 năm 2006 đã vượt mức giới hạn an toàn về rung động đối với môi trường xung quanh mỏ. Vì vậy nên khống chế lượng thuốc nổ cho mỗi đợt nổ không quá 3000kg.

2. Các bãi nổ ngày 25/8/2006 tại cụm mỏ đá xây dựng Sông Trầu

Bảng10 : Thông số hộ chiếu tại các mỏ tại cụm mỏ đá xây dựng Sông Trầu

Stt

Tên mỏ

Ngày đo

THUỐC NỔ (kg)

Thông số khoan nổ mìn

Phương pháp nổ

Tổng

ANFO

Nhũ tương

Tổng số lỗ khoan

Số lỗ khoan nổ đồng thời lớn nhất

Lượng thuốc nổ đồng thòi

1

Sông Trầu (XN KT Đá Thống Nhất)

25/8/2006

1.614

0

1614

66

10

245

Vi sai dây nổ

2

Sông Trầu 1( XN KT Đá Trảng Bom)

25/8/2006

2.350

0

2350

105

7

157

Vi sai dây nổ

Bố trí tuyến đo, điểm đo

- Mỏ Sông Trầu (XN đá Thống Nhất): Điểm đầu tuyến đặt cách vị trí bãi mìn 242 mét, điểm cuối là 353 mét. Chiều dài tuyến 111 mét. Phương vị tuyến 190100.

- Mỏ Sông Trầu 1 (XN đá Trảng Bom): Điểm đầu tuyến đặt cách vị trí bãi mìn 101 mét, điểm cuối là 220 mét. Chiều dài tuyến 119 mét. Phương vị tuyến 275950.

+ Mỏ Sông Trầu (Xí nghiệp khai thác đá Thống nhất).

Bãi nổ quy mô 1614kg, ngày đo 25/8/2006

- Rung động theo phương thẳng đứng có giá trị gia tốc thay đổi trong khoảng từ 62dB (0,0498m/s2) đến 74dB (0,122m/s2) ở vị trí đặt máy thu (các geophone) cách bãi mìn 242 m  322 m. Tại đây rung động suy giảm theo khoảng cách, phương trình mô tả sự suy giảm như sau:

YVertical = 94,658 ×0,998887x (1)

- Rung động theo phương ngang ổn định ở mức 75dB (0,055m/s2) ÷76dB (0,064 m/s2).

- Quan sát hình ảnh sóng đàn hồi trên băng đo địa chấn, có thể nhìn thấy rõ sự xuất hiện của 2 pha sóng tách biệt nhau khoảng 31 ms. Pha thứ nhất kéo dài khoảng 1,6s và pha thứ hai ngắn và cường độ nhẹ hơn chỉ khoảng 0,4s thì tắt hẳn.

- Thời gian kể từ khi xuất hiện sóng trong môi trường đến lúc tắt chấn hoàn toàn kéo dài gần 2s.



Tại một vị trí nhất định, gia tốc rung nội suy được bán kính ảnh hưởng như sau:

Vị trí (m)

205

250

300

350

400

450

500

Gia tốc đứng nội suy theo khoảng cách (dB)

75

72

68

64

61

57

54

Gia tốc ngang nội suy theo khoảng cách (dB)

-

75

≤ 75

≤ 75

≤ 75

≤ 75

≤ 75

Như vậy: kết quả đo rung tại mỏ Sông Trầu (Xí nghiệp khai thác đá Thống Nhất), gia tốc rung động mặt đất sinh ra khi nổ mìn từ 62dB  76dB, ở các vị trí đặt máy thu cách bãi mìn 242 m  322 m. Trong đó, tất cả các vị trí ghi sóng đứng đều ≤ 75dB, sóng ngang ổn định ở mức lân cận ngưỡng giới hạn 75dB 76dB. Với lượng thuốc nổ như đã sử dụng trong lần nổ mìn ngày 25/8/2006, rung động xảy ra khi nổ mìn theo tiêu chuẩnViệt Nam TCVN 6962:2001, với khoảng cách an toàn khoảng 250m.

+ Mỏ Sông Trầu (Xí nghiệp khai thác đá Trảng Bom)

Bãi nổ có quy mô 2350kg, ngày đo 25/8/2006

- Rung động theo phương thẳng đứng có giá trị gia tốc thay đổi trong khoảng từ 73dB (0,042m/s2) đến 87dB (0,22m/s2) ở vị trí đặt máy thu (các geophone) cách bãi mìn 101 m  219 m. Rung động theo phương ngang có giá trị cao hơn, từ 81dB (0,106m/s2) đến 89 dB (0,27m/s2).

- Thời gian kể từ khi xuất hiện sóng trong môi trường đến lúc tắt chấn kéo dài gần 2 giây (thông thường khi nổ mìn tại mỏ đá, rung động chỉ duy trì trong khoảng dưới 1 giây). Có thể nói mức độ hấp thu sóng đàn hồi tại mỏ Sông Trầu 1 thấp.

- Từ 101 mét đến 165 mét, rung động (theo phương vuông góc)giảm đều từ 87 dB xuống 74 dB. Từ 170 mét trở ra xa nguồn nổ, mức rung động không còn giảm nữa mà biến đổi bất thường, tại điểm 176 mét gia tốc ghi nhận lên đến 86 dB; 187 mét là 79 dB; 219 mét là 80 dB.

Theo phương ngang sóng nổ mìn giảm khi ra xa dần điểm nổ mìn, phương trình thể hiện giá trị gia tốc theo khoảng cách như sau:

yngang = 105,150 ×0,998373x (1)



Tại một vị trí nhất định, gia tốc rung (theo phương ngang) suy được theo phương trình (1) như sau:

Vị trí(m)

100

150

204

250

300

Gia tốc ngang nội suy theo khoảng cách (dB))

89

82

75

70

65

Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 1.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương