BÀn về TƯ TƯỞng phật học trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung ht. Chơn Thiện Chùa Tường Vân Huế 2004


Hồi 50 :Trung Nghĩa Khó Toàn Đành Tự Vẫn - Thân Tàn Chưa Tỉnh Mộng Quân Vương



tải về 1.02 Mb.
trang39/40
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.02 Mb.
#25038
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   40

Hồi 50 :Trung Nghĩa Khó Toàn Đành Tự Vẫn - Thân Tàn Chưa Tỉnh Mộng Quân Vương


50.1. Lược truyện

  - Gia Luật Hồng Cơ hạ lệnh giam Tiêu Phong. Ngự Doanh chỉ huy sứ giam chàng trong chiếc cũi sắt lớn, xích tay chân. Bên ngoài cũi có 100 dũng sĩ với trường thương canh giữ ngày đêm. 

- Chàng được phục vụ cơm, rượu đầy đủ. Suốt một tháng, ngày nào cũng có thuyết khách đến thuyết phục chàng chấp hành lệnh chinh Nam. Chàng một mực từ khước. 

- Một hôm A Tử cải dạng làm một lính canh vào báo cho Tiêu Phong biết sẵn sàng đã có cứu viện. Rồi tức thì mở đầu các đợt tấn công: độc xà trận... A Tử nhân lúc quân canh rối loạn, nàng đến chặt đứt dây sắt và song sắt bằng bảo kiếm. 

- Hoa Hách Cấn đào địa đạo vào và đón Tiêu Phong theo địa đạo ra ngoài. 

- Đoàn quân Cái Bang, Thiếu Lâm, Linh Thứu và Đại lý hợp sức mở đường ra khỏi thành, đi về Nhạn Môn Quan. Quân của bộ tộc Nữ Chân thiện chiến, anh dũng cũng đến. 

- Quân giữ thành bị tổn thất nhiều, phía quần hùng cứu viện thì tổn thất ít. 

- Tướng Tống giữ thành ở Nhạn Môn Quan đóng chặt cửa thành, không cho quần hùng vào lánh. Quân của Gia Luật Hồng Cơ bao vây chặt. Gia Luật Hồng Cơ giáp mặt Tiêu Phong nói những lời mĩa mai. Hư Trúc và Đoàn Dự nhanh như chớp với tuyệt vời võ công phi đến bắt sống liền Gia Luật Hồng Cơ. Tiêu Phong xin nhà vua hạ lệnh lui quân, trọn đời không xâm lấn đất Đại Tống, chàng sẽ bảo đảm an toàn cho nhà vua và các tướng sĩ. Gia Luật Hồng Cơ miễn cưỡng chấp thuận. 

- Gia Luật Hồng Cơ vừa quay lưng, Tiêu Phong đã tự sát để tỏ lòng trung với Khất Đan, và lòng Nhân đối với Đại Tống. A Tử kéo thi thể Tiêu Phong đến bờ vực, rồi ôm nhảy xuống vực thẳm mà chết... 

- Hư Trúc, Đoàn Dự quỳ lạy trước vực thẳm rồi vượt núi mà đi. 

- Tướng giữ ải dâng sớ về triều kể công đã giết được Nam Viện Đại Vương Tiêu Phong, và xua quân Gia Luật Hồng Cơ về nước. 

- Đoàn Dự trở về Đại Lý, triều thần và Vương Ngữ Yên ra đến tận biên cương để đón tân vương. 

Trên đường hồi triều, hai người chứng kiến cảnh ngộ: A Bích đang phân phát kẹo cho lũ trẻ con; Mộ Dung Phục thì ra lệnh cho lũ trẻ tung hô vạn tuế, vạn vạn tuế... 

Biết chẳng thể nào thay đổi được gì, Đoàn Dự và Vương Ngữ Yên lặng lẽ đi, không nén nổi đau lòng. 

---o0o---

50.2. Ý kiến

Cho đến khi Ngô trưởng lão Cái bang, sau đi được A Tử cấp báo, cho thám báo qua nước Liêu thăm dò biết rõ sự thật Tiêu Phong đang bị giam cầm vì cái tội phản đối cuộc chinh phạt Đại Tống mới dám tin. Lòng sững sốt đầy nỗi ăn năn! Trưởng lão cho Bang chúng truyền tin rất nhanh đi khắp nơi, triệu tập quần hào đi giải cứu. Thiếu lâm chi xiết ngậm ngùi, nhiều đại sư lên đường cứu viện. Đoàn Dự... Hư Trúc với Cung Linh Thứu và quần hào của 36 động, 72 đảo chúa đều vội vã lên đường... 

Xa rồi những lo âu của Huyền Khổ đại sư, của tiền bang chủ Cái Bang, của Huyền Từ Phương Trượng, của Trí Quang đại Sư, và của nhiều quần hùng! 

Gia Luật Hồng Cơ giam giữ Tiêu Phong vào ngục đã giúp cho toàn anh hùng Trung Nguyên thức tỉnh, tan hết nghi tâm, làm sống lại trọn vẹn giá trị chân thật anh hùng trong sáng và hào sảng của chàng: hình ảnh Tiêu Phong được phóng lớn vô cùng, còn hình ảnh của quần hùng Trung Nguyên thì thu nhỏ lại, rất bé nhỏ! Tất cả giá trị anh hùng, nghĩa hiệp, trung thực được sống dậy, và tất cả sự hư đối, u ám, tiểu tâm đều nhất thời tan biến: đó là hình ảnh quần hùng Trung Nguyên, Linh Thứu, Đại Lý, Nữ Chân ào ạt đổ vào nước Liêu để giải cứu Tiêu Phong: Thế là Tiêu Phong đã trở thành bất diệt, ở ngoài cái sống và cái chết. Thế nên, sau khi ép Gia Luật Hồng Cơ tuyên bố lui binh và không xâm phạm bờ cõi Đại Tống lâu dài về sau trong triều đại của người, Tiêu Phong đã không còn ngần ngại bóc rõ trái tim Khất Đan của chàng ra cho nhà vua và nhân dân Khất Đan thấy: Chàng sống và chết đều vì nhân dân Khất Đan và Nhân dân Đại Tống, vì lẽ công chính, nhân ái, vì an lạc, hạnh phúc của mọi người. Chỉ là con người, hà tất phải gọi thêm từ ngữ Khất Đan hay Đại Tống. Đấy là trái tim của con người vậy!

---o0o---

TỔNG LUẬN THIÊN LONG BÁT BỘ


Trong phần tổng luận nầy có bốn điểm được đề cập: 

- Về ý nghĩa Thiên Long Bát Bộ. 

- Về các loại võ công thượng thừa. 

- Về ba nhân vật kết nghĩa: Tiêu Phong, Hư Trúc và Đoàn Dự, và nhà Sư áo lam. 

- Về một số tư tưởng Phật học tiêu biểu. 

---o0o---


I. Về từ ngữ Thiên Long Bát Bộ


Truyện Thiên Long Bát Bộ đề cập đến rất nhiều từ ngữ Phật học như đã được bàn qua năm mươi hồi truyện. Riêng tên truyện là Thiên Long Bát Bộ hẳn là bao hàm tư tưởng trải khắp toàn truyện nói lên ý hướng của tác giả chuyển tải qua các nhân vật thiện, ác, vừa thiện vừa ác. 

Thiên Long Bát Bộ là từ ngữ trong kinh Phật giáo phát triển, thường được gọi là Đại thừa Phật Giáo, cho độc giả một cảm nhận đầu tiên rằng bộ truyện sẽ đầy màu sắc Phật Giáo. 

Mở đầu các bản Kinh Đại thừa thường là phần giới thiệu thời điểm, nơi chốn, nhân duyên nói Kinh, và thành phần thính chúng. Trong hội chúng nghe Kinh có hai đối tượng: đối tượng chính là con Người; đối tượng cùng tham dự là thuộc các cảnh giới khác Người, gọi là phi nhân. Đối tượng phi nhân có tám bộ chúng: 

1. Chư Thiên (Devà): Đây là các chúng sinh ở các cung trời luôn làm thiện, nói thiện, và nghĩ thiện. 

2. Loài rồng (Nàga): Rồng có rồng thiện, rồng ác, sinh từ thai, từ trứng, từ ẩm thấp, và hoá sinh; rồng có thể có các thần thông biến hoá . 

3. Dạ xoa (Yakkha): Các Dạ Xoa sống giữa hư không, có Dạ Xoa thiện, có Dạ Xoa ác; có khả năng biến hoá; mắt trần khó thấy. 

4. Càn thát bà (Gandhabba): Loài nầy sống ở lõi cây, giác cây, rễ cây, hương và hoa; có Càn thát bà thiện có Càn thát bà ác; có năng lực thần thông; có thể làm các nhạc công cho các cung trời. 

5.A tu la (Asurà): Loài nầy sống chung cảnh giới với con Người và Chư Thiên; có A tu la thiện, có A tu la ác; có khả năng thần thông lớn, thường gây chiến với chư Thiên có trận thắng có trận thua; tánh thường sân hận, ganh ghét và đố kỵ. 

6. Khẩn na la(Kinara):Vị Trời có biệt tài về âm nhạc. 

7. Ca Lâu La(Garuda):Loài chim có cánh lạ, gọi là Kim sí điểu thường đe doạ Rồng, Rắn. 

8. Ma hầu la già (Mahoràga): Loài rắn thần, mình dài, bụng lớn; Ma hầu la già có mình rắn mà đầu người là loài rắn chúa. 

Dẫn đầu tám bộ chúng nầy thường là Trời và Rồng, nên Kinh thường gọi tắt tám bộ chúng phi nhân là Thiên Long Bát Bộ. 


* *

Đối tượng nghe Kinh Đại thừa ở vào ba cấp độ tu tập giải thoát khác nhau: 

- Cấp độ giải thoát cao nhất: là các Bồ tát, Đại Bồ tát, và Duyên Giác gọi là chúng hộ trì, đến nghe Pháp nhằm cổ động, khích lệ, hỗ trợ cho chúng Thinh văn. 

- Cấp độ giải thoát bậc trung, là đối tượng chính của thời Pháp, là chúng Tỷ Kheo. 

- Cấp độ kết duyên : là Cấp độ giải thoát ở bậc thấp, gồm các vua chúa, tướng lãnh, đại thần, các gia chủ, cư sĩ ở mọi giai tầng xã hội và Thiên Long Bát Bộâ (tám bộ chúng phi nhân). 

Hàng kết duyên nầy thì các hành động thân, miệng, ý vận hành trong phạm trù thiện ác, vừa thiện vừa ác. Giải thoát Tâm và giải thoát Tuệ đối với hạng nầy, chỉ là đối tượng lý tưởng để vươn tới, mà khó tập trung thực hiện hoàn thiện trong đời sống hiện tại. 

Như thế, Thiên Long Bát Bộ nhấn mạnh phần đạo đức của Phật Giáo thực tiễn, hơn là phần phạm hạnh giải thoát. Chính phần đạo đức nầy là cột sống của một nền văn hóa mà Thiên Long Bát Bộ muốn xiển dương. 

---o0o---




tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương