BÀn về TƯ TƯỞng phật học trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung ht. Chơn Thiện Chùa Tường Vân Huế 2004


Hồi 38 : Chén Chú Chén Anh Đồng Bệnh Si Tình Thành Huynh Đệ



tải về 1.02 Mb.
trang33/40
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.02 Mb.
#25038
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   40

Hồi 38 : Chén Chú Chén Anh Đồng Bệnh Si Tình Thành Huynh Đệ


38.1. Lược truyện

- Hư Trúc tiến thẳng vào sảnh đường, sẵn sàng ứng chiến. Nhóm nổi dậy đang lấy cung. Có một âm thanh chính trực khuyên can của Đoàn Dự vang ra. Hư Trúc thử ngồi theo dõi các lời qua tiếng lại và chứng kiến cảnh các cao thủ bị cấy ‘sinh tử phù" lên cơn đau đớn... 

- Mộ Dung Phục đi theo nhóm Ô Lão Đại vốn là để có mối thân tình hòng có thể lợi dụng về sau. Nay Đồng Mỗ đã chết, không còn ai để giải sinh tử phù, các cao thủ sẽ vong mạng; mưu đồ của Mộ Dung sớm trở thành sương khói. Vì thế Mộ Dung ngồi yên đầy vẻ thờ ơ, vô tình... 

- Hư trúc sử dụng tuyệt chiêu của Đồng Mỗ, chàng bắn vào vách trái tùng, phản lực đẩy một cung nhân dịch xa một trượng, khiến Ô Lão Đại sợ hãi la lớn: "Đồng Mỗ xuất hiện"... Sảnh đường trở nên nhốn nháo... Hư Trúc bước vào vỗ nhẹ vào vai các cung nhân, các huyệt đạo liền giải khai... Hư Trúc cho các cung nhân biết tin rằng các bộ Dương thiên, Chu thiên, Hiệu thiên đã có mặt ở Tiểu Thiên Kiều... mau tìm dây sắt để nối lại cầu... 

- Hư Trúc quay lại phía quần hào bảo: chàng vừa đem di thể của Đồng Mỗ về để an táng tại cung Linh Thứu, mong tất cả hãy giải mối thâm cừu.

- Ô Lão Đại định khống chế Hư Trúc, nhưng vô hiệu... Trác Bất Phàm, một tay tuyệt kiếm mà toàn gia đã bị Đồng Mỗ giết sạch, thì đòi Hư Trúc nói lại di ngôn của Đồng Mỗ. 

- Châu Nhai Song Quái rút đồ hình người con gái giống hệt Vương Ngữ Yên khỏi người Hư Trúc để trêu ghẹo... Trác Bất Phàm liền uy hiếp Vương Ngữ Yên để ép Hư Trúc... Đoàn Dự nhảy vào cứu nàng, bị thương máu chảy; Hư Trúc liền xuất tuyệt chiêu cứu Đoàn Dự và Vương Ngữ Yên, cầm máu liền cho Đoàn Dự; rồi chàng sử dụng chiêu Thiên Sơn Chiết Mai Thủ bắt hết các đao kiếm phóng đến, khắc chế các cao thủ manh động... 

- Bốn nữ kiếm, tỳ nữ của Đồng Mỗ, ra mắt Hư Trúc để được sai bảo. Hư Trúc trao đổi với bốn cô để giải "sinh tử phù" cho quần hào... 

- Mai Kiếm đòi trị tội phản trắc: mỗi người tự chặt một cánh tay... 

- Hư Trúc cử Đoàn Dự thay mặt chàng để giải quyết. Đoàn Dự dõng dạc tuyên bố: 

- Tất cả ra cúi lễ trước thi thể Đồng Mỗ và các cung nhân đã thiệt mạng. 

- Tất cả tự sám hối sai lầm của mình. 

- Tất cả từ nay nghe theo lệnh của Cung Linh Thứu, và tất cả đều được tha bổng. 

- Quần hào mừng rỡ ra về 

Tại cung Linh Thứu, nam phái chỉ còn lại Hư Trúc và Đoàn dự chén tạc chén thù. Hư Trúc thì bị hình ảnh Mộng Cô ám ảnh mà lòng e ngại Mộng Cô là Chung Linh, người đang gần gũi với Đoàn Dự; Đoàn Dự thì sầu nhớ Vương Ngữ yên mà lòng lại e Hư Trúc cũng sầu nhớ nàng. Hai người không ngại nhau, mà còn cảm thấy chung một "tâm bệnh" nên đã cùng nhau kết nghĩa đệ huynh, và tôn Tiêu Phong làm đại ca, sẽ bái kiến về sau... 

---o0o---

38.2. Ý kiến

- Với tâm tốt như Hư Trúc và Đoàn Dự thì dù rơi vào hoàn cảnh nào, họ cũng là bạn, mà không là thù, không ganh ghét, đố kỵ nhau. 

- Thiên Long Bát Bộ ghi lại một kinh nghiệm lịch sử, xã hội rằng: bằng thủ đoạn ma giáo để khống chế tha nhân, như việc cấy "sinh tử phù", là trái với đạo lý, trái với tình người, sẽ thất bại sớm hay muộn. Nói khác đi, không nên lãnh đạo quần chúng bằng sự dối trá hay tàn ác. 

- Nhà lãnh đạo cần tích cực thể hiện lòng nhân, tâm từ, khoan dung, công chính để an lòng dân, cô kết lòng dân để xây dựng và phát triển xã hội trong thanh bình. 

- Thái độ sống - con tim và khối óc - của ba huynh đệ kết nghĩa: Tiêu Phong, Hư Trúc và Đoàn Dự như là thái độ mà xã hội mong đợi vì hòa bình và thịnh vượng. 

Hầu như tác giả Thiên Long Bát Bộ tin như thế?


 ---o0o---


Hồi 39 : Vải Thưa Che Mắt Thánh - Bốn Chín Gặp Năm Mươi



39.1 Lược truyện

- Hư Trúc dần dần biết tôn trọng quy cũ tổ chức của cung Linh Thứu, thích ứng dần các công việc phục vụ của các cung nhân. 

- Bốn nàng thị nữ dẫn đường cho Hư Trúc vào động của tiền chủ nhân Thiên Sơn Đồng Mỗ để luyện các võ công thượng thừa theo các đồ hình trên vách động. Từ đây, Hư Trúc phát triển võ công rất nhanh, dễ dàng giải trừ "sinh tử phù" cho quần hào... 

- Ở lại cung Linh Thứu hai mươi hôm, Hư Trúc vừa luyện thuần thục các võ công thượng thặng của một chưởng môn Tiêu Dao, vừa giúp các cung nhân nâng cao trình độ võ thuật. Sau đó, Hư Trúc trở về tham kiến sư phụ và thăm chùa Thiếu Lâm, vừa để sám hối... 

- Các đại sư Thiếu Lâm bấy giờ đang bận lo vài phật sự trọng đại, Hư Trúc tạm thời trú ở vườn rau, lo gánh nước, chẻ củi. Nhà sư Duyên Căn phụ trách vườn rau lên mặt kẻ cả trước Hư Trúc, phạt roi Hư Trúc; một tuần lễ sau Mai, Lan, Cúc, Trúc Kiếm hóa trang thành bốn tiểu tăng rõ được sự tình bèn trừng phạt Duyên Căn khiến Duyên Căn run sợ, thay đổi thái độ: rất sốt sắng lo các việc cho Hư Trúc ... 

- Đến ngày thứ tám, toàn chúng Thiếu Lâm vân tập ở đại điện để đón tiếp bốn vị khách Tăng: ba sư Trung Nguyên, và một sư Tây Trúc. Các sư này đến hạch tội Thiếu Lâm, đòi Thiếu Lâm thả sư Tây Trúc mà Thiếu Lâm đang giam giữ... 

- Quốc sư Thổ Phồn Cưu Ma Trí bỗng nhiên xuất hiện diệu võ dương oai, biểu diễn 72 huyền công của Thiếu Lâm để nói lên rằng Thổ Phồn cũng có 72 huyền công, hầu hạ uy danh Võ Lâm Bắc Đẩu của Thiếu Lâm. 

Cưu Ma Trí đánh trọng thương sư Huyền Độ, khiến Hư Trúc không chịu đựng được phóng chưởng hóa giải các chiêu thức của Cưu Ma Trí. Hư Trúc giúp sư Huyền Độ điều hòa kinh mạch, rồi tuyên bố các chiêu thức của sư Cưu Ma Trí là Tiểu Vô Tướng Công của Đạo gia, mà không phải của Phật gia. 

- Thấy rõ nội lực và chiêu pháp siêu tuyệt của Hư Trúc, và tấm lòng bảo vệ danh dự Thiếu Lâm, Huyền Từ phương trượng liền cho phép Hư Trúc tiếp chiêu với Cưu Ma Trí... 

---o0o---



39.2. Ý kiến

- Giữa nhiều cao Tăng Phật Giáo như: 

- Sư Tây Trúc Triết La Tinh: rất ma giáo! 

- Sư Thổ Phồn Cưu Ma Trí: là đại ma đầu! 

- Sư chùa Thanh Lương: đầy dã tâm! 

- Các đại sư Thiếu Lâm thì nghiêm túc! 

Tiểu tăng Hư Trúc nổi bật cả đức và tài, dù thời gian làm Tăng còn ngắn ngủi. Về tâm thì chân thật, hiền hậu, mà đại nghĩa hiệp. Về tài thì có nội lực, võ công siêu tuyệt. Điều này nhắc nhở người đời nhìn lại các giá trị hình thức rất ước lệ của nền văn hóa cũ: nên nhìn kỷ vào cái thực chất, thực tâm hơn là căn cứ vào cái tướng vốn rất hư vọng. 

- Phân biệt sự khác nhau giữa Phật gia và Đao gia, tác giả viết: 

"Tiểu Vô Tướng Công là võ học của Đạo gia. Đạo gia dạy phải giữ lòng dạ thanh tĩnh, thần trí phiêu diêu, so với lý thuyết vô sắc vô tướng của nhà Phật, mới nhìn thì giống nhau, bên trong lại khác hẳn... lúc thi triển chiêu thức Bát nhã chưởng, Ma ha chỉ, Đại Kim Cương Quyền thì rõ ràng hắn đã sử dụng Tiểu Vô Tướng Công uy mãnh đến cực điểm để trấn áp mọi người hiện diện. Những người chưa hiểu Tiểu Vô Tướng Công đều phải tin là hắn đã tinh thông tuyệt Kỷ Thiếu Lâm, thật khó mà phân biệt... Huống hồ Tiểu Vô Tướng Công đã lấy vô tướng làm yếu chỉ, không có hình tướng thì còn vết tích đâu mà lần? Nếu không phải là cao thủ đã luyện qua thì không thể nhận ra được..." 

(tr.214 - 215, tập VIII) 

Về mặt võ công, sự khác biệt biểu hiện rất tế nhị: 

- Các Huyền Công của Thiếu Lâm và Tiểu Vô Tướng Công của Đạo gia đều lấy vô tướng làm yếu chỉ: chiêu thức biểu hiện không hình không tướng thì dưới cái nhìn của đôi mắt trần và với sự phân biệt kinh nghiệm qua các tướng trạng, thì hầu như chúng giống nhau; về mặt sức mạnh của chiêu thức, thì với nội lực cao của Đạo gia (như của Cưu Ma Trí) phát ra sức mạnh rất uy mãnh khó mà thấy được sự khác biệt so với sức mạnh của các Huyền Công của Thiếu Lâm. Đây là lý do mà Cưu Ma Trí "man trá" biểu diễn 72 Huyền Công khiến chư tăng Thiếu Lâm phải sững sốt. 

Điểm khác biệt đích thật giữa các Huyền Công và Tiểu Vô Tướng Công là nằm ở cái tâm và cái tuệ phát ra chiêu thức: Cưu Ma Trí thì với cái tâm phát chiêu đầy tham vọng, dối gạt, và ác hại sẵn sàng tiêu diệt danh dự và thân mạng của đối phương nên chiêu thức vừa ác liệt, vừa lắc léo, nhưng vẫn giới hạn, không thể ào ạt, mênh mang vô hạn lượng. Các đại tăng chân tu với cái tâm đại từ, giác tỉnh vô ngã, vô hại thì chiêu phát ra sẽ có sức mạnh vô hạn lượng, nhưng thường thì các vị chỉ ra chiêu chừng mực, vừa đủ để ngăn chặn, để hàng phục, mà không phải để hủy diệt. Đấy là sự khác biệt mà chỉ có các đại cao thủ mới tinh tế nhận ra. 

Tiểu tăng Hư Trúc do vì đã thành thạo xuất chiêu Tiểu Vô Tướng Công nên nhận ra sự man trá của Cưu Ma Trí... 

Về mặt giải thoát của cá nhân và tập thể, sự khác biệt giữa Phật gia và Đạo gia thì thật sự xa vời, nhưng lại càng khó nhận ra đối với các phàm nhân và phàm Tăng. Điểm khác biệt vẫn nằm ở cái tâm phát ra các hành động: 

- Tâm của Phật gia phát chiêu thì đầy đủ Giới đức (không gây tổn hại mình và người), đầy đủ Định đức hay Tâm đức (tâm tập trung, an tịnh, vô dục và từ bi), và Tuệ đức (tâm bừng sáng tỏ ngộ sự thật vô ngã) hoàn toàn không dính mắc tự ngã, không dính mắc vào thị, phi; được, mất, hơn, thua... 

Tâm của sư Cưu Ma Trí thì thiếu Giới đức (vì ông thường gieo rắt tổn hại), thiếu Tâm đức (vì tâm ông đầy dục vọng, tham vọng), và thiếu Tuệ đức (chấp nặng nhân, ngã; bỉ, thử,...) 

Với tâm đại bi và đại tuệ của nhà Phật, hành giả mới có khả năng lớn để cứu khổ, độ đời, và mới có thể làm nền cho một hệ văn hóa nhân văn. 

Với tâm hưởng thụ, vị kỷ... như tâm của Cưu Ma Trí, Mộ Dung Bác, Mộ Dung Phục thì luôn là hiểm họa cho giang hồ. 

Thiên Long Bát Bộ khi phân biệt rành rẽ hai loại võ công trên là muốn độc giả nắm cho được cái linh hồn Phật học lồng vào một nền văn hóa Nhân văn?


 

---o0o---




tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương