BÀn về TƯ TƯỞng phật học trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung ht. Chơn Thiện Chùa Tường Vân Huế 2004


Hồi 29 : Hàn Độc Trùng Luyện Hàn Độc Chưởng



tải về 1.02 Mb.
trang28/40
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.02 Mb.
#25038
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   40

Hồi 29 : Hàn Độc Trùng Luyện Hàn Độc Chưởng


29.1. Lược truyện

- A Tử sai bắt nhiều loại trùng độc, rắn độc để làm mồi cho con tằm độc (để trong chiếc hủ sành) hút hết huyết dịch để tiết ra nhiều hàn khí đến độ khiến nước để gần nó đều đóng băng. 

- A Tử lại cho tằm hút máu Du Thản Chi: Du Thản Chi thì vô hại, còn tằm độc thì chết. A Tử dùng huyết dịch của tằm để luyện độc chưởng, và luyện công cho hàn độc thấm vào người nàng. Du Thản Chi đứng cạnh nên bị đóng băng. A Tử sai Thất Lý đem chôn Du Thản Chi. 

- Thất Lý lười biếng bèn ném Du Thản Chi xuống suối. Du Thản Chi trôi đi chừng hai mươi dặm thì bị ngán lại khiến vùng nước chung quanh chàng đóng băng; rồi lớp băng tan ra dần; chàng tỉnh lại, trong người cất chứa hàn độc cực mạnh. Du Thản Chi không dám trở về cạnh A Tử trong lúc này. 

- Du Thản Chi lật từng trang Dịch Cân Kinh, nhìn kỷ đồ hình và vận khí theo dấu hiệu chỉ dẫn của đồ hình, với trạng thái tâm lý rỗng rang, vô cầu. Du Thản Chi bỗng dưng thành tựu công phu Dịch Cân Kinh. Chàng nhận ra đôi bàn tay chàng có kình lực rất mạnh có thể dễ dàng đánh chết dã thú... 

- Du Thản Chi một mình âm thầm trở lại Trung Nguyên. Dọc đường nghe tin Cái Bang mở hội để bầu tân bang chủ trong vài ngày tới. Toàn Quán Thanh đà chủ thì mưu tính phục hồi chức vị cũ của ông ta ở Cái Bang trước ngày hội để ông ta có thể dành chức Bang chủ. 

- Đoàn Dự đem thư của Đoàn Chính Thuần đến các trưởng lão Cái Bang để xác nhận thủ phạm vụ án Mã phó bang chủ không phải là Kiều Phong. Toàn Quán Thanh nhận thư, đọc trộm, rồi hủy đi... 

- Tại phân đà đại trí của Toàn Quán Thanh, Đoàn Dự nhận thư mời của Tô Tinh Hà đến họp mặt trong kỳ hội các kỳ thủ trong thiên hạ tại núi Lôi Cổ, tỉnh Hà Nam. 

- Môn hạ của Tinh Tú lão quái hạ sát người đưa thư mời các kỳ thủ, rồi uy hiếp đòi Cái Bang nộp trùng độc, rắn độc... 

- Tinh Tú lão quái xuất hiện liền ở Cái Bang đòi bang chúng Cái Bang ra nghênh tiếp. Tiếp có tiếng hô: Cung thỉnh Tinh Tú Lão Tiên thi triển đại pháp hàng phục bọn tiểu quỷ Cái Bang". 

- Tinh Tú đi đến đâu bang chúng Cái Bang bỗng nhiên ngã lăn ra chết đến đó. Toàn Quán Thanh liền thổi tiêu gọi rắn độc và trăn bao vây lão quái cùng các môn nhân của ông ta. Nhiều môn nhân tử nạn. Lão quái thì bị trăn tấn công... 

- Toàn Quán Thanh và toàn bang chúng đều bị tê liệt, hôn mê... 

- Du Thản Chi đốt lửa lên để xua đuổi rắn và trăn cứu nguy cho Tinh Tú lão quái cùng các môn hạ của ông. 

Lão quái thấy rõ Du Thản Chi có chất kịch độc ở đôi cánh tay, và có sức mạnh kỳ lạ chỉ trong một thoáng đã hất văng một cao thủ của ông ta chết ngay. Ông bèn dùng Hóa Công Đại Pháp để thâu phục Du Thản Chi, không ngờ lực âm hàn cực mạnh của chàng hút cả nội lực của lão quái. Lão bèn trồng cây chuối để ngưng tụ nội lực, rồi dùng võ công khống chế Du Thản Chi. Chàng ta rất tâm phục võ công của lão quái. Lão quái ép chàng bái ông ta làm sư phụ mới chịu tha chết chàng. 

- Đinh Xuân Thu lão quái tinh quái tìm hiểu lai lịch Du Thản Chi và võ công của chàng. Du Thản Chi chỉ kể lại chuyện gặp A Tử và con độc tằm, mà dấu kín chuyện chàng luyện Dịch Cân Kinh. 

- Đinh Xuân Thu dẫn Du Thản Chi và đám đệ tử đi tìm nhà sư Tuệ Tịnh để đến Côn Luân, kiếm độc tằm. 

- Cùng thời gian trên, Hư Trúc - một tiểu Tăng Thiếu Lâm - đem thiệp mời đi mời các anh hùng đến dự yến 9/9, tiết Trùng dương, ở Thiếu Lâm tự để bàn luận về tuyệt kỷ "Gậy ông đập lưng ông". Hư trúc gặp Phong Ba Ác ở trà quán và trao thiệp mời Mộ Dung công tử, đồng thời nói rõ Thiếu Lâm không cho rằng Mộ Dung là thủ phạm của các vụ án "Gậy ông đập lưng ông". 

Đặng Bách Xuyên, Công Dã Càn, Bao Bất Đồng và Phong Ba Ác nghe Hư Trúc nói vậy, bèn đổi thái độ định gây hấn sang bắt chuyện thân hữu. Bấy giờ Đinh Xuân Thu và Du Thản Chi cũng bước vào trà quán; các nhà sư Huyền Nạn, Huyền Thông cũng tiếp đến trà quán, đem theo thiệp mời Mộ Dung công tử... 

- Đi theo hai nhà sư ấy có sư Tuệ Tịnh đang nằm trên cáng khiêng. Tất cả, sau một lúc mới nhận ra sự có mặt của lão quái Đinh Xuân Thu, giật mình kinh nghi... 

- Đinh Xuân Thu chăm chú theo dõi nhà sự Tuệ Tịnh. Bao Bất Đồng thì tinh nghịch đòi cất cái mặt nạ sắt của Du Thản Chi đi. Du Thản Chi xuất chưởng khiến Bao Bất Đồng và các sư đều bị nhiễm hàn độc, cóng lạnh toàn thân vô phương trục độc. Tất cả đều đến Tiết thần y đang ở Lạc Dương để chữa trị. 

- Biết Đinh Xuân Thu sắp xuất hiện, Tiết thần y giả dựng nên cảnh đám tang ông ta, và núp sâu vào nhà ở dưới địa đạo. 

- Giữa lúc mọi người đang phân vân về cái chết của thần y thì có pháo lửa báo hiệu sắp có đại địch... 

---o0o---

29.2. Ý kiến

- Tại hồi 29, tác giả viết: 

"Pho Dịch Cân Kinh đúng là một bảo điển tối cao, vô thượng trong võ học, nhưng tu tập không dễ dàng chút nào, phải phế bỏ được ý niệm về nhân tướng, ngã tướng mới mong thành tựu được. Những vị Tăng lữ tu học môn võ công thượng thừa này đều phải dõng mảnh tinh tiến về Phật học mới có kết quả. Nhưng có ai học võ mà không muốn nhanh chóng thành tựu, muốn tâm vô sở trụ thật là thiên nan, vạn nan". 

(tr 146, tập VI) 

Pho Dịch Cân Kinh cần được luyện tập với tâm vô sở trụ rời khỏi niệm về ngã tướng, nhân tướng thì công phu mới thành tựu được, theo tác giả. Điều này hệt như nội dung mà kinh Kim Cương chỉ dạy, "Ưng vô sở trụ như sinh kỳ tâm" (nên khởi lên tâm vô sở trụ - không trú trước vào đâu) hay đoạn diệt ác ngã niệm, ngã tưởng (ngã tưởng, nhân tưởng, chúng sinh tưởng, thọ giả tưởng, pháp tưởng, phi pháp tưởng, tưởng và phi tưởng). Luyện Dịch Cân Kinh như thế là công phu tu luyện trí tuệ vô ngã (của Bát Nhã) của Phật Giáo. 

- Tác giả lại viết: 

"Lung Á tiên sinh có cố tật, nhưng lại tự xưng là Thông Biện tiên sinh, không chừng ông ta nghe bằng tâm, nói bằng bút còn hơn người thường nghe bằng tai, nói bằng lưỡi". 

(tr173 - 174, tập VI) 

- Nghe bằng tai, nói bằng lưỡi: đều là nghe và nói các ngôn ngữ khái niệm. Nghe và nói như vậy là nghe và nói các ngã tướng, ngã tính. Phản ứng tâm lý của nghe và nói ấy sẽ là tham, sân, si, sẽ không thấy rõ sự thật của các hiện hữu, và sẽ đi đến kết cục đem lại phiền não cho mình và người. 

- Nghe bằng tâm, nói bằng bút; 

- Nghe bằng tâm là có sự can thiệp của trí tuệ của người nghe và cả từ tâm. Nghe như vậy chỉ rơi vào hạn chế bởi cái tuệ chưa tỏa và cái tâm chưa đại từ của người nghe; nhưng lại tránh được sự ràng buộc của các huyễn tướng và tham, sân, si một cách nặng nề. 

Nói bằng bút có hai nghĩa: 

- Nói ra những gì đã nghe bằng tâm và nghĩ bằng tuệ thì dù có diễn tả bằng ngôn ngữ khái niệm vẫn gần với sự thật của các hiện hữu hơn là nói bằng ròng khái niệm. 

- Cách nói thứ hai bằng bút là không diễn tả bằng ngôn ngữ khái niệm, mà diễn tả bằng họa, bằng tranh, là thứ ngôn ngữ biểu tượng. Diễn tả theo cách này thì phong phú hơn và cũng gần với thực tại hơn. 

Lung Á tiên sinh được gọi là Thông biện tiên sinh là vì lẽ đó. Cách nói và nghe của tiên sinh thì gần gũi với chủ trương của Thiền tông Trung Quốc hơn là các cách nói và nghe khác. 

- Chủ trương của Thiền tông T.Q là "Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền". 

- Tác giả lại viết: 

"Một hôm Đoàn Dự vào Bạch Mã tự ở Lạc Dương, đang bàn luận về Kinh A Hàm với phương trượng, thảo luận về Thất Bảo của vị vua Chuyển Luân trong Phật học..." 

(tr 175, tập VI) 

Đây là nội dung của Kinh Chuẩn Luân Thánh Vương Kiết tập ở Kinh A - Hàm (Hán tạng) và Kinh Bộ NiKàya (Pàli tạng). Thất bảo là: xe báu, ngựa báu, voi báu, ngọc báu, ngọc nữ báu, Tướng quân báu và Cư sĩ báu. Đó là nội dung của một nước rất hùng cường: an ninh, quốc phòng rất vững chắc; kinh tế, tài chánh phú cường. Đặc biệt văn hóa đạo đức của nhân dân tỏa sáng công chính và nhân ái do nhà vua trị dân bằng Chánh pháp của đạo Phật. Đoàn Dự với tâm trạng đương thời, nghĩ đến ngọc nữ báu là một tuyệt sắc giai nhân vừa có một tâm lý tốt đẹp của một mẫu nghi thiên hạ. 

Với mạch truyện đối thoại, tác giả không cho rằng đấy thật sự là thất bảo. Bởi vì chúng đều vô thường, tan hoại và dẫn đến khổ đau. Đây rõ là cái nhìn trí tuệ của Phật Giáo. Cái nhìn này rọi vào mỹ nữ thì mỹ nữ sẽ là: 

"...nên nghĩ rằng trong thân mỹ nữ chỉ toàn máu mủ, trăm năm sau biến thành xương trắng..." 

(tr 177, tập VI) 

Đây là cái nhìn giúp các hành giả giải thoát đi ra khỏi lòng tham đắm, thức tỉnh để giúp mình và người thoát ly khỏi phiền não, khổ đau: càng say đắm, chấp thủ một đối tượng vô thường, thì càng chuốt lấy sầu bi! Rất Phật Giáo! 

- Phật Pháp là vậy, nhưng người đời cái nghiệp nặng làm sao có thể hành? Tác giả viết: 

"Thân thể bên ngoài tàn phế chưa chắc đã hiệu quả. Phải tự mình tu tâm, không nghĩ đến sắc tướng trên thế gian, thì mới tới mức vô sở trụ. Nếu thế thì trở thành đại bồ tát rồi, ta chỉ là phàm phu tục tử, làm sao tu tập tới trình độ đó được? Than ôi! Oán tắng hội, ái biệt ly, cầu bất đắc, đều là cái khổ của nhân sinh". 

(tr 178, tập VI) 

- Phần tác giả luận về tâm vô sở trụ là phù hợp với giáo nghĩa Bát Nhã của kinh Kim Cang Bát Nhã (đại thừa Phật giáo) 

- Ở đây, lời nói nghĩ đến sắc tướng trên thế gian là nói đến sự đắm trước các sắc tướng. 

- Phần đề cập đến các hình thái của đời sống đem lại khổ đau thì là trọn nghĩa của "Khổ đế" trong giáo lý Tứ Diệu Đế căn bản của Phật giáo. 

- Lời phát biểu: "Phật nhìn vào một bát nước thấy có 84.000 con trùng, nếu không đọc chú nầy thì khác nào ăn thịt sống". (tr 210, tập VI) là phần Tỳ Ni sử dụng hằng ngày của người xuất gia. Bài kệ là trích từ kinh Hoa Nghiêm, Đại Thừa. 

Đọc chú là để chế ngự cái tâm lý sát hại, và khởi lên tâm đại từ bi. Đây là một kỹ thuật tu tập. 

Hồi truyện 29 này liên hệ đến rất nhiều tư tưởng Phật Học rất nền tảng giúp độc giả nắm được các điểm giáo lý Phật Giáo tinh yếu vậy. 

---o0o---




tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương