Bảng chữ viết tắt



tải về 0.77 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích0.77 Mb.
#24874
1   2   3   4   5   6   7   8


Bảng Chữ Viết Tắt


PSSMEs: Private Sector Small and Medium Enterprises

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân

SMEs: Small and Medium Enterprises

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

NAFTA: North America Free Trade Agreement

Khu vực Thương mại Tự do Bắc Mỹ

WTO: World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

ASEAN: Association of South East Asia Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

AFTA: ASEAN Free Trade Area

Khu vực Thương mại Tự do ASEAN

WB: World Bank

Ngân hàng Thế giới

IMF: International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

SOE: State-owned Enterprise

Doanh nghiệp Nhà nước

GATT: General Agreement on Tariffs and Trade

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại

Lời nói đầu

Nước ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá giữa bối cảnh quốc tế hoá và khu vực hoá diễn ra cao độ. Trong hoàn cảnh như vậy, Đảng và Nhà nước đã chọn con đường hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, hội nhập mà không hoà tan. Để hội nhập có hiệu quả, khu vực kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng được chú ý hơn.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân - PSSMEs - đang là đối tượng nghiên cứu của các tổ chức chính phủ cũng như các nhà khoa học. Tuy nhiên đây là một đề tài mới chưa được đi sâu khai thác mà không kém phần quan trọng. Nhằm đóng góp vào quá trình nghiên cứu tìm hiểu PSSMEs em thực hiện bài nghiên cứu này trong phạm vi một bài luận văn tốt nghiệp.

Qua thời gian thực tập tại Trung tâm Thông tin Doanh nghiệp thuộc Vụ Doanh nghiệp Bộ Kế hoạch Đầu tư, được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Như Bình, cùng với sự giúp đỡ tận tình của TS Nguyễn Lê Trung và các cán bộ nhân viên của Trung tâm, em đã hoàn thành đề tài: “Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân trong nước hội nhập quốc tế”. Đề tài, ngoài lời nói đầu và kết luận, được chia làm 3 chương chính:

Chương I: Những vấn đề cơ bản về PSSMEs và hội nhập quốc tế

Chương II: Thực tiễn về sự hội nhập quốc tế quốc tế của khu vực tư nhân Việt Nam

Chương III: Giải pháp thúc đẩy các PSSME hội nhập quốc tế

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm tổng hợp tài liệu nghiên cứu có sẵn và các báo cáo của các cơ quan nhà nước về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, phân tích các bảng biểu, sơ đồ, tài liệu điều tra đã được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước.

Các tài liệu nghiên cứu được sử dụng được ghi rõ nguồn gốc ngay sau khi trình bày và tại mục Tài liệu Tham khảo. Ở cuối luận văn có phần Phụ lục là phần em để một số bảng biểu hoặc có kích cỡ không phù hợp với khung của luận văn, hoặc có nội dung mang tính tham khảo.

Đây là công trình nghiên cứu của một sinh viên nên các kiến thức và hiểu biết không khỏi còn nhiều giới hạn. Em rất mong nhận được nhiều hơn nữa những chỉ bảo của mọi người.

Chương I: Những vấn đề cơ bản về PSSMEs và hội nhập quốc tế





  1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân

              1. Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nhiều chuyên gia kinh tế và pháp luật của Việt Nam cho rằng khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ và sau đó khái niệm doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ được du nhập từ bên ngoài vào Việt Nam. Vấn đề tiêu chí doanh nghiệp vừa, nhỏ và cực nhỏ là trung tâm của nhiều cuộc tranh luận về sự phát triển của khu vực này trong nhiều năm qua. Định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ rõ ràng phải dựa trước tiên vào quy mô doanh nghiệp. Thông thường đó là tiêu chí về số nhân công, vốn đăng kí, doanh thu..., các tiêu chí này thay đổi theo từng quốc gia, từng chương trình phát triển khác nhau.

Ở Việt Nam đã giải quyết vấn đề định nghĩa này một phần nào. Công văn số 681 /CP-KTN ban hành ngày 20-6-1998 theo đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có số công nhân dưới 200 người và số vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng (tương đương 378.000 USD - theo tỷ giá giữa VND và USD tại thời điểm ban hành công văn). Tiêu chí này đặt ra nhằm xây dựng một bức tranh chung về các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam phục vụ cho việc hoạch định chính sách. Trên thực tế tiêu chí này không cho phép phân biệt các doanh nghiệp vừa, nhỏ và cực nhỏ. Vì vậy, tiếp theo đó Nghị định số 90/2001/NĐ-CP đưa ra chính thức định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Các doanh nghiệp cực nhỏ được quy định là có từ 1 đến 9 nhân công, doanh nghiệp có từ 10 đến 49 nhân công được coi là doanh nghiệp nhỏ.



              1. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trên thế giới, định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ được hiểu và quy định khác nhau tuỳ theo từng nơi. Các tiêu chí để phân loại doanh nghiệp có hai nhóm: tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng. Nhóm tiêu chí định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp như chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp... Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng thường khó xác định trên thực tế. Do đó chúng thường được dùng làm cơ sở để tham khảo trong, kiểm chứng mà ít được sử dụng để phân loại trong thực tế. Nhóm tiêu chí định lượng có thể dựa vào các tiêu chí như số lao động, giá trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận. Trong đó:

  • Số lao động: có thể lao động trung bình trong danh sách, lao động thường xuyên, lao động thực tế;

  • Tài sản hay vốn: có thể là tổng giá trị tài sản (hay vốn), tài sản (vốn) cố định, giá trị tài sản còn lại;

  • Doanh thu: có thể là tổng doanh thu/năm, tổng giá trị gia tăng/năm (hiện nay có xu hướng sử dụng chỉ số này).

Trong các nước APEC tiêu chí được sử dụng phổ biến nhất là số lao động. Còn một số tiêu chí khác thì tuỳ thuộc vào điều kiện từng nước.

Tuy nhiên sự phân loại doanh nghiệp theo quy mô lại thường chỉ mang tính tương đối và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:



  • Trình độ phát triển kinh tế của một nước: trình độ phát triển càng cao thì trị số các tiêu chí càng tăng lên. Ví dụ như một doanh nghiệp có 400 lao động ở Việt Nam không được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng lại được tính là SME ở CHLB Đức. Ở một số nước có trình độ phát triển kinh tế thấp thì các chỉ số về lao động, vốn để phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thấp hơn so với các nước phát triển.

  • Tính chất ngành nghề: do đặc điểm của từng ngành, có ngành sử dụng nhiều lao động như dệt, may, có ngành sử dụng ít lao động nhưng nhiều vốn như hoá chất, điện... Do đó cần tính đến tính chất này để có sự so sánh đối chứng trong phân loại các SME giữa các ngành với nhau. Trong thực tế, ở nhiều nước, người ta thường phân chia thành hai đến ba nhóm ngành với các tiêu chí phân loại khác nhau. Ngoài ra có thể dùng khái niệm hệ số ngành (Ib) để so sánh đối chứng giữa các ngành khác nhau.

  • Vùng lãnh thổ: do trình độ phát triển khác nhau nên số lượng và quy mô doanh nghiệp cũng khác nhau. Do đó cần tính đến cả hệ số vùng (Ia) để đảm bảo tính tương thích trong việc so sánh quy mô doanh nghiệp giữa các vùng khác nhau.

Каталог: luanvan
luanvan -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
luanvan -> Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài
luanvan -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
luanvan -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
luanvan -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
luanvan -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
luanvan -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
luanvan -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN

tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương