BÀn về TƯ TƯỞng phật học trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung ht. Chơn Thiện Chùa Tường Vân Huế 2004


Hồi 36 : Bóng Hồng Đã Khép Cửa Thiền



tải về 1.02 Mb.
trang32/40
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.02 Mb.
#25038
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   40

Hồi 36 : Bóng Hồng Đã Khép Cửa Thiền


36.1. Lược truyện

- Thiên Sơn Đồng Mỗ và Lý Thu Thủy là tỉ muội đồng môn. Đồng Mỗ là sư tỉ của Vô Nhai Tử, người đương kim chưởng môn phái Tiêu Dao, lớn hơn Vô Nhai Tử ba tuổi đời. Thu Thủy là sư muội của Vô Nhai Tử, đang là Hoàng thái phi Tây Hạ. Cả hai đều đem lòng thương yêu Vô Nhai Tử và trở thành tình địch không đội trời chung. Cả ba đều thành tựu võ công thượng thừa và riêng biệt. 

- Đồng Mỗ lúc luyện đến thời điểm thành tựu một võ công siêu tuyệt thì bị Thu Thủy quấy nhiễu gây ra tẩu hỏa, cơ thể bà không thể phát triển, chỉ ở độ tuổi 12, vì thế bà có biệt danh là Đồng Mỗ (bà già với tấm thân trẻ con). Đây là một mối hận lớn! 

Đồng Mỗ đã rửa hận bằng cách rạch nát gương mặt kiều diễm của Thu Thủy, cái gương mặt đã làm lung lạc tình cảm của Vô Nhai Tử. Hận này cùng thấm đến xương tủy, khó quên đối với Thu Thủy. Bà mãi lùng tìm Đồng Mỗ để thanh toán nợ nần. 

- Giáp mặt Đồng Mỗ đang trốn ở vùng núi cao, Thu Thủy bề ngoài thơn thớt tỉ, muội, nhưng lời chào hỏi thì đến với Đồng Mỗ như là bữa cơm cuối cùng của một tên tử tù. 

- Đồng Mỗ khoe chiếc nhẫn chưởng môn bà lấy từ Hư Trúc, và bảo Thu Thủy làm lễ ra mắt tân chưởng môn. Thu Thủy nhanh như chớp chặt lìa ngón tay đeo nhẫn; đoạt nhẫn về cho mình; rồi tiện tay chặt đứt một bàn chân trái của Đồng Mỗ. 

- Không chịu nỗi sự tàn ác của Thu Thủy, con người có bề ngoài rất văn nhã, Hư Trúc không nghĩ ngợi gì thêm, cứu Đồng Mỗ băng chạy. Hai người bị rơi xuống một thung lũng, nhưng thoát nạn... bèn tìm nơi lánh nạn an toàn: nơi ở của Thu Thủy ở hoàng cung Tây Hạ, ẩn sâu dưới hầm chứa nước đá để luyện công. Đây là thế cờ Trân Lung khác! 

- Đồng Mỗ mưu tính kế sử dụng Hư Trúc để bảo vệ bà, gạt Hư Trúc ngã mặn, và mơ màng ngủ cùng công chúa Tây Hạ, nhan sắc và hiền hậu, trong hầm nước đá: Bị điểm huyệt gây mê khiến hai người có cảm nhận như gặp nhau trong mộng và gọi tên nhau bằng Mộng Cô và Mộng Lang... 

Đồng Mỗ vừa luyện công vừa truyền dạy cho Hư Trúc cách giải "sinh tử phù" và nhiều môn võ công thượng thừa suốt sáu mươi ngày. Ngày cuối của công phu Bát Hoang Lục Hạp Duy Ngã Độc Tôn thì Thu Thủy phát hiện tình địch ở hầm nước đá, liền đến để rửa hận. 

---o0o---



36.2. Ý kiến

- Trao đổi với Đồng Mỗ, Hư Trúc nói: 

"Tiền bối! Nhân sinh vô thường, vô thường là khổ. Người ta chịu khổ phần nhiều là do ba cái độc tham, sân, si mà ra. Giả sử tiền bối cố gắng tự tiêu trừ ba cái độc này, đừng nhớ đừng hận sư đệ sư muội của tiền bối nữa, thì trong lòng sẽ thấy dễ chịu hơn". 

(tr.24, tập VIII) 

Lời trao đổi nghe rất Phật giáo! Rất trung thực đối với giáo lý nhà Phật, nói lên tính chất thiết thực hiện tại: an lạc ngay trong hiện tại. 

- Khi bị hành khổ, Hư Trúc đọc lời kinh để tự tỉnh: 

"Tu đạo cực khổ, phải nghĩ kiếp trước, bỏ gốc theo ngonï, sinh lòng yêu ghét, kiếp này không lỗi, nhưng lỗi ở kiếp trước, sao thì phải vậy, không nên oán trách, gặp khổ chẳng buồn, mới là đạt đạo". 

(tr.35, tập VIII) 

- Biết rõ khổ là do lòng tham lam nhiều, ham muốn nặng, nên trừ hết lòng tham, hết ham muốn mới được tâm an: 

"Người trên thế gian, thường xuyên mê muội, không bỏ tham lam, cầu danh cầu lợi, thiền sư giác ngộ, khác xa phàm nhân, an tịnh cõi lòng, cảnh tùy tâm chuyển. Tam giới đều khổ, chẳng ai được an. Kinh sách đã dạy rằng: còn cầu cạnh thì còn khổ não, hết cầu cạnh mới được an vui". 

(tr. 36, tập VIII) 

- Rất dặc biệt là về điểm tác giả Kim Dung, qua lời Hư Trúc, đã luận về ý nghĩa phạm giới rất phù hợp với lời dạy cua đức Phật: 

"Đồng Mỗ cười nhạt hỏi: "Người đã ăn đủ thứ thịt, nào thỏ, nào hươu, nào hạc, nào công, thì còn thành hòa thượng thế nào được nữa, niệm Kinh hoài làm chi?". Hư Trúc đáp: "Tiểu tăng bị tiền bối bức bách chứ không phải tự ý mình, không thể gọi là phá giới". 

(tr.39, tập VIII)


 

---o0o---


Hồi 37 : Cùng Cười Ha Hả Một Tràng - Cuối Đường Yêu Hận Rõ Ràng Là Không


37.1. Lược truyện

- Thu Thủy dùng pháp Truyền Âm Siêu Hồn Đại Pháp để lần tìm nơi ẩn núp của Đồng Mỗ. 

- Sau một hồi khẩu chiến, hai bà xuất liền tuyệt chiêu để nhanh chóng đánh gục đối phương. Thu Thủy có lợi thế sức mạnh của thân nên thắng được một chiêu, khiến Đồng Mỗ thổ huyết. Đồng Mỗ lên tiếng xác nhận Hư Trúc là truyền nhân của Tiêu Dao Vô Nhai Tử để khỏi bị Thu Thủy hại, hầu tiếp tay hỗ trợ bà. Thu Thủy bồi tiếp tuyệt chiêu để kết liễu Đồng Mỗ. Hư Trúc vội phóng chiêu bí truyền để ngăn chặn. Đồng Mỗ lại tấn công Thu Thủy gây thương thế nặng. Hư Trúc lại ra chiêu ngăn cản Đồng Mỗ. Thu Thủy kịp điều khí, điểm huyệt Hư Trúc để bà rảnh tay giết Đồng Mỗ. 

- Cả hai bà đánh nhau đến kiệt lực, lăn ra cạnh Hư Trúc; rồi tiếp đấu nội lực gián tiếp qua thân thể trung gian Hư Trúc. Nội lực của Hư trúc vốn đã rất hùng hậu nên thu hóa hết nội lực của hai bà, tự mình giải khai huyệt đạo. Chàng đưa hai bà ra khỏi hầm nước đá đang bị bốc cháy... 

- Đồng Mỗ bảo Hư Trúc bắn tín hiệu để triệu tập các môn đồ đang hoạt động quanh vùng. Nhiều nữ môn nhân tức thì tề tựu; Đồng Mỗ tuyên bố Hư Trúc là tân chưởng môn phái Tiêu Dao và là chủ nhân cung Linh Thứu. Bà nhìn kỷ lại người ở trong tranh, nhận ra không phải là Thu Thủy, bà buột miệng kêu "không phải hắn", rồi cười một tràng mà chết. 

- Thu Thủy dùng pháp quy tức giả chết để tránh các đệ tử của Đồng Mỗ sát hại. Giờ ngồi tựa gốc cây, thẩn thờ xem lại đồ hình thì nhận ra là tranh vẽ muội tử của Thu Thủy, Thu Thủy bàng hoàng kể lại câu chuyện tình giữa bà và Vô Nhai Tử cho Hư Trúc nghe: bà và Vô Nhai Tử có chung một cô con gái đi làm dâu nhà họ Vương ở Tô Châu. Rồi nước mắt bà tuôn trào, tuôn trào đến lịm chết... 

- Đám cung nhân Linh Thứu kêu khóc rất thảm thương. Hư Trúc bảo rước thi thể hai bà về an táng ở cung Linh Thứu, núi Phiêu Diểu. 

- Thám báo phi báo: Cung Linh Thứu đang bị các phản đồ thuộc 36 động và 72 đảo chúa tấn công kịch liệt, sắp lâm nguy. Hư Trúc và cả đoàn phi nhanh về cứu viện. Tiếp Thiên Kiều nối vào cung đã bị chặt đôi; đoàn cứu viện phải dừng chân; chỉ có một mình Hư Trúc phi qua vực vào cung giải cứu... 

---o0o---

37.2. Ý kiến

- Do bởi mối tình si, Đồng Mỗ và Thu Thủy đều không thấy đúng tình cảm chân thật của Vô Nhai Tử đã dành cho người khác. Từ nhìn lầm, hai bà rơi vào thù hận, hại nhau suốt một đời. 

Cái tướng biểu hiện của tình cảm của Vô Nhai Tử là mơ hồ, mộng mị, huyễn hư, khó thấy cũng như là các tướng trạng hiện hữu khác: chúng là duyên sinh mà người đời nhìn ra hữu ngã, để rồi thương vay, khóc mướn suốt một đời, chỉ còn đợi cười đến chết. Đây là điều mà tác giả lập lại nhiều lần trong truyện "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng" (cái gì có tướng trạng đều là hư vọng, không thật) của Kinh Kim Cương Bát Nhã. Lời kinh ấy là rọi đường để sống, chớ có nói triết lý gì đâu? 

- Cái tâm lý của con người thường thay đổi theo các duyên (điều kiện sống); nó là vô thường: trung thành đó, phản trắc đó; bạn đó, thù đó ... Vô thường thì khổ! 

Cái đọng lại của hồi truyện 37 là thế!
 

---o0o---




tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương