BÀn về TƯ TƯỞng phật học trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung ht. Chơn Thiện Chùa Tường Vân Huế 2004


Hồi 13 : Cô Nương Chỉ Điểm - Quần Hào Ngẩn Ngơ



tải về 1.02 Mb.
trang21/40
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.02 Mb.
#25038
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   40

Hồi 13 : Cô Nương Chỉ Điểm - Quần Hào Ngẩn Ngơ


13.1. Lược truyện

- Hai mươi người phái Ngũ Hổ Đoạn Môn Đao và hai mươi người phái võ Thanh Thành đều hiện diện ở Thính Hương Thủy Tạ, trú xứ của A Châu, chờ gặp Mộ Dung công tử để phân rõ thị phi về các vụ án "gậy ông đập lưng ông" liên hệ đến họ. 

- A Châu, A Bích, Vương Ngữ Yên và Đoàn Dự hóa trang thành dân chài địa phương đến tận nơi để nghe ngóng tình hình. A Bích để lộ hình tích nên việc bại lộ. A Châu liền lên tiếng nàng là chủ nhân của căn nhà thủy tạ và bắt đầu đối thoại. 

- Vương Ngữ Yên, liền nhân dịp biểu hiện kiến thức về võ thuật uyên bác của nàng, nói rõ gốc ngọn các chiêu thức của Thanh Thành và Tần Gia Trại. Quần hùng có mặt đều kinh ngạc. 

Chư Bảo Côn, kẻ nằm vùng ở Thanh Thành, khi xuất chiêu (dù đã khéo dấu kín lai lịch) đã bị Vương Ngữ Yên phát hiện gốc gác, nàng nói: "Một phần số chiêu thì bên ngoài biểu hiện na ná chiêu Thanh Phong Đinh của Thanh Thành, mà kỳ thực là chiêu Thiên Vương Bổ Tâm Chân của Bồng Lai phái. Sự khác biệt là ở chỗ Thanh Phong Đinh chỉ có một mũi cương tiêu, trong khi Thiên Vương Bổ Tâm chân có đến 12 mũi cương tiêu. 

Sự kiện phân tích ấy đã tiết lộ thân phận của Chư Bảo Côn là người của phái Bồng Lai nằm vùng ở Thanh Thành. Hai phái võ ấy, một ở Nam, một ở Bắc, từng kình chống, thanh toán nhau suốt 100 năm qua. 

- Tư Mã Lâm, bang chủ Thanh Thành, cùng hai người sư thúc Khương, Mạnh liền xuất chiêu ba mặt tấn công Chư Bảo Côn. Sau một hồi chống đỡ khó khăn, Chư Bảo Côn bị trúng một nhát búa và một nhát kiếm, sắp lâm nguy. Vương Ngữ Yên ân hận đã vô tình nói ra, nàng yêu cầu ngừng đánh để cứu Chư Bảo Côn. Khương, Mã và Tư Mã Lâm không thèm nghe nàng, Vương Ngữ Yên bèn chỉ điểm cho Chư Bảo Côn ra chiêu khắc chế, giúp chàng hạ được Khương, Mạnh gây ra thương thế rất nặng; Tư Mã Lâm ra độc chiêu bí truyền để trừ khử đối phương. Vương Ngữ Yên lại chỉ điểm cho Chư Bảo Côn tránh đòn. Bấy giờ, biết không thể thắng, Tư Mã Lâm mới chịu ngưng chiến. 

- Diêu Bá Đương, trại chủ của Tần Gia Trại, và Tư Mã Lâm nhận ra Vương Ngữ Yên như là một kho quý của Võ thuật, tranh nhau bắt giữ nàng. Hai bên xô xát, vừa lúc Bao Bất Đồng (nhà Mộ Dung) trở về đánh đuổi gọn tất cả chỉ trong chừng vài mươi chiêu. 

- Bao Bất Đồng thông báo tin tức về Mộ Dung công tử vào bữa cơm tối, chàng cho biết thêm tin tức nhóm Nhất Phẩm đường, Tây Hạ, đã có mặt ở Giang nam. 

- Nhóm bốn người nhà Mộ Dung quyết định sáng ngày hôm sau lên đường tìm Mộ Dung công tử, Đoàn Dự cảm thấy mình lạc lỏng, dư thừa liền nói lời từ giã sớm, và chèo thuyền đi về phương Bắc. 

---o0o---

13.2. Ý kiến

- Sự kiện Mã Phó Bang Chủ Cái Bang, Huyền Bi đại sư và một số cao thủ khác bị chết bởi chính chiêu thức của mình đã khiến giang hồ hầu hết quy tội về chiêu "Gậy ông đập lưng ông" của nhà Mộ Dung, trên mặt luận lý, cũng như trên thực tế, có thể có hai người, hay nhiều hơn hai, có thể sử dụng tuyệt chiêu ấy, không phải chỉ một nhà Mộ Dung. 

Sự nhận lầm trên cho thấy rõ một sự thật rằng: nếu không thấy rõ cái nhân của hiện tượng, thì sẽ không hiểu hiện tượng, và không thấy con đường dẫn đến chấm dứt hiện tượng. 

Đây là nội dung của cái nhìn Phật Giáo! 

Một nghịch lý: 

Văn hóa xưa ở Trung Nguyên bảo kẻ hảo hán phải biết trả thù, rửa hận. Nếu có thù mà không trả thì là hèn hạ, không đáng sống. Để trả thù một người, kẻ hảo hán có khi phải hy sinh nhiều người bên phe ta và phe địch. Cứ thế, thù lại nẩy sinh nhiều thù hận hơn nữa. Qua nhiều năm tháng, có khi trái đất trở thành một trận địa lớn của thù hận. Thật là phi lý, nghịch lý! 

Trọn hồi 13 và cả nhiều hồi trước và sau đó, tác giả đã phơi bày rõ hậu quả quá tai hại về việc trả thù, quá gian khổ, mệt mỏi vì thù hận để đẩy độc giả đến một vùng văn hóa im mát của Phật Giáo, mà lời dạy trong Pháp Cú dưới đây là tiêu biểu. 

"Hận thù không rửa được hận, 


Càng báo oán, oán càng chập chùng. 
Chỉ có tình thương trừ bỏ được hận thù, 
Đây là định luật nghìn thu". 
(P.C) 

---o0o---


Hồi 14 : Mỹ Tửu Chạy Theo Lục Mạch - Đệ Huynh Uống Đủ Thiên Bôi


14.1. Lược Truyện

- Nhớ nhung Vương Ngữ Yên, một dáng ngọc thiên hương, Đoàn Dự vào Tùng Hạc Lâu để nhắm rượu tiêu sầu. 

Tại đó, một đại hảo hán Kiều Phong cũng đang uống rượu một cách hào sảng. Đoàn Dự đến làm quen, đối ẩm. Hai đằng uống đến 50 bát lớn mỗi người mà vẫn còn cứ tỉnh. Hai người mến nhau, quả là: 

"Tửu phùng tri kỷ, thiên bôi thiểu"

- Rời Tùng Hạc Lâu, Kiều Phong và Đoàn Dự thi triển thuật Khinh công, phi hành. Đoàn Dự nhờ có nội lực rất thâm hậu cộng với thuật Lăng Ba Vi Bộ nên chỉ kém chút ít về tốc độ so với Kiều Phong, nhưng lại vượt trội về độ bền. Kiều Phong cảm thấy vị nể chàng trai trẻ. Hai đằng bèn kết nghĩa tâm giao huynh đệ. Bấy giờ Đoàn Dự bèn thành thật tiết lộ xảo thuật dùng Nhất Dương Chỉ của chàng khi uống rượu với Kiều Phong. Nhận ra trong người Đoàn Dự có mặt Lục Mạch Thần Kiếm mà chưa thạo sử dụng, Kiều Phong càng mến mộ nhiều hơn, biết là mình đang kết nghĩa với thái tử nước Đại Lý. 

- Bỗng có tin Cái Bang cấp báo: Bao Bất Đồng, người nhà Mộ Dung, đang gây sự ở bang. Kiều Phong và Đoàn Dự quay về Cái Bang, khất hẹn lại một tuần đối với Nhất Phẩm Đường Tây Hạ. 

- Vương Ngữ Yên, A Châu và A Bích đều ở cạnh Bao Bất Đồng. Phong Ba Aùc (nhà Mộ Dung) cùng xuất hiện. Bốn trưởng lão Cái Bang vây đánh hai người, một chọi một. Phong Ba Aùc bị trúng độc bò cạp, rất nguy kịch. Đoàn Dự vốn đề kháng độc, đã phản xạ tự nhiên đến hút hết độc ra ngoài cho Phong Ba Aùc, cứu sống chàng. 

- Kiều Phong xuất chưởng rất lẹ khống chế ngay Phong Ba Ác và Bao Bất Đồng để tránh động thủ. Hai hảo hán nhà Mộ Dung tâm phục ra đi, đi về Thiếu Lâm tự để tìm Mộ Dung công tử. 

Vương Ngữ Yên, A Châu, A Bích được Kiều Phong bảo vệ mở lối để các nàng ra đi tự do. Vừa kịp quay lưng, ba nàng liền dừng lại để chứng kiến cảnh tranh cải trong nội bội Cái Bang. 

- Toàn Quán Thanh và các Đà chủ đã giam giữ trưởng lão chấp pháp và trưởng lão truyền công. Thấy vắng mặt hai trưởng lão này, Kiều Phong linh cảm có sự biến. Thực sự các trưởng lão chủ mưu truất phế Kiều Phong đang rắp vây chặt Kiều Phong. Nhanh ý, Kiều Phong khống chế liền Toàn Quán Thanh và bốn trưởng lão trong chớp nhoáng. Chàng cho đi cứu hai trưởng lão bị bắt giam, nhiếp yên toàn bang chúng để làm sáng tỏ sự việc... 

---o0o---

14. 2. Ý kiến

- Kiều Phong được Huyền Khổ đại sư dạy võ nghệ và đạo đức, dù chàng chưa học sâu giáo lý. Chàng được ban chủ Cái Bang, một đại hiệp khách nhận làm môn đồ và truyền Giáng Long Thập Bát Chưởng và Đả Cẩu Bỗng pháp. 

- Đoàn Dự thì học sâu giáo lý nhà Phật, được đại sư Thiên Long Tự trực tiếp giáo huấn; được Khô Vinh đại trưởng lão chỉ điểm Lục Mạch Thần Kiếm với nội lực thâm hậu và võ công thâm hậu của phái Tiêu Dao ở Vô Lượng Sơn (tự tại ngoài mọi bó buộc). 

Hai người kết nghĩa là sự gặp gỡ của hai tâm hồn trung chính, nhân ái và vị tha. Đó là linh hồn của một nền văn hóa nhân bản và trí tuệ - Rất Phật giáo! 

---o0o---



tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương