Bảng chữ viết tắt


Bảng 3.1: So sánh môi trường kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp



tải về 0.77 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích0.77 Mb.
#24874
1   2   3   4   5   6   7   8

Bảng 3.1: So sánh môi trường kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp


A: Thuận lợi


B: Bình thường

C: Khó khăn

STT

Tiêu chí so sánh


Doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp tư nhân

1

Về thành lập và đăng ký kinh doanh

C

B

A

2

Về giải thể doanh nghiệp

C

B

A

3

Về phá sản doanh nghiệp

C

B

A

4

Về vay vốn và tham gia và tham gia vào thị trường vốn

A

B

C

5

Tuyển dụng lao động

B

C

A

6

Chính sách tiền lương, tiền công

C

B

A

7

Thuế và các chính sách tài chính

B


A

C

8

Chính sách đất đai

A

B

C

9

Chuyển giao công nghiệp và sở hữu công nghiệp

C

A

B

10

Hợp tác liên doanh với nước ngoài

A

B

C

11

Xuất, nhập khẩu và xúc tiến thương mại

A

B

C

12

Thanh tra kiểm tra doanh nghiệp

B

A

C

(Nguồn: Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền cạnh tranh, NXB Giao thông Vận tải, 2002 thuộc Dự án Hoàn thiện môi trường kinh doanh VIE/97/016)

Các chi phí vật chất và tinh thần phát sinh trong quá trình thanh tra sẽ làm giảm đi các nguồn lực mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dành cho hoạt động kinh doanh quốc tế. Bằng việc làm giảm bớt các hoạt động thanh tra và trao quyền tự chủ hơn nữa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà nước đã làm tăng thêm khả năng hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp này, giúp họ có thêm cơ hội và hội nhập quốc tế tốt hơn.



  1. Phát triển các làng nghề và làng nghề truyền thống

Hiện nay cả nước có 1450 làng nghề trong đó có 300 làng nghè truyền thống, thu hút khoảng 4 triệu lao động thu hút khoảng 4 triệu lao động. Mô hình về sự phát triển thành công của làng nghề Bát Tràng là một ví dụ điển hình của sự phát triển kết hợp công-nông-tiểu thủ công nghiệp tại các vùng nông nghiệp. Cùng lúc mô hình này đã giải quyết được cả các vấn đề kinh tế và xã hội tại các vùng nông nghiệp, duy trì và phát triển văn hoá, bản sắc dân tộc trong kinh doanh , khôi phục thị trường trong nước và tạo hình ảnh của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Tại một số tỉnh Miền Bắc như Hà Tây, Bắc Ninh, mô hình làng nghề cũng đang được nhân rộng. Bên cạnh mô hình một nghề, Bắc Ninh còn xây dựng các cụm công nghiệp đa nghề. Hiện nay đã có cụm sản xuất thép Đa Hội – Châu Khê, cụm sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ Đông Quang và cụm Tân Hồng - Từ Sơn và các cụm khác đang được hình thành. Những hình ảnh về làng nghề đang dần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và sửa sang cho bộ mặt của loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân ở nông thôn.

Tuy nhiên việc phát triển các làng nghề hiện nay đang gặp phải nhiều khó khăn. Tại các tỉnh, các làng nghề vẫn chưa được qui hoạch phát triển dài hạn, chủ yếu vẫn mang tính tự phát, quy mô sản xuất nhỏ bé, phân tán và chưa được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan chính quyền địa phương. Cơ sở hạ tầng hiện tại chưa tương xứng với sự phát triển làng nghề, thiếu mặt bằng sản xuất, đường giao thông nông thôn xuống cấp, điện sản xuất không đủ công suất. Vốn cho phát triển làng nghề bị hạn chế, thêm vào đó khi cần vay vốn các thủ tục còn kéo dài, khó huy động các nguồn vốn khác vào sản xuất kinh doanh.Thiết bị công nghệ tại các làng nghề chủ yếu vẫn là thủ công nửa cơ khí nên năng suất và chất lượng không cao, và chưa đồng đều, ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của hàng hoá. thị trương tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng, mẫu mã sản phẩm chậm được cải tiến, khả năng cạnh tranh thấp. Ngoài ra các vấn đề về môi trường vẫn chưa được xem xét một cách đầy đủ khi xây dựng phát triển làng nghề.

Để tạo thuận lợi cho việc phát triển các làng nghề, ngoài việc trông mong vào các chính sách khuyến khích của Nhà nước, các làng nghề nên tập hợp sức mạnh nội lực, thành lập các hiệp hội theo ngành hàng. Theo đó từng bước quy hoạch phát triển mở rộng thị trường theo làng nghề, giúp lẫn nhau về thông tin thị trường, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại qua nhiều mối quan hệ trong và ngoài nước, thành lập các tổ chuyên môn giới thiệu sản phẩm, quảng bá sản phẩm trên mạng, xây dựng nhãn hiệu hàng hoá của làng nghề.

Các làng nghề là nơi để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hình thành và hoạt động có hiệu quả và tận dụng được các nguồn lực địa phương. Bằng việc tổ hợp nguồn lực của nhiều doanh nghiệp trong một làng nghề, các doanh nghiệp đó có thể làm giảm thiểu chi phí trông việc quảng bá hình ảnh sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế và cắt giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Đây là môi trường thuận lợi nhất để các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ của nước ta hoạt động mà vẫn có thể cạnh tranh với nước ngoài.


  1. Tăng cường nghiên cứu , phát triển chiến lược khai thác thị trường “ngách”.

Thị trường “ngách” là cách gọi những khoảng trống, khe hở trên thị trường chính, tồn tại nhu cầu về một loại hàng hoá nào đó mà các công ty tập đoàn chiếm lĩnh thị trường đó không phát hiện ra hoặc cho rằng đầu tư vào đó không có lợi thế. Các khe hở đó bao giờ cũng được các doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng triệt để ,vì đó có thể nói là “nguồn sống” của họ khi họ không thể cạnh tranh với các tập đoàn bá chủ thị trường lớn. Thị trường ngách phù hợp với kích cỡ quy mô không lớn của các doanh nghiệp nhỏ, không thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp lớn, tránh được cạnh tranh trực tiếp hết sức nguy hiểm. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể chuyên môn hoá phục vụ một nhóm khách hàng cụ thể hoặc chuyên môn hoá môt hay vài khâu theo chiều dọc của một chu kì sản xuất-phân phối, chuyên môn hoá theo khu vực địa lý, theo mặt hàng và/hoặc một vài đặc tính chuyên nghề của một số nhóm sản phẩm.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện hạn hẹp về tài chính,, khả năng xâm nhập thị trường lớn tương đối thấp, khả năng điều tiết các mối quan hệ có lợi cho mình về giá cả và số lượng gần như không có, mạng lưới thông tin thị trường gần như không có, đầu tư cho R&D thấp nên việc phát triển thị trường ngách đặc biệt quan trọng. Sự phù hợp trong việc nhắm đích vào thị trường ngách còn thể hiện ở chỗ: với lượng vốn đầu tư nhỏ, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng thấp, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ đầu tư kinh doanh đáp ứng nhóm nhu cầu nhỏ, mức rủi ro thấp, có khả năng kiểm soát dòng vốn thuận tiện. Hơn nữa do có sự gần gũi thị trường nên những biến động trong nhu cầu dễ được doanh nghiệp phát hiện ra và điều chỉnh cung ứng, thêm vào đó do quy mô nhỏ nên sự chuyển giao công nghệ cũng được tiến hành gọn gàng và ít phức tạp. Điều này tạo lợi thế lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng lực cạnh tranh, linh hoạt và năng động thích nghị nhanh với đòi hỏi của thị trường. Tại một số địa phương, doanh nghiệp vừa và nhỏ thương sử dụng những lao động thuộc chuyên môn làng nghề hoặc lao động trong thời kì nông nhàn và kết hợp chặt chẽ lao động thủ công với công nghệ hiện đại, điều này các doanh nghiệp lớn khó thực hiện do biên chế và bộ máy cồng kềnh. Do quy mô nhỏ nên chi phí cho bộ máy quản lý, hạ tầng cơ sở và các khoản chi phí hành chính khác cũng đỡ tốn kém hơn. Với các khoản chi phí đã tiết kiệm được , doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tập trung cho sản xuất nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Thực tế trên thương trường trong nước và quốc tế đã cho thấy những bài học kinh nghiệm trong khai thác thành công thị trường ngách của các công ty Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ hai khi cạnh tranh với các công ty của Mỹ và Châu Âu, sự phát triển từng bước của Sony đặc biệt với sản phẩm Walkman. Các quốc gia khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Hongkong, Singapore... cũng đã chú ý áp dụng thị trường ngách để khẳng định vị thế của mình trên thương trường quốc tế. Việt Nam với đặc điểm phát triển kinh tế của mình đang gặp phải những thách thức to lớn. Các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ phải tiếp cận các thị trường nước ngoài đã có người làm chủ là những tập đoàn lớn có sức mạnh hùng hậu về kỹ thuật, công nghệ, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm... Thị trường ngách là câu trả lời hợp lý nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chúng ta.

Tư tưởng nhất quán trong việc khai thác thị trường này là phải kinh doanh những sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng cần chứ không bị bó chặt vào những năng lực có sẵn của doanh nghiệp. do vậy doanh nghiệp cần phải lấy việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng làm bước khởi phát cho mọi hoạt động kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khai thác nắm bắt nhu cầu khách hàng có thể thực hiện dưới nhiều hình thức: hỏi trực tiếp khách hàng, quan sát thị trường và hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh, khai thác thông tin từ hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc qua mối quan hệ bạn bè, gia đình. Các chủ doanh nghiệp cần có khả năng nhìn ra những vấn đề mà người chưa nhìn ra, nhận ra những nhu cầu tiềm năng mà thậm chí ngay cả khách hàng còn chưa hình dung được một cách đầy đủ.

Tiếp đó phải tận dụng mọi thời cơ và nguồn lực cho việc khai thác thị trường, ở điểm này sự cẩn trọng và quyết đoán nhanh là những đức tính cần thiết nhất đối với chủ doanh nghiệp. Chi phí cơ hội phải trả sẽ là rất lớn cho những ai không nắm bắt đúng thời cơ. Trong cuộc cạnh tranh gay gắt, phần thắng sẽ thuộc về những ai “biết mình biết người”, linh hoạt lúc công lúc thủ, biết chọn người để hợp tác kinh doanh và biết giữ chữ tín trong làm ăn. Với thực lực của mình các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần định hướng khu vực thị trường mục tiêu tại những nơi mà đối thủ cạnh tranh lớn bỏ qua, hoặc chưa đáp ứng đủ nhu cầu, phần thị trường có mức cạnh tranh thấp hoặc nơi mà đối thủ cạnh tranh ít quan tâm đổi mới, cải tiến mẫu mã sản phẩm. Khi phán đoán xác định mức cầu tại các thị trường này, doanh nghiệp cần làm rõ cấu trúc của cầu, tỷ trọng thu nhập dân cư và sức mua tiềm năng; sự chuyển biến về quy mô và cơ cấu người tiêu dùng thường là thời điểm tốt nhất để doanh nghiệp nhận ra thị trường ngách.

Với vùng thị trường ngách, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải lựa chọn và quyết định phương án kinh doanh. Một phương án kinh doanh tốt phải có tính khả thi cao, đáp ứng những yêu cầu về kinh tế (doanh thu, lợi nhuận), xã hội (công ăn việc làm, chất lượng cuộc sống, môi trường) và khả năng tồn tại lâu dài. Trong các phương án kinh doanh được lựa chọn, dựa vào đặc trưng của nhóm khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ dự tính các cách thức đáp ứng với các giải pháp markerting hữu hiệu, như thiết kế các sản phẩm đảm bảo các đặc tính, lợi ích tiêu dùng, chất lượng thích hợp, có chính sách định giá hợp lý, thiết kế các kênh phân phối nhằm kiểm soát được sức tiêu thụ của hàng hoá và hỗ trợ bán hàng bằng các hạot động xúc tiến thương mại (quảng cáo, khuyến mại, tuyên truyền cổ động...).

Trong khi xây dựng các giải pháp marketing, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần nỗ lực xây dựng năng lực chủ chốt của mình để làm cơ sở cho sự khác biệt hoá, tạo ra tính đơn nhất của sản phẩm/dịch vụ và danh tiếng uy tín của thương hiệu.

Trong kinh doanh cho dù mọi trù tính có cẩn trọng đến đâu cũng không phải lúc nào cũng thành công như ý muốn. Trong những tình thế khó khăn doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần lưu ý đến những rủi ro có thể, và tính đến đường rút an toàn cho doanh nghiệp. Thông thường việc rút lui cũng phải vấp phải một số khó khăn do phải thanh lý các tài sản cố định, hoặc mất một số khách hàng quen thuộc, thậm chí ảnh hưởng cả đến nhãn hiệu hàng hoá. Nhưng chủ động đối phó vẫn luôn được coi là đơn thuốc trị bệnh hiệu quả hơn cả. Điều quan trọng là nhu cầu thị trường luôn biến động, nếu một phần thị trương này bị lấp đầy thì chắc chắn sẽ có những lỗ hổng thị trường khác chưa được đáp ứng, điều này sẽ tạo thêm sự tự tin và sức hấp dẫn khai phá thị trường của các chủ doanh nghiệp.



  1. Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Giống như rất nhiều các nước đang phát triển trên thế giới, ở Việt Nam thị trường vốn dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hai kênh cơ bản: kênh chính thức và kênh phi chính thức.

Kênh tài chính chính thức có các nhà cung cấp vốn vay là các ngân hang thương mại quốc doanh, ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh , chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài chính và công ty thuê mua tài chính. Trong các đơn vị này thì các ngân hàng thương mại quốc doanh gần như thống trị thị trường vốn vay.



Về vấn đề thế chấp tài sản : có hai vấn đề ảnh hưởng nặng đến việc vay ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ có liên quan đến thủ tục thế chấp tài sản. Thứ nhất là thị trường bất động sản kém phát triển. Thứ hai là công tác đánh giá chất lượng tài sản thế chấp nằm trong tay ngân hàng nên ngân hàn đã lợi dụng để đánh giá thấp giá trị tài sản so với giá thực của nó.

Về các quy định chi phối việc cho vay: các quy định này do Luật Ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng quy định. Chúng cụ thể tới mức các doanh nghiệp có thể tự xác định xem mình có hy vọng tiếp cận nguồn vốn đó hay không. Trong rất nhiều trường hợp doanh nghiệp không nỗ lực gì vì họ biết ngay là mình chẳng có hy vọng gì. Chẳng hạn như quy định về doanh nghiệp phải có uy tín với ngân hàng (doanh nghiệp vay lần đầu chịu chết) hay doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp (doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ gặp khó khăn).

Kết cục của vấn đề là doanh nghiệp đói vốn còn ngân hàng thì ứ đọng vốn.

Để giải quyết vấn đề người viết xin đề xuất hai điều sau:


    • Thành lập một cơ quan riêng rẽ với ngân hàng có nhiệm vụ đánh giá tài sản thế chấp. Cơ quan này sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đánh giá sai.

    • Nới lỏng các quy định liên quan đến các khoản vay dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tháo bỏ các điểm bất hợp lý và nói chung là thoáng hơn.

. Một ví dụ về hội nhập quốc tế là việc thâm nhập vào một thị trường mới của một quốc gia khác. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ cần có vốn để tiến hành điều tra thị trường mở rộng, thiết lập mạng lưới phân phối hàng thông qua các cửa hàng sẵn có của địa phương, tiến hành quảng cáo... Tất cả các hoạt động đó đòi hỏi một lượng vốn mà nói chung là vượt xa các nguồn dự trữ sẵn có của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân Việt Nam.

Các vấn đề về vốn là rào cản đầu tiên đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc mở rộng kinh doanh và xâm nhập thị trường mới. Để hội nhập quốc tế thành công, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân cần có một số vốn ban đầu nhất định. Bằng việc tạo điều kiện cho các PSSME có thể vay vốn dễ dàng, Nhà nước cũng đã khiến cánh cửa hội nhập quốc tế của họ mở ra.



  1. Nâng cao năng lực của đội ngũ nhân lực và quản trị trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nâng cao năng lực kinh doanh :

Nguồn nhân lực là một trong những lợi thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để tồn tại được trên thị trường với hạn chế về nguồn lực do đặc trưng quy mô nhỏ, đội ngũ cán bộ quản trị của doanh nghiệp phải có một tư duy năng động và có năng lực kinh doanh tốt. Để nâng cao được năng lực kinh doanh bằng việc phát triển các kĩ năng quản trị chiến lược, các nghiệp vụ về marketing, kế toán tài chính, nhân sự và thông tin. Với tư duy marketing, việc lựa chọn chuẩn xác thị trường mục tiêu để theo đuổi sẽ mở đầu cho một loạt các cơ hội đầu tư đúng, định vị sản phẩm trong các nhóm khách hàng trọng điểm, tổ chức chủ động đáp ứng nhu cầu khách hàng. Với tiêu điểm thoả mãn ngày càng cao nhu cầu khách hàng , các công cụ marketing-sản phẩm phù hợp, mức giá thoả đáng, hệ thống phân phối tiện lợi, khuyếch trương hợp lý- sẽ giúp công ty kiểm soát tốt hoạt động sản xuất kinh doanh . Cùng với các hoạt động marketing, công tác tài chính-kế toán nhằm tạo ra sự lưu thông trong hệ thống huyết mạch của công ty, sẽ cho phép công ty kiểm soát đầy đủ sự vận động của các dòng tiền và tính chi tiết của các dạng chi phí. Quản trị tốt về tài chính là một yêu cầu quan trọng cho phép doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận định về thời điểm có thể tạo ra những bước đột phá trong danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro đồng thời nhân nhanh giá trị của vốn đầu tư.



Năng động trong tiếp thu các tri thức mới

Nhu cầu tri thức cho phát triển cần thiết tất cả mọi người, thuộc mọi tầng lớp, nghề nghiệp, mọi lĩnh vực kinh tế xã hội của quốc gia. Tri thức phục vụ phát triển bao gồm cả tri thức bản địa và tri thức hiện đại du nhập từ bên ngoài. Kinh nghiệm thực tế cho thấy các quốc gia cũng như các doanh nghiệp cần có chương trình hành động sử dụng tri thức cho phát triển với một môi trường thể chế kích thích kinh tế hướng đầu tư vào tri thức và khai thác một cách có hiệu quả tri thức cho phát triển kinh tế, đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp với các viện nghiên cứu, các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu khoa học , nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tăng cường trao đổi thông tin, phổ biến tri thức và công nghệ tới khu vực sản xuất và dịch vụ, chuyển giao tri thức và công nghệ hiện đại, khai thác kết cấu hạ tầng viễn thông, mở rộng khả năng truy cập các nguồn thông tin trên thế giới mà trong đó Internet là một phương tiện chính. Những dấu hiệu tích cực trong thời gian gần đây cho thấy mức độ sử dụng máy tính cá nhân của Việt Nam tăng đáng kể, số lượng truy cập Internet cũng đang có chiều hướng gia tăng. Từ khi chính thức đi vào hoạt động tháng 11 năm 1997 , đến nay số điểm truy cập Internet đã phủ kín các tỉnh trên toàn quốc, với trên 70 000 thuê bao. Theo số liệu của Ban Khoa giáo Trung ương Đảng (9/2000) tỷ lệ sử dụng kết cấu hạ tầng bình quân trên 100 dân của Việt Nam (so với thế giới) là :

(trên 100 dân)




Điện thoại

Điện thoại di động

Máy thu hình

Máy tính cá nhân

Thuê bao Internet

Việt Nam

2.1

0.2

18

0.5

0.001

Thế giới

14.4

4.0

28

5.8

0.01

Dịch vụ thông tin liên lạc hiện nay của Việt Nam còn hạn chế trong khu vực kinh tế nhà nước, do Nhà nước nắm độc quyền phát triển và khai thác các mạng thông tin liên lạc, nắm sở hữu hoàn toàn các cổng (gateway), nắm quyền định giá thống nhất. Do vậy, so với các nước trong khu vực giá cước dịch vụ còn rất cao : giá thuê bao đường truyền 64Kb của Việt Nam cao gấp 1.5 lần so với Thái lan, 3.1 lần so với Malaysia và 4.2 lần so với Singapore. Ngày 8/2/2002 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định QĐ 33/2002/QĐ-TTg Phê duyệt kế hoạc phá triển Internet Việt Nam 2001-2005, theo đó đến năm 2005, tỷ lệ dân sử dụng Internet là 4-5%, mật độ bình quân là 1,3-1,5 người thuê bao Internet/100 dân và đến 2010 tỷ lệ dân sử dụng Internet đạt mức trung bình trong khu vực.

Để tạo điều kiện cho người dân nói chung và nguồn lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân Việt Nam nói riêng có thể tiếp cận và sử dụng các tri thức mới đặc biệt là các tri thức liên quan tới Internet, nhà nước cần giảm chi phí sử dụng các dịch vụ liên lạc viễn thông đặc biệt là các dịch vụ Internet. Về phần các doanh nghiệp, để xây dựng tinh thần năng động trong tiếp thu cái mới thì họ cần phải chủ động thực hiện điều này. Đây là một việc mà kết quả của nó không phải là hữu hình và thấy ngay được nên đòi hỏi xí nghiệp phải kiên nhẫn và kiên trì thực hiện. Điểm quan trọng nhất đối với doanh nghiệp là phải quyết tâm xây dựng tinh thần này. Sau đó thì mỗi doanh nghiệp có thể tìm thấy con đường riêng cho mình.

Trong thời đại hiện nay, các thông tin về thị trường biến đổi liên tục cùng với sự thay đổi của công nghệ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân Việt Nam khi hội nhập quốc tế sẽ phải đối mặt với một thực tế là sự biến động nhanh chóng của thị trường và đòi hỏi ngày càng cao về trình độ ở đội ngũ cán bộ và người chủ doanh nghiệp. Bằng việc nâng cao năng lực kinh doanh với một tinh thần sẵn sàng tiếp thu các tri thức mới, các doanh nghiệp này sẽ có một cơ hội tốt hơn khi cạnh tranh ở nước ngoài trong một môi trường có mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn trong nước rất nhiều.


  1. Thương mại điện tử

Thương mại điện tử là hoạt động sử dụng các giải pháp điện tử trên nền Internet/website để thực hiện các quan hệ giao dịch và trao đổi thương mại. Thông thường các quan hệ giao dịch và trao đổi được thực hiện dưới hai hình thức: doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C).

Về cơ bản, thương mại điện tử có các hoạt động sau:

Quảng cáo.

Đặt hàng trực tuyến. (giao hàng qua các con đường bình thường)

Mua bán hàng hoá và dịch vụ trên mạng (các sản phẩm hàng hoá dịch vụ đó là các phần mềm).

Các nghiệp vụ Marketing được tiến hành qua mạng.

Các dịch vụ hậu mãi tiến hành được trên mạng (Các dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật...).

Các dịch vụ giúp khách hàng phản hồi lại ý kiến về doanh nghiệp.

Các dịch vụ luân chuyển tiền trên mạng

Thương mại điện tử là một trong những công cụ hữu hiệu trong thời đại “kinh doanh thành công nhờ tư duy tốc độ”, nó giúp cho cả người mua và người bán có thông tin rộng rãi về các loại hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ, thông tin giá cả, tạo cơ hội cho sự lựa chọn mua sắm hiệu quả của người tiêu dùng. Nhờ có kinh doanh điện tử khách hàng sẽ dễ dàng thực hiện các giao dịch với công ty, rút ngắn thời gian giao dịch, cải thiện dịch vụ với khách hàng, thoả mãn cao hơn nhu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể cung cấp những thông tin cơ bản về sản phẩm và dịch vụ của mình 24/24h và 7 ngày/tuần, đồng thời các doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin phát sinh trong quá trình khách hàng truy cập vào trang web của mình để tìm hiểu thêm nhu cầu của khách hàng, về nhữgn thói quen và hành vi mua sắm của khách, điều này giúp doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội bán hàng với các loại sản phẩm, đồng thời chủ động tiếp thị các sản phẩm mới. Mặt khác thương mại điện tử không chỉ giúp công ty có thêm khách hàng mà còn giúp công ty có thêm các mối quan hệ bạn hàng(lựa chọn nhà cung cấp) tốt hơn nhờ hoạt động mua hàng trực tuyến (e-procurement). Một doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng thông tin từ Internet để so sánh giá cả từ nhiều nàh cung cấp, cho phép họ thương lượng với những điều kiện tối ưu về giá, và thông qua Internet để đơn giản hoá các thủ tục mua hàng, hoá đơn, giấy biên nhận, hồ sơ đơn đặt hàng. Trong tương lai, với sự hỗ trợ của thương mại điện tử, các ngành kinh doanh điện toán, viễn thông, tài chính, bán lẻ, du lịch và công nghiệp năng lượng sẽ có nhiều thay đổi về phương thức quản lý, kinh doanh, giảm chi phí giao dịch, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của khách hàng.

Việt Nam, trong một cuộc điều tra năm 2001 của Bộ Thương mại tiến hành trên 70 000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cho thấy, chỉ có 3% doanh nghiệp quan tâm đến thương mại điện tử, 7% bắt đầu triển khai thương mại điện tử và 90% doanh nghiệp không có chút khái niệm gì về thương mại điện tử. Theo báo cáo tại Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực về thương mại điện tử trong khu vực sông Mêkông” ngày 8/10/2002 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện chỉ có 2% doanh nghiệp Việt Nam có website, 8% tham gia có tính chất phong trào, còn lại 90% chưa tham gia, chưa biết sử dụng. Năm 198 KPMG cũng đã tiến hành một điều tra về khả năng áp dụng thương mại điện tử ở Việt Nam, hơn 90% cho rằng trở ngiạ chính cho việc áp dụng thương mại điện tử là sự thiếu niềm tin về độ an toàn, 90% cho rằng xây dựng trang web cho doanh nghiệp là để mở rộng kênh truyền thống hiện có và tạo kênh mới cho các hoạt động marketing, bán sản phẩm và giảm chi phí. Hoạt động của Internet tại Việt Nam chính thức từ tháng 11/1997, đến nay số điểm truy cập Internet đã phủ kín toàn quốc, có trên 70 000 thuê bao, 1 nhà cung dịch vụ truy cập Internet độc quyền VDC, 5 nhà cung cấp dịch vụ Internet và 16 nhà cung cấp nội dung Internet (theo “Một khuôn khổ cho kế hoạch hành động về tri thức của Việt Nam giai đoạn 2001-2005” TS. Lê Đình Tiến, trong Kỉ yếu hội thảo quốc tế-Sử dụng tri thức phục vụ phát triển đối với Việt Nam. NXB Văn hoá Thông tin) , hiện cả nước có hơn 4000 trang web (theo Thương mại điện tử với sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, NXB Thống kê) 38% các trang web thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh, và dự báo năm 2003 doanh thu của thương mại điện tử Việt Nam đạt mức 10% tổng doanh thu thương mại.


Каталог: luanvan
luanvan -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
luanvan -> Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài
luanvan -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
luanvan -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
luanvan -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
luanvan -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
luanvan -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
luanvan -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN

tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương