BÀn về TƯ TƯỞng phật học trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung ht. Chơn Thiện Chùa Tường Vân Huế 2004


Hồi 42 : Giả Chết Chờ Thời Phục Quốc - Cõi Thiền Nặng Nơi Phu Thê



tải về 1.02 Mb.
trang35/40
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.02 Mb.
#25038
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   40

Hồi 42 : Giả Chết Chờ Thời Phục Quốc - Cõi Thiền Nặng Nơi Phu Thê


42.1. Lược truyện

- Hư Trúc thì đang chế ngự các chiêu thức của Đinh lão quái. 

- Tiêu Phong đã đánh gãy cặp dò Trang Tụ Hiền (Du Thản Chi) đang nằm lăn dưới đất. Chàng trở qua theo dõi trận chiến của Đoàn Dự. 

- Đoàn Dự nghe lời chỉ điểm của Tiêu Phong chỉ liên tục sử dụng một chỉ kiếm Thiếu Thương, đã dần dần dồn Mộ Dung Phục tựa lưng vào một gốc cây, mất hẳn sức phòng thủ, mặt trở nên xám xanh. Đoàn Dự chuyển qua xuất Thương Dương Kiếm, kiếm khí vô hình, mau lẹ, đến độ Tiêu Phong nghĩ rằng nếu chàng ở vào chỗ Mộ Dung Phục, chàng cũng đành bó tay chờ chết. Thấy thậm nguy, Vương Ngữ Yên buột miệng cầu xin Đoàn Dự "hạ thủ lưu tình". Đoàn Dự không muốn thấy Vương Ngữ Yên đau khổ, nên vội vàng thu hồi chỉ kiếm. 

- Lần đầu tiên chịu thất bại quá ê chề, nhục nhã, Mộ Dung Phục không muốn sống nữa, chàng phóng cả người và phán quan bút về phía Đoàn Dự để được kết liễu. Đoàn Dự không nỡ hại, lách mình tránh và bị phán quan bút ghim vào bả vai, máu đổ... Tiêu Phong liền phóng chưởng nhấc bổng Mộ Dung và ném chàng ra xa mấy trượng... Mộ Dung rút bảo đao ra để tự vẫn, thì liền có một luồng sáng bay tới đánh văng đao... rồi có tiếng nói nhắc nhở Mộ Dung Phục về sự nghiệp phục quốc Đại Yên, giúp chàng trấn tỉnh... 

- Đoàn cung nhân Linh Thứu đến; Cúc Kiếm ném bầu nước lã cho Hư Trúc để phóng "sinh tử phù". Chưởng độc phong của lão quái theo những hạt nước rơi bắn vào Cúc Kiếm khiến nàng ngất lịm... Hư Trúc tung "sinh tử phù" phong tỏa bảy huyệt đạo quan trọng trên người lão quái, khiến ông ta ngứa ngáy, đau đớn không thể chịu nổi, bức cả áo mặc và chòm râu bạc... 

- Huyền Từ lên tiếng bảo Hư Trúc giải khổ cho lão quái... Hư Trúc cho lão quái giải dược và cứu tỉnh Cúc Kiếm. 

- Đinh lão quái mất hết kiêu khí, uy phong, người run lẩy bẩy... Các môn nhân thì thiết tha xin gia nhập cung Linh Thứu... 

- Cưu Ma Trí nhắc Huyền Từ tiếp tục gia hình Hư Trúc. Hư Trúc để mình trần chịu đòn phạt... 

- Nhìn thấy chín chấm đỏ trên lưng Hư Trúc, Diệp Nhị Nương nhận ra Hư Trúc là con đẻ của bà, bà nhảy vào nói rõ tự sự cho Hư Trúc biết... Hai mẹ con nhìn nhận nhau chi xiết vui mừng! 

- Vào lúc ấy, Tiêu Viễn Sơn (người áo đen, bố đẻ của Tiêu Phong) lên tiếng nói rõ trước quần hào: Huyền Từ phương trượng, "Thủ lĩnh đại ca", là cha ruột của Hư Trúc. Ông đã bắt cóc Hư Trúc năm lên một, đem để ở vườn rau của chùa Thiếu Lâm, diễn hệt tấn tuồng Huyền Khổ gửi Kiều Tam Hòe nuôi nấng Tiêu Phong. 

- Huyền Từ nhận lỗi lầm của mình thời trẻ, an ủi Diệp Nhị Nương và Hư Trúc, rồi truyền lệnh y luật gia hình mình hai trăm trượng, không được vị nể... 

- Các việc làm trong bóng tối của Mộ Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn đều được phơi bày: 

+ Mộ Dung Bác là thủ phạm tung tin thất thiệt gây ra vụ án Nhạn Môn Quan. 

+ Tiêu Viễn Sơn là người giết Huyền Khổ, ông bà Kiều Tam Hòe, Bạch Thế Kính, Triệu Tiền Tôn ... những người đã tham gia vụ thảm sát Nhạn Môn Quan. 

- Sau khi chịu hình, Huyền Từ phương trượng, an nhiên "nhắm mắt"... nhiều người đến nghiêng mình bên thi thể phương trượng... 

- Diệp Nhị Nương tự sát cạnh thi thể Huyền Từ... 

- Hư Trúc khóc vật vã! 

---o0o---

42.2. Ý kiến

- Tại hồi 42, dưới chân núi Thiếu Thất, là thời điểm rất quyết định của giang hồ đương thời: hoặc là giang hồ bẻ gãy được một số nhân tố gây sóng gió, hoặc là giang hồ trở nên rối rắm nghiệt ngã hơn. 

Chiến thắng của Hư Trúc trước Đinh lão quái, của Tiêu Phong trước Trang Tụ Hiền, và của Đoàn Dự trước Mộ Dung Phục là chiến thắng của giang hồ chính phái, và của độc giả đang mải mê theo dõi cục diện: chừng nào sự sống còn có ý nghĩa của khát vọng thanh bình, an lạc, công bằng và hạnh phúc, thì lực lượng ma giáo, tà vạy luôn luôn bị đẩy lùi, như kết quả trận chiến xung đột giữa sáng, tối xảy ra ở Thiếu Lâm. Kết quả ấy hầu như hoàn toàn (hay phần lớn) phụ thuộc vào tư duy và nỗ lực hành động của chính phái, là tác dụng mà giáo lý nhà Phật nhắm đến và nhắc nhở người đời rằng con người hãy làm chủ cái nghiệp của mình. Đây là phần cộng nghiệp (nghiệp chung của tập thể, xã hội). Bên cạnh cộng nghiệp, mỗi hành động của cá nhân còn dẫn đến một hậu quả khác gọi là biệt nghiệp (nghiệp của mỗi người riêng rẽ). Phần hậu quả này có hai mặt mà cá nhân nhận chịu: một để lại trong tâm thức mình vừa làm ray rứt hay gây phấn khởi tâm lý, vừa là chủng tử (hạt giống) để phát sinh ra kết quả ở đời sau; một chịu phản ứng tâm lý và hành động của các cá nhân khác và xã hội trong kiếp hiện sinh. 

- Bi kịch thì xảy đến ở cả hai cánh chánh, tà. Đấy là cuộc sống. Điểm khác biệt của chánh, tà là: cánh tà luôn hành động vì động cơ dục vọng, tham vọng, sân hận, vị kỷ vô bờ; cánh chánh thì luôn hành động theo đạo lý, theo sự dẫn dắt của tình người, lòng nhân ái, vị tha và vì sự an lành của tập thể, số đông. 

- Bi kịch đến với Huyền Từ phương trượng Thiếu Lâm thì ngậm ngùi nhất, là sự kiện đáng suy gẩm, nhất là các tư duy về giá trị, đạo đức: cần có tư duy mới về giá trị đạo đức sinh động hơn là tư duy có tính công thức của văn hóa cũ. Cái sai lầm một lần ở thời trai trẻ của Huyền Từ cần được tách khỏi các việc làm đúng và tốt về sau của người, cần được tách khỏi các việc làm của một phương trượng (danh dự của một phương trượng), tách khỏi danh dự của Thiếu Lâm Tự - một việc liên hệ tình cảm với Diệp Nhị Nương; một liên hệ đến sự vụ phục kích ở Nhạn Môn Quan, do Mộ Dung Bác tung tin thất thiệt - và nhất là cần được tách khỏi ảnh hưởng của giáo lý nhà Phật. Chính quyết định chịu hình phạt đòn đến chết của Huyền Từ là quyết định của một phương trượng, nhưng đấy là những gì chỉ phù hợp với cái nhìn của xã hội đương thời, mà không phải là phù hợp với cái nhìn của giáo lý giải thoát. Chỉ có nụ cười đọng lại trên môi của Huyền Từ khi chết là cái gì ấy của một Thiền sư Phật giáo, rất Phật giáo! Một số quần hùng đến nghiêng mình bên thi thể Huyền Từ là nghiêng mình trước gương mặt và nụ cười thanh thản ấy. Bi kịch tại đây không còn là bi kịch nữa, mà là cái đã làm sáng rực lên nụ cười giải thoát trên môi người. Đây mới thật sự là tư tưởng của tác giả ở ngoài ngôn ngữ của các dòng truyện?

---o0o---



Hồi 43 : Một Đời Mộng Bá Vương - Cùng Trở Về Cát Bụi

43.1. Lược truyện

- Bao Bất Đồng báo cho các trưởng lão Cái Bang biết vụ thảm sát nhiều bang nhân Cái Bang gần đây là do lệnh của Trang Tụ Hiền; Trang Tụ Hiền bảo đó là lệnh của Toàn Quán Thanh. Việc thứ hai thì Bao Bất Đồng cứ nói vòng vo, không nói đích thật sự việc: đó chính là tin Tây Hạ kén Phò mã, chọn anh hùng bốn phương. 

- Toàn Quán Thanh lại dẽo mồm thuyết phục các đại sư Thiếu Lâm và các trưởng lão Cái Bang cùng đứng ra chủ trì đại cuộc tiêu diệt Tiêu Viễn Sơn và Tiêu Phong để trừ bớt họa cho đại Tống, và ông ta đã thành công. 

- Đoàn cung nhân Linh Thứu, Hư Trúc và đám môn nhân Tính Tú Hải thì bảo vệ an toàn cho 18 hảo hán Khất Đan. Hư Trúc đề nghị để cho Tiêu Viễn Sơn và Tiêu Phong ra đi, rồi chàng sẽ bàn bạc sau. Hư Trúc hứa sẽ đứng ngoài, không phản công quần hùng Thiếu Lâm và Cái Bang. 

Đoàn Dự thì đi theo quần hùng để phòng cần yểm trợ Tiêu Phong lúc nguy biến... 

- Tất cả đều đổ ra phía sau núi Thiếu Thất, nơi địa thế hiểm trở, thì thấy một vị sư già, áo lam thuộc hàng tu sĩ quét tước phục dịch trong chùa, đang thuyết pháp; trước mặt nhà sư thì có bố con Tiêu Viễn Sơn, bố con Mộ Dung Bác, hai vị Hồ Tăng Triết La Tinh và Ba La Tinh và cả Cưu Ma Trí đứng gần, các Khách Tăng và các sư hàng chữ Huyền đang quỳ gối, cúi đầu, chắp tay, rũ mày nghe Pháp. Lời Pháp vang đến là: 

"Phật tức thị Tâm; Tâm tức thị Phật; Tâm minh mới thấy Phật, thấy Phật mới minh Tâm" (tr.144, tập IX). Hẳn là trước đó nhà sư áo lam đã thị hiện thần thông về võ thuật và trí tuệ mới thu phục được đám người anh hùng trên. 

- Vốn Mộ Dung Bác bị Tiêu Viễn Sơn và Tiêu Phong rượt đuổi để tiêu diệt; rồi Mộ Dung Phục và Cưu Ma Trí tiếp đến. Hai bên sau khi đấu vài chưởng thì Mộ Dung Bác mới nói rõ tự sự về sự nghiệp phục hưng nước Yên, cầu mong Khất Đan liên kết Tây Hạ, Thổ Phồn đánh Tống để Mộ Dung Phục có dịp phục yên; ông ta sẵn sàng chịu ngồi yên để Tiêu Viễn Sơn đánh chết để rửa hận. Tiêu Phong phản đối, cho rằng việc ấy sẽ làm khổ muôn dân, trăm họ của các nước, chỉ nhất mực đòi trừ khử Mộ Dung Bác. Nhà sư áo lam đứng cạnh cửa sổ nghe rõ tất cả, bèn lên tiếng ca ngợi Tiêu Phong quả là một anh hùng có tâm Bồ tát. 

- Nhà sư áo lam hiển oai thần võ và nói pháp thức tỉnh Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác, hóa giải mộng bá đồ vương và báo phục thê cừu. 

- Khi Đoàn Dự đi ngang qua chỗ Cưu Ma Trí thì bị Cưu Ma Trí đánh lén ngất đi. Tiêu Phong cứu chàng đưa về ngôi nhà Kiều Tam Hòe để dưỡng thương... 

---o0o---

43.2. Ý kiến

- Nhà sư áo lam: 

Một vị sư già, ốm đã sống phục vụ trong Thiếu Lâm Tự hơn 40 năm; hằng ngày chỉ quét lá và lau dọn ở Tàng Kinh Các; chỉ là hàng sư thấp thỏi ở dưới cả hàng chữ Hư; sống lặng lẽ nhưng đã rất thông tuệ, có thiền định sâu, võ công siêu tuyệt không lường; tỏ tường 72 huyền công của Thiếu Lâm; biết rõ từng nhân vật trong hàng lãnh đạo của Thiếu Lâm đã hành đúng, sai thế nào, và đã từng góp ý cho một số lãnh đạo mà không được tiếp thu; biết rõ hành tung của Tiêu Viễn Sơn, Mộ Dung Bác, Triết La Tinh đã đánh cắp bí pháp như thế nào, ở ẩn luyện công như thế nào, và bị phản tác dụng như thế nào (một hình thức tẩu hỏa); biết rõ Cưu Ma Trí luyện võ phái Tiêu Dao và mạo nhận là 72 huyền công của Thiếu Lâm như thế nào; nhà sư đã chữa trị lành thân bệnh và tâm bệnh cho Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác giúp họ tỉnh ngộ Phật Pháp; nhà sư đã trân trọng ngợi khen Tiêu Phong có tâm lớn của kẻ anh hùng của một Bồ tát ... Thế mà nhà sư vẫn lặng lẽ ở ngoài các trận thư hùng xảy ra ở Thiếu Lâm trong hồi truyện 43 này; chỉ xuất hiện đúng lúc (khế thời), nói đúng pháp (khế lý) chữa trị đúng thân bệnh và tâm bệnh (khế cơ). Danh dự của chùa Thiếu Lâm là ở đây; tỏa sáng giới đức, định đức và tuệ đức của Thiếu Lâm là ở đây; và Phật giáo Trung Nguyên là ở đây; tợ như bí pháp Lăng Ba Vi Bộ và Bắc Minh Thần Công là ở trong Vô Lượng động mà chẳng phải ở ngoài vô lượng phái rộn ràng thị phi - Thật quả là "phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng" cái tướng chẳng nói lên được gì bao nhiêu về cái tâm, cái chân. Người đời mãi chạy theo cái tướng để phải rơi vào từ sai lầm này đến sai lầm khác. Hãy lắng nghe tiếng Pháp vọng ra từ nhà sư áo lam lặng lẽ và khiêm tốn ấy: 

- Khi nghe Tiêu Phong phản đối lời yêu cầu kết hợp giữa Liêu, Hạ và Thổ Phồn để đánh Tống rằng: 

"... Đại Tống binh nhiều lương đủ, chỉ cần mấy viên đại tướng hết lòng chống cự thì Đại Liêu và Thổ Phồn có hợp lực chiến đấu may ra nếu thắng được, cũng phải máu chảy thành sông, thây chất thành núi, để cho họ Mộ Dung nhà ngươi thừa cơ phục hưng yên quốc. Việc kiến công lập nghiệp cần nhất là phải giữ đất yên dân, ngươi có biết không?" 

(tr.159, tập IX) 

Nhà sư áo lam liền khen: "Thiện tai, thiện tai! Tiêu cư sĩ nổi từ tâm, thương xót lê dân thiên hạ, đúng là lòng dạ Bồ tát" (tr.159) 

- Về Mộ Dung Bác; nhà sư nói: 

"Mộ Dung cư sĩ vốn thuộc giòng họ Tiên Ty, nhưng ở đất Giang Nam đã mấy đời. Lúc đầu lão tưởng cư sĩ đã hấp thụ được văn hóa Nam triều, ngờ đâu cư sĩ lại lẽn vào Tàng kinh các, đem những lý thuyết về Thiền tông cùng ngữ lục truyền đời của các vị cao tăng mà coi như đồ bỏ, tìm được cuốn Niêm Hoa chỉ Pháp mà tưởng chừng như vớ được đồ chi bảo. Hai vị cư sĩ đều là cao nhân đương thời mà cũng có hành động ngu muội bỏ vật quý lấy vật hèn. Hởi ôi! Hành động ấy làm hại người khác mà lại chẳng ích gì cho mình". 

(tr. 161, tập IX) 

Các võ công của Thiếu Lâm, chỉ là pháp phương tiện để luyện tập cơ thể, ngăn ngừa ác nhân hại đời, mà không phải là Chánh Pháp, Phật Pháp, theo lời sư. Nhà sư có lần đã đặt cuốn Kinh Pháp Hoa vào chỗ các huyền công hầu để Tiêu cư sĩ đọc mà tỉnh ngộ, thế mà cư sĩ chỉ chọn sách võ công! Võ công chỉ trừ được thân bệnh và địch nhân tức thời ở ngoài, còn Phật pháp thì trừ được phiền não bên trong, trừ được cái nhân muôn đời của sinh tử, khổ đau. Nắm Chánh Pháp, vì thế, là trí tuệ. Nắm võ công thì quả là mê muội! 

- Lời sư dạy "Phật tức Tâm, Tâm tức Phật" quả là diệu pháp của Thiền tông Trung Nguyên. Phật ấy là thật pháp Vô ngã pháp. Tâm ấy là chân tâm là thật pháp vô ngã. Thế nên, "Tâm minh mới thấy Phật", "Thấy Phật mới minh Tâm". Thấy Phật, thấy Tâm là thấy rõ sự thật vô ngã tính của thực tại. Đây là linh hồn của Phật pháp, của văn hóa Phật Giáo. Chính linh hồn vô ngã ấy đi vào văn hóa hữu ngã để xóa mờ dần đi các nhân tố gây nên rối loạn và bất an cho cá nhân và xã hội, có tác dụng như thời Pháp của nhà sư quét lá chùa Thiếu Lâm đã thức tỉnh Mộ Dung Bác đi ra khỏi mộng bá đồ vương, và thức tỉnh Tiêu Viễn Sơn đi ra khỏi cái tâm phục báo thê cừu: cả hai người trong 30 năm qua đã giết hại rất nhiều người, và đã gây nên bao khiếp hải, sóng gió trên cõi giang hồ.

---o0o---



tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương