BÀn về TƯ TƯỞng phật học trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung ht. Chơn Thiện Chùa Tường Vân Huế 2004


Hồi 15 : Dù Người Phụ Ta – Ta Chẳng Phụ Người



tải về 1.02 Mb.
trang22/40
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.02 Mb.
#25038
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   40

Hồi 15 : Dù Người Phụ Ta – Ta Chẳng Phụ Người


15.1. Lược truyện

- Ngô trưởng lão trước bang chúng Cái Bang nhìn nhận các trưởng lão và đà chủ Toàn Quán Thanh đã tổ chức phế bỏ Kiều Phong, vì một lý do trọng đại không thể nói ra. 

- Chấp pháp Bạch Thế Kính quyết định thi hành bang quy: các trưởng lão chủ mưu thì chết dưới một đao; Toàn Quán Thanh đa trá thì chết dưới chín đao; các người khác sẽ được xử phạt sau, sau khi điều tra rõ tội trạng. 

- Kiều Phong nêu rõ các công trạng lớn của các trưởng lão trong sự nghiệp xây dựng bang phái và bảo vệ đất nước, rồi tự mình rạch tay cho đổ máu ra để rửa tội cho các trưởng lão để được tha bổng. 

Quần hào Cái Bang chi xiết cảm động! 

- Riêng Toàn Quán Thanh, vốn là người đa trá, thiếu lòng trung với dân với nước, nên lột bỏ tám túi của một đà chủ, loại ra khỏi Bang và cho ra đi tự do. 

- Kiều Phong nêu rõ các tính anh hùng hảo hán của Công Dã Càn, Phong Ba Ác và Bao Bất Đồng (các người của nhà Mộ Dung) và kết luận: vụ án "gậy ông đập lưng ông" sẽ được điều tra tận tường, sẽ có thái độ sau khi có kết luận. Chưa vội kết án Mộ Dung công tử. 

- Vừa lúc Toàn Quán Thanh sắp ra đi thì Từ trưởng lảo, một tiền bối trọng tuổi nhất, và nhiều đại cao thủ tiền bối võ lâm lần lượt kéo đến Cái Bang, rừng Hạnh, nói lên một phần bí mật về thân thế Kiều Phong và vụ án lịch sử về Nhạn Môn Quan của 30 năm trước, cái bí mật mà Toàn Quán Thanh đã triệt để khai thác dẫn đến nội biến. 

15.2. Ý Kiến 

- Lối xử sự rất công minh, có tình có lý của Kiều Phong trước các tội trạng tử hình biểu hiện một tâm hồn minh mẫn, trong sáng và đầy tình người của Kiều Phong. Tâm hồn ấy như là kết quả của một ảnh hưởng để lại cho đời của nếp sống vị tha của nhà Phật. 

- Vụ nội biến lật đổ bang chủ Kiều Phong như là một biểu hiện của cái rối rắm của quan niệm về giá trị của nền văn hóa Nho học ở Trung Nguyên, cái quan niệm luôn gây ra các đau nhứt cho trí tuệ và lòng từ ái.
 

---o0o---


Hồi 16 : Ân Xưa Oán Cũ – Sớm Bạn Trưa Thù


16.1. Lược truyện

- Trí Quang đại sư, một người của nhóm tổ chức và hành động về sự biến Nhạn Môn Quan đã thuật lại tận tường sự biến ấy rằng: 

- Có một người trong bóng tối đã tung tin chất thiệt có một nhóm cao thủ Khất Đan sắp đến đánh chiếm Thiếu Lâm tự để chiếm giữ Dịch Cân Kinh và Thất Thập Nhị Huyền Công: nêu rõ giờ ngày đi qua Nhạn Môn Quan. 

- Thủ lãnh đại ca, Uông bang chủ Cái Bang, Trí Quang và nhiều anh hùng Trung Nguyên vội vàng không kịp phân tích kỹ tình hình, băng mình đến phục kích ở Nhạn Môn Quan (gồm có 19 người tất cả...) 

- Thực tế thì hoàn toàn khác: chỉ có một cặp vợ chồng với con nhỏ một tuổi và các gia định bình thường đang trên đường về thăm quê ngoại (quê vợ): họ bị giết sạch, chỉ còn bé thơ sống sót. Sư Trí Quang và Uông Bang chủ đem về nuôi nấng... 

- Tiêu Sơn chỉ đánh để tự vệ mà không giết một ai. Mãi cho đến khi thấy vợ, con bị giết, người mới tung ra các sát chiêu giết hơn 2/3 số anh hùng có mặt. Triệu Tiền Tồn sợ hãi mà chết ngất nên được còn sống; sư Trí Quang bị đánh văng lên mắc vào một cành cây mà sống sót; Huyền Từ, Uông bang chủ và Huyền Khổ nhờ Tiêu Sơn nương tay, chỉ điểm huyệt, nên mới còn đến hôm nay... Tiêu sơn thì mất tăm dạng... 

- Huyền Khổ rất ân hâïn đã giao trẻ cho vợ chồng không con cái Kiều Tam nuôi dưỡng, và hỗ trợ tiền cấp dưỡng... 

Huyền Khổ bí mật đêm đêm dạy võ cho Kiều Phong thành tài và thành nhân. Năm Kiều Phong 16 tuổi, Uông bang chủ thu nhận Kiều Phong làm môn đệ và truyền dạy võ nghệ thượng thừa... 

- Trước khi qua đời, Uông bang chủ để lại cho Mã phó bang chủ một di thư căn dặn nếu Kiều Phong có hành động phản bang, phản Tống thì hãy bằng mọi cách tiêu diệt chàng... 

- Mã phu nhân thì nhan sắc mà lẵng lơ; nàng hận Kiều Phong vì thái độ lạnh lùng trước nhan sắc của nàng (mà gây ra nội biến về sau)... 

- Phát hiện ra di thư của Uông bang chủ, bà mở xem trộm biết rõ nội dung, bèn nghĩ ra các kế hiểm để hại Kiều Phong đến thân bại, danh liệt, gây ra sóng gió ở Cái Bang và trên chốn giang hồ... 

- Kiều Phong, trước cảnh tình cay nghiệt đó, trả lại chức bang chủ và đã cẩu bổng trước toàn thể bang chúng, rồi đi tìm hiểu ngọn nguồn... 

---o0o---

16 . 2. Ý kiến

- Kiều Phong phát triển nhân cách vững vàng, được ban chủ tiền nhiệm và toàn bang chúng tin tưởng vào khả năng và đạo đức lãnh đạo. Thế mà chỉ vì chàng thuộc dòng máu Khất Đan, dù đã lớn lên trong văn hóa Trung Nguyên từ năm lên một, mà bị mọi người nghi ngờ, khinh rẻ... là nhân tố chính để các tâm lý cấu uế (tham vọng, tham dục, đố kỵ, ganh ghét, hờn căm v.v..) sinh khởi gây sóng gió trên chốn giang hồ. 

Giáo lý nhà Phật là hệ giáo lý xây dựng các thiện tâm để dập tắt các cấu uế tâm. Dập tắt các cấu uế tâm là dập tắt các mầm mống rối loạn. 

Đây là điểm tâm lý liên hệ đến sự ổn định, thanh bình của xã hôi. Nó liên hệ đến cả an ninh, kinh tế, xã hội và văn hóa. 

---o0o---

Hồi 17 : Nguyện Làm Con Cóc Khác Thường - Chỉ Mong Thiên Nga Ngó Đến


17. 1. Lược truyện

- Đoàn Dự và Vương Ngữ Yên thoát khỏi quân của Nhất Phẩm Đường Tây Hạ, vào trú mưa ở một trại cối xay. Vương Ngữ Yên mượn áo khô của cô gái trại cối xay để mặc đỡ... Chưa kịp đổi áo thì mười lăm tên của bọn Nhất Phẩm Đường Tây Hạ đuổi đến; chúng đánh chết đôi nam nữ thanh niên của trại cối xay rồi xông lên gác để bắt Vương Ngữ Yên. 

- Nhờ Vương Ngữ Yên mách nước, Đoàn Dự sử dụng Bắc minh Thần công, Lục Mạch Thần Kiếm điểm huyệt, hạ chết được 15 tên, dù rất vất vả. 

- Bỗng có một tên mới xuất hiện, hóa trang dấu mặt, võ thuật rất cao cường, tự xưng là tướng quân Lý Diên Tông đòi bắt Vương Ngữ Yên. Đoàn Dự sử dụng Lăng Ba Vi Bộ để tránh đòn. Lý Diên Tông đánh mãi vẫn không hạ được Đoàn Dự, tưởng chàng có ma thuật mà đâm lo. Ông ta vội dùng xảo kế đánh lừa để Đoàn Dự phân tâm rồi quét chân cho chàng ngả sóng sượt trên nền, lẹ tay dí kiếm vào cổ chàng. 

- Vương Ngữ Yên đòi chết theo Đoàn Dự, không chịu đi theo Lý Diên Tông, nếu Lý Diên Tông giết Đoàn Dự. Nàng dọa sẽ cầu biểu ca Mộ Dung Phục để báo cừu. Thật ra Lý Diên Tông là Mộ Dung Phục hóa trang. Khi đối thoại biết giữa Vương Ngữ Yên và Đoàn Dự không có liên hệ tình cảm nam nữ, lòng nàng nhất nhất hướng về biểu ca, Lý Diên Tông tha chết cho Đoàn Dự, và ném cho chàng bình thuốc giải độc dược Tây Hạ. 

- Giải độc xong, Vương Ngữ Yên và Đoàn Dự đốt cháy trại cối xay, đi về Vô Tích để kiếm A Châu và A Bích. 

---o0o---

17. 2. Ý kiến

- Chiêu Lục Mạch Thần Kiếm: 

Nhờ có nhiều duyên lành, Đoàn Dự có một nội lực thâm hậu. Nội lực nầy là có sức mạnh của tâm như là định lực. Lúc Lục Mạch Thần Kiếm khắc sâu vào tâm khảm của chàng, nếu Đoàn Dự biết vận dụng tâm ý (hay kinh mạch) thì có thể xuất ra chỉ kiếm bất cứ lúc nào: chỉ kiếm xuất ra như là một sự bừng tỏ của trí tuệ. 

Với Đoàn Dự, khi chàng cố ý xuất chiêu đánh gục đối phương thì chỉ kiếm không có mặt; nhưng khi nguy cấp, bất giác xuất chưởng thì chỉ kiếm ào ạt tuôn trào. Sự kiện này nói lên một đạo lý thâm huyền về trí tuệ (sức mạnh đích thực của tâm thức): rằng trí tuệ (hay chỉ kiếm) chỉ bừng sáng khi tâm của Đoàn Dự vô dục, vô niệm; nó lặn mất khi tâm chàng hữu niệm, hữu dục. Trí tuệ này, vì thế còn có tên là trí tuệ vô ngã, vô chấp thủ. 

- Giới thiệu về cái tâm của Đoàn Dự, tác giả viết: 

"Chàng vốn tâm địa nhân từ, đọc kinh niệm Phật từ bé, đến con kiến cũng không dám giết, ngờ đâu hôm nay lại gây nhiều tội nghiệt như thế này". 

(tr.92, tập IV) 

- Khi Lý Diên Tông (tức Mộ Dung Phục cải trang) khăng khăng giết chàng, Đoàn Dự nói; 

"Lão huynh định giết tại hạ, việc đó không có gì quan trọng. Chỉ xin lão huynh một việc, vị cô nương này trúng phải kỳ độc, chân tay bải hoải không cất nhắc được. Xin lão huynh tìm cách đưa cô ta về Mạn Đà Sơn ở Thái Hồ". 

(tr.97, tập IV) 

Các biểu hiện tâm lý của Đoàn Dự, qua hai trích dẫn trên, là biểu hiện của thiện tâm đúng nghĩa, theo Tâm lý học nhà Phật. Ở thời điểm kết thúc đời mình, chàng vẫn nghĩ đến an nguy của tha nhân, xem bản thân là nhỏ. 

Khi phải tự vệ, bắt buộc để bảo vệ cái chân, cái thiện, cái mỹ, Đoàn Dự đã nhỡ tay giết nhiều người, nhưng không có lúc nào cố ý giết: bấy giờ thiện tâm chàng vẫn có mặt. Chính sự có mặt cái tâm lý thiện ấy, đã giúp chàng phát triển từ tâm và tuệ tâm như sự phát triển võ công thượng thừa vậy. Vì thế khi luận về tương lai võ công của Kiều Phong, Mộ Dung Phục và Đoàn Dự, Vương Ngữ Yên (tiếng nói thẩm quyền) đã nói. 

- "Về công đạo hay tư tình cũng vậy, ta vẫn mong biểu ca ta giỏi hơn Kiều bang chủ, nhưng hiện tại thì chưa được". 

(tr 19, tập IV) 

- "Tương lai cũng không được đâu! Võ công đệ nhất thiên hạ sau này có lẽ không ai khác ngoài vị Đoàn công tử đây". 

(tr. 99, tập IV) 

Tại đây,tác giả Kim Dung muốn mở ra một sự thật rằng: tâm lý chấp thủ tự ngã (hay nặng tham dục) là rào cản lớn nhất của sự bung vỡ nguồn năng lượng tâm thức vô hạn của con người; tự ngã càng bé thì năng lượng tâm lý được phát huy càng lớn. Rất là Phật Giáo! 

---o0o---




tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương