Bán nguyệt san – Số – Chúa nhật 06. 07. 2014



tải về 0.53 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích0.53 Mb.
#18193
  1   2   3   4   5   6   7



Bán nguyệt san – Số – Chúa nhật 06.07.2014


Giáo sĩ: ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI VÀ CHO LOÀI NGƯỜI (x. Dt, 5.1)

www.conggiaovietnam.net giaosivietnam@gmail.com




MỤC LỤC

Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội ………………………………………………………… Vatican 2

THIÊN CHÚA MẠC KHẢI CHO NHỮNG NGƯỜI BÉ MỌN ……… Lm. PX. Vũ Phan Long, ofm.

ƯỚC MƠ NHỎ NHOI ………………………………………………………… Lm. Vĩnh Sang, DCCT

CÂU CHUYỆN THÁNH TOMA “LÒNG KHÔNG ĐỘNG THÌ TAY KHÔNG LÀM” …………………. ……..………………………………………………………………… Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD.

TÍN ĐIỀU ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA CÓ NGUỒN GỐC KINH THÁNH KHÔNG ? ….…….…………………………………………………………………… Lm. PX. Ngô Tôn Huấn.

BÀI GIÁO LÝ II CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ HỘI THÁNH: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THUỘC VỀ DÂN THIÊN CHÚA …………………………… Phaolo Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

XIN LỖI, TÔI CHỈ LÀ MỘT NGƯỜI CHUYỂN QUÀ! ……………. Lm. Giuse Tuấn Việt, O’Carm.

TÔN GIÁO HAY LÀ TÍN NGƯỠNG? bài 2 – NỘI DUNG CỦA TÔN GIÁO: TIN GÌ? VÀ DẬY GÌ? ………………………………………………………………………………..…….. Gs. Trần Văn Toàn

TIN (PISTEUÔ) TRONG TIN MỪNG GIO-AN ………………….. Lm. Giuse Lê Minh Thông, OP.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC CỦA LINH MỤC - Thường Huấn Linh Mục Trẻ Huế - Ngày 3/6/2014 (tiếp theo) ………….. Lm. Micae Phaolo Trần Minh Huy, pss.

SỰ THĂNG TRẦM CỦA TUỔI GIÀ ………………………………….... Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, MD.

BÃO - ……………………………………………………………….. CHUYỆN PHIẾM CỦA GÃ SIÊU

Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội

Thánh Công Ðồng Chung Vaticanô II 



Khóa III Ngày 04 tháng 12 Năm 1963

 

Phaolô Giám Mục



Tôi Tớ Các Tôi Tớ Thiên Chúa

Hiệp Nhất Với Các Nghị Phụ Của Thánh Công Ðồng

Ðể Muôn Ðời Ghi Nhớ

 

Sắc Lệnh về Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội



Inter Mirifica

 

Bản dịch Việt Ngữ của Giáo Hoàng Học Viện Piô X



Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia



Lời Mở Ðầu

 

1. Ý nghĩa từ ngữ. Trong những phát minh kỳ diệu về kỹ thuật, mà, nhờ ơn Chúa, tài năng con người đã từng khai thác từ tạo vật, nhất là trong thời đại chúng ta, thì Giáo Hội là Mẹ, đặc biệt ân cần tiếp đón và theo dõi, từ những phát minh liên quan đặc biệt tới tinh thần con người, đến những phát minh mở nhiều con đường mới để truyền thông một cách hết sức dễ dàng đủ các loại tin tức, tư tưởng và mệnh lệnh. Tuy nhiên giữa những phát minh này, trổi vượt hơn cả là những phương tiện tự bản tính không những có liên hệ và ảnh hưởng đến từng người, mà còn đến chính đại chúng và toàn thể xã hội nhân loại 1* như báo chí, điện ảnh, phát thanh, vô tuyến truyền hình và những thứ khác tương tự. Do đó những phương tiện này đáng được gọi là những phương tiện truyền thông xã hội.



2. Lý do thúc đẩy Công đồng quan tâm đến vấn đề. Giáo Hội là Mẹ cũng biết rằng những phương tiện đó, nếu được xử dụng đúng đắn sẽ mang lại những lợi ích hữu hiệu cho nhân loại vì chúng đóng góp rất nhiều vào việc giải trí, huấn luyện tinh thần cũng như việc mở rộng và củng cố Nước Chúa. Giáo Hội cũng biết rằng con người có thể dùng chúng nghịch lại với ý định của Ðấng Tạo Hóa, và làm cho chúng quay lại phản mình; hơn nữa Giáo Hội là Mẹ hiền hết sức đau lòng vì những thiệt hại 2* quá thường xảy ra cho xã hội con người do việc cố ý dùng sai những phương tiện này.

Vì thế, để nhấn mạnh đến mối quan tâm của các Ðức Giáo Hoàng và các Ðức Giám Mục về vấn đề rất quan trọng này, Thánh Công Ðồng nghĩ rằng có nhiệm vụ đề cập đến những vấn đề chính yếu liên quan tới những phương tiện truyền thông xã hội. Hơn nữa Thánh Công Ðồng cũng tin tưởng rằng giáo thuyết và chỉ thị được trình bày sau đây không những sẽ giúp ích cho phần rỗi các Kitô hữu mà còn giúp cho việc tiến bộ của toàn thể cộng đoàn nhân loại.

 

Chương I

Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội

 

3. Nhiệm vụ của Giáo Hội. Vì được Chúa Kitô thiết lập để mang lại phần rỗi cho hết mọi người, và do đó có nhiệm vụ phải rao giảng Phúc Âm, Giáo Hội Công Giáo nhận thấy mình có bổn phận dùng cả phương tiện truyền thông xã hội mà loan báo ơn cứu rỗi và dạy con người biết sử dụng chúng cho đúng đắn.

Như thế, Giáo Hội đương nhiên có quyền xử dụng và làm chủ bất cứ một loại truyền thông xã hội nào, tùy theo sự cần thiết hay lợi ích cho việc giáo dục Kitô hữu và cho việc mưu cầu phần rỗi các linh hồn; các vị Chủ Chăn đáng kính có nhiệm vụ huấn luyện và hướng dẫn các tín hữu thế nào để họ biết dùng cả những phương tiện này mà theo đuổi phần rỗi và sự toàn thiện của mình cũng như của toàn thể gia đình nhân loại.

Ngoài ra, giáo dân đặc biệt có bổn phận làm cho các phương tiện này thấm nhiễm tinh thần nhân đạo và Kitô giáo, để chúng đáp ứng đầy đủ niềm mong đợi lớn lao của xã hội nhân loại và đúng với ý định của Thiên Chúa.



4. Luật luân lý. Ðể xử dụng đứng đắn những phương tiện này, mọi người khi xử dụng cần phải hiểu biết những nguyên tắc luân lý và phải áp dụng trung thành trong phạm vi này. Vậy họ phải cân nhắc nội dung những gì được truyền thông, tùy bản tính của mỗi phương tiện; đồng thời họ cũng phải chú ý đến mọi trường hợp hay hoàn cảnh, tức là mục đích, khán thính giả, địa điểm, thời gian liên quan đến việc truyền thông này: chính những trường hợp hay hoàn cảnh đó có thể biến cải hoặc đổi mới hoàn toàn tính cách luân lý của sự truyền thông. Trong số hoàn cảnh đó phải kể đến cách thức tác động riêng, nghĩa là sức mạnh thuyết phục của mỗi một phương tiện, sức mạnh đó có thể hùng hậu đến nỗi con người - nhất là nếu không được chuẩn bị - khó có thể nhận thức, chế ngự và từ khước nếu cần.

5. Quyền thông tin. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là tất cả những người liên hệ đến vấn đề này cần phải tự đào tạo cho mình một lương tâm ngay thẳng về việc xử dụng các phương tiện đó, nhất là những gì liên quan tới một số vấn đề ngày nay đang được bàn cãi sôi nổi.

Vấn đề thứ nhất là về thông tin, như người ta thường nói, nghĩa là việc thu thập và phổ biến tin tức. Dĩ nhiên ai cũng thấy nhờ tiến bộ của xã hội nhân loại ngày nay và nhờ các phần tử xã hội liên lạc chặt chẽ với nhau hơn, việc thông tin đã trở nên rất hữu ích và nhiều khi cần thiết; thật vậy việc thông tri đúng lúc các biến cố và các sự kiện giúp cho từng cá nhân biết 3* đầy đủ và liên tục các việc đó, như thế chính họ có thể tham gia vào ích chung một cách hữu hiệu hơn, và nhờ đó mọi người càng dễ dàng đóng góp vào việc thăng tiến toàn thể xã hội hơn nữa. Vì vậy, xã hội nhân loại có quyền thông tin những gì thích hợp với con người - hoặc cá nhân hoặc liên kết với nhau trong đoàn thể - tùy theo hoàn cảnh từng người. Tuy nhiên việc thực thi đúng đắn quyền này đòi nội dung việc truyền thông phải luôn luôn xác thực - và vẫn giữ đức công bình và bác ái - và phải đầy đủ; ngoài ra cách thức truyền thông cũng phải lương thiện và thích hợp, nghĩa là cả trong việc săn tin lẫn loan tin, tuyệt đối phải tuân giữ luật lệ luân lý, các quyền lợi chính đáng và phẩm giá con người; thật vậy không phải mọi sự hiểu biết đều hữu ích, "còn bác ái thì xây dựng" (1Cor 8,1).

6. Luân lý và nghệ thuật. Vấn đề thứ hai là xét đến điều mà người ta thường nói là những tương quan giữa quyền lợi của nghệ thuật, với tiêu chuẩn của luật luân lý. Vì những cuộc tranh luận thường xuyên về vấn đề này nhiều khi bắt nguồn từ những học thuyết sai lầm về luân lý và thẩm mỹ, nên Thánh Công Ðồng tuyên bố mọi người phải tuyệt đối tuân giữ quyền ưu tiên của lãnh vực luân lý khách quan, bởi vì lãnh vực này là lãnh vực độc nhất trổi vượt và phối hợp một cách thích đáng với mọi lãnh vực khác - dù rất cao quý - của hoạt động con người, kể cả nghệ thuật nữa. Thật vậy, chỉ có lãnh vực luân lý mới liên hệ đến toàn diện bản tính con người, một tạo vật có lý trí mà Thiên Chúa đã tạo dựng và mời gọi vào đời sống siêu nhiên; vì nếu trung thành tuân giữ trọn vẹn lãnh vực luân lý, con người sẽ đạt tới hoàn thiện 4* và hạnh phúc đầy đủ.

7. Khi phải trưng bày tội ác. Sau cùng, việc tường thuật, mô tả hay trình bầy điều xấu về phương diện luân lý, ngay cả bằng những phương tiện truyền thông xã hội, chắc chắn có thể giúp nhận biết và khám phá con người một cách sâu rộng hơn, giúp bày tỏ và biểu dương vẻ huy hoàng của điều Chân, điều Thiện, nhờ các tác động kịch nghệ thích hợp; tuy nhiên để khỏi làm hại hơn là làm ích cho các tâm hồn, các hoạt động trên vẫn phải tuyệt đối tuân theo luật luân lý, nhất là nếu đề cập đến những vấn đề đòi phải được kính trọng tương xứng, hay đến những gì dễ khích động dục vọng xấu xa của con người đã mang vết tội tổ tông. 5*



8. Dư luận quần chúng. Vì dư luận quần chúng ngày nay có sức mạnh và uy quyền rất nhiều trên đời sống tư cũng như công của mọi tầng lớp dân chúng, nên mọi phần tử xã hội cần phải chu toàn bổn phận công bình và bác ái của mình, ngay cả trong lãnh vực này; bởi đó, họ cũng phải dùng những phương tiện truyền thông xã hội mà cố gắng tạo dư luận ngay chính và phổ biến những dư luận đó.

9. Bổn phận của khán thính giả. Tất cả mọi người xử dụng các phương tiện truyền thông nghĩa là những độc giả, khán giả và thính giả nhận được sự truyền thông qua các phương tiện đó, tùy theo sự lựa chọn cá nhân và tự do, đều phải có những bổn phận đặc biệt. Thật vậy, việc lựa chọn đúng đắn đòi họ phải ưng thuận những gì là đức hạnh, khoa học và nghệ thuật; họ phải tránh những gì nên cớ hay làm dịp cho họ phải thiệt hại về phần thiêng liêng, hoặc có thể vì gương xấu mà làm cho người khác phải nguy hiểm, hoặc lại ngăn cản những việc truyền thông tốt mà cổ võ những truyền thông xấu: điều này thường xảy ra khi người ta trả tiền cho những người khai thác những phương tiện này chỉ vì lý do kinh tài. 6*

Vì thế để chu toàn luật luân lý, chính những người xử dụng không được quên bổn phận phải tìm hiểu đúng lúc những phán quyết của cơ quan có thẩm quyền trong những vấn đề đó, và phải tuân giữ những phán quyết đó theo tiêu chuẩn lương tâm ngay thẳng; hơn nữa để chống lại những quyến rũ thiếu ngay chính một cách dễ dàng hơn, và để hoàn toàn bênh vực những ảnh hưởng tốt, họ phải chú tâm hướng dẫn và đào luyện lương tâm mình bằng những phương thế thích hợp.

10. Bổn phận của thanh thiếu niên và phụ huynh. Những người xử dụng, nhất là thanh thiếu niên, phải lo tập cho quen điều độ và kỷ luật trong việc dùng những phương tiện này; ngoài ra họ cũng phải cố gắng thấu hiểu sâu xa hơn những điều họ thấy, nghe và đọc; họ phải thảo luận với những nhà giáo, những người chuyên môn, và phải học phán đoán cho đứng đắn. Còn bậc phụ huynh thì phải nhớ mình có bổn phận tận tâm coi sóc kẻo kịch ảnh, sách báo và những thứ cùng loại trái nghịch với Ðức Tin, trái thuần phong mỹ tục, lọt vào ngưỡng cửa gia đình, cũng đừng để con cái gặp những thứ đó ở nơi khác.

11. Bổn phận của tác giả. Bổn phận luân lý chính yếu đối với việc xử dụng đứng đắn những phương tiện truyền thông xã hội là của các nhà báo, nhà văn, các diễn viên, các nhà dàn cảnh, nhà sản xuất, những người xuất vốn, người phân phối, các quản đốc và những người buôn bán, những người phê bình 0* và tất cả những người, bằng cách này hay cách khác, góp phần vào việc thực hiện hay phổ biến những phương tiện truyền thông này; trong hoàn cảnh hiện tại của nhân loại, mọi người đều thấy rõ rằng những người đó mang những trách nhiệm hết sức quan trọng, vì chính họ, trong khi thông tin và cổ động, có thể dẫn đưa nhân loại một cách ngay chính hay sai lạc.

Bởi thế họ có bổn phận tìm cách phối hợp những yếu tố kinh tế, chính trị hay nghệ thuật để chúng không bao giờ nghịch lại ích chung; muốn đạt tới điều đó một cách dễ dàng hơn, chính họ nên ghi tên vào những hiệp hội liên quan đến nghề nghiệp mình: những hiệp hội này bắt buộc các hội viên tôn trọng luật luân lý trong những công việc và bổn phận nghề nghiệp, và nếu cần, đi đến chỗ ký kết một quy ước luân lý 7* phải tuân giữ chu đáo.

Họ cũng phải luôn nhớ rằng phần lớn các độc giả và khán giả là thanh thiếu niên: những lớp người này cần báo chí và kịch ảnh để giải trí lành mạnh và nâng cao tâm hồn. Hơn nữa, họ phải lo ủy thác cho những người xứng đáng và chuyên môn việc truyền thông những điều liên quan đến tôn giáo, và lo cho việc truyền thông đó được thực hiện với tất cả niềm tôn trọng xứng hợp.



12. Bổn phận của chính quyền. Trong vấn đề này, chính quyền mang một trách nhiệm đặc biệt vì lý do công ích mà những phương tiện này nhằm tới. Thật vậy, vì nhiệm vụ, chính quyền có bổn phận phải bênh vực và bảo đảm sự tự do đích thực và chính đáng của việc thông tin, sự tự do mà xã hội ngày nay rất cần để tiến bộ, nhất là những gì thuộc về báo chí; chính quyền cũng có bổn phận nâng đỡ tôn giáo, văn hóa, những nghệ thuật chân chính, và phải bảo đảm cho những người xử dụng có thể tự do hưởng thụ quyền lợi chính đáng. Ngoài ra chính quyền cũng có bổn phận giúp đỡ những công cuộc không thể thực hiện, nếu không có sự trợ giúp của chính quyền, nhất là những công cuộc đặc biệt hữu ích cho giới trẻ.

Sau cùng, chính công quyền, cơ quan chính thức lo lắng cho sức khỏe của dân chúng, có bổn phận phải xem xét công minh và cẩn thận, bằng cách ban hành luật lệ và thi hành nghiêm chỉnh, đừng để cho những phương tiện này bị lạm dụng mà gây thiệt hại nặng nề cho thuần phong mỹ tục và sự tiến bộ xã hội. Xem xét cẩn thận 8* như thế, không phải là đàn áp tự do cá nhân hay đoàn thể, nhất là đối với những người vì nghề nghiệp phải dùng các phương tiện này mà không có sự thận trọng phải lẽ.

Cũng phải có những phương thế đặc biệt để bảo vệ thanh thiếu niên khỏi những báo chí và kịch ảnh làm hại lứa tuổi chúng.

 



Chú Thích:

1* Giữa những phương tiện truyền thông do nhân loại phát minh, Giáo Hội lưu ý tới những phương tiện trổi vượt và có ảnh hưởng lớn lao đến con người như các vệ tinh nhân tạo dùng để thu phát tín hiệu điện tín, điện thoại, phát thanh và truyền hình khắp thế giới. (Trở lại đầu trang)

2* Chúng ta có thể nghĩ đến Ðức Quốc Xã: trước thế chiến thứ hai họ đã dùng các phương tiện rất nguy hại để gieo thù oán nơi các dân tộc Âu Châu. (Trở lại đầu trang)

3* Các phương tiện xã hội là những dụng cụ đắc lực nhất giúp các dân tộc quen biết nhau, hiểu nhau và đi đến hiệp nhất. (Trở lại đầu trang)

4* Cả luân lý lẫn mỹ thuật đều phát xuất bởi Ðấng Tạo Hóa, nên không thể mâu thuẫn nhau. Nếu có mâu thuẫn thì lỗi ở việc không hiểu những nguyên tắc tới nơi tới chốn. (Trở lại đầu trang)

5* Công Ðồng rất thực tế: vì con người dễ hướng về tội lỗi và ích kỷ, nên nếu tự do không kỷ luật, con người sẽ trở thành phóng đãng và gây nhiều tai họa. (Trở lại đầu trang)

6* Thỏa mãn thị hiếu công chúng để làm tiền là một cách bóc lột vật chất và phá hoại tinh thần. (Trở lại đầu trang)



0* Chú thích của người dịch: riêng về những tiếng chuyên môn này chúng tôi đã tham khảo các bản dịch ngoại ngữ: Anh, Pháp, Ý, Tây ban nha... và nhận thấy các bản dịch đó không đồng nhất khi dịch một vài tiếng mà nguyên bản La tinh không rõ nghĩa. Ở đây chúng tôi dịch theo bản dịch của "tạp chí quốc tế về điện ảnh" (Revue internationale du Cinema) số 77-78 tháng 12-1963 - 1-1964. (Trở lại đầu trang)

7* Là một số những luật lệ do chính những nhà sản xuất vạch ra để tránh cho khán giả, thính giả và độc giả những nội dung xấu xa vô bổ. (Trở lại đầu trang)

8* Vấn đề kiểm duyệt của chính quyền và sự tự do ngôn luận là một vấn đề rất khó giải quyết, nhưng trên nguyên tắc, phải chấp nhận. Trong nhiều trường hợp, việc kiểm duyệt không thể tránh được, vì một vài cá nhân có thế lực đôi khi để quyền lợi riêng làm hại đến quyền lợi chung. (Trở lại đầu trang)

 

VỀ MỤC LỤC



THIÊN CHÚA MẠC KHẢI CHO NHỮNG NGƯỜI BÉ MỌN

Ngày 6-7-2014: (Mátthêu 11,25-30 – CN XIV - A)

Điều gây vấp phạm, chính là sự mạc khải của Đức Giêsu về bản thân Người: quyền năng được tỏ bày trong sự yếu đuối….

Nguồn: http://kinhthanhvn.org/viewItem.jhtml?itemId=8860


Lm FX Vũ Phan Long, ofm



1.- Ngữ cảnh
Vị Tẩy Giả đã sai môn đệ đến hỏi Đức Giêsu: “Thầy có đúng là Đấng phải đến không?” (Mt 11,3). Các đối thủ của Đức Giêsu thì đã tìm cách hạ giá Người (x. 11,18-19). Còn các thành miền Galilê thì đã không đón nhận sứ điệp của Người (x. 11,21-24). Vậy Người là ai? Tại sao lại phải tuyệt đối lắng nghe Người? Do đâu mà Người có thể đòi buộc như thế? Bản văn chúng ta sắp tìm hiểu sẽ cung cấp câu trả lời.

Đức Giêsu xác định lập trường của Người bằng những khẳng định hết sức đậm đặc và cũng vô cùng căn bản.



2.- Bố cục
Bản văn này có thể chia thành ba phần:
1) Đức Giêsu hân hoan dâng lời ngợi khen Chúa Cha (11,25-26);
2) Tương quan của Đức Giêsu với Thiên Chúa và bổn phận của Người đối với loài người (11,27);
3) Đức Giêsu mời gọi loài người lắng nghe sứ điệp của Người (11,28-30).

3.- Vài điểm chú giải
- Lạy Cha (25): Trong Tin Mừng Mt, đây là lần đầu tiên Đức Giêsu thưa gửi với Thiên Chúa bằng danh xưng “Cha”, sau khi đã nhiều lần khuyến khích các môn đệ làm như thế (5,16.45.48; 6,1.4.8.14.15 …). Lời thưa này giống như câu đáp cho lời giới thiệu “Đây là Con yêu dấu của Ta” (3,17) mà Đức Giêsu đã nhận khi chịu phép rửa và chính Người sắp nhắc lại lúc này (x. 11,27).

- ngợi khen (25): Động từ Hy Lạp exomologoumai (praise) luôn mang những sắc thái ca ngợi chúc tụng, tôn kính, biết ơn, và hân hoan.

- bậc khôn ngoan thông thái … những người bé mọn (25): Trong ngữ cảnh Mt, “những bậc khôn ngoan thông thái” là các luật sĩ và Pharisêu, còn “những người bé mọn” (theo nghĩa chữ là “các em bé”) là đám đông dân chúng, các môn đệ, những đám thợ thuyền, những kẻ tội lỗi.

- những điều này (25): Đức Giêsu không nói rõ, nhưng dựa vào văn cảnh, có thể cho rằng “những điều này” chính là sứ mạng của Đức Giêsu, tức là mầu nhiệm bản thân Người và các hoạt động của Người.

- điều đẹp ý Cha (26): Đây là ý muốn của Chúa Cha. Ý muốn này chính là kế hoạch cứu độ.

- biết (27): Động từ Hy Lạp epigignôskein (know) dịch động từ Híp-ri yada diễn tả một quan hệ thâm sâu, một sự hiệp thông giữa hai bên; động từ này đồng nghĩa với “yêu mến”.

- trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mạc khải cho (27): Sự hiệp thông giữa Đức Giêsu và Chúa Cha không phải là một vòng tròn khép kín, nhưng mở ra với loài người, vì họ cũng được phép gọi Thiên Chúa là Cha (x. Mt 5,45-48).

- mang gánh nặng nề (28): Ở 23,4, Đức Giêsu trách người Pharisêu đã chất những “gánh” nặng lên vai người ta. Đây là gánh nặng vác không nổi gồm những truyền thống vị luật của các kinh sư, chứ không phải là các thử thách và vất vả của cuộc đời, hay gánh nặng tội lỗi... Truyền thống này cũng dùng công thức “mang ách”: ách của Nước Thiên Chúa, ách Luật Môsê, ách các điều buộc …

- hiền hậu và khiêm nhường (29): Hai từ ngữ này có ý nghĩa tương tự. Đây là Mối Phúc thứ hai. Đức Giêsu lại tự liên kết với những con người sầu khổ của Mối Phúc thứ ba.

- ách tôi êm ái (30): Đức Giêsu cũng đề nghị “ách” của Người, tức là các huấn lệnh của Người. Người không khẳng định rằng các huấn lệnh này ít quan trọng và ít đòi buộc hơn các điều luật của các kinh sư; trái lại Người đã cho thấy là Người đưa chúng đến để hoàn tất Luật cũ, chỉ có điều là con đường Người theo không có chuyện luật lệ chi li giáo điều phức tạp nặng nề của các kinh sư và Pharisêu. Nếu “ách” của Người “êm ái” là vì nó phát xuất từ toàn bộ Tin Mừng, tức là từ những tương quan mới mà Thiên Chúa cứu độ đã thiết lập với loài người. 



4.- Ý nghĩa của bản văn
* Đức Giêsu hân hoan dâng lời ngợi khen Chúa Cha (25-26)

Đức Giêsu đã ngỏ lời với Chúa Cha trong một lời cầu nguyện tạ ơn và chúc tụng. Người gọi Thiên Chúa là Cha và Chúa tể trời đất. Người đã mạc khải cho thấy là Cha, vị Thiên Chúa mà lâu nay người ta chỉ biết là Đấng Tạo hóa và Chúa tể toàn thế giới. Thiên Chúa là Đấng mà Đức Giêsu nhận biết là Cha, nhờ tương quan con cái mà Người có với Thiên Chúa. Do ý muốn của Thiên Chúa mà sứ điệp của Đức Giêsu được đón nhận cách khác nhau: những bậc khôn ngoan thông thái thì không hiểu gì, còn những người bé mọn thì hiểu. Phải chăng sứ điệp của Người chỉ được dành cho những em bé hoặc những người đã lớn tuổi mà vẫn còn ấu trĩ và chưa chín chắn? Phải chăng Kitô giáo đi ngược lại với kiến thức và khoa học và khả năng tự quyết của con người? Phải chăng Kitô giáo chỉ phù hợp với tình trạng thiếu khả năng tự cáng đáng bản thân và chỉ hỗ trợ tình trạng lệ thuộc trong cách xử sự? Thật ra, với những con người nghĩ rằng mình hiểu biết mọi sự, Đức Giêsu chẳng có gì để nói với họ cả. Người không thể mạc khải cho họ biết Thiên Chúa là Cha và Chúa tể, bởi vì họ không thể nhận được, vì họ không cần Thiên Chúa. Con người cứ việc tận dụng trí thông minh và tất cả sức lực, và hành động với tự do và trách nhiệm, nhưng cần nhận biết những giới hạn của mình. Nếu chúng ta lương thiện và biết nhìn nhận hoàn cảnh thực sự của mình, chúng ta đang mở ra đón nhận mạc khải của Đức Giêsu. Những người có tinh thần nghèo khó (5,3) là những người bé mọn. Họ sống lệ thuộc Thiên Chúa và quy chiếu về Người, họ nhận biết Người là Chúa tể trời đất và vui hưởng mạc khải bởi vì họ biết ký thác bản thân cho tình yêu và sự hướng dẫn của Thiên Chúa.

* Tương quan của Đức Giêsu với Thiên Chúa và bổn phận của Người đối với loài người (27)

Trung tâm của bản văn là những khẳng định của Đức Giêsu về tương quan của Người với Thiên Chúa. Giữa Thiên Chúa và Người có một quan hệ duy nhất Cha-Con: Thiên Chúa là Cha của Đức Giêsu và Đức Giêsu là Con của Thiên Chúa. Chỉ duy có Thiên Chúa, trong tư cách là Cha, mới biết Đức Giêsu là ai, và chỉ duy Đức Giêsu, trong tư cách là Con, mới biết Thiên Chúa là ai. Hai Đấng hiểu biết lẫn nhau do có sự hiệp thông sâu xa và chan hòa sức sống. Những con người đang phê phán Đức Giêsu với tất cả sự trịch thượng và muốn loại trừ Người, tưởng biết rõ Người, nhưng thật ra chẳng biết gì về Người cả. Chúa Cha đã giao phó tất cả, mọi quyền bính và uy quyền trên con người, cho Đức Giêsu. Duy mình Đức Giêsu có thể mạc khải Chúa Cha, giúp người ta thực sự biết Chúa Cha. Vị trí này của Người là do tương quan của Người với Chúa Cha: vì chỉ một mình Người biết Chúa Cha, do thực tại thâm sâu của Người là Con, thì cũng chỉ một mình Người có thể mạc khải Chúa Cha trong thực tại thâm sâu của Người là Cha. Do đó, loài người không thể tránh khỏi đối diện với ý muốn của Thiên Chúa, khi quan hệ với Đức Giêsu.



*
Đức Giêsu mời gọi loài người lắng nghe sứ điệp của Người (28-30)

Đức Giêsu mời gọi tất cả những ai mệt mỏi chán chường và vất vả với những gánh nặng hãy đến với Người. Người ngỏ lời trực tiếp với những người đang nghe Người nói. Họ đang phải “gánh” 613 điều luật buọc mà các kinh sư đã bày ra khi giải thích Cựu Ước (23,4) và họ đang vất vưởng như đàn chiên không có người chăn dắt (x. 9,36). Người hứa ban cho họ được nghỉ ngơi và bồi dưỡng. Phải chăng chúng ta ngạc nhiên và thất vọng vì Người cũng mời chúng ta nhận lấy ách của Người? Từ quan điểm của Đức Giêsu, con người không “tự do” theo kiểu hoàn toàn là mình, không mắc bất cứ ràng buộc nào. Trong tư cách là thọ tạo của Thiên Chúa, do chính bản tính của mình, con người luôn ở trong thế quy chiếu về với Thiên Chúa. Hỏi về sự tự do đích thực đúng ra là hỏi về mối dây ràng buộc đích thực. Chỉ khi chấp nhận được ràng buộc với vị Chúa tể đích thực, người ta mới được tự do thật, thoát khỏi ràng buộc với mọi chủ nhân khác. Vì thật sự biết Thiên Chúa nhờ hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa, Đức Giêsu có thể chỉ cho chúng ta thấy Thiên Chúa không phải cách méo mó giới hạn, nhưng trong thực tại đúng đắn của Thiên Chúa. Và Người ra sức dẫn đưa chúng ta về với Chúa Cha, đồng thời khuyến khích chúng ta tin tưởng tuyệt đối nơi Người và ký thác trọn vẹn nơi Người. Nhận lấy ách của Người chính là đón nhận tất cả sứ điệp của Người và sống như Người vẫn sống, đó là hết lòng yêu mến Chúa Cha và dấn thân phục vụ loài người.



+ Kết luận
Đức Giêsu tự giới thiệu là Đấng “hiền hậu và khiêm nhường trong lòng”: các từ ngữ này, chúng ta thấy có trong các Mối Phúc, không hề có nghĩa là những người nhút nhát, rụt rè, nhưng là những người nghèo và bị áp bức, những người đang chịu bất công và không sao đứng dậy được. Đây là những người nghèo mà Đức Giêsu bảo: Hãy nghe tôi, hãy tin tôi, vì tôi ở về phía các bạn, tôi là một người trong các bạn, tôi cũng nghèo và bị loại trừ!

Muốn học được sự khôn ngoan của Nước Trời, thì phải sống nghèo cùng với Đức Giêsu. Điều gây vấp phạm, chính là sự mạc khải của Đức Giêsu về bản thân Người: quyền năng được tỏ bày trong sự yếu đuối…



5.- Gợi ý suy niệm

1. Những kẻ phê phán Đức Giêsu cách trịch thượng và muốn loại trừ Người, tưởng là đã biết Đức Giêsu! Thật ra, chỉ có Thiên Chúa mới biết Đức Giêsu trong tư cách là Con, trong sự quy hướng hoàn toàn về Chúa Cha trong tình yêu trọn vẹn.

2. Đọc bản văn này trong liên hệ với đoạn văn cuối cùng của Tin Mừng Mt (28,16-20), chúng ta sẽ thấy tất cả tầm mức sâu xa của các lời khẳng định của Đức Giêsu. Sau khi sống lại, Người chính là Đấng đã được Chúa Cha ban cho toàn quyền trên trời dưới đất. Chính Người hiện diện bên các môn đệ “mọi ngày cho đến tận thế” để nâng đỡ các ông trong nỗ lực chu toàn sứ mạng.

3. Hans Urs von Balthasar, một nhà thần học Thụy Sĩ, đã nói đến một thứ “thần học bàn quỳ”: chúng ta chỉ thật sự hiểu biết về Thiên Chúa không phải nhờ cứ khăng khăng dùng trí tuệ mà tìm tòi suy luận, nhưng nhờ biết quỳ xuống nhận biết quyền năng của Người trên chúng ta. Thánh Anselmô cũng nói: “Tôi tin để tôi có thể hiểu được Thiên Chúa”.

4. Thiên Chúa đã ban toàn quyền cho Đức Giêsu; do đó, trong khi hành động, loài người luôn phải đặt mình đối diện với ý muốn của Thiên Chúa về định mệnh của mình. Muốn cuộc đời mình đi đúng hướng, loài người phải quan tâm đến ý muốn này.

5. Chúng ta sẽ cảm thấy sứ điệp của Đức Giêsu về Chúa Cha và về ý muốn của Chúa Cha trở nên như một “cái ách”, khi các ước muốn, các tâm trạng và các ý tưởng của chúng ta đi ngược lại với sứ điệp ấy. Như thánh Âu-tinh đã nói: “Trái tim chúng con vẫn còn bồn chồn bất an, cho đến khi nó được nghỉ yên trong Chúa”, chúng ta chỉ được yên hàn, thanh thản, khi sống trong tình hiệp thông với Thiên Chúa.

VỀ MỤC LỤC


ƯỚC MƠ NHỎ NHOI

Hằng năm, vào mùa thi, anh em chúng tôi cố gắng tổ chức chương trình Tiếp Sức Mùa Thi, mọi sinh hoạt của Giáo Xứ đành xếp lại, tận dụng phòng ốc và nhân tài vật lực để giúp các thí sinh từ những miền quê xa xăm lên thành phố dự thi.

Có lắm khi nghe những thông tin của ngành giáo dục mà ngao ngán, nhưng biết làm sao hơn khi mùa thi còn đó, còn bao nhiêu bạn trẻ từ miền quê ngỡ ngàng giữa đô hội, không một người quen, không nơi nương tựa. Chuyện lùm xùm về đề án dạy học theo chương trình Anh ngữ rầm rộ mấy ngày nay trên báo chí. Ông Giám Đốc Sở Giáo Dục Đào Tạo thành phố nói một đàng, ông Tổng Lãnh Sự Anh nói một nẻo, ngược hẳn nhau, ông nào nói đúng, ông nào nói sai ? Nói ông Tổng Lãnh Sự nói đúng, vọng ngoại chăng ? Nói ông Giám Đốc nói đúng, chẳng lẽ ông Tổng Lãnh Sự nói sai ? Toàn người lớn mà nói ngược nhau, tin ai ?



Chuyện chương trình học và sách giáo khoa, thay đổi liên tục. Việc ăn nói trước Quốc Hội mà như trò đùa, ông Thứ Trưởng thay mặt Bộ Trưởng nói 34.000 tỷ là kinh phí cải cách sách giáo khoa, Đại biểu phản ứng, ông Bộ Trưởng đi ngoại quốc về nói không có con số đó ! Cuối cùng, trước khi đi vào cõi thinh lặng, người ta bảo có người đưa con số đó cho ông Thứ Trưởng phát biểu ngay tại nghị trường, ông thứ trưởng cứ nói mà không biết mình nói gì, huề ! Hết ! Quốc Hội là cái gì mà ăn nói kiểu như vậy ? Bao nhiêu vụ như vậy rồi kết luận luôn là tại một ai đó vô danh, người đánh máy chẳng hạn, kỷ luật anh đánh máy. Hết !

Hệ thông đào tạo như thế, con người vận hành bộ máy đào tạo như thế, như những kịch sĩ múa rối vụng về thiếu lương tâm, hằng triệu bạn trẻ cuốn vào guồng máy đào tạo vô lý, hụt hẫng và què quặt, kéo theo hệ lụy bao nhiêu gia đình, bao nhiêu tổ chức, bao nhiêu con người có tương quan, và chúng tôi những con người tình nguyện lao vao giòng xoáy vô hồn đó.

Hoàn toàn không kỳ vọng một tí gì về một thiết chế xã hội như vậy, nhưng không thể khoanh tay nhìn bao nhiêu bạn trẻ chịu sự thiệt thòi, chỉ vì khi vào giòng chảy đó, họ thiếu nhiều điều kiện để tham gia sòng phẳng với anh em khác. Họ nghèo, tham gia thi cử như là một lối thoát duy nhất ra khỏi kiếp vô cùng nghèo.

Trong bữa cơm trưa nay, các bạn trẻ tình nguyện “Tiếp Sứa Mùa Thi” của Nhà Thờ ngồi nói chuyện với nhau. Hôm nay đưa các thí sinh đi xem trường lớp. Có một anh tình nguyện viên kể lại rằng, sau khi đã đưa một thí sinh đến nơi sẽ thi ngày mai, cô bé liền rụt rè ngỏ lời xin được đi thăm thành phố: “Anh cho em đi thăm thành phố, em chưa biết thành phố bao giờ !” Phì cười trước sự chân thật của cô thí sinh, anh xe ôm tình nguyện chạy một vòng trong thành phố, bữa cơm trưa chàng kể lại với một vẻ tự hào vì đã làm một việc nghĩa. Chuyện lớn lao đối với cô bè chỉ là “chuyện nhỏ như con thỏ” đối với chàng.

Một giấc mơ nhỏ nhoi được đi thăm thành phố, bao nhiêu bạn trẻ đã ước mơ, một giấc mơ thật bình dị tầm thường nhưng khó thực hiện. Ngang trái và bất công, giấc mơ bé nhưng khó thực hiện, trong khi nhiều kẻ phung phí tiền bạc vào những chuyện vô bổ một cách dễ dàng không thương tiếc.

Trong Kinh Thánh có một câu chuyện cảnh giác mọi người tin, câu chuyện Ladarô nghèo và người phú hộ, cái đau khổ mà người phú hộ giàu có sẽ phải chịu do chính thái độ thờ ơ của ông trước cái nghèo cùng cực của người khác, Chúa là Thiên Chúa của sự công bằng sẽ có cách của Ngài để chia lại tài sản mà Chúa ban cho mọi người cùng chung hưởng, nếu còn có những ai “quần áo lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình”.

Cách đây một tháng, có một cha đi về kể cho tôi nghe một đám “tạ ơn” của một Nữ Tu khấn trọn đời, tiệc hơn 50 bàn, ban nhạc chơi sôi nổi ầm ĩ…

Mùa “tạ ơn” đang nở rộ, Chúa nghĩ gì về những cuộc “tạ ơn” đó ? Và còn bao nhiêu những ước mơ nhỏ nhoi bình dị ?

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 3.7.2014

VỀ MỤC LỤC



tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương