BÀn về TƯ TƯỞng phật học trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung ht. Chơn Thiện Chùa Tường Vân Huế 2004


Hồi 44 : Đừng Xây Mộng Đẹp Mà Chi - Trăm Năm Chẳng Có Duyên Gì Với Nhau



tải về 1.02 Mb.
trang36/40
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.02 Mb.
#25038
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   40

Hồi 44 : Đừng Xây Mộng Đẹp Mà Chi - Trăm Năm Chẳng Có Duyên Gì Với Nhau


44.1. Lược truyện

- Đoàn Dự nằm dưỡng thương ở nhà Kiều Tam Hòe - Chung Linh theo dấu Đoàn Dự đến chăm sóc. 

- A Tử và Du Thản Chi cũng đi vào nhà lão Kiều để nghỉ chân. Đang lời qua tiếng lại, do A Tử đòi móc mắt Chung Linh, thì Tiêu Phong, Hư Trúc và bốn nữ kiếm trở về. 

- Tiêu Phong dịu giọng giàn hòa với A Tử. 

- Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác ở lại Thiếu Lâm tự, xuất gia. 

- Đinh Xuân Thu bị quản cố ở Thiếu Lâm; Hư Trúc sẽ cho lão giải dược "sinh tử phù" hằng năm... 

- Lan kiếm báo cho mọi người biết Mộ Dung Phục, Vương Ngữ Yên và các anh hùng nhà Mộ Dung lên đường đi Tây Hạ, mà Hư Trúc bảo là dự lễ kén phò mã. 

- Đoàn Dự, Hư Trúc, Tiêu Phong và các cung nhân, A Tử, Du Thản Chi trở về cung Linh Thứu, trên đường đi Tây Hạ. Đoàn Dự đề nghị đi thăm Tây Hạ một phen... Tiêu Phong tán thành... 

- Hư Trúc chữa thương cho Du Thản Chi... 

- Ba Thiên Thạch trao đến Đoàn Dự thư của Đoàn Hoàng gia bảo chàng đi Tây hạ tham dự việc tuyển phò mã để mở rộng bang giao... 

- Hai cao thủ Thổ Phồn chặn đường các chàng trai trẻ đi Linh Châu, Tây Hạ, gây thương tích nhiều ứng viên... 

Đoàn Dự, trong lúc tranh cải với cao thủ Thổ Phồn bị hai chàng chụp tay nắm giữ; Đoàn Dự vận Bắc Minh Thần Công thu hết nội lực của hai người, hạ gục đối phương... 

- Tất cả tiếp tục nhắm hướng hoàng cung Tây Hạ tiến... 

44.2. Ý kiến 

- Cuộc sống là một tương quan nhân duyên, luôn luôn nảy sinh các sự việc mới. Bước qua khỏi cuộc xung trận ở Thiếu Lâm, ba huynh đệ Tiêu Phong, Hư Trúc và Đoàn Dự lại lao vào Tây Hạ, nơi kén lương duyên, nhưng lại hội tụ về các tham vọng, mưu đồ chính trị, ngoại giao, kéo theo các tranh chấp lớn ... 

- Các "vấn đề" đang ở trước mắt mà quần hào sẽ phải đối mặt trong hồi truyện 45: sự việc ở Trung Nguyên và Tây Hạ, Đại Lý, Thổ Phồn, Khất Đan đều ràng buộc chằng chịt nhau; chuyện nơi này cũng có ảnh hưởng đến nơi xa xăm khác...

---o0o---

Hồi 45 : Đáy Giếng Khô Hai Lòng Hòa Nhịp - Chốn Bùn Lầy Hẹn Ước Chung Thân


45.1. Lược truyện

  - Thất vọng vì Mộ Dung Phục quyết tranh Phò mã mà xem thường mình, nhất là chàng chỉ lo khôi phục Đại Yên mà không để ý đến tình riêng, Vương Ngữ Yên ở trên mỏm núi gieo mình xuống vực sâu tự vẫn, vừa lúc Đoàn Diên Khánh, Nam Hải Ngạc Thần và Vân Trung Hạc đang dạo bước quanh đó; Vận Trung Hạc phóng đến kịp nắm được tay Ngữ Yên, cả hai sắp rơi xuống vực; Nam Hải Ngạc Thần tiếp cứu, rồi Đoàn Diên Khánh tiếp tay kéo 3 người lên, một mặt phóng gậy sắt mắc vào một cành tùng lớn để giữ lại. Một tay Thổ Phồn lực lưỡng đang xách búa đẵng cây cho bốn người rơi xuống vực... 

Đoàn Dự, Hư Trúc, Du Thản Chi, Tiêu Phong đến hàng phục tay Thổ Phồn để tiếp cứu. Du Thản Chi ngăn lại, bảo vệ tay Phổ Phồn, ra điều kiện với Đoàn Dự hãy để Du Thản Chi và A Tử đi con đường riêng thì mới chịu cứu... Đoàn Dự đồng ý... Vương Ngữ Yên được cứu, nhưng lòng thì vô cùng sầu muộn. 

Tất cả vào thành Linh Châu, ổn định chỗ nghỉ cho toàn đoàn ... 

- Vương Ngữ Yên đang đêm ra ngồi ở bờ hồ thổn thức. Đoàn Dự lo lắng tìm đến, chọn lời an ủi... Vương Ngữ Yên bấy giờ mới chịu giải bày tâm sự. Đoàn Dự rất trân trọng tình cảm của Vương Ngữ Yên, chỉ biểu lộ hết lòng quan tâm đến niềm vui, nổi buồn của nàng. Lần đầu tiên Ngữ Yên nắm tay Đoàn Dự chân thành nói "Đoàn công tử: " Kiếp này Ngữ Yên không thể báo đáp cho công tử được, xin hẹn kiếp sau". Rồi nghẹn ngào... 

- Đoàn Dự, lại trong đêm, đi ra ngoài xem chừng; chàng bị Mộ Dung Phục chờ sẵn điểm huyệt chàng rồi ném chàng xuống một cái giếng cạn gần đó hầu trừ bớt một địch thủ nguy hiểm có thể cản đường đến phò mã của Mộ Dung... 

Vương Ngữ Yên nghe có tiếng gọi tên mình liền chạy đến giếng cạn - thật ra nàng đã trông thấy và nghe rõ lời qua tiếng lại giữa Mộ Dung và Đoàn Dự. Nàng trao đổi ít lời với Mộ Dung, thấy rõ thái độ tàn độc và lạnh nhạt của chàng, bất giác nàng kêu khóc Đoàn Dự và nhảy xuống giếng cạn đi theo chàng qua bên kia thế giới... Đáy giếng bỏ hoang nhiều năm chứa toàn bùn và lá khô, nhờ thế Đoàn Dự và Ngữ Yên chỉ ngất một lúc rồi tỉnh, không bị thương tích gì. Hai người ngồi nghỉ dựa lưng vào thành giếng, tâm tình: cả hai đã bộc lộ mối chân tình, sẽ mãi ở cạnh nhau, không để bất cứ nhân duyên gì chia cắt nữa... 

- Sư Cưu Ma Trí hướng dẫn Thái tử Thổ Phồn đến Tây Hạ quyết đoạt ngôi Phò mã. Sư hành quân rất quy mô để loại bỏ các đối thủ đáng gờm. Từ khi biết rõ Mộ Dung Bác tặng 72 huyền công Thiếu Lâm cho sư là cố ý hại sư, sư đã có cái nhìn khác về nhà Mộ Dung. Sư theo dõi Mộ Dung Phục tối nay, đã nghe và thấy rõ toàn cảnh xử sự ác hại của Mộ Dung, Sư ra mặt buộc Mộ Dung từ bỏ ý định tranh cướp ngôi Phò mã Tây Hạ. Mộ Dung quyết không chịu; Sư liền nhanh tay phong tỏa các huyệt đạo của Mộ Dung, rồi ném chàng xuống đáy giếng, và sai thuộc hạ khiêng đá tảng che bít miệng giếng. 

- Bất ngờ, tập sách Dịch Cân Kinh rơi theo Mộ Dung, Sư vội vàng nhảy theo để giữ lại. Bây giờ "cơn tẩu hỏa" bộc phát, Sư không vận được nội công, nên cũng bị rơi bịch xuống đáy giếng như Mộ Dung... 

- Vừa định thần, nghe ra tiếng Đoàn Dự, Sư nhảy đến tóm cổ Đoàn Dự, định bóp chết chàng... Mộ Dung Phục bấm tay vào kẻ gạch để trườn lên miệng giếng, để mặc ba người kia dằn co... 

---o0o---

45.2. Ý kiến

- Trước cái chết cấp kỳ, người ta chỉ có phản xạ cấp cứu mà không kịp suy nghĩ, và hẳn do không suy nghĩ mà không có thị phi. 

Hình ảnh Vân Trung Hạc, Nam Hải Ngạc Thần, Đoàn Diên Khánh, rồi Đoàn Dự, Hư Trúc... chỉ hành động cứu nạn cứu khổ mà không còn bận tâm lập luận, tranh cải, thị phi gì, là một bài học về kinh nghiệm tâm thức quý báu. Nếu con người có cái nhìn cấp cứu chính cuộc đời mình, hay cấp cứu tập thể, xã hội, trước cuộc vô thường, khổ đau, thì tâm thức sẽ dễ dàng vượt lên trên các tranh chấp, thị phi, vượt ra khỏi hận tâm và hành động rửa hận. Hình ảnh trên tác giả đã khéo tả, thực sự là hình ảnh rất văn học và rất triết học! Các nhát búa của tay lực sĩ Thổ Phồn chặt vào gốc tùng cho toán bốn người rơi xuống vực thẳm hiện ra như là những nhát búa đang chặt vào tư duy thị phi của con người. 

- Cưu Ma Trí rủa ngầm nhà sư áo lam rằng: 

"Thằng trọc già kia nói mình gắng gượng luyện 72 tuyệt kỹ phái Thiếu Lâm, chướng khí tích lại gây ra mầm họa. Sau đó lại luyện môn Dịch Cân Kinh, chân khí trong người đảo lộn và đại họa sắp đến nơi. Chẳng lẽ... chẳng lẽ thằng trọc già đó nói đúng ư?". 

(tr.289, tập IX) 

Thực tế, bảy mươi hai Huyền Công là để hàng phục các thế võ nguy hiểm trong thiên hạ, sức mạnh của chúng dễ dàng gây thương tích hay tử vong đối phương. Người sử dụng chúng, luyện tập chúng thì cần tu tập lòng từ, nhân ái, hiệp nghĩa trước thì mới có thể chế ngự ác tâm, sân tâm và hại tâm; nếu không, thì các hận tâm, sân tâm, hại tâm, tánh nóng vội được nuôi dưỡng, phát triển ngày một mạnh hơn. Đây gọi là chướng khí phát tác các bệnh về thân và về tâm. 

Khi tu tập Dịch Cân Kinh, điều cốt yếu là tâm bình, khí hòa, định tỉnh và đầy lòng từ bi thì mới thành công, vô hại. Với tâm sân, tâm tham, tâm kiêu, tâm hại, người tập luyện sẽ đi vào rối loạn tâm lý, kinh mạch đảo lộn. Do vậy, với tâm chân chính thì luyện võ cũng là cách tu tập tâm. Người tu tập tâm tốt thì võ nghệ sẽ tuyệt luân, điển hình như nhà sư áo lam quét tước giữ Tàng Kinh Các mà tâm giải thoát và tuệ giải thoát rất sâu, võ nghệ thì biến hóa khôn lường. 

- Truyện ghi: 

"Người theo Phật Giáo phải quán được thân thể chỉ là một cái túi thối tha, sắc là vô thường, vô thường là khổ, thân không phải là bản ngã, phải biết chán ghét mà rời xa". 

(tr.305, tập IX) 

Lời ghi trên của tác giả rất phù hợp với giáo lý nhà Phật. Thấy thân thể xú uế thì lòng tham dục về thân sắc sẽ lặn mất; lòng tham dục lặn, thì tâm lý vị kỷ, chấp ngã sẽ lặn dần theo; tâm lý vị tha, khoan dung phát khởi. 

Không chỉ nhìn bề trái của thân sắc đẹp, mà cần phải nhìn bề trái của các cảm thọ, các tưởng nghĩ, các tác ý ưa, ghét, các thấy biết từ tai, mắt, mũi, lưỡi, thân và ý, thì tâm sẽ rời xa cái dục vọng sẽ từ bi, định tỉnh, tuệ sẽ tỏa sáng. Cái nhìn ấy được gọi là cái nhìn trí tuệ hay nhìn với trí tuệ, có năng lực loại bỏ phiền não cho tự thân, và tích cực hành thiện đem lại an vui, hạnh phúc cho tập thể. 

Về võ học, cái nhìn trên sẽ tạo nên một tâm lý rất thuận cho công phu tập luyện Dịch Cân Kinh và 72 Huyền Công của Thiếu Lâm, tiêu biểu như trường hợp của Tiêu Phong, Hư Trúc và Đoàn Dự. 

- Giác ngộ dưới đáy giếng bùn lầy: 

Sư Cưu Ma Trí là vị sư thông minh thông tỏ giáo lý, ý chí tập luyện cao, tham vọng thành tựu lớn, nhưng thiếu cái chân tâm và cái thật tuệ. Tánh kiêu mạn và ham muốn vô độ của sư về võ thuật đã dung dưỡng các ác tâm, hại tâm, sân tâm dẫn đến "chướng khí tẩu hỏa". Sư có được một may mắn từ kiếp trước để lại, bị Bắc Minh Thần Công của Đoàn Dự hóa tán hết nội lực, trở thành người không có võ công. Bắc Minh Thần Công đồng thời làm tiêu chướng khí, tiêu chứng "tẩu hỏa" giúp sư bừng tỉnh, cảm thấy thoải mái như vừa đặt xuống một gánh nặng, mà hồi truyện tiếp theo sẽ diễn rõ...


 

---o0o---




tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương