BÀn về TƯ TƯỞng phật học trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung ht. Chơn Thiện Chùa Tường Vân Huế 2004


Hồi 30 : Cuộc Hội Ngộ Kinh Hoàng Ở Tiết Gia Trang



tải về 1.02 Mb.
trang29/40
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.02 Mb.
#25038
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   40

Hồi 30 : Cuộc Hội Ngộ Kinh Hoàng Ở Tiết Gia Trang


30.1. Lược truyện

- Hàm Cốc bát bữu là tám huynh đệ của thần y Tiết mộ Hoa, hàng đệ tử của Thông Biện, hay Lung Á, tiên sinh. Họ cùng đến trú xứ của Tiết Mộ Hoa, là điểm hẹn hội ngộ năm năm một lần của nhóm. Bất thần lần này họ gặp nhà sư Huyền Nạn và bốn huynh đệ hộ vệ của nhà Mộ Dung ở đó. 

Bao Bất Đồng, vốn nóng nảy và ngang ngược, đã cải vả và xô xát nhẹ với nhóm "Bát hữu", cho đến khi Khang Quảng Lăng (một trong Bát hữu), bạn thâm giao với sư Huyền khổ (sư huynh của Huyền Nạn), xuất hiện thì các bên mới hiểu nhau cùng chung một giới tuyến. 

- Liền có sự xuất hiện của Tinh Tú Hải lão quái khiến mọi người kinh sợ kéo nhau vào nhà trong để bàn kế đối địch. 

Nhóm Bát hữu mở đường hầm bí mật để tìm gặp Tiết Mộ Hoa đang trá tử ẩn núp trong địa đạo. 

Tiết Mộ Hoa thuật lại cho mọi người nghe về bí mật của phái Tiêu Dao: Tinh Tú Hải đã ám sát sư tổ (Thầy của Tinh Tú Hải) và Thông Biện Tiên Sinh - Sư Tổ rơi xuống vực mất tích, Thông Biện thì đuổi tám đệ tử (nhóm Bát hữu) khỏi môn phái và làm người câm điếc ẩn dật từ đó. Phái tiểu tăng Hư Trúc và Tuệ Kính băng về Thiếu Lâm để báo trình cho Huyền Từ phương trượng rõ bí mật ấy và về cuộc tấn công hôm nay của Tinh Tú Hải lão ma. 

- Biết khó có thể ẩn mãi trong mật thất ở địa đạo, tất cả ra ngoài đối mặt với Tinh Tú Hải Đinh Xuân Thu, ứng chiến một mất một còn. 

- Huyền nạn xuất tuyệt chiêu tấn công Đinh Xuân Thu vừa quyền vừa cước, đánh trúng vai ông ta khá nặng đòn, nhưng bị nhiễm độc dược quanh người ông ta, Huyền Nạn bị Hóa Công đại pháp của ông ta làm tiêu tán công lực, và làm cơ thể tê liệt...; các anh hùng khác, trừ Tiết Mộ Hoa, bị trúng chưởng của Đinh Xuân Thu và Du Thản Chi, và đều mắc thương thế khá nặêng. 

- Tiết Mộ Hoa bị Đinh Xuân Thu ép chữa trị cho sư mập Tuệ Tịnh Tiết Mộ Hoa phải nghe lời ông ta để cứu sư phụ Tô Tinh Hà (Thông Biện tiên sinh) và nhóm Bát hữu. 

- Đinh Xuân Thu dùng xe ngựa chở hết mọi người và dược liệu đi đến nơi mà ông ta muốn... 

---o0o---

30.2. Ý kiến

- Một người trong nhóm Bát hữu ngâm vịnh: 

"Có phế bỏ thất tình, mới mong tròn quả phúc 

Tâm thần tán tụ hoài, chưa thoát vòng trần tục" 

(Trang. 249-250, Tập VI) 

Thất tình là mừng (hỷ), giận (nộ), buồn (ai), vui (lạc), yêu (ái), ghét (ố) và ham muốn (dục). 

Phế bỏ thất tình là loại bỏ các cấu uế của Dục giới tâm để thành tựu tâm thanh tịnh của Dục giới và các tâm Thiền của Sắc giới và vô Sắc giới. Đây là ý nghĩa của lời ngâm: "Có phế bỏ thất tình mới mong tròn quả phúc" 

Sau khi loại bỏ các cấu uế tâm, hành giả sẽ thành tựu các tâm thiền. Tại đây hành giả cần chế ngự tâm tầm, tứ của Sơ định để dốc niệm phát triển các tâm định cao hơn để an trú ở Tứ định (hay đại định) để phát triển trí tuệ giải thoát. Đây là ý nghĩa của: "Tâm thần tán tụ hoài, chưa thoát vòng trần tục". 

Lời ngâm trên mang nội dung tu tập giải thoát của Phật giáo. 

- Lời ngâm tiếp đầy tác dụng cảnh tỉnh: 

" Thế sự thành không tưởng, 

Còn vui thú nổi gì?" 

(trang 250, Tập VI) 

Mọi hiện hữu đều do vạn duyên mà có. Rời vạn duyên, không có hiện hữu nào có mặt. Nói khác đi, cái gọi là tự ngã (self) của mỗi hiện hữu chỉ là một ảo tưởng (illusion): hiện hữu là rỗng không tự ngã (emptiness). Kẻ trí thấy vậy mà thức tỉnh ra khỏi sự đắm say các ngã tướng. 

- Sư Huyền Thống vừa múa đao vừa nói: 

"Hỏi ai người đắc pháp, 

Nhân giả phải tinh vi" 

Người ngâm vịnh bật cười ha hả mà tiếp lời: 

Đúng rồi! Đúng rồi! Đại sư là đệ tử nhà Phật mà cũng nói đến nhân giả là gì? Vậy thì đạo lý trong thiên hạ đều giống nhau hết. Tại hạ khuyên đại sư nên ra khỏi bến mê, quay đầu trở lại, buông đao đồ tể". 

(trang 250 tập VI). 

Huyền Thống hốt nhiên đại ngộ, thấu triệt lẽ huyền vi, bèn nói: "Phật Pháp vô biên! Cho tròn thiện quả. Rồi mỉm cười mà hóa". 

Câu hỏi đắc pháp là gì, người đắc pháp là gì? Bỗng đánh thức sư Huyền Thống bừng tỉnh về cái rỗng không tự ngã của các hiện hữu; hiện hữu đang mãi tròn đầy ra đấy, tự ngã chỉ là một ý niệm đẩy con người đi tìm ý niệm trống không ấy. Câu nói của người ngâm vịnh (trong nhóm Bát hữu) chỉ có tác dụng như một giọt nước cuối cùng làm tràn đầy ly nước công phu của Huyền Thống, lay gọi Huyền Thống buông bỏ ý niệm (như là người đồ tể buông dao đồ tể). Buông bỏ ý niệm chấp thủ tự ngã, chấp thủ các ngã tướng là buông bỏ thất tình, lục dục, thị phi thảy... thế là không còn cái gì để mà công phu nữa, mỉm cười mà hóa. 

Mọi sự việc ở đời đều có thể thức tỉnh con người ra khỏi cơn mê chấp thủ. Điều này có nghĩa là mọi hiện hữu đều có tác dụng của Phật Pháp, đều là Phật Pháp, điều mà sư Huyền Thống lúc ngộ nói ra "Phật pháp vô biên". 

Câu chuyện ngâm vịnh đối đáp giữa gã đồ gàn (trong nhóm Bát hữu) và sư Huyền Thống lúc đang động kiếm sát phạt, mà tác giả Kim Dung lồng vào một cuộc động kiếm lầm lẫn sai đối tượng, mang đầy âm hưởng của một cuộc "Pháp đàm" của các Thiền sư Trung Quốc, nghe rất Phật giáo! 

- Khang Quảng Lăng (cũng là một người trong Bát Hữu) được tin người bạn tri âm là Đại sư Huyền Khổ viên tịch từ lâu, liền khóc bi thiết và than: "Huyền Khổ lão huynh ơi! Sao lão huynh chẳng dặn dò tiểu đệ một câu nào đã bỏ đi ngay? Khúc Phạn Âm Phổ Tấu của tiểu đệ đã có bao nhiêu người nghe mà chẳng ai hiểu gì ráo, chỉ mình lão huynh biết trong khúc đó bao hàm ý tưởng nhà Phật, có thể khiến cho công lực tinh tiến thêm lên, lão huynh nghe đi nghe lại mà không biết chán". 

(trang 256-257, tập VI.) 

Khúc Phạn Âm Phổ Tấu, mà đời sau trong văn học thi ca gọi là Khúc Quảng Lăng ở Kê Khang, do Quảng Lăng Phổ ra, là lúc một khúc có tiết tấu khiến người nghe lắng đứng dục vọng, thiền định phát triển trí và tuệ phát triển. Do vậy, khúc nhạc như có chuyên chở lời kinh, ý Phật điều mà tác giả gọi là bao hàm ý tưởng nhà Phật với đạo Phật, nhìn nghe, nói, hành động đưa đến giác tỉnh tiêu trừ dục vọng thì gọi là nhìn, nghe, nói, hành động Phật giáo- Phật giáo là thế, không có tự ngã, không của riêng ai. 

- Tiết Mộ Hoa ( thuộc nhóm Bát hữu) thần y thì nhận định: "Việc trừ diệt đại họa cho Võ lâm mà không được các Cao Tăng chùa Thiếu Lâm chủ trương đại cuộc thì khó bề thành công được..." 

(trang 273, tập VI) 

Phải chăng đó là niềm tin của tác giả Kim Dung đặt vào giáo lý nhà phật. Từ bi và Trí tuệ, và vào các đại thiền sư, các người có thể chuyển tải giá trị của đạo Phật đến với đời? Phải chăng, với tác giả, văn hóa Phật giáo sẽ là văn hóa trừ họa cho Võ Lâm, đem lại hòa bình, an lạc lâu bền?

---o0o---



tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương