Bán nguyệt san – Số 253 – Chúa nhật 19. 07. 2015


TÌNH MỤC TỬ ẤP Ủ ĐOÀN CHIÊN



tải về 1.46 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.46 Mb.
#37736
1   2   3   4   5   6

TÌNH MỤC TỬ ẤP Ủ ĐOÀN CHIÊN



 

Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XVI – B



(Mc 6, 30 – 34)

 

Mục tử"  là  một hình ảnh rất quen thuộc của nền văn minh nông nghiệp còn trong trạng thái thô sơ của thời du mục vùng Trung Đông. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã tự ví mình là " mục tử, người chăn chiên"  và dân Israel được Chúa chọn là đoàn chiên của Chúa : "Ta sẽ quy tụ phần còn lại của đoàn chiên Ta …Ta sẽ lùa chúng về đồng cỏ…" (Gr 23, 3). Đến lượt Chúa Giêsu, khi thấy dân chúng bơ vơ tất tưởi, Người động lòng trắc ẩn ví họ như : "Đàn chiên không người chăn dắt" (Mc 6, 34). Người cũng tự nhận mình là "Người chăn chiên".



Hình ảnh người mục tử với đoàn chiên thật tuyệt đẹp, dễ thương và đầy cảm động, diễn tả tương quan giữa Thiên Chúa với Dân Ngài như "Mục tử" với "đoàn chiên".

Thông thường, trong Cựu Ước, người ta gọi Thiên Chúa là mục tử của dân Ngài (St 49, 24 – 31 ; Gr 31, 10 ; Mk 7,14 v.v ...) Sự so sánh này có nguồn từ đầu lịch sử thánh, vì dân được chọn là dân du mục trên hành trình về Đất Hứa, trước hết là Abraham từ Ur đến Canđê, thứ đến là Môisen, kẻ chăn cừu nhận được mạc khải từ bụi gai đang cháy trong sa mạc, cho tới Đavít cậu bé chăn cừu ở Belem.

Hình ảnh Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành là một trong những hình ảnh lâu đời nhất của Kitô giáo. Hình ảnh này được tìm thấy trong các hang toại đạo, người ta khắc vẽ Chúa Giêsu với hình ảnh người chăn chiên dịu dàng và trìu mến, vác chiên trên vai, tìm kiếm con chiên lạc, đưa chiên về với đoàn của chúng để chia sẻ cùng một đồng cỏ xanh tươi. Khi lấy lại hình ảnh người mục tử và tự ví mình như thế, Chúa Giêsu đưa chúng ta về với hình ảnh cổ xưa trong Kinh Thánh, chứng tỏ Thiên Chúa không chỉ là Đấng dẫn dắt dân, hơn thế nữa còn là Đấng trao ban sự sống cho dân : "Ta sẽ quy tụ phần còn lại của đoàn chiên Ta từ khắp các xứ mà Ta đã phân tán chúng, Ta sẽ lùa chúng về đồng cỏ, để chúng lớn lên và tăng số" (Gr 23, 3). Vì muốn trao ban nên một khi đã trao ban thì Chúa bảo vệ giữ gìn. Các mục tử được Chúa trao cho chăn dắt đàn chiên Chúa không cẩn thận, Chúa nổi giận đòi lại chiên : "Khốn cho các mục tử làm tản mát và xâu xé chiên Ta… Các ngươi đã phân tán xua đuổi và không trông nom đoàn chiên Ta…Ta sẽ xét xử những hành động gian ác của các ngươi. Ta sẽ cho chúng có những chủ chăn để họ chăn dắt chúng" (Gr 23, 1-4). Chúa chăm sóc chiên của Chúa như thế nào? Những cảm nghiệm của con chiên dẫn chứng sự chăm sóc của chủ chiên : "Trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng" (Tv 22, 1-3). Ðiều này có nghĩa là Thiên Chúa muốn chúng ta không những sống mà còn sống dồi dào, Ngài muốn hướng dẫn chúng ta tới các đồng cỏ tốt tươi, nơi chúng ta có thể được nghỉ ngơi bồi dưỡng, sự sống ấy bắt nguồn từ tình yêu hỗ tương giữa Chúa Cha và Chúa Con. Thiên Chúa không muốn con người phải hư mất hay bị diệt vọng, nhưng muốn con người đạt tới cùng đích là sống viên mãn tràn đầy. Ðó là điều mà bất cứ người mục tử nào cũng mong muốn cho đoàn chiên.

Trang Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu tự giới thiệu mình như Mục Tử của đoàn chiên lạc nhà Israel. Cái nhìn của Chúa trên đám đông dân chúng là cái nhìn "mục tử" đầy tình thương. Thánh Marcô viết : "Lúc ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy dân chúng thật đông, thì động lòng thương, vì họ như đàn chiên không người chăn, và Người dạy dỗ họ nhiều điều" (Mc 6,34). Chúa Giêsu nhập thể dưới hình hài Thiên Chúa Mục Tử với kiểu giảng dậy của Người và các việc Người làm, bằng cách chữa lành các người đau yếu và tội lỗi, săn sóc những người ốm đau tật bệnh, để dẫn đưa họ đến bến bình an trong tình xót thương vô bờ của Thiên Chúa là Cha.

Vì kẻ dữ luôn tìm cách phá hỏng công trình của Thiên Chúa, bằng cách gieo vãi chia rẽ trong trái tim con người, giữa thân xác với linh hồn, giữa con người với Thiên Chúa, trong các tương quan liên bản vị, xã hội, quốc tế và cả giữa con người và thụ tạo. Kẻ dữ gieo rắc chiến tranh; Thiên chúa tạo dựng hòa bình. Hơn thế nữa, như thánh Phaolô khẳng định : "Chúa Kitô là sự bình an của chúng ta, Người đã làm cho đôi bên nên một, đã phá đổ bức tường ngăn cách, tiêu diệt sự hận thù trong thân xác của Người" (Ep 2,14). Ðể chu toàn công trình hòa giải triệt để ấy, Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, đã phải trở thành Chiên Con, "Chiên Con Thiên Chúa... gánh tội trần gian" (Ga 1,29). Chỉ như thế Người đã có thể thực hiện lời hứa tuyệt diệu của Thánh Vịnh: "Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài" (Tv 23, 6).

Người mục tử dẫn dắt đoàn chiên không đành lòng đuổi chiên nhưng đưa chiên tới đồng cỏ xanh tươi, tới suối nước trong lành. Tập hợp chiên lại xung quanh mình : "Mục tử tốt lành thí mạng vì đoàn chiên" (Ga 10, 11). Người vừa là Mục tử và vừa là Cửa chuồng chiên (Ga 10, 7) "Và chính nhờ Người mà chúng ta đôi bên được đến gần Cha trong cùng một Thần Trí" (Eph 2 18). Nhờ Người mà chúng ta đi vào sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Thiên Chúa đã yêu thế gian như thế đó, " Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu thí mạng vì người mình yêu". "Thiên Chúa là tình  yêu" Ngài đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một (x. Ga 3, 16), không ngần ngại trao ban sự sống mình (x. Eph 2, 14)

Những lời trên thật cảm động và đầy an ủi biết bao cho nhân loại hôm nay, vì nó đáp ứng khát vọng sâu thẳm của con người : đó là sống, sống viên mãn, sống vui và sống đời đời! Xin Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa Kitô, Nữ Vương Bình An, Đấng luôn sống trong đồng cỏ Trời Cao, nơi Chiên Con Mục Tử hằng chăn dắt, cầu cho chúng con ! Amen.



Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

VỀ MỤC LỤC


 THẾ GIỚI ĐANG ĐI VỀ ĐÂU ?


 

 

Câu hỏi đặt ra không liên quan gì đến vấn đề chính trị, kinh tế,  quân sự  của thế giới , mà chủ yếu là suy tư về vấn đề luân lý và đạo đức ( moral & ethics) của thế giới hôm nay mà thôi



Thật vậy, những ai quan tâm đến luân lý , đạo đức thì phải ngao ngán trước thực  trạng suy đồi  nghiêm trọng về  cả hai mặt này  của thế giới hôm nay, đặc biệt là ở những quốc gia có truyền thống Kitô Giáo, như Ý , Đức, Pháp , Tây Ban Nha, Ái Nhĩ Lan ( Ireland) Anh Quốc,  Canada  và Hoa Kỳ. Đây là những quốc gia có đông người theo Kitô Giáo  ( Công Giáo, Chính Thống, Tin Lành, Anh Giáo) nhưng nay lại sống phản Kitô giáo ( anti-Christianity) cách rõ nét  khi cho phép những thực hành vô luân vô đạo như  làm ngơ cho sách báo, phim ảnh  khiêu dâm  được tự do lưu hành, cho  li dị, phá thai và hôn nhân đồng tính ( same sex marriage)

Đây là một thực trạng đáng buồn, đáng xấu hổ cho những ai thành tâm muốn sống cốt lõi của niềm tin Kitô Giáo và hãnh diện là tín hữu Kitô.(Christians)

Sở dĩ thế, vì  con người khác thú vật  nhờ  có đời sống tâm linh, có ý thức luân lý ,đạo đức,  khác biệt  với loài vật  chỉ có bản năng và hoàn toàn vô tri.Và đó là lý do tại sao vấn đề luân lý, vấn đề thưởng phạt chỉ đặt ra  riêng cho con người mà thôi.

Nhìn vào thực trạng của thế giới hôm nay, người ta phải đau buồn vì  các quốc gia  có truyền thống Kitô Giáo nói trên đang tiến nhanh, tiến mạnh   trên đường suy thoái đạo đức và luân lý,  khi họ làm ngơ –hay tệ hại hơn nữa-  là cho phép những thực hành  mà tự bản chất là phi luân, vô đạo,  như cho phép kỹ nghệ dâm ô ( pornography) tự do tung hoành, gây tác hại tinh thần cho giới trẻ và người lớn,  cho  phá  thai, li dị , và nay là  hôn nhân đồng tinh,  (same sex marriage) như một thách đố có tác dụng phá đổ nền tảng gia đình dựa trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ.

Gia đình -từ ngàn xưa-  là nên tảng của mọi xã hội con người, là hy vọng của mọi dân tộc, - và cách riêng- là  tương lai  của Giáo Hội. Gia đình chỉ có ý nghĩa trọn vẹn khi có người làm cha, làm mẹ, làm chồng làm vợ. Con cải phải có cha có mẹ thì mới  thực sự cảm nhận mình là con cái.

Vậy mà nền tảng gia đinh dựa trên những tương giao căn bản cần thiết nói trên đang bị các xã hội bệnh hoạn  trên đây phá đổ, khi họ cho  định nghĩa lại ý nghĩa và mục đích của hôn nhân để  cho phép hôn nhân đồng tính.

Điều này, trước hết,  hoàn toàn đi ngược lại mục đích của Thiên Chúa khi tạo dựng con người có nam có nữ và truyền cho họ mệnh lệnh   phải sinh sôi nẩy nở cho thật  nhiều, cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất. ( St 1: 28).

Đây là nên tảng luân lý, đạo đức và là mục đích của hôn nhân giữa một người nam và một người nữ từ khi có con người trên mặt đát này.

Vậy mà nay các  xã hội bệnh hoạn  nói trên cho phép  hai người nam hay hai người nữ kết hôn, và gọi đó là hôn nhân như hôn nhân của một người nam và một người nữ từ xưa đến nay, thì làm sao chu toàn được mục đích nói trên của hôn nhân theo ý muốn của Thiên Chúa;  nếu các quốc gia có truyền thông Kito Giáo nói  trên  còn tin có Thiên Chúa là  Đấng tối cao, đã tạo dựng muôn loài muôn vật hữu hình và vô hình  ?  

Nếu tin có Thiên Chúa thì phải thi hành những gì Ngài mong muốn cho con người sống và làm để được chúc phúc ngay từ ở đời này trước khi được cứu độ để vào Nước Trời vui hưởng hạnh phúc vĩnh cửu mai sau.

Do đó, cho muc đích sống theo đường lối của Thiên Chúa, con người phải sống một đời sống luân lý và đạo đức, để phân biệt mình với những kẻ vô thần ( atheists), không tin có Thiên Chúa và luân lý phổ quát ( universal moral).

Liên can đến vấn đề hôn nhân đồng tính, nếu cha mẹ của những người đang tán thành hôn nhân đồng tính, cũng  là những người đồng tính,  thì làm sao sinh ra được họ,  để giờ đây họ nhắm mắt bịt tai  công nhận hôn nhân giữa hai người đồng tính ? cha mẹ của họ phải là một người nam và một người nữ kết hôn đúng nghĩa với nhau thì mới sinh ra họ, và xã hội con người ở khắp nơi mới tồn tại cho đến ngày nay.

Nay vì muốn chiều theo ý muốn ngang trái của một thiểu số người sinh ra với khuynh hướng bất thường về phái tính ( abnormally sexual tendency), người ta đã tán thành và cho phép hôn nhân đồng tính như một định chế tương đương với hôn nhân truyền thống giữa một người nam và một người nữ, như thực trạng của xã hội loài người từ xưa đến nay.

Chúng ta không lên án những người sinh ra với khuynh hướng khác thường nói trên. Nhưng chúng ta không thể công nhận  việc công khai  sống chung của họ là  hôn nhân,  như đại đa số những người bình thường  khác , đã kết hôn cho mục đích duy trì nòi giống, và chu toàn trách nhiệm của hôn nhân theo ý muốn của Thiên Chúa,  là Đấng đã tạo dựng con người có nam có nữ và đã se kết họ trong giao ước  hôn nhân để công tác với Chúa trong chương trình sáng tạo nhằm  có đông con người sinh ra trong trần thế này.

Chúa Kitô , khi xuống trần gian làm Con Người, cũng đã chọn sinh ra trong một gia đình có mẹ thật là Đức Trinh Nữ Maria, thụ thai nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, và có cha nuôi là Thánh Cả Giuse. Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Giuse chắc chắn là những  người bình thường về mọi mặt như mọi con người khác.  Hai ông bà kết hôn vì phong tục tập quán của xã hội Do Thái và cũng vì thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa chọn cho Con Một của mình là Chúa Giê su- Kitô  sinh r a bởi Đức Trinh Nữ Maria nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Nhưng trước mặt người đời, Mẹ Maria không thể có con mà không có chồng. Vì thế, Thánh Giuse đã được chọn để đóng vai người chồng của Mẹ Maria trước mặt người đời. Nhưng trước mặt Thiên Chúa, hai ông bà đều là những người yêu mến đức đồng trinh và muốn tôn vinh Thiên Chúa với đời sống khiết tịnh vẹn toàn của mình.

Thánh gia thất Chúa Giê su, Mẹ Maria và Thánh Giuse  là khuôn  mẫu cho mọi gia đình nhân loại. Gương mẫu cho mọi con cái , cho những người làm cha ,làm  chồng, làm  vợ  và làm  mẹ .Đây là thánh ý của Thiên Chúa cho những ai được ơn gọi sống bậc hôn nhân để làm cha, làm chồng, làm vợ và làm mẹ để nuôi dạy con cái  là kết quả và là muc đích của hôn nhân thánh thiện theo kế hoạch của Thiên Chúa, được Chúa Giê su nâng lên hàng bí tích với lời dạy sau đây:

Để trả lời những người Biệt phái đến hỏi Chúa Giê su xem người ta có được phép li dị không , Chúa đáp:  Các ông không đọc thấy điều này sao ? “Thuở ban đầu, Đấng tạo hóa đã làm ra con người có nam có nữ, và Người đã phán : vì thế người  ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt . Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân li.” ( Mt 19: 4-6)

Trên đây là giáo huấn của Chúa Giê su mà Giáo Hội có bổn phận truyền dạy cho con cái mình  tôn trọng và thi hành để được cứu rỗi.Giáo huấn này không ai được phép  cắt nghĩa cách khác và thay đổi vì bất cứ lý do nào.

Mới đây, trong dịp tiếp kiến các Giám mục của Công Hòa Đô-mi-nícan  ngày 28 tháng 5 vừa qua , Đức Thánh Cha Phanxi cô đã nói với các giám mục như sau:

  “  Chúng ta hãy tiếp tục phô bày vẻ đẹp của hôn nhân Kitô giáo : kết hôn trong Chúa là một hành động của đức tin và đức ái: qua đó người phối nhẫu với tự do ưng thuận, trở thành phương tiện chuyên chở  phép lành và ơn phúc của Thiên Chúa cho Giáo Hội và xã hội. ( Let us continue to present  the beauty of Christian matrimony : to marry in the Lord is an act of faith and love, in which the spouses- through their free consent , become a means of passing on the blessing and grace of God for the Church and society. ( L ‘Osservatore Romano , number 23, Friday , June 5, 2015)

Như thế, hôn nhân Kitô giáo không thể là hôn nhân giữa hai người nam hay hai người nữ có khuynh hướng đồng tính được, mà phải là hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, theo ý muốn của Thiên Chúa, Đấng tạo dựng con người có nam có nữ;  và cũng là truyền thống đã có từ bao thế hệ  qua trong mọi nền văn hóa, phong hóa của mọi dân tộc trên thế giới từ xưa đến nay.

Đây là vấn đề có liên quan mật thiết đến luân lý và đạo đức, là nền tảng của đời sống con người,  chứ không phải là vấn đề tôn trọng quyền sống của cá nhân  ai  như người ta đang nại ra để cho phép hôn nhân đồng tính.

Đó là vấn đề luân lý, đạo đức, vì luân lý phổ quát dạy mọi người là phái tính ( sexuality) chỉ tự nhiên giữa một người nam và một người nữ tự do kết hôn với nhau theo truyền thống và phong hóa của mọi dân tộc.

Dó đó, hai người nam hay hai người  nữ mà có liên hệ phái tính với nhau thì đây là điều trái tự nhiên ( unnatural) và vô luân ( immoral)

Tác giả Sách Lê vi đã lên án sự  phối hợp phái tính trái tự nhiên nói trên như sau:

 “  khi người đàn ông nào nằm với một người đàn ông như nằm với đàn bà, thì cả hai đã làm điều ghê tởm…” ( Lê vi 20: 13)

Như vậy, công nhận cho hai người đàn ông hay hai đàn bà kết hôn có nghĩa công nhận sự vô luân về phái tính;  hay nói khác đi, công nhận sự chung đụng xác thit giữa hai người nam hay hai người nữ  là  điều cũng tự nhiên như sự chung đụng của một người nam và một người nữ kết hôn trong mọi gia đình nhân loại từ xưa đến nay ?

Nếu thế thì những việc vô luân khác như thủ dâm ( masturbation) loạn dâm =loạn luân ( incest)  ấu dâm   ( child prostitution) và thú dâm (sodomy), thông dâm ( fornification)  ngoại tình ( adultery)…  đều không còn là những hành vi vô luân nữa, vì chúng đều xuát phát từ những khuynh hướng hay ước muốn vô trật tự và vô luân  ( inordinate, immoral))  của con người !, tương tự như huynh hướng đồng tính bất thường  mà người ta đang cho phép người có khuynh hướng này kết hôn, tức là công nhận việc ăn nằm của họ là không có gì ngăn trở về luân lý !!!

Đây rõ rệt là một suy thoái nghiêm trọng về luân lý hôn nhân, và luân lý phổ quát ( universal moral)  của các xã hội bệnh hoạn nói trên. Chắc chắn Giáo Hội sẽ không bao giờ cho phép hay công nhận loại  hôn nhân đồng tính này ,  vì nó vừa sai trái nặng về mặt  luân lý – và nghiêm trọng hơn nữa- là đi ngược lại với ý muốn của Thiên Chúa về  ý nghĩa và mục đích của bí tích  hôn phối mà Giaó Hội có bổn phận bảo vệ và thi hành không chút nhân nhượng.

Giáo Hội không lên án những người có khuynh hướng đồng tính, nhưng không thể cho phép họ sống chung như vợ chồng được, vì việc sống chung này là điều trái tự nhiên và vô luân. Do đó, những ai đang sống trong tình trạng này thì không được đến  với hai  bí tích hòa giải và Thánh Thể, mặc dù họ vẫn có thể đến nhà thờ để cầu nguyện và tham dự Thánh Lễ cùng với các giáo dân khác.

Sau hết, một điểm thắc mắc không thể bỏ qua là những đứa trẻ được các cặp hôn nhân đồng tình này nhận làm con nuôi, thì chúng sẽ nghĩ gì về việc chúng chỉ có hai bà mẹ hay hai người cha trong gia đình? Và gương xấu này sẽ tác hại  ra sao khi các trẻ đó lớn lên với hai người cha  hay hai người mẹ??? Nếu chúng cũng là những đứa trẻ sinh ra với khuynh hường tính dục khác thường như người nuôi dạy chúng, thì không nói làm chi. Những nếu chúng- mà đa số chắc chắn như vậy-  là những trẻ sinh ra với mọi khuynh hướng bình thường,  thì việc sống chung với những người bất bình thường kia  sẽ là một tai hại lớn cho chúng về mặt tình thần, tình cảm và luân lý. Như thế, những kẻ cho phép hôn nhân đồng tính sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về  những tai hại tinh thần, tình cảm và ý thức luân lý của các trẻ được nuôi dạy trong môi trường đồng tính.

Vây những kẻ đang nhắm mắt công nhân hôn nhân đồng tình sẽ trả lời thế nào về nan đề  nói trên, liên quan đến   các trẻ em được các người đồng tính nhận nuôi dạy trong các gia đình bất bình thường của họ ?

Tóm lại, định nghĩa lại hôn nhân để công nhận hôn nhân giữa hai người nam hay hai người nữ là một suy thoái nặng nề về luân lý và đạo đức cần phải  quan tâm và lên tiếng trước thực trạng đáng buồn của thế giới tục hóa hiện nay.

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn



VỀ MỤC LỤC


CẢM ƠN HAI ĐỨC GIÁO HOÀNG

 

Nhân dịp Hội Thánh sắp mừng lễ thánh Bênêđictô, vị thánh mà Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI chọn làm tông hiệu của mình, chúng ta cùng cảm nhận công ơn của ngài và vị kế nhiệm ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô.



Không như nhiều thế kỷ trước, lần đầu tiên, ở đầu thế kỷ XXI này, Hội Thánh Công giáo cùng lúc hiện hữu hai đức giáo hoàng, nhưng tất cả mọi sự đều bình an.

Vài năm qua, từ khi Hội Thánh có thêm Đức giáo hoàng mới, Đức Phanxicô, ai cũng cảm nhận trong cả Hội Thánh một bầu khí yêu thương, hạnh phúc, vui mừng, sung sướng.




tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương