Bảng chữ viết tắt


Chương II: Thực tiễn hội nhập quốc tế của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân Việt Nam



tải về 0.77 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích0.77 Mb.
#24874
1   2   3   4   5   6   7   8

Chương II: Thực tiễn hội nhập quốc tế của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân Việt Nam




  1. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam:

    1. Tình hình thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ qua các năm:

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm dưới sự sở hữu mọi thành phần kinh tế và trải rộng ra toàn bộ các ngành kinh tế. Có cả doanh nghiệp vừa và nhỏ do nhà nước sở hữu, có những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các ngành như năng lượng và công nghệ thông tin... Đối tượng của bài này tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân, nghĩa là sẽ loại bỏ các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hoặc tập thể.

Theo số liệu ở bảng dưới đây ta thấy các PSSMEs thuộc về khu vực phi nông nghiệp bao gồm ba nhóm doanh nghiệp: hộ kinh doanh tập thể, các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh chính thức (sau đây sẽ gọi là doanh nghiệp tư nhân chính thức) và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các nghiên cứu về khu vực kinh tế tư nhân cũng như về khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ cho phép ta đánh giá một cách khái quát rằng ở Việt Nam doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm hầu như toàn bộ khu vực hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp đăng ký theo Luật Doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc diện có đầu tư nước ngoài rất ít, có thể bỏ qua không nghiên cứu. Như vậy để thuận tiện cho việc nghiên cứu, chúng ta sẽ chỉ tập trung xem xét các doanh nghiệp đăng ký theo Luật Doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể.



Bảng 2.1: Cơ cấu doanh nghiệp phi nông nghiệp tại Việt Nam (1992-2001)

Năm

Doanh nghiệp nhà nước

Hợp tác xã

Hộ kinh doanh cá thể

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp đăng ký hàng năm

1992

6365

-

106000

106

3985

1993

6427

-

1196000

168

7421

1994

6372

-

1279000

344

7176

1995

5784

-

1783000

556

6158

1996

5343

-

1457000

717

5485

1997

5242

-

1557000

787

4636

1998

4819

-

1596000

979

4252

1999

4740

-

1704000

1076

5782

2000

5500

-

1810000

-

14413

2001




4291

2100000




18000

(ước tính)

Nguồn:tổng hợp từ Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội, 2001

Ghi chú: Theo số liệu thống kê của Bộ Tài Chính, vào 30 tháng 9 năm 2001 có 66071 doanh nghiệp đăng ký theo Luật Doanh nghiệp đã đăng ký mã thuế.



    1. Các loại hình doanh nghiệp được xem xét đến trong nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ:

      1. Các hộ kinh doanh cá thể

Ở nước ta các hộ kinh doanh cá thể là đơn vị kinh doanh được điều chỉnh theo Nghị định 66/HĐBT ban hành ngày 02-03-1992. Gần đây Nghị định nay được thay thế bằng Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 18-02-2000. Không giống với những người bán hàng rong và những người cung cấp dịch vụ với thu nhập thấp – khu vực phi chính thức, hộ kinh doanh cá thể vẫn phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế kinh doanh. Trước khi thực thi Nghị định số 02/2000/NĐ-CP, nếu hộ kinh doanh cá thể muốn thành lập doanh nghiệp họ phải có mức vốn pháp định không thấp hơn mức vốn pháp định được chính phủ quy định cho doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân. Do tính pháp nhân không đầy đủ nên có thể xem các hộ kinh doanh cá thể như khu vực “bán chính thức”.

Các cuộc khảo sát đã cho ta thấy các con số khác nhau về hộ kinh doanh cá thể trong giai đoạn 1995-1997 như: gần 1.9 triệu hộ (tháng 7-1995) và 1.4 triệu (tháng 12-1996). Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, tổng số hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp tăng từ 1 triệu năm 1992 lên tới 1.7 triệu năm 1999. Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới từ 1990-1995, do nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn, lao động việc làm của khu vực nay đã được phân bổ về các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể. Nhìn chung khu vực này phát triển rất nhanh và có xu hướng ngày càng tăng, trừ giai đoạn 1995-1996. Số lượng hộ kinh doanh cá thể ở nước ta giảm một cách đáng kể trong vòng 1 năm (1995-1996) là do có một số hộ đăng ký thành doanh nghiệp chính thức. Ngoài ra còn có 2 nguyên nhân khác, đó là việc thi hành Nghị định 36/CP ngày 29-5-1995 của Chính phủ yêu cầu đảm bảo an toàn và trật tự giao thông đô thị không cho phép một loạt các kinh doanh cá thể tiến hành công việc kinh doanh ven đường hoặc ở những nơi đặc biệt. Lý do thứ hai là phương pháp thống kê ở hai cuộc điều tra có những điểm khác nhau. Số liệu điều tra năm 1995 được thực hiện bằng phương pháp tổng điều tra và cán bộ điều tra đến từng hộ kinh doanh cá thể để phỏng vấn. Số liệu năm 1996 dựa vào điều tra bằng phiếu phỏng vấn do chính các hộ kinh doanh cá thể điền và một số hộ đã không gửi lại phiếu. Theo thống kê của Tổng Cục Thống Kê, tổng số hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp đã lên tới 1.8 triệu hộ vào năm 2000 và đạt 2.1 triệu năm 2001.

Việc tốc độ gia tăng số lượng các hộ kinh doanh cá thể ngày càng giảm đã chỉ ra một số khuynh hướng phát triển, trong đó có việc các hộ kinh doanh cá thể chuyển dần thành những doanh nghiệp chính thức mới do nhu cầu phát triển, nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên xu hướng này không hoàn toàn phổ biến. Trong thời gian này môi trường kinh doanh và khung pháp luật được cải thiện đã khuyến khích việc thành lập doanh nghiệp dưới hình thức doanh nghiệp chính thức hơn là hộ kinh doanh cá thể. Từ khi thực khi Luật Doanh nghiệp 1999 (từ 1-1-2000) chỉ có 9% trong số các doanh nghiệp mới đăng ký chính thức được chuyển từ hộ kinh doanh cá thể. Số còn lại là các doanh nghiệp được thành lập mới hoàn toàn.

Trung bình hộ kinh doanh cá thể tuyển dụng (kể cả chủ) khoảng 3.3 người cho một doanh nghiệp ở nông thôn, và 6.3 công nhân trong một doanh nghiệp ở khu vực thành thị. Tóm lại hầu hết các hộ kinh doanh cá thể là các doanh nghiệp cực nhỏ. Đa số hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong khu vực dịch vụ, đặc biệt là bán lẻ (xin xem bảng 2.2). Vì vậy phần đóng góp của hộ kinh doanh cá thể trong tổng sản phẩm công nghiệp chỉ có 12.3%, theo kết quả của Tổng cục Thống kê: Kết quả điều tra toàn bộ công nghiệp năm 1998, NXB Thống kê, Hà Nội, 1999.



Bảng 2.2: Phân bố các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân và hộ kinh doanh cá thể theo hoạt động, 1997-1998

(Đơn vị %)






Hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp 1997-1998

Doanh nghiệp tư nhân chính thức (năm 1998)

Cả nước

Nông thôn

Thành thị

Thương mại và dịch vụ

55.0

47.1

70.6

53.9

- Bán lẻ

36.6

33.3

43.2




Sản xuất và công nghiệp

26.3

31.1

16.5

27.6

- Chế biến thực phẩm

9.5

12.1

4.4




- Dệt may

6.9

6.4

8.0




Nông nghiệp, khai khoáng và các ngành nghề khác

18.7

21.8

12.9

18.5

Tổng

100.0

100.0

100.0

100.0

Nguồn: MPDF : Chuyên đề nghiên cứu kinh tế tư nhân số 10: Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Trên đường tiến tới phồn vinh, Leila Webster, Hà Nội, 1999.

      1. Các doanh nghiệp tư nhân chính thức thuộc diện vừa và nhỏ :

Doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam được thành lập theo Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 199o. Các bộ luật này đã được thay thế bởi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2000. Luật Doanh nghiệp đưa ra 4 hình thức pháp lý cơ bản của doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Phần lớn các doanh nghiệp đăng ký dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Cho đến nay việc phân loại các doanh nghiệp theo quy mô vẫn chưa được thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Những tiêu chí phân loại theo quy mô đôi khi cũng rất khác nhau khiến cho việc tổng hợp số liệu cũng không thẻ thực hiện được một cách có hệ thống. Ta có thể xem xét cơ cấu của khu vực kinh tế tư nhân thông qua ba bảng dưới đây:



Bảng 2.3: Phân loại doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân chính thức theo quy mô, 1998




1-100 lao động

Trên 100 lao động

Tổng cộng

Số lượng

25399

622

26021

Số phần trăm

97.6

2.4

100.0

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê năm 1999

Bảng 2.4: Phân loại cơ sở kinh doanh phi nông nghiệp tại các vùng nông thôn theo quy mô (bao gồm các hộ kinh doanh cá thể)




1-10 lao động

11-50 lao động

51-100 lao động

Trên 100 lao động

Tổng cộng

Cơ sở kinh doanh

52.7

37.2

4.6

4.5

100.0

Hộ kinh doanh phi nông nghiệp

98.7

1.2

0.6

-

100.0

Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn: Các ngành nghề nông thôn Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, 1998.

Bảng 2.5: Phân loại doanh nghiệp công nghiệp theo quy mô (không bao gồm các hộ kinh doanh cá thể)




1-9 lao động

10-49 lao động

50-200 lao động

Trên 200 lao động

Tổng cộng

Tổng cộng

34.41

32.89

18.90

13.80

100.0

Khu vực ngoài quốc doanh

46.33

39.77

9.77

4.14

100.0

Nguồn: Tổng cục Thống kê: Kết quả điều tra toàn bộ công nghiệp năm 1998, NXB Thống kê, Hà Nội, 1999.

Từ 3 bảng trên ta thấy chúng minh chứng cho một kết luận là: doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đa số trong khu vực kinh tế tư nhân.

Nghiên cứu sự phân bố của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực kinh tế tư nhân cho ta thấy một đặc điểm: sự không đồng đều và mất cân bằng. Phân bố theo địa lý: Miền Nam chiếm ¾ tổng số doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam và chiếm hơn 80% số doanh nghiệp sản xuất; Riêng thành phố Hồ Chí Minh chiếm ¼ tổng số doanh nghiệp (12% doanh nghiệp sản xuất) và gần 1/3 số lao động trong các khu vực kinh tế tư nhân; Khoảng 18% các khu vực kinh tế tư nhân đặt tại Miền Bắc. Phân bố theo ngành: doanh nghiệp tư nhân phần lớn tập trung vào một số ngành; năm 1999 các doanh nghiệp làm thương mại chiếm gần một nửa trong tổng số doanh nghiệp tư nhân, sau đó là các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp xây dựng chiếm khoảng 27.6%.


  1. Những đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế:

    1. Đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực tư nhân trong GDP:

Đánh giá mức đóng góp của các doanh nghiệp nói trên trong GDP cả nước là rất khó tính toán vì cho đến nay số liệu về các khoản đóng góp vào GDP do Tổng cục Thống kê tính toán không được phân loại theo quy mô doanh nghiệp.

Tuy nhiên như đã kết luận ở trên, tính về số lượng cơ sở kinh doanh thì hầu hết các hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp tư nhân đều là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thông qua đánh giá phần đóng góp vào GDP của các doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh cá thể ta có thể đánh giá tương đối chính xác đóng góp của các PSSMEs. (tỷ lệ phân bố của các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân và hộ kinh doanh cá thể đã được trình bày trong bảng 2.2)



Bảng 2.6 cho thấy phần đóng góp vào GDP của doanh nghiệp tư nhân chính thức thường xuyên giữ mức 7.5%. Phần đóng góp của hộ kinh doanh cá thể và trang trại vào GDP có giảm một ít từ 36% năm 1995 xuống còn 33.18% năm 1999. Phần đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước tăng lên 41.4% năm 1997 và giảm xuống 41% năm 1999. Đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 7% lên hơn 10% GDP trong 5 năm cuối. Thực tế phần đóng góp 40.5% vào GDP của hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân chính thức (năm 1999) bao gồm phần đóng góp của các trang trại nông nghiệp và hộ kinh doanh nông nghiệp. Ước tính phần đóng góp của hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp là 19% GDP (số liệu không chính thức của Tổng cục Thống kê). Do vậy toàn bộ khu vực kinh tế tư nhân đóng góp 26.31% GDP.

Bảng 2.6: Đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế trong giai đoạn 1995-1999 (giá so sánh 1994)




1995

1996

1997

1998

1999

Tổng cộng

100.0

100.0

100.0

100.0

100.0

Khu vực quốc doanh

40.1

40.8

41.4

41.3

41.1

Khu vực ngoài quốc doanh

59.9

59.2

58.6

58.7

58.9

  • Trong nước

53.2

51.9

50.4

49.5

48.9

  • Hộ kinh doanh cá thể và trang trại

35.9

35.0

34.2

33.4

33.1

  • Tư nhân chính thức

7.75

7.7

7.5

7.5

7.2

  • Tập thể

9.7

9.1

8.7

8.5

8.6

  • Đầu tư nước ngoài

6.7

7.3

8.2

9.2

10.4

Nguồn: Tổng cục Thống kê: Niên giám Thống kê 2000, NXB Thống kê, Hà Nội, 2001.

    1. Đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực kinh tế tư nhân về mặt lao động

      1. Về mặt lao động nói chung:

Hiện nay số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đăng ký đã lên tới hơn 70 000 đơn vị và tăng nhanh. Trong số đó có các loại hình như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Số lượng hộ kinh doanh cá thể đã vượt trên con số 2.1 triệu. 64.8% tổng số lao động được trả lương (không kể việc làm trong các tổ chức hành chính, xã hội) được tạo ra từ khu vực này so với 22.5% lao động được tạo ra từ khu vực kinh tế nhà nước.

Dưới đây là bảng tỷ lệ lao động được trả lương trong khu vực sản xuất vật chất năm 1993 và năm 1998. Sở dĩ nói lao động được trả lương là vì trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ có một số lớn là các doanh nghiệp hộ gia đình với một đặc điểm riêng biệt. Trong các doanh nghiệp loại này có những người trong gia đình làm trong các đơn vị đó và không nhận lương, phần chi phí trả cho họ không nằm trong bảng lương của doanh nghiệp (có thể họ sẽ nhận được tiền khi đã kết thúc một chu kỳ kinh doanh, có thể họ nhận tiền kiểu khác...). Quy định rõ tỷ lệ lao động được trả lương sẽ xác định đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm chính thức cho các lao động tính trên tổng thể nền kinh tế.



Bảng 2.8: Tỷ lệ lao động được trả lương trong khu vực sản xuất năm 1993 và 1998 (%)





SOE

Hợp tác xã

Doanh nghiệp tư nhân

Hộ kinh doanh

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1993

17.3

7.1

0.24

74.61

0.8

1998

22.5

0.19

17.5

47.3

12.5
Nguồn: Tổng cục Thống kê: Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997-1998, NXB Thống kê, Hà Nội, 2000

Đó là những con số rất đáng kể nhưng nếu xem xét phần đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực kinh tế tư nhân vào việc tăng việc làm ở các nước châu Á khác thì chúng ta không bằng. Nguyên nhân của vấn đề này là những quy chế, chính sách không rõ ràng, khó khăn trong tiếp cận vốn, công nghệ, thị trường đã hạn chế tiềm năng của khu vực này.



Bảng 2.9: Dân số từ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên chia theo ngành kinh tế và khu vực thành phần kinh tế (năm 2001)

Ngành kinh tế quốc dân

Đơn vị

Tổng số

Thành phần kinh tế

Nhà nước

Tập thể

Tư nhân và hỗn hợp

Cá thể

Vốn đầu tư nước ngoài

Tổng số







3769151

6144862

1361376

26048291

353750

%

%

100

10

16.31

3.61

69.14

0.94

Trong đó

Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thuỷ sản

Người

23654058

279478

5916336

165396

17279805

13026




%

62.78

0.74

15.70

0.44

45.86

0.03

Các ngành nghề khác(phi nông lâm nghiệp)

Người

13880937

3488976

226114

1173101

8652566

340189




%

37.22

9.26

0.61

3.17

23.28

0.91

Tỷ lệ lao động trong ngành nghề phi nông nghiệp

%

100

24.8

1.65

8.55

62.55

2.45

Nguồn: Ban chỉ đạo điều tra việc làm Trung ương: Báo cáo sơ bộ kết quả điều tra lao động-việc làm 1-7-2001.

Nếu xét từ góc độ tạo việc làm trên tổng số lao động thì hộ kinh doanh cá thể chiếm ưu thế trong khu vực kinh tế tư nhân (30.4%) nhưng đóng góp của chúng có xu hướng giảm vì số việc làm được tạo ra bởi mỗi cơ sở thuộc loại hình này rất ít. Tuy đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân chính thức vào GDP còn thấp (khoảng 7.31% tập trung chủ yếu vào khối công nghiệp và dịch vụ), nhưng khu vực này tiềm tàng khả năng tạo nhiều công ăn việc làm lớn hơn các khu vực khác. Ta có thể nhận ra một xu hướng tương tự khi thống kê phân loại dân số từ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên theo ngành kinh tế và khu vực thành phần kinh tế năm 2001.

b. Về lao động trong các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp:

Tầm quan trọng của loại hình doanh nghiệp này trong ngành công nghiệp được khẳng định qua cuộc tổng điều tra về khu vực công nghiệp. Loại hình doanh nghiệp này tạo ra một nửa số lượng việc làm trong các ngành công nghiệp. Tuy nhiên điều đáng chú ý là các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ không tạo được nhiều việc làm cho lao động do ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động phải là các doanh nghiệp có quy mô vừa. Cũng cần lưu ý rõ là lĩnh vực hoạt động chính của các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ của Việt Nam là thương mại và dịch vụ chứ không phải là công nghiệp.



Bảng 2.10: Phân bổ lao động theo quy mô của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp

Tổng số (%)

Doanh nghiệp lớn

Doanh nghiệp vừa

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp cực nhỏ

Hộ kinh doanh cá thể

100

38

8

3

1

50

Nguồn:Tổng cục Thống kê: Kết quả điều tra toàn bộ công nghiệp năm 1998, NXB Thống kê, Hà Nội, 1999

Ghi chú: Doanh nghiệp vừa ở đây có quy mô 50-200 lao động

Ý nghĩa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong vấn đề tạo việc làm còn thể hiện ở chi phí vốn cho một việc làm. Nếu so sánh chi phí tạo việc làm giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa thì thấy rằng doanh nghiệp có quy mô nhỏ không tạo được nhiều việc làm trên một đồng vốn so với doanh nghiệp có quy mô vừa-có từ 50-200 lao động. Do thiếu số liệu thống kê về chi phí vốn cho một lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nên chỉ số này được xem xét dựa vào sự so sánh giữa các doanh nghiệp thuộc các thanh phần kinh tế khác nhau.

Trong các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chi phí vốn tạo một việc làm thường cao hơn. Chi phí vốn để tạo ra một việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân chính thức bình quân là 26 triệu đồng. Trong khu vực kinh tế nhà nước chi phí này là 41 triệu đồng. Tuy nhiên chi phí vốn cao nhất cho một việc làm thuộc về khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: bình quân là 294 triệu đồng (Các số liệu dựa theo UNIDO: Tài liệu hành động số 5, Hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, Vienne, 2000).

Có nhiều bằng chứng cho thấy chi phí vốn thật sự để tạo ra một việc làm trong khu vực kinh tế nhà nước cao hơn tỷ lệ vốn/lao động đề cập ở trên. trước hết giá trị tài sản cố định trong các doanh nghiệp nhà nước được xác định theo giá trị khấu hao chứ không phải theo chi phí cơ hội (chi phí thay thế). Thứ hai, tổng giá trị đất đai của các doanh nghiệp nhà nước không xác định được vì đất đai thường được ghi nhận như chi phí lưu động (tiền thuê) và không phải là chi phí vốn. Cuối cùng, khu vực kinh tế nhà nước đang có một số lượng đáng kể lao động dư thừa. Từ năm 2001 Chính phủ Việt Nam đã tạm dừng việc thành lập doanh nghiệp nhà nước. Trong số các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động, có 40% hoạt động không hiệu quả. Tổng số nợ của doanh nghiệp nhà nước lên tới 190000 tỷ đồng (13.1 tỷ USD) bằng 33% GDP.



(Các phân tích về lao động trong khu vực kinh tế nhà nước và các số liệu nói trên được rút ra từ cuốn Tạo việc làm tốt bằng các chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Phạm thị Thu Hằng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2002 )

  1. Các đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân:

Đặc điểm đầu tiên cần nói đến là tỷ lệ lao động được trả lương trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân - PSSMEs ở khu vực thành phố cao hơn so với khu vực nông thôn, theo nghiên cứu thực hiện năm 1996 (xem bảng 2.7 phần Phụ lục). Số lao động được trả lương trong các PSSMEs ở thành thị cao hơn ở nông thôn phản ánh một phần về trình độ chuyên nghiệp của các lao động này. Sự khác biệt về tỷ lệ lao động được trả lương đó có tương quan dương với trình độ nguồn lao động. Nói cách khác là tỷ lệ càng chênh lệch thì khác biệt về trình độ càng lớn.

Bảng 2.7: Đặc điểm chính của các PSSMEs năm 1996 (phần rút ngắn)




Thành thị

Nông thôn

Hộ kinh doanh cá thể

Doanh nghiệp tư nhân

Trách nhiệm hữu hạn và cổ phần

Hộ kinh doanh cá thể

Doanh nghiệp tư nhân

Các hình thức khác

Tổng thu nhập (nghìn đồng)

208797

1273722

2680600

62113

86850

1521963

Lao động được trả lương (%)

3.6

20.7

30.5

1.2

14.5

27.4

Giá trị gia tăng/lao động (nghìn đồng)

10982

17455

21322

7699

13656

14545

Каталог: luanvan
luanvan -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
luanvan -> Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài
luanvan -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
luanvan -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
luanvan -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
luanvan -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
luanvan -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
luanvan -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN

tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương