BÀn về TƯ TƯỞng phật học trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung ht. Chơn Thiện Chùa Tường Vân Huế 2004


Hồi 11 : Hai Cô Mỹ Nữ - Một Chiếc Thuyển Con



tải về 1.02 Mb.
trang20/40
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.02 Mb.
#25038
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   40

Hồi 11 : Hai Cô Mỹ Nữ - Một Chiếc Thuyển Con


11.1. Lược truyện

- Cưu Ma Trí dẫn Đoàn Dự đi tìm nhà Mộ Dung ở Yến Tử Ổ, Tham Hợp Trang. Dọc đường sư vận dụng đủ cách thuyết phục Đoàn Dự viết ra Lục Mạch Thần Kiếm pháp. Đoàn Dự một mực khước từ: với Bắc Minh Thần Công và nội công thâm hậu khử mọi thứ độc dược, sư khó bắt ép chàng. 

- Thôi Bách Tuyền và Quá Ngạn Chi tìm nhà Mộ Dung để rửa hận, gặp Đoàn Dự ở Tham Hợp Trang, và nhập đoàn. 

- A Bích, gia nhân của nhà Mộ Dung, chèo thuyền đến đón cả bốn người đến Cầm Vận Tiểu Trúc, nơi ở riêng của nàng ở Yến Tử Ổ. A Bích thì trẻ trung, nhan sắc, duyên dáng, sành đàn hát khiến người ta nghĩ đến vị chủ nhân Mộ Dung Phục phải là một Hán tử hào hoa, phong nhã. 

- A Châu, một gia nhân khác của nhà Mộ Dung, bạn của A Bích, cùng có mặt ở Cầm Vận Tiểu Trúc. Nàng thì thông sáng, nhan sắc, giỏi hóa trang, khéo lập luận, đã lần lược hóa trang thành viên quản gia và Lão thái thái để khai thác và đùa bỡn sư Cưu Ma Trí . Đoàn Dự thì nhận ra nàng qua mùi hương, dù nàng đóng vai nào. Chàng cười tế nhị, bí mật để nàng biết là chàng đã rõ trò đùa của nàng... 

-A Châu yêu cầu Cưu Ma Trí giải các huyệt đạo để Đoàn Dự biểu diễn Lục Mạch Thần Kiếm cho Lão thái thái xem. Đoàn Dự không chịu xuất chiêu. Núng thế, sư Cưu Ma Trí dỡ mẹo tấn công A Châu, A Bích để ép Đoàn Dự cấp cứu xuất chiêu. Mọi người đã có dịp thấy thần Kiếm. 

- A Châu và A Bích thiết đãi mọi người bữa cơm chiều trên Thính Vũ Cư, giữa hồ. Nàng sắp đặt tinh tế kế hoạch đánh chìm ba người kia rồi cùng A Bích, Đoàn Dự lên thuyền lẫn thoát. Cưu Ma Trí không thể rượt đuổi, dù sử dụng ma thuật... 

- A Châu, A Bích và Đoàn Dự ghé Mạn Đà Sơn Trang của Vương phu nhân để "giải tỏa" sau nhiều giờ bơi thuyền mệt mỏi. 

---o0o---

11. 2. Ý kiến

- Trước thiên nhiên đẹp, Đoàn Dự cất giọng ngâm nga, Cưu Ma Trí bảo "Chết đến gáy mà mi vẫn còn ngâm thơ vịnh phú nhàn nhã thế ư? - Đoàn Dự đáp: "Sắc thân vốn vô thường, đã còn là vô thường tức là còn khổ. Thiên hạ có ai mà không chết. Mi sống thêm mấy năm nữa có hơn ta được cái gì không?" 

(tr. 13, tập III) 

Lời nói của Đoàn Dự là nguyên văn của một đoạn trong Kinh điển Phật Giáo, rất Phật Giáo (Nam và Bắc truyền): Sắc thân thì vô thường, thay đổi liên tục giữa khi con người muốn nó đứng yên, không biến đổi, đây là duyên do gây ra cảm thọ khổ. 

- Thái độ sống lạc quan của Đoàn Dự phản ánh khá trung thực tinh thần Phật Giáo: người Phật tử hiểu đạo thì thấy rằng không có gì sự thật là ta, là của ta nên sống an nhiên, không dao động. Mức độ tự chủ an nhiên không dao động tùy thuộc vào mức độ thâm hiểu và thâm hành Phật Pháp. 

- A Bích ở trên thuyền đã đánh lên một khúc nhạc êm ả bằng cái bàn toán Kim Khí và Cây nhuyễn tiên (hai thứ vũ khí). Đoàn Dự đã nói: 

- "Quả đúng thế! Cô nương thực là người tao nhã. Cái món đồ chơi đầy tục khí của người ta vào tay cô nương lại thành ra nhạc khí được". 

(tr 21, tập III) 

- "Món binh khí đã từng ngang dọc đại giang Nam, Bắc, chiến đấu với biết bao anh hùng hắc, bạch, nay vào bàn tay trắng trẻo mềm mại của nàng lại biến thành nhạc khí". 

(tr 21, tập III) 

Với giáo lý nhà Phật, các hiện hữu đều do nhân duyên mà sinh, nên chúng là vô ngã tính, bất định tính. Nói khác đi, tùy vào các duyên hội hợp mà chúng hiện ra các ngã tính khác nhau. Hệt như cái bàn toán kim khí dùng để giết người thì gọi là vũ khí, dùng để chơi nhạc thì gọi là nhạc khí; nó hư hoại, không dùng thì thành sắc vụn (sắc loại). Ngữ khí trên của Đoàn Dự có âm hưởng tương tự lời Kinh Kim Cương Bát Nhã: "Trang nghiêm, tức phi trang nghiêm, thị danh trang nghiêm, v.v..." Nghe ra âm hưởng Phật giáo! 

---o0o---


Hồi 12 : Người Đâu Gặp Gỡ Làm Chi


12.1. Lược truyện

- Mãi ngắm các hoa Mạn Đà La ở sơn trang của Vương phu nhân, Đoàn Dự lạc bước vào vườn hoa. Bất chợt chàng giáp mặt Vương Ngữ Yên (*) , người con gái duy nhất của Phu nhân, nhân hậu, thông sáng và tuyệt sắc. Đoàn Dự ngẩn ngơ một hồi, thấy giống hệt tượng ngọc Tiên nữ ở thạch động Vô Lượng Sơn. 

- Đoàn Dự còn cảm giác bàng hoàng cho đến khi cùng A Châu, A Bích lên thuyền rời mạn Đà Sơn Trang. Vừa lúc ấy thuyền Phu nhân trở về cập bến. A Châu, A Bích bỗng hoảng sợ... 

- Vương phu nhân, từ ngày bặt tin người tình Đoàn Chính Thuần, lòng trở nên lạnh lùng, xử sự tàn độc với các chàng trai ngoại tình, với ai mang họ Đoàn, hoặc là dân Đại Lý. 

- Bà chở về thêm bốn chậu hoa Mạn Đà La quý hiếm, nhưng bà không biết rõ giá trị của chúng, cũng không rành kỹ thuật chăm sóc. Được dịp, Đoàn Dự, vốn rất sành sõi hoa Mạn Đà La ở hoàng cung Đại Lý, lên tiếng ca ngợi các chậu hoa; chàng hé mở ít nét phẩm bình... Vương phu nhân thích ý đến quên cả việc trừng phạt các chàng trai bén mảng đến Mạn Đà Sơn Trang, gác lại việc trừng phạt A Châu, A Bích không được phép của phu nhân mà dám đến Sơn trang, giục chàng tiếp tục bình phẩm hoa Mạn Đà La. Phu nhân vui vẻ giữ Đoàn Dự lại, mở yến thết đãi để nghe tiếp lời thuyết trình về hoa rất hấp dẫn của chàng. 

Đoàn Dự có lúc đã quá lời, xúc phạm đến sự tôn quý của phu nhân. Phu nhân phạt chàng đi trồng và chăm sóc bốn chậu hoa quý ấy: nếu để một cây bị héo, phu nhân sẽ chặt đứt một cánh tay hay một chân... 

- Dù phải ở lại trong môi trường sống lắm phiền phức, Đoàn Dự vẫn vui thích với niềm hi vọng có dịp chiêm ngưỡng dung sắc của Vương Ngữ Yên. 

Một hôm, Vương Ngữ Yên đang dò hỏi một thị nữ về tin lức Mộ Dung Phục, người biểu ca mà nàng thầm yêu, trộm nhớ, Đoàn Dự nắm được cơ hội ra mặt bắt chuyện với nàng. Chàng nói về cái chết của Huyền Bi đại sư và các dư luận về chiêu "gậy ông đập lưng ông" của nhà Mộ Dung, theo chiều thị hiếu của Vương Ngữ Yên. Vương Ngữ Yên dù có lệnh cấm giao tiếp với nam giới của phu nhân, vẫn nán lại để nghe Đoàn Dự kéo dài câu chuyện thao thao. Đoàn Dự thì nghe lòng rộn ràng hạnh phúc... 

- Một hôm phu nhân bực mình bèn ra lệnh cho bà vú già chặt đứt một cánh tay của A Châu, A Bích (đang bị tạm giam) về cái tội dẫn trai vào Sơn Trang. Vương Ngữ yên không thể xin tội cho hai nàng gia nhân của biểu ca mà nghe lòng quá ray rức, rầu rĩ. Đoàn Dự hiến kế lập mưu gạt vú già, cứu hai nàng, rồi cả bốn người (bao gồm Vương Ngữ Yên) cùng trốn thoát khỏi sơn trang... 

---o0o---



12. 2. Ý kiến

- Trong kinh Phật có hai loại thiên hoa quý mà chư Thiên thường tung rãi để cúng dường các bậc đại Thánh: đó là hoa Mạn Đà La và Mạn Thù Sa. Loài hoa Mạn Đà đã được tác giả để phô sắc trong truyện dài Thiên Long Bát Bộ, trong hoàng cung Đại Lý, nước Đại Lý và trong Mạn Đà sơn trang. Đó là dấu hiệu nói lên sự hiện diện của Chánh Pháp (Phật Pháp). 

- Ở tâm của Đoàn Dự, tác giả đã giới thiệu cái tâm sùng Phật, ham điều thiện, và cái tâm yêu chuộng thiên nhiên, vẻ đẹp hầu như đều mãnh liệt như nhau và hầu như chẳng thấy điều gì miễn cưỡng, và hầu như đó là lòng, chỉ một lòng, yêu cái chân, cái thiện và cái mỹ. Đó là ba mà là một vậy! 

(*) Trong những bản dịch cũ, được phiên âm là Vương Ngọc Yến, những bản dịch mới được lưu hành hiện nay là Vương Ngữ Yên ( LTS)


 

---o0o---




tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương