BÀn về TƯ TƯỞng phật học trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung ht. Chơn Thiện Chùa Tường Vân Huế 2004



tải về 1.02 Mb.
trang17/40
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.02 Mb.
#25038
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   40

Hồi 5 : Lăng Ba Vi Bộ


5.1. Lược truyện

- Mộc Uyển Thanh bị Nam Hải Ngạc thần điểm huyệt mê man suốt ba ngày liền. Sau đó nàng được tự do đi lại trong khu vực của bốn đại ác nhân để chờ Đoàn Dự cho đến hạn chót 7 ngày. 

- Nam Hải Ngạc Thần đã rượt đuổi Vân Trung Hạc, kẻ háo sắc định hại Uyển Thanh, Uyển Thanh nói khích để hai người đánh nhau hầu nàng có cơ hội thoát thân, nhưng bất thành. 

- Diệp Nhị Nương bắt cóc con nhỏ của Tả Tử Mục, đang bị tứ đại hộ pháp nước Đại Lý giúp Tả Tử Mục rượt bắt. 

- Chín nữ kiếm của Cung Linh Thứu tra hỏi Đoàn Dự về tin tức của Cung Quang Hào và Cáp Quang Bội và bốn thánh sứ đã bị Uyển Thanh giết. Đoàn Dự bị giữ lại ở Vô Lượng Sơn chờ chín nữ kiếm trở về sau một cuộc tìm kiếm tiếp theo. Lợi dụng thời gian nhàn rỗi ấy Đoàn Dự luyện tập tiếp Lăng Ba Vi Bộ và Bắc Minh Thần Công. 

- Nhờ hai môn võ công trên mà Đoàn Dự mở được đường thoát khỏi các người canh giữ chàng, đi cứu Mộc cô nương. Càng xung trận, Đoàn Dự càng có cơ hội thu nội lực của các cao thủ về cho mình; nội lực chàng càng trở nên hùng hậu hơn hẳn. Một hôm, tình cờ chàng nuốt chửng một con rít cực độc và một con Mảng Cổ Chu Cáp siêu độc khi chàng đang há miệng theo dõi con Thiểm Điện Điêu. Hai con vật kịch độc đã giúp Đoàn Dự phát huy nội lực vô cùng thâm hậu, và có khả năng đề kháng vạn độc. 

- Thấy bóng Diệp Nhị Nương chạy qua, Đoàn Dự ngỡ là Mộc Uyển Thanh, bèn rượt theo và may mắn gặp tứ đại hộ pháp Đại Lý của chàng và Mộc cô nương tại trú xứ của bốn đại ác nhân. 

---o0o---



5.2. Ý kiến

- Các hành động ác hại của con người, theo giáo lý nhà Phật, là do dục vọng và tà kiến mà phát sinh. Cũng nói là do tham, sân, si mà phát sinh. Các tâm lý cấu uế khác như ngã mạn, kiêu căng, bỏn sẻn, dối gạt, nịnh hót, ganh ghét, đố kỵ, tàn độc, nhiễu hại... đều từ tham, sân, si (hay ngũ cái: trạo cử, hôn trầm, dục, sân, nghi) mà sinh. 

Lục Mạch Thần Kiếm sắp hạng có bốn loại tâm lý cực ác trong các tâm ác như là: 

- Cùng hung cực ác: Tiêu biểu là nhân vật Vân Trung Hạc, người háo sắc, thường nhiễu hại các cô gái, đố kỵ và giết người không một chút úy kỵ. 

- Hung thần ác tác: Tiêu biểu là Nam Hải Ngạc Thần, người hăng hái đánh lộn, giết người thì bẻ gãy cổ và cười khoái trá. Đây là loại khoái trá giết. 

- Vô ác bất tác: Tiêu biểu là Diệp Thị Nương, người có nhan sắc mà đầy căm hận, thường bắt cóc trẻ thơ kháu khỉnh để giỡn đùa rồi giết chết ném vào bụi. Đây là loại lạnh lùng giết trẻ thơ. 

- Ác quán mãn doanh: tiêu biểu là Đoàn Diên Khánh, lạnh lùng và đầy căm hận, giết cả huynh đệ ruột thịt và kết nghĩa. Đến mức độ này thì gọi là đệ nhất ác nhân. 

Trên thực tế, Diệp Nhị nương và Đoàn Diên Khánh vốn là người lương thiện, chỉ vì đời bạc đãi nên trở thành đại hận, không từ bỏ một việc ác nào. Tác giả Kim Dung đã đẩy cái tâm lý bất thiện đến các hành động cực hại của chúng gây ra cho đời để người đời né tránh, hướng về điều thiện. Đây là nội dung của hai bước đi đầu, trong ba bước đi chính, của giáo lý nhà Phật thường được các bộ phái Phật giáo giới thiệu. 

- Từ bỏ mọi điều ác (chư ác mạc tác). 

- Làm mọi việc lành (chúng thiện phụng hành). 

- Giữ thanh tịnh tâm ý (Tự tịnh kỳ ý). 

- Ức Quang Tiêu canh giữ Đoàn Dự ở Vô Lượng Sơn đã nói: "Ngươi mà mở mồm nói một câu, ta sẽ cho ngươi một bạt tai; nói hai câu; hai bạt tai; nói ba câu, ba bạt tai. Ngươi biết đấy chứ?" 

Đoàn Dự thầm nghĩ: 

"Thằng Cha côn đồ này nói sao làm vậy. Tuy ta bị Mộc cô nương tát mấy cái thật, tuy đau trên má nhưng trong bụng lại vui vui. Còn như lần này bị ăn bạt tai của tên côn đồ kia chắc chẳng vui gì?" 

(trang 269, tập I) 

Cùng một cái bạt tai lên má mà ít nhất có hai tác dụng, tính chất khác nhau, nói lên tính chất bất định của nó. mẫu chuyện kể ra nghe có vẻ rất "tầm phào", nhưng lại rất là triết lý. Nói lên được sự thật bất định tính của các hiện hữu, theo giáo lý nhà Phật. Thật ý vị! 

- Đoàn Dự nhớ lại lời dạy của bá phụ, Bảo Định Vương rằng: "Bá phụ thường dạy rằng con người sống ở trên đời, nếu không ăn, không mặc thì không thể sống được. Thế nhưng, một bát cháo, một mảnh khăn cũng đều lấy của người khác. Lấy của người khác là điều không thể tránh được, có điều phải báo đáp như thế nào? Nếu thu vào ít mà trả ra nhiều thì được. Nếu lấy của kẻ giàu có bất nhân để đem cho kẻ không cơm áo thì cũng không đáng thẹn, nhà Nho nhân nghĩa hay nhà Phật từ bi cũng đều như thế. Bòn khố rách, dù sơn kiệu thì là bạo ngược; còn như buôn bán làm giàu rồi làm điều thiệu cho cả thiên hạ, bố thí khắp mọi người thì là Phật sống. Thành thử không phải chuyện thu hay không thu, mà tại cách dùng thiện hay ác? 

(trang 271- 172, tập I). 

Tư tưởng trên của Bảo Định Vương ca ngợi pháp bố thí, lòng từ bi thương đời của nhà Phật rất là tích cực: giúp đỡ cho hết thảy mọi người có điều kiện sống an vui, hạnh phúc thoát khỏi các khổ cực, bần hàn, túng quẩn là tâm của Phật giới. Bảo Định vương đã dùng cái tâm ấy mà cai trị nước Đại Lý nên nhân dân Đại Lý sống trong cảnh thanh bình, lòng rất sùng mộ nhà vua. Đây cũng là một tư tưởng Phật học của tác giả Kim Dung vậy.
 

---o0o---


Hồi 6 : Chưa Kịp Bái Sư - Sư Đã …Bái


6.1. Lược truyện

- Đoàn Dự và Uyển Thanh cùng Chu Đan Thần rời khỏi trú xứ của bốn đại ác nhân trở về Đại Lý. Vân Trung Hạc âm thầm theo dõi để bắt Uyển Thanh. Chu Đan Thần dùng nghi kế đánh lừa Vân Trung Hạc khiến ông ta tưởng đang có đủ mặt tứ đại hộ pháp mà sợ hãi lánh mặt. Lát sau, Vân Trung Hạc biết là ngụy kế, liền rượt đuổi ba người. Đến am Ngọc Hư Quán, nơi tịnh cư của Ngọc Hư Tản Nhân Đao Bạch Phượng, vương phi của Đoàn Chính Thuần, Vân Trung Hạc bị vây đánh, đại bại mà bỏ chạy... 

- Cao Thăng Thái, Phó Tư Quy và Chữ Vạn Lý thì bận đánh đuổi Diệp Nhị Nương và Nam Hải Ngạc Thần. Ba người ở thế thượng phong, nhưng bị Diệp Nhị Nương đánh lén nên Cao Thăng Thái bị thương không nhẹ. Cả ba trở về họp mặt ở Ngọc Hư Quán và thỉnh cầu Ngọc Hư Tản Nhân trở về hoàng cung để tính kế đối địch với bốn đại ác nhân. 

- Giữa tiệc rượu đoàn tụ vui vầy ở hoàng cung, Nam Hải Ngạc Thần đến đòi Đoàn Dự bái ông ta làm sư phụ. Đoàn Dự ra điều kiện nếu ông ta xuất ba chiêu mà chế ngự được chàng thì chàng sẽ làm lễ bái sư; ngược lại, nếu sau ba chiêu mà không khống chế được chàng thì ông ta phải bái chàng làm sư phụ, một sư phụ không truyền dạy võ công, Nam Hải Ngạc Thần ưng thuận. 

Cục diện diễn ra gây bất ngờ cho hết thảy mọi người: Đoàn Dự đã sử dụng Lăng Ba Vi Bộ tránh được ngót sáu mươi chiêu của Nam Hải Ngạc Thần, rồi dùng Bắc Minh Thần Công hóa tán nội lực của ông ta khiến ông ta hoảng hốt ngã lăn ra đất, xấu hổ khôn cùng. 

Nam Hải Ngạc Thần miễn cưỡng sụp lạy Đoàn Dự tám lạy của lễ bái sư rồi lặng lẽ biến đi... 

---o0o---

6.2. Ý kiến

- Lục Mạch Thần Kiếm truyện ghi rõ: 

"Nước Đại Lý ở riêng một cõi phương Nam, các vị hoàng đế đều sùng tín Phật Pháp". 

(trang 40, tập II) 

Tác giả viết thế là gián tiếp giới thiệu đạo Phật đến độc giả bốn phương: theo dõi truyện là vừa theo dõi các ảnh hưởng Phật giáo biểu hiện qua Đoàn Dự và hoàng cung Đại Lý. 

- Bảo Định Đế, Đoàn Chính Thuần, và Đoàn Dự đều có một tấm lòng thương người rất sâu sắc. Các vua chúa đều rời ngôi báu xuất gia lúc trọng tuổi. Nhân dân rất sùng mộ Bảo Định Đế và Đoàn Chính Thuần đến độ sau ngày thất lạc trở về nước, thái tử Đoàn Diên Khánh không dám đòi lại ngôi báu của vua cha đã bị một loạn thần thoán đoạt. Thái tử lặng lẽ biến đi luôn...  


---o0o---


tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương