BÀn về TƯ TƯỞng phật học trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung ht. Chơn Thiện Chùa Tường Vân Huế 2004


Hồi 10 : Kiếm Khí Dọc Ngang Như Tường Khói



tải về 1.02 Mb.
trang19/40
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.02 Mb.
#25038
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   40

Hồi 10 : Kiếm Khí Dọc Ngang Như Tường Khói


10.1. Lược truyện

- Đoàn Dự thu vào cơ thể nhiều loại nội lực âm công và dương công mà không biết cách chuyển hóa nên người trở nên cuồng sốt. Các thái y ở hoàng cung không thể chữa trị. Bảo Định Đế đưa Đoàn Dự đến Thiên Long tự nhờ các đại sư hóa giải. 

- Tại chùa Thiên Long, các đại sư đang nhập định luyện công tăng sức để chờ đối phó với Cưu Ma Trí, quốc sư nước Thổ Phồn, nên chưa thể giúp Bảo Định Đế điều hòa kinh mạch cho Đoàn Dự. Bảo Định Đế bèn đánh bạo hướng dẫn Đoàn Dự dẫn khí vào hư vô. Kết quả ổn định được thân nhiệt. 

- Bảo Định Đế liền thế phát xuất gia, đạo hiệu là Bản Trần. Khô Vinh Hòa Thượng, bốn đại thiền sư và Bản Trần cùng khởi luyện Lục Mạch Thần kiếm, một võ công thượng thừa của Thiên Long tự. Mỗi vị Tăng chỉ tập trung luyện một chỉ kiếm để kịp ứng phó với Cưu Ma Trí. 

- Khô Vinh dạy Đoàn Dự ở cạnh sư quan sát kỹ và nhớ thuộc nằm lòng sáu đồ hình và chú dẫn của thần kiếm Lục Mạch, rồi ngầm luyện theo quy luật của Thiên Long tự, các cư sĩ thì không được phép luyện Lục Mạch. 

- Cưu Ma Trí tặng chùa Thiên Long 72 huyền công, và cách phá giải 72 huyền công của Thiếu Lâm Tự. Đổi lại, sư yêu cầu Thiên Long tự trao cho sư sách Lục Mạch Thần Kiếm để hỏa thiêu tặng người bạn đã quá vãng Mộ Dung Bác. 

- Thương lượng không thành, Cưu Ma Trí liền vận chưởng xuất ba đại chỉ kiếm của Thiếu Lâm Tự (Niêm Hoa chỉ, Đa - La Diệp chỉ, và Vô Tướng Kiếp chỉ) để uy hiếp. Các đại sư Thiên Long Tự liền vận Lục Mạch Thần Kiếm để nghênh đón. Do thời gian luyện Lục Mạch Thần Kiếm quá ngắn nên chỉ kiếm phát ra uy lực còn non, Khổ Vinh Hòa thượng phải dùng tuệ xuất chỉ lực bất thần, vừa có chỉ lực "nghi binh" khiến Cưu Ma Trí nhất thời không kịp đón đỡ, thần kiếm cắt đứt mất một mảnh y trên vai làm rướm máu. Cưu Ma Trí phải lùi lại nhiều bước để né tránh. Thế là chiêu đầu của nhà sư Thổ Phồn ở thế hạ phong. 

- Cưu Ma Trí cẩn mật dốc toàn lực xuất Vô Tướng kiếp chỉ tấn công đồng lượt sáu nhà sư chùa Thiên Long. Khô Vinh biết Cưu Ma Trí sẽ tạo cơ hội đánh cướp đồ hình Lục Mạch Thần Kiếm, liền xuất một chỉ lực đốt cháy sách Lục Mạch, một chỉ lực đẩy khói vận thành bốn nhóm tấn công Cưu Ma Trí. Cưu Ma Trí vội lui về thế thủ. Lúc nhận ra khỏi tỏa khắp phòng biết là sách Lục Mạch Thần Kiếm đã bị thiêu, Cưu Ma Trí thất vọng biết rằng ông ta đã thua gọn chiêu thứ hai. 

- Cưu Ma Trí nghĩ kế rút lui an toàn, bèn dỡ ngón ma giáo: Vừa dùng xảo ngôn đánh lừa sự chú ý của các đại sư, vừa bất thần điểm huyệt Bản Trần dẫn đi ra khỏi thiền phòng. 

Đoàn Dự vội vàng chạy theo Bản Trần nắm chặt bàn tay bá phụ và truyền vào Bắc Minh Thần Công để hóa tán nội lực của Cưu Ma Trí, kéo bá phụ tách khỏi nhà sư Thổ Phồn. Mọi người kinh ngạc về võ công của chàng... 

Cưu Ma Trí nhanh trí không dám đối chưởng với Đoàn Dự, dùng kỹ thuật điểm huyệt, điểm các yếu huyệt trên cơ thể chàng trong chớp nhoáng, rồi kẹp chàng lên ngựa phi nước đại. Cưu Ma Trí mừng thầm cho rằng Đoàn Dự là cuốn sách Lục Mạch Thần Kiếm sống. 

Chùa Thiên Long không kịp rượt đuổi quốc sư Thổ Phồn đầy mưu lược... 

---o0o---

10.2. Ý kiến

- Nước Đại Lý ở phía Nam Trung Quốc, nay là tỉnh Vân nam, là một quốc độ Phật giáo. Các vương tử, đại thần đều rất sùng Phật. Các đế vương sau khi truyền ngôi đều xuất gia ở Thiên Long Tự, theo truyền thống Chuyển Luân Thánh Vương của Phật giáo rất nguyên thủy. 

Trung Nguyên thì có Thiếu Lâm tự thuộc Thiền tông của Phật Giáo phát triển kể từ tổ Đạt Ma sang truyền đạo đời Lương Võ Đế. 

Thiên Long thì có hai bí kíp Nhất Dương Chỉ và Lục Mạch Thần Kiếm, Thiếu Lâm thì có Dịch Cân Kinh và Thất Thập Nhị Huyền Công, là những bí pháp danh trấn giang hồ trên toàn cõi Trung Quốc, như là hai nguồn sáng Nhật, Nguyệt rọi sáng toàn bộ văn hóa, Lịch sử xứ này. 

Nhất Dương Chỉ thực sự là một chỉ kiếm thuộc bí pháp Lục Mạch Thần Kiếm. Thần Kiếm là biểu tượng của trí tuệ toàn giác, hay gọi là Kim Cương Bát Nhã trí, có thể chặt đứt vô minh và hết thảy mọi thứ ràng buộc khổ đau, như là kiếm khí có thể chặt đứt các khí giới. Trí tuệ ấy phát khởi từ sáu nguồn mạch; sáu căn, sáu trần và sáu thức (gọi là sáu xúc xứ, hay Lục xứ). Trong trí tuệ ấy có mặt tâm đại từ, đại bi. Trí tuệ ấy nói đủ là: Đại Bi và Đại Tuệ, có thể hàng phục mọi thứ xấu ác, khổ sầu. 

Tác giả Kim Dung, với Thiên Long Bát Bộ, hầu như đang giới thiệu Phật Giáo như là nhân tố để ổn định yên bình toàn cõi giang hồ vốn đầy dẫy tham vọng, hận thù, tà kiến và bạo hành. Khí giới tối ưu để dẹp tan mọi vận hành của tâm lý xấu là tâm đại từ bi, vô dục và vô trước (vô chấp thủ). Cuộc đọ sức giữa nhà sư Thổ Phồn Cưu Ma Trí (với sức mạnh của nhiều loại võ công vô địch trên giang hồ) với Lục Mạch Thần Kiếm (mà về sau mà Đoàn Dự sẽ biểu hiện)đầy đủ sức mạnh để chiến thắng của các nhà sư Thiên Long Tự cho độc giả thấy rõ sức mạnh tối ưu ấy. 

Giới thiệu văn hóa Phật giáo bằng võ thuật như thế thì quả là ý vị và tài tình! 

- Để có cái nhìn đúng về sức mạnh của Niêm Hoa Chỉ, Đa La Diệp Chỉ, Vô Tướng Kiếp Chỉ (của chùa Thiếu Lâm) và Nhất Dương Chỉ (của chùa Thiên Long) Khô Vinh đại trưởng lão hỏi Bản Nhân phương trượng rằng: 

"Theo người thì Nhất Dương Chỉ của họ Đoàn, Đại Lý so với ba loại chỉ pháp Niêm Hoa, Đa La Diệp, Vô Tướng Kiếp của Thiếu Lâm, ai hơn, ai kém?" 

"Chỉ pháp không có hơn kém, công phu rèn luyện có kẻ cao người thấp". 

(trang 293, Tập II). 

Đấy là tác giả xác nhận rằng: sức mạnh diệu dụng của các võ công là nằm ở nội lực sung mãn của người sử dụng, mà không nằm ở võ pháp, võ thuật. Cùng thế, đại, tiểu thừa Phật giáo là nằm ở tâm hành của các hành giả, mà không nằm ở Pháp, giáo lý. Giáo lý như Duyên Khởi, Tứ đế, v.v.. không có đại, tiểu (Đây là quan điểm rất trí tuệ, rất chuẩn xác về võ thuật, và về giáo lý nhà Phật). Đây là cái nhìn rất vô ngã và rất khoáng đạt giúp độc giả bốn phương có cơ sở tin tưởng vào nhận thức nghiêm túc của tác giả về Phật học. 

- Cưu Ma Trí đã khổ luyện chỉ công Niêm Hoa, Đa La Diệp, và Vô Tướng Kiếp nhưng chỉ lực phát ra với uy lực còn hạn chế, do vì sư xuất chiêu với tâm còn tham vọng, trí trá. Ngược lại, Đoàn Dự chỉ nhiếp Lục Mạch Thần Kiếm trong chốc lát đã có thể phóng ra chỉ kiếm khiến Cưu Ma Trí kinh tâm (nếu Đoàn Dự khổ luyện cho đến mức thuần thục xuất chỉ theo ý muốn thì sức mạnh của Lục Mạch Thần Kiếm hẳn là vô cùng), do vì chàng xuất chiêu với tâm vô dục, vô chấp, và với tâm đại từ bi. Đại bi và đại tuệ mới là sức mạnh quyết định của võ thuật và của văn hóa. Có thể nói, với niềm tin trong sáng, đó là sức mạnh của một nền văn hóa hậu hiện đại, phải chăng?

---o0o---




tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương