Bán nguyệt san – Số 253 – Chúa nhật 19. 07. 2015



tải về 1.46 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.46 Mb.
#37736
1   2   3   4   5   6

I. GIÁO HOÀNG PHANXICÔ.

Chưa từng có thời nào, Hội Thánh cùng lúc hiện diện hai vị Giáo hoàng mà khắp nơi yên bình, vui tươi như thế. Chỉ có hai vị Giáo hoàng cùng hiện diện trong một triều đại của Đức Phanxicô – người mới bắt đầu trở thành Giáo hoàng của Hội Thánh Công giáo từ 19 giờ ngày 13.3.2013 – mới trở nên thời điểm lịch sử của niềm hạnh phúc mà cả Hội Thánh đang tận hưởng.

…Quay về thời điểm của hơn hai năm trước, trong chính những giây phút đầu tiên còn lắm ngỡ ngàng trong bộ y phục màu trắng truyền thống của một vị Giáo hoàng, Đức tân Giáo hoàng đã mời gọi mọi người hãy hiệp cùng với mình nhớ đến và cầu nguyện cho Đức cựu Giáo hoàng vừa rời ngai tòa thánh Phêrô chỉ mới vỏn vẹn mười ba ngày.

Đức Phanxicô đã cầu nguyện cho Đức Bênêđictô. Đức Phanxicô đã công khai mời gọi mọi người hiệp với lời cầu nguyện của mình để hướng về Đức Bênêđictô. Đức Phanxicô đã dùng những lời kinh đơn giản nhất, bình dân nhất để mọi người có thể đọc dễ dàng mà kêu xin Chúa gìn giữ Đức Bênêđictô.

Vài ngày sau đó, cũng trong thời gian mới mẽ, còn đầy ngỡ ngàng của một tân Giáo hoàng, Đức Phanxicô đã nói chuyện bằng điện thoại để chào Đức Bênêđictô.

Năm ngày sau khi ngồi vào tòa Phêrô, ngày 18.3.2013, ngày áp lễ thánh Giuse, bổn mạng của Đức Bênêđictô, một lần nữa, đức tân Giáo hoàng Phanxicô lại trao đổi qua điện thoại để mừng bổn mạng Đức Bênêđictô.

Chưa hết, trong khi cả Hội Thánh nói riêng, cả thế giới nói chung, đang theo dõi từng bước chân, từng động thái, từng biểu hiện của vị Mục Tử mới của Hội Thánh, thì ngày 23.3.2013, năm ngày sau cuộc nói chuyện lần thứ hai qua điện thoại với Đức Bênêđictô, và mười ngày sau khi lên ngôi giáo hoàng, Đức Phanxicô đã làm cho cả Hội Thánh kính phục, cả thế giới ca ngợi: Ngài đã đến Castel Gondolfo, nơi Đức Tiền Nhiệm của mình đang tạm lưu trú để chào và thăm hỏi.

Đức Tiền Nhiệm Bênêđictô XVI đã thân hành ra tận sân bay của biệt thự Castel Gondolfo để đón Đức Tân Nhiệm Phanxicô. Tại đây đã diễn ra một sự chào đón lịch sử chưa từng có: hai vị Giáo hoàng đã ôm nhau vui mừng!

Hai vị Giáo hoàng đã cùng quỳ trên một chiếc ghế để cầu nguyện trong nhà nguyện của biệt thự. Hai vị đã chuyện trò tại thư viện của biệt thự kéo dài đến 45 phút. Trong ngày hồng phúc lịch sử này, Đức cựu Giáo hoàng đã khoản đãi Đức tân Giáo hoàng bữa trưa thật nồng ấm, chan chứa yêu thương.

Đây là cuộc hội họp có một không hai chưa từng có trong lịch sử hơn 2.000 năm của Hội Thánh Công Giáo: Giáo hoàng đương nhiệm gặp gỡ Giáo hoàng tiền nhiệm, một người tự nguyện từ chức Giáo hoàng, nhưng không bị sống trong cảnh giam tù. Và một người vừa lên ngôi giáo hoàng đã yêu thương, quý mến vị tiền nhiệm của mình.


II. NHẮC LẠI KHOẢNH KHẮC LỊCH SỬ CUỐI THẾ KỶ XIII.

Khác hẳn hoàn cảnh của thời cuối thế kỷ thứ XIII: Ngày 4.4.1292, Ðức Giáo hoàng Nicôla IV từ trần. Nhưng trong hai năm và ba tháng, Hội Thánh không thể tìm ra người kế vị ngài.

Sau cùng, nghe biết sự thánh thiện của một linh mục ẩn sĩ dòng Biển Đức, Cha Phêrô del Morrone hay Pietro del Angelery. Và dù cha đã tám mươi bốn tuổi, hồng y đoàn đã chọn cha làm giáo hoàng ngày 5.7.1294. Cha Phêrô del Morrone đau khổ nhiều, khi nghe tin ấy, nhưng vì vâng lời, cha phải chấp nhận và chọn tông hiệu là Celestine V.

Quyết định này đã đưa đến nhiều thảm họa cho Hội Thánh, vì Ðức Celestine V không thích hợp với vai trò giáo hoàng trong bất cứ khía cạnh nào, ngoại trừ sự thánh thiện. Ngài quá khiêm tốn và đơn sơ nên bị nhiều người lợi dụng. Ngài trở thành con cờ chính trị của Vua Charles II nước Naples.

Không bao lâu sau khi Đức Celestine V lãnh đạo Hội Thánh, nhiều vấn đề phức tạp đã xảy ra. Ngài tỏ ra bất lực trong vai trò lãnh đạo tối cao của Hội Thánh hữu hình. Sau cùng, ngày 13.12.1294, ngài quyết định từ chức sau năm tháng và chín ngày trên ngôi giáo hoàng.

Trong ngày từ chức, Đức Celestine V đã thực hiện một cử chỉ khiêm tốn hết sức, đó là quỳ gối tạ tội trước Hồng y Ðoàn vì đã không chu toàn nhiệm vụ cai quản Hội Thánh.

Tưởng được yên thân để sống đời ẩn dật của một ẩn sĩ như trước, nhưng hậu quả của các quyết định trong thời gian Đức Celestine V  làm giáo hoàng, một mặt đã để lại nhiều nghi vấn nơi Ðức Boniface VIII, vị tân giáo hoàng kế nhiệm, mặt khác, sợ người ta lợi dụng Đức cựu Giáo hoàng đơn sơ hiền lành, để tạo ra một cuộc chia ly rong Hội Thánh, hoặc người ta có thể dựa vào Đức Celestine V để chống lại mình, tháng 6.1295, Ðức Boniface VIII đã giam Đức Celestine V trong thành Fumone.

Trong cảnh tù tội, Đức Celestine V bị sỉ nhục và chịu gian khổ, nhưng không hề than thở một lời. Trái lại, ngài gửi thư cho Ðức Boniface, cho biết ngài rất hài lòng khi được giam cầm và không còn muốn gì hơn. Ngài thường nói: “Tôi không mong muốn gì hơn ở thế gian này ngoài căn phòng nhỏ hẹp; và họ đã cho tôi toại nguyện”.

Trong thời gian tù đầy, ngài hát thánh vịnh đêm ngày. Một ngày trong tháng năm 1296, ngài báo trước với lính canh là ngài sẽ chết vào cuối tuần. Đúngvậy, sau khi kết thúc bài thánh vịnh trong giờ kinh sáng ngày thứ bảy 19.5.1296, Đức Celestine V qua đời như đã tiên báo. Khoảng hơn mười tháng tù đầy, Đức Thánh Cha Celestine V không bao giờ giảm bớt lối sống khắc khổ, không bao giờ ngưng kết hợp với Chúa Kitô.

Sau khi qua đời, Đức Thánh Cha Celestine V đã làm nhiều phép lạ. Ngài được Ðức Clêmentê V phong thánh năm 1313.


III. ĐỨC TIỀN NHIỆM BÊNÊĐICTÔ XVI.

Còn Đức Bênêđictô XVI, cựu Giáo hoàng, tự mình rút lui khỏi ngai tòa thánh Phêrô đã vài năm, trong ngày cuối của triều đại mình, ngày thứ năm 28.5.2013, tại phòng Clementine, trong khi chào từ biệt các Hồng y (những người cộng tác với ngài tại giáo triều và nhiều vị khác trên thế giới vừa về đến Rôma nhằm chuẩn bị vào Mật nghị bầu giáo hoàng) để ẩn mình hoàn toàn, đã cất lên lời hứa cảm động: “Trong số quý anh em sẽ có một vị giáo hoàng mới, tôi hứa sẽ tôn kính và vâng phục vô điều kiện vị tân giáo hoàng”.

Rồi trong âm thầm sau những ngày từ nhiệm, Đức Bênêđictô XVI đã cầu nguyện thật nhiều cho Hội Thánh, cho Mật nghị Hồng y, cho việc bầu cử và tuyển chọn Đức tân Giáo hoàng, và cho chính Đức tân Giáo hoàng.

Cầu nguyện cho cả Hội Thánh là điều mà Đức Bênêđictô đã nhắm đến và đã thông báo trong ngày tuyên bố từ nhiệm: “Tôi cũng muốn tận tụy phục vụ Hội Thánh của Thiên Chúa trong tương lai thông qua một cuộc sống tận hiến cho việc chuyên tâm cầu nguyện” (diễn từ ngày 11.2.2013).

Và: “Tôi sẽ vẫn còn nơi con tim tôi, nơi tình yêu của tôi, nơi lời cầu nguyện của tôi, nơi những suy tư của tôi, và với tất cả sức mạnh nội tâm của mình, lòng yêu thích hoạt động vì thiện ích chung của Giáo Hội và nhân loại” (diễn từ cuối cùng ngày 28.3.2013).

Đức cựu Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã để lại cho chúng ta bài học khiêm nhường sâu sắc: Bởi chính vì lòng yêu mến Chúa, và đức khiêm nhường lớn lao, ngài đã tự truất chức, để trở thành một Giáo hoàng về hưu không còn chút quyền lực nào.

Đức cựu Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã tự tước bỏ danh dự Giáo hoàng của chính mình, để từ nay rút lui vào hậu trường của Hội Thánh, một sự rút lui hoàn toàn, không còn một chút ảnh hưởng hay tiếng nói, giảng dạy hay phán quyết nào trên toàn cõi Hội Thánh.

Thật ra, việc Đức Bênêđictô XVI từ nhiệm, dù không lấy gì làm lạ ở độ tuổi của ngài, vì cách đây hơn 10 năm, Đức Cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng qua đời (tháng 4.2005) suýt soát ở độ tuổi 85 sau một thời gian lâm bệnh.

Kế vị từ ngày đó cho đến khi nghỉ ngơi, Đức Bênêđictô XVI đang càng ngày càng già yếu hơn. Cũng như vị tiền nhiệm, ngài đang dần khép lại triều đại Giáo hoàng của mình.

Nhưng Đức Bênêđictô vẫn có thể tại vị đến lúc ngài qua đời, vì ngài có quyền ấy, và vì không một ai có quyền buộc ngài phải về hưu. Nhưng cuối cùng, vì lòng yêu mến Hội Thánh, đã khiến ngài đặt Hội Thánh lên trên cá nhân mình, ngài đã tự nguyện ra đi khỏi sứ vụ Mục Tử tối cao nơi trần thế.  

Ở tuổi 78, sau nhiều lần xin từ chức khỏi chức vụ Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, vẫn được Hồng y đoàn tín nhiệm trao quyền cai quản Hội Thánh, Đức Hồng y Joseph Ratzinger, mà nay là Đức cựu Giáo hoàng Bênêđictô XVI, nhận lãnh trọng trách của đấng kế vị thánh Phêrô, và đã chu toàn trọng trách một cách tuyệt vời.

Trong suốt thời gian ấy, chưa một lần nào công việc của ngài bị gián đoạn do sức khỏe, hay phải nhập viện.

Trong trách vụ Giáo hoàng, Đức Bênêđictô đã làm việc mỗi ngày cách tài tình với nhịp độ làm việc dày đặc các công tác tại giáo triều. Ngài bất chấp tuổi cao sức yếu, miễn làm sao hoàn thành tối đa mọi công tác để xây dựng Hội Thánh Chúa.

Như vị tiền nhiệm của mình, Đức Thánh Cha Bênêđictô XV đã dành nhiều cuộc gặp gỡ quan trọng với nhiều nhân vật nổi tiếng, nhiều nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia hoặc của thế giới và nhiều nhà lãnh đạo các tôn giáo ở nhiều châu lục.

Ngài liên tục có những bài giáo lý thâm sâu dành cho khách hành hương hàng tuần và không ngần ngại dành cho họ những buổi triều yết, những gặp gỡ đầy tình yêu mến.

Trong triều đại của mình, dù già yếu, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã thực hiện 24 chuyến tông du đến sáu lục địa và ba lần chủ trì Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (Đức năm 2005, Úc năm 2008, Tây Ban Nha năm 2011). 

Trong các thông điệp của mình, nhất là trong cuốn “Chúa Giêsu thành Nazareth”, Đức Bênêđictô XVI liên tục đòi con người hãy trở về với Chúa Kitô, hãy liên kết tình yêu của Chúa Kitô với việc thưc hành bác ái.

Ngài cũng đòi con người, qua cuộc sống, qua mọi hoạt động trên trần thế, hãy chỉ sống theo tinh thần Tin Mừng, và thực tâm tận hiến cho Chúa Kitô.

Hoạt động của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, dù chỉ ngắn ngũi trong chưa đầy 8 năm, nhưng chắc chắn, chúng ta không thể kể hết được. Bởi đó là hoạt động của một con người luôn luôn hăng say, luôn luôn hướng tới, và không dừng lại ở bất cứ giây đồng hồ nào.

Ngài là vị mục tử hiền lành, khác hẳn những gì mà người ta tiên đoán khi ngài mới lên ngôi Giáo hoàng năm 2005. Lúc đó, người ta khéo tưởng tượng, Hội Thánh với Đức Bênêđictô sẽ là một Hội Thánh cứng rắn, vì bản thân Đức Giáo hoàng là con người sắt thép, cứng nhắt.

Nhưng không, bởi khi Đức Thánh Cha Bênêđictô tuyên bố từ nhiệm, cả thế giới phải lần lượt rơi vào nhiều trạng thái, từ chưng hửng, tiếc nuối, đến chân thành nhìn nhận ngài là vị mục tử hiền lành, khiêm tốn, khôn ngoan, khéo léo, dễ mến…

Từ nay, tinh thần Giáo hoàng Bênêđictô XVI sẽ không bao giờ mai một trong lòng người: Đó chính là tinh thần hy sinh chính mình để danh Chúa, để Hội Thánh của Chúa không bị thiệt thòi.

Đó cũng chính là tinh thần triều mến, ấp ủ Hội Thánh, bởi ý thức đó là công trình của Thiên Chúa mà mình chỉ được phép phát huy và bảo tồn…
IV. BIẾT ƠN HAI ĐỨC THÁNH CHA.

Trước hết, chúng ta cảm tạ Chúa, vì Chúa luôn yêu thương, quan tâm đến vườn nho là Hội Thánh của Chúa, nên qua mọi thời, Chúa vẫn không ngừng gởi đến trong vườn nho này những vị mục tử luôn hăng say vì Tin Mừng của Chúa Kitô, vì sự nghiệp xây dựng và phát triển cơ đồ của Chúa Kitô, cũng như sự nghiệp cứu rỗi, và đưa nhân loại về một mối duy nhất cánh chung mà Chúa Kitô hằng mong ước và đòi hỏi…

Chúng ta cảm tạ Chúa, vì từng thời kỳ, từng giai đoạn khác nhau của nhân loại và của Dân Chúa mà những vị mục tử nhân danh quyền của thánh Phêrô, thể hiện đường lối lãnh đạo tài tình, khôn ngoan, dẫn đưa Dân Chúa luôn luôn theo đường lối thánh ý Chúa, và đạt hiệu quả thánh thiện tốt đẹp…

Chúng ta tạ ơn Chúa đã ban cho Hội Thánh vị mục tử như lòng Chúa ước mong và Dân Chúa trông chờ.

Chúng ta cảm tạ Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI vì những công trình lớn lao ngài làm cho Hội Thánh khi còn lãnh đạo Hội Thánh, cũng như khi ẩn mình để đêm ngày cầu nguyện cho Hội Thánh.

Chúng ta cảm ơn tấm gương sống thánh thiện mà Đức Bênêđictô nêu cao, để mỗi người chúng ta nhìn vào đó mà luôn sống vì Chúa, vì Hội Thánh, vì mọi con người như chính bản thân ngài.

Đức Bênêđictô XVI là gợi hứng cho nhiều người thích sống lối sống khiêm nhường, ẩn khuất qua việc ngài tự rút lui khỏi tòa Phêrô.

Đức Bênêđictô XVI còn là kiểm mẫu về lòng yêu thương Hội Thánh. Chính vì lòng yêu thương này, ngài sợ gây nên những thiệt thòi cho Hội Thánh, khi ngài là vị lãnh đạo tối cao của Hội Thánh, đang dần đuối sức.

Chúng ta không quên bày tỏ lòng biết ơn đức đương kim giáo hoàng Phanxicô. Ngài là vì giáo hoàng giản dị, thích sống gần gũi với mọi người, chọn người nghèo làm bạn…

Ngài dám nghĩ đến, và đã thực sự bắt đầu tìm cách đổi mới Hội Thánh, và thay đổi giáo triều.

Chúng ta biết ơn Đức Phanxicô vì, với tài lãnh đạo của một vị giáo hoàng mục vụ, ngài đã thổi vào Hội Thánh một hơi thở mới, một làn gió mới rất riêng, rất đậm nét Jorge Mario Bergoglio – Phanxicô.

Ngài không ngại khó, ngại khổ để ra đi đến những nơi được coi là “điểm nóng”, điểm “nhạy cảm” để mang lại lợi ích cho Hội Thánh của Chúa.

Biết ơn Đức Phanxicô vì, nếp sống, lối suy tư, nếp nghĩ, nếp làm, cách giao tiếp, cách thể hiện bản thân…, tất cả đều toát lên sự thánh thiện, sự yêu thương và thiết tha với cuộc đời, và linh hồn con người.

Xin cám ơn hai Đức Giáo hoàng. Cám ơn vì tất cả những gì các ngài đã sống, đã làm, đã để lại và tỏa rạng.

Xin cám ơn lòng yêu mến Chúa thật thâm sâu mà các ngài luôn thể hiện, để mọi tín hữu, mọi con người đều có thể đón nhận thành bài học cho mình về lòng yêu mến Chúa.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
VỀ MỤC LỤC

GIÁO HOÀNG-GIÁO CHỦ-GIÁO TÔNG

  

Sau năm 1975, trên báo chí, thấy xuất hiện một số cách gọi vị đứng đầu Giáo Hội hoàn vũ là Giáo Chủ hay Đức Giáo Chủ, mà không gọi như trước là Đức Giáo Hoàng hay Đức Giáo Tông. Về phía Giáo Hội thì cũng chỉ xưng Đức Thánh Cha. Chúng ta thử tìm hiểu xem cách gọi nào tốt hơn.



 

1. Các danh xưng  của  vị thủ lãnh tối cao của Giáo Hội hoàn vũ (Caput Universalis Ecclesiae, Supreme leader of the Church).

 

Theo thứ tự được ghi trong Niên Giám Giáo Hoàng 2007 như sau:



(1). Giám mục Rôma (Episcopus Romanus, Bishop of Rome).

(2). Vị Đại diện Chúa Kitô (Vicarius Christi, Vicar of Christ).

(3). Đấng kế vị Thánh Phêrô, Thủ lãnh các tông đồ (Successor principis apostolorum, Successor of the Prince of the Apostles).

(4). Thượng Giáo Chủ của toàn thể Giáo Hội (Summus Pontifex Ecclesiae Universalis, Supreme Pontiff of the Universal Church) hay vắn tắt là Thượng Giáo Chủ (Đại Trưởng Tế, Đức Giáo Hoàng ) (Pontifex Maximus, Maximus Pontiff ).

(5). Giáo Trưởng nước Ý (Primas Italiae, Primate of Italy).

(6). Tổng giám mục và tổng giáo chủ (Đại giám mục) Giáo tỉnh Rôma (Archiepiscopus et metropolitanus provinciae ecclesiasticae Romanae, Archbishop and Metropolitan, từ hai chữ meter: “mẹ” và polis: “thành phố” of the Roman Province).

(7). Quốc vương nước Vatican (Princeps sui iuris civitatis Vaticanae, Sovereign of the State of the Vatican City).

(8). Tôi tớ các tôi tớ của Thiên Chúa (Servus Servorum Dei, Servant of the Servants of God).

Ngoài ra, Giáo Luật (x. Can 331) còn ghi những danh xưng như:  

(9). Đức Giáo Hoàng Rôma (Romanus Pontifex, The Roman Pontiff).

(10). Thủ lãnh của Giám Mục đoàn (Caput collegii, Head of the college of Bishops).

(11). Chủ chăn của toàn thể Giáo Hội trên trần gian (Universae Ecclesiae his in terris Pastor, Pastor of the universal Church on earth).

Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã bỏ danh xưng Thượng phụ Giáo Chủ Tây Phương (Patriarcha Occidentis, Patriarch of the West) ra khỏi Niên Giám Giáo Hoàng từ năm 2006.

 

2. Hai danh xưng thường được sử dụng là Papa  Maximus Pontifex.



2.1 Papa (Pope, do bởi chữ Hy Lạp pappas nghĩa là “cha”), tiếng thân mật của con cái gọi cha mình hay của người vợ gọi người chồng. Ban đầu papa cũng được dùng để gọi các vị tư tế. Từ thế kỷ III (kh. 250), dùng để gọi các vị giám mục ở Tiểu Á và Alexandria. Bên Tây Phương, danh xưng này được dành cho vị giám mục Rôma từ thời Thánh Giáo Hoàng Lêô Cả (440-461), và từ năm 1073, Papa trở thành danh xưng riêng của các vị giáo hoàng.

Trong tiếng Việt, Papa ngày xưa dịch là “đức thánh baba”, sau này dịch là đức thánh cha. Danh xưng này không có trong các bảng liệt kê chính thức, nhưng lại được sử dụng nhiều nhất, thường xuất hiện dưới dạng viết tắt là “PP” (viết tắt của chữ “Papa”) sau danh hiệu hoặc chữ ký của các vị giáo hoàng trong các văn kiện mang dấu ấn của các ngài. Ví dụ: “Benedictus PP. XVI”.



2.2 Maximus Pontifex (Pontiff Maximus)

Maximus nghĩa đen là vĩ đại; pontifex (Lt. pons = cây cầu + facere = làm, xây dựng), nghĩa đen là người thiết lập chiếc cầu.



Trong thời đế quốc Rôma ngoại giáo, từ này chỉ tước hiệu của tư tế, sau đó là tước hiệu của nhà vua. Kể từ thế kỷ V, tước hiệu này dành cho các vị giám mục, nhưng trong truyền thống Kitô Giáo thường dùng để chỉ Đức Giáo Hoàng.

 

Hoàng đế Augustus trong trang phục của vị “Pontifex Maximus”


 

3. Ý nghĩa của các từ giáo, hoàng, tông, chủ



3.1. Giáo, có những chữ Hán này: 教, 校, 挍, 窖, 覺, 較, 酵, 餃. Ở đây là chữ 教, có nghĩa: (dt.) (1) Người làm nghề dạy học: Cô giáo. (2) Hệ thống các giáo lý giảng về quan hệ giữa người và Đấng Tạo Hoá: Tôn giáo. (3) Kitô Giáo: Đoàn kết lương giáo. (đt.) (4) Dạy cách thức: Hỗ giáo hỗ học (dạy lẫn nhau và học lẫn nhau). (5) Bảo: Thỉnh giáo.

Nghĩa Nôm: (dt.) (1) Khí giới thời xưa nhọn cán dài: Giáo mác. (2) Hệ thống các thanh vật liệu bắc lên cao: Thợ nề trên tầng giáo. (đt.) (3) Quấy cho nhuyễn, cho đặc lại: Giáo bột làm bánh. (4) Hát giới thiệu trò diễn sắp trình bày: Câu giáo trò. (5) Nói gần nói xa về việc định làm: Có gì cứ nói, làm gì phải giáo trước.

3.2. Hoàng, có những chữ Hán này: 皇, 黃, 簧, 潢, 磺, 蟥, 癀, 鱑, 凰, 偟, 徨, 篁, 喤, 蝗, 煌, 惶, 隍, 遑, 鰉, 鍠. Trong thuật từ giáo hoàng là chữ 皇. 

Chữ皇thay đổi nhiều theo thời gian, không đơn thuần như người ta lầm tưởng là bộ 白 (bạch) và chữ 王 (vương). Theo cuốn “Tìm Về Cội Nguồn Chữ Hán” của Lý Lạc Nghị: Hoàng là chữ gốc của 煌 (hoàng, như huy hoàng). Phần dưới chữ vốn là chân đèn; ba nét sổ phía trên là ánh đèn sáng. Đến Tiểu triện thì phần trên viết nhầm thành自(tự), đến Lệ thư lại biến thành白(bạch).




 




tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương