Bán nguyệt san – Số – Chúa nhật 06. 07. 2014


http://www.youtube.com/user/DrNguyenYDuc/videos



tải về 0.53 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích0.53 Mb.
#18193
1   2   3   4   5   6   7

http://www.youtube.com/user/DrNguyenYDuc/videos


VỀ MỤC LỤC


BÃO - CHUYỆN PHIẾM CỦA GÃ SIÊU


Ngày xưa, bố mẹ gã đi tìm đất sống và rồi cắm dùi tại dinh điền Cái Sắn. Lúc bấy giờ Tổng Uỷ Di Cư cấp cho mỗi gia đình một nếp nhà lá, một chiếc xuồng và một con trâu. Còn mỗi người được lãnh bốn đồng nuôi ăn một ngày, cho đến khi thu hoạch lúa thóc, tự túc tự cường.

Gã còn nhớ khoảng năm 1958 hay 1959 gì đó, một cơn bão đã thổi qua vùng này. Gió rít lên từng cơn. Sóng nước đập vào nền nhà. Người lớn thì lo chống đỡ cho căn nhà khỏi bị sụp đổ. Con nít thì ngồi thu mình vào một góc và run lập cập.

Sau nhà là cả một cánh đồng hoang với cỏ dại và lau sậy ngập đầu, vì chưa khai khẩn hết. Mấy con rắn lớn cũng tìm đường trốn bão, bò vào nhà và cuộn tròn trên mấy cây xà, thế mà chẳng ai thèm đập cho chúng chết. Trận bão này đã để lại những hình ảnh khó quên trong đầu óc non nớt của gã.

Các nhà khoa học cho biết: Bão là một tình trạng nhiễu động của khí quyển do nhiệt độ cao tại những vùng nhiều hơi nước. Thực vậy, nhiệt độ cao sẽ làm cho hơi nước bốc mạnh lên và hình thành một tâm áp thấp. Không khí ở khu vực lân cận sẽ tràn vào và chuyển từ trên xuống dưới xung quanh tâm bão.

Ngoài ra, không khí bốc mạnh lên cao ngưng tụ thành một bức tường mây dày đặc, tạo nên những cơn mưa cực lớn và gió xoáy rất mạnh. Khi đi vào đất liền hoặc vùng biển lạnh ở các vĩ độ cao, bão mất nguồn năng lượng bổ sung, cộng thêm ảnh hưởng của lực ma sát với mặt đất nên  suy yếu dần và tan đi.

Tuy nhiên, danh từ bão còn bao gồm cả những cơn dông tố, những trận cuồng phong và những hiện tượng khác hiếm gặp thấy ở Việt Nam như bão tuyết, bão cát…

Trong mục chuyện phiếm hôm nay, gã sẽ điểm qua những loại bão khởi đi từ một nơi xa lắc xa lơ là mặt trời và các vì sao, cho đến những nơi thật gần gũi là gia đình và cõi lòng mỗi người chúng ta.

Trước hết là bão mặt trời. Đó là một luồng hạt điện tích được giải phóng từ vùng thượng quyển của mặt trời tạo thành những luồng gió khổng lồ. Còn khi nó được phát ra từ những ngôi sao khác với mặt trời, thì được gọi là gió sao.

Khi những điện tích này tác dụng tới trái đất, sẽ tạo thành những cơn bão từ. Theo tiến sĩ Hà Duyên Châu, chúng ta có thể hiểu một cách nôm na, bão từ là sự biến thiên rất mạnh của từ trường trái đất ở chung quanh chúng ta. Theo lý thuyết, bão từ được gây ra do các chùm plasma khổng lồ bởi các vụ nổ trên mặt trời. Các chùm này, khi  đi tới trái đất, sẽ bao trùm lên trái đất và tác động với từ trường của trái đất, tạo nên dòng điện xoay quanh trái đất và gây nên bão từ. Vì sự biến đổi của từ trường rất mạnh, nên bão từ thường ảnh hưởng không nhỏ đối với những người cao huyết áp, những người mắc bệnh tim mạch và thần kinh.

Sau khi đã bàn chuyện trên trời, gã xin tiếp tục bàn chuyện dưới đất.

Khi bão xảy ra tại sa mạc, chúng ta có những trận bão cát.

Vào ngày 7 tháng 6 năm 2010, Trung Quốc đã phải gánh chịu một trận bão cát khổng lồ. Trận bão cát khổng lồ này đã tấn công vào một ngôi làng ở thành phố Golmud, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc. Khu vực này là nơi tiếp giáp với sa mạc Gobi, sa mạc lớn nhất châu Á. Khi trận bão đi qua, người dân trong khu vực chỉ còn biết trốn vào trong nhà và đóng kín tất cả mọi cánh cửa, ngăn không cho bụi vào nhà.

Cơn bão đã che đi mặt trời làm cho ban ngày trở nên tối hẳn đi, tầm nhìn xa cũng giảm xuống chỉ còn khoảng hơn 150m. Rồi sau đó ít phút, cơn bão tan, để lại một khối lượng khổng lồ cát bụi cho người dân trong làng, họ lại bắt đầu cho một cuộc tổng vệ sinh.

Những trận bão như thế không phải là hiếm tại khu vực này. Thành phố Golmud, nơi cư trú của khoảng 200.000 người, trong đó có 140.000 người sống ở trung tâm thành phố. Các khu công nghiệp liên tiếp được xây dựng tại khu vực giáp ranh với sa mạc Gobi. Tuy đây không phải là nơi thích hợp để sinh sống, nhưng hàng chục ngàn người đã di chuyển đến đây để làm việc tìm chén cơm manh áo.

Mỗi mùa xuân gió mạnh thổi qua sa mạc Gobi tạo ra các cột cát bụi khổng lồ tàn phá các khu nhà. Những cơn bão cát này có thể gây mất điện thường xuyên trên diện rộng, giao thông bị ngưng trệ và là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh về đường hô hấp cho những người dân ở đây. Những cơn bão cát này thậm chí còn có thể thổi xa tới Bắc Kinh, mỗi năm trung bình có khoảng gần một triệu tấn cát bụi bay vào tới thủ đô của Trung Quốc. Hơn 1/4 diện tích của Trung Quốc ở khu vực phía bắc bị ảnh hưởng bởi bão cát từ sa mạc Gobi.

Tuy nhiên “Bão Sa mạc” còn là một danh từ ám chỉ cuộc chiến tranh vùng Vịnh, kéo dài từ ngày 2 tháng 8 năm 1990, đến ngày 28 tháng 2 năm 1991. Đây là một cuộc xung đột giữa Iraq và liên minh gần 30 quốc gia, do Hoa Kỳ lãnh đạo và được Liên Hiệp Quốc phê chuẩn để giải phóng Kuwait.

Nguyên nhân dẫn tới chiến tranh là việc Iraq xâm chiếm Kuwait ngày 2 tháng 8 năm 1990, sau khi Iraq cho rằng (nhưng không chứng minh được) Kuwait đã "khoan nghiêng" giếng dầu của họ ở biên giới Iraq. Lập tức Iraq bị Liên Hiệp Quốc áp đặt trừng phạt kinh tế. Những hành động quân sự bắt đầu từ tháng 1 năm 1991, dẫn tới một thắng lợi hoàn toàn của các lực lượng đồng minh, buộc quân đội Iraq phải rút khỏi Kuwait với tổn thất nhân mạng ở mức tối thiểu cho lực lượng đồng minh. Những trận đánh chính là những trận đánh trên không và trên bộ bên trong Iraq, Kuwait và những vùng giáp biên giới Ả Rập Saudi.

Cuộc chiến không mở rộng ra ngoài vùng biên giới Iraq, Kuwait, và Ả Rập Saudi, dù Iraq đã bắn tên lửa vào các thành phố của Israel. Cuộc chiến vùng Vịnh này được coi là dấu chấm hết cho thời kỳ chung sống hòa bình của thế giới.

Khi bão xảy ra vào mùa đông tại những vùng băng giá, thì đó là những trận bão tuyết.

Hồi năm ngoái, một trận bão tuyết dữ đội đã càn quét các bang ở vùng trung tây của nước Mỹ, khiến nhiều tuyến đường lớn bị đóng cửa, làm hơn 1.600 chuyến bay bị hủy tại Chicago và gây thủng mái của sân vận động ở bang Minnesota. Ít nhất 2 cái chết liên quan tới bão tuyết đã được thông báo khi cơn bão mang theo tuyết rơi dày lên tới gần 61cm đổ xuống nhiều khu vực tại bang Minnesota và đang di chuyển về phía đông. Cảnh báo bão tuyết đã được đưa ra tại các khu vực ở phía đông bang Iowa, đông nam bang Wisconsin, tây bắc bang Illinois và phía bắc Michigan.

Tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, mái bơm phồng của sân vận động Metrodome bị thủng sau khi hứng tuyết rơi dày 43cm. Không ai bị thương nhưng phần mái của sân đã bị rách một đoạn khoảng 10m.Liên đoàn bóng bầu dục Quốc gia phải hoãn lại trận đấu hôm Chủ nhật giữa đội New York Giants và đội chủ nhà Minnesota Vikings trên sân Metrodome và chuyển địa điểm thi đấu trận này tới Detroit vào tối 13/12.

Thời tiết băng giá, với tuyết rơi làm tầm nhìn bị hạn chế, đã khiến giao thông đường bộ và hàng không bị gián đoạn nghiêm trọng. Tại khu vực Chicago, gió mạnh, nhiệt độ xuống thấp và tuyết rơi dày đã khiến ít nhất 1.375 chuyến bay bị hủy tại sân bay quốc tế O’Hare và hơn 300 chuyến cũng bị hủy tại sân bay Midway. Cả hai sân bay này dự kiến sẽ còn hủy và hoãn thêm nhiều chuyến nữa. Một số tuyến đường quan trọng ở vài bang đã bị đóng cửa do điều kiện lái xe không an toàn và đề phòng tai nạn.

Khi bão xảy ra trên đại dương, thi đó là bão biển. Rồi từ đại dương, bão thổi vào đất liền và để lại những tan hoang với cảnh màn trời chiếu đất cho nhiều người.

Chiều 17/10/2010, tâm bão Megi cách đảo Ludông (Philippines) khoảng 410 km về phía Đông. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão Megi đạt tới cấp 17 (202 đến 221 km một giờ), giật trên cấp 17, nên được gọi là siêu bão. Mức độ nguy hiểm của cơn bão được các đài dự báo khí tượng trên thế giới đặc biệt quan tâm.

Tuy nhiên, do cấp độ và tính chất phức tạp của một siêu bão, hiện chưa thể đưa ra dự báo dài ngày về hướng di chuyển của Megi. Theo Đài khí tượng thủy văn Nhật Bản và Hải quân Mỹ, cơn bão sau khi vào biển Đông sẽ vòng lên phía bắc vào khu vực bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) và Hồng Kông. Với khả năng này, ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão tới Việt Nam là không lớn. Tuy nhiên, theo dự báo của cơ quan khí tượng Hồng Kông, siêu bão này gần như giữ nguyên hướng di chuyển về phía tây. Nếu khả năng này xảy ra, cơn bão sẽ tấn công thẳng vào các tỉnh miền Trung nước ta. Đây là cơn bão mạnh nhất trong năm đổ vào Philippines và biển Đông.

Ở Việt Nam, thường có bão từ tháng 5 đến tháng 12. Bão phát sinh từ vùng Thái Bình Dương hay trong khu vực biển Đông, rồi di chuyển theo hướng tây, hay tây bắc và đổ bộ vào bờ biển nước ta. Do sự xê dịch theo mùa của đường bão di chuyển, mùa bão có xu hướng chậm dần từ bắc vào nam. Ở Bắc Bộ và Thanh Hoá, mùa bão bắt đầu từ tháng 6 cho đến hết tháng 10. Tháng 8 và tháng 9 là những tháng có nhiều bão nhất. Ở Trung Bộ, mùa bão bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 10. Tháng có nhiều bão nhất là tháng 9. Vùng bờ biển Nam Trung Bộ, mùa bão nằm trong tháng 10 và tháng 11. Khả năn có bão ở khu vực này ít hơn ở các khu vực trên. Nam Bộ gần như không có bão, (khoảng 20 năm mới thấy một lần vào tháng 11 hay tháng 12. (Từ Điển Bách Khoa Việt Nam).

Dĩ nhiên, “Bão Biển” còn là t?a đề cuốn tiểu thuyết của tác giả Chu Văn, mang tính cách bài bác Công giáo, nhưng lại được đưa vào chương trình văn của mấy lớp trung học.

Tới đây,gã xin bàn đến những loại bão khác ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi gia đình cũng như mỗi cá nhân.

Hẳn rằng ai trong chúng ta cũng đều ngán ngẩm, than ngắn thở dài trước cơn bão giá hiện nay. Không biết ở ngoại quốc thế nào, chứ tại Việt Nam, theo một báo cáo chính thức của Bộ Công Thương, thì trong 2 tháng đầu năm 2011, thị trường giá cả đã biến động rất lớn. Chỉ số giá các nhóm hàng thiết yếu tháng 1/2011 tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2010 và tăng 4% so với tháng trước; Chỉ số giá lương thực trong tháng 2/2011 tăng 34% so với cùng kỳ năm 2010 và tăng 2,2% so với tháng trước.

Nguyên giá vàng mà thôi cũng đã tăng lên vùn vụt, mỗi ngày một giá, đến chóng cả mặt, khiến nhiều người nụ cười cứ méo xệch như muốn khóc. Rồi tiền tiết kiệm ky cóp gửi ngân hàng cứ tự động bốc hơi, cứ không cánh mà bay. Mấy người buôn bán theo tính toán thì có lời, nhưng thực chất lại không có ăn, bởi vì tiền bán một món hàng công với tiền lời chút đỉnh sẽ không đủ để mua lại cũng món hàng ấy cho ngày hôm sau.

Bên cạnh đó, những diễn biến phức tạp về chi phí nguyên liệu, xăng dầu, tỷ giá ngoại tệ, giá cả nguyên vật liệu, đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh trong nước. Chi phí đầu vào, chi phí sản xuất, đời sống công nhân trở thành những vấn đề nan giải mà doanh nhân phải đối mặt và phải tìm cách tự cứu lấy mình.

Trong khi giá cả thị trường cứ liên tục leo thang, thì đồng lương của công nhân vẫn cứ dậm chân tại chỗ, vẫn cứ ba cọc ba đồng, thành thử mọi người đều phải thắt lưng buộc bụng, bữa ăn trong gia đình của thời bão giá cứ mỗi ngày một tóp lại và xuống cấp một cách thê thảm.

Bữa cơm tối được người mẹ trẻ nấu trong chưa đầy nửa tiếng đồng hồ với một đĩa đậu hũ chiên, tô mì ăn liền và đĩa rau cải bắp chấm xì dầu cho hai vợ chồng và năm đứa con.

Tại nơi cư ngụ của một gia đình công nhân: vì giá điện tăng, nên căn phòng chừng 16 mét vuông lờ mờ dưới ánh sáng đèn chữ U yếu ớt; chiếc quạt máy "trùm mền" lâu lâu có khách đến chơi mới bật cho đỡ nóng, rồi lại tắt đi để tiết kiệm điện.

Chị vợ cho biết, căn phòng được thuê với giá 750.000 đồng mỗi tháng, mới đây chủ trọ thông báo sẽ tăng thêm 50.000 đồng, riêng tiền điện, tiền nước tháng này cũng tăng mỗi món 10.000 đồng. Chị tính toán, tổng cộng các khoản chi tiêu ăn uống cho cả nhà, học phí cho con cũng hết gần 3 triệu đồng. Trong khi đó, tiền lương cơ bản của hai vợ chồng cũng chỉ hơn 3 triệu rưỡi mỗi tháng. Vợ chồng cùng với cậu con 5 tuổi ngồi quây quần bên mâm cơm đạm bạc. Chị vợ phân trần:

- Thịt cá dạo này mắc quá, chỉ có đậu hũ và các loại rau thì giá cả vừa phải hơn, nên cả nhà đều phải ăn mấy món này suốt. Mặc dù lo con không đủ dinh dưỡng, nhưng thời buổi khó khăn, phải chi ly tính toán lắm mới được.

Chị vợ còn nói tiếp:

- Cả mì gói gần đây cũng tăng giá, lên thêm ít nhất 500 đồng nữa.

Một gia đình khác gần đó cũng đang dùng cơm tối với vài con cá khô chiên mặn và đĩa rau muống luộc. Hai vợ chồng đang bàn nhau kế hoạch hạn chế chi tiêu thời buổi khó khăn thì chủ trọ đến báo tiền phòng tháng tới sẽ tăng thêm 100.000 đồng, giá điện nước cũng lên theo giá nhà nước. Cả hai cứ ngồi thở dài mãi:

- Phải tằn tiện hơn nữa mới đủ sống!

Đó là những bữa ăn khiêm tốn trong thời buổi bão giá hiện nay. Thế nhưng, có một anh chồng đã tương kế tựu kế, tuyên bố vung vít với các chiến hữu của mình như sau:

- Bão giá rất có lợi, vì nó đem lại hoà bình cho gia đình của tớ đấy.

Mọi người đều tròn mắt ngạc nhiên. Và anh ta đã thành thực chia sẻ kinh nghiệm sống:

- Này nhé, tớ đi nhậu về hơi bị muộn, thấy khuôn mặt hầm hầm của bà xã, tớ vội hỏi: Gạo nhà mình hình như sắp hết. Thế là vợ tớ bèn ca vọng cổ sáu câu có mùi: Giá gạo tăng thêm mấy ngàn đồng một ký. Mọi năm trước tết giá lên, sau tết giá xuống, còn năm nay sau tết giá vẫn liên tục lên. Khi xưa đi chợ chỉ cần 7 chục ngàn là đủ cho cả nhà một ngày, bây giờ 100 ngàn mà vẫn cứ thiếu…Và thế là tớ thoát nạn.

Lần khác, tớ quên mất không làm việc bà xã nhờ, về nhà nhìn cặp mắt hình viên đạn của bà, tớ vội hỏi: Hình như giá gas tăng lên thì phải? Thế là vợ tớ gật đầu: loại 13,5 ký nhà mình tăng thêm 50 ngàn nữa. Rồi vợ tớ thở dài: chậc chậc, như tiếng thạch sùng kêu trên trần. Và thế là tớ lại thoát nạn.

Miết rồi thành lệ, nên từ đó về sau, cứ mỗi lần vợ tớ định gây chiến, thì tớ lại tìm một đề tài về sự tăng giá. Và thế là trật tự được tái lập và hoà bình trở lại dưới mái nhà êm ấm của tớ.

Nếu coi cuồng phong và dông tố cũng là một thứ bão, thì thứ bão loại này vốn thường xảy ra cho các cặp vợ chồng. Thực vậy, đã từ lâu gã thắc mắc không hiểu vì sao người ta lại lấy tên đờn bà con gái mà đặt cho các trận bão. Đi hỏi những bậc cao niên nhiều kinh nghiệm, thì các vị đều mỉm cười trả lời:

- Sao bố mày ngây thơ thế. Mỗi khi các nàng nổi cơn ghen hay lên cơn giận, thì chẳng khác gì bão táp, dông tố, cuồng phong. Hậu quả khó mà lường nổi.

Gã lấy làm đắc ý, bèn gật đầu:

- À thì ra.

Khi gặp phải những tình huống như vậy, những anh chồng khôn hồn hãy tìm nơi ẩn nấp an toàn, không thì toạc đầu, xẻ tai và rồi đổ vỡ khó mà hàn gắn.

Sau cùng là những cơn bão lòng. Theo “Việt Nam Tữ điển” của Lê Văn Đức, thì bão lòng xảy ra khi ta gặp phải những khó khăn chồng chất, mà không tìm được phương cách giải quyết thoả đáng, khiến ta băn khoăn, lo lắng trong lòng.

Trong trường hợp này, theo gã nghĩ, ta nên tìm một người bạn thân để giãi bày tâm sự, cùng nhau gỡ rối những mối tơ lòng thòng, bởi vì như người xưa đã từng bảo:

- Việc người thì sáng, còn việc mình thì quáng.

- Hai cái đầu bao giờ cũng hơn một cái đầu.



Khi ta giãi bày tâm sự với người bạn thân, thì nỗi băn khoăn lo lắng sẽ vơi giảm được một nửa. Đồng thời những ý kiến đóng góp của người bạn sẽ đem lại cho ta một cái nhìn khách quan và sáng suốt, đồng thời giúp ta tìm được những phương thức giải quyết vừa hợp tình lại vừa hợp lý.

Dựa theo một ít tài liệu trên internet

Gã Siêu gasieu@gmail.com

VỀ MỤC LỤC

Giáo sĩ: xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân



- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ
giaosivietnam@gmail.com
- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:
Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ; Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)
- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại
www.conggiaovietnam.net
Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị
Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.
TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam
Lm. Luca Phạm Quốc Sử USA

1 Cha Felix M. Padimatham nói rằng Chúa Giêsu trở thành mẫu gương hoàn hảo của tình bạn khác tính luyến ái. Ngài cũng chỉ ra nhiều mẫu gương các Thánh và Chân Phước đã có loại tình bạn này trong cuộc đời các ngài, như thánh Hiêrônimô và bà quả phụ Paula, thánh Gioan Kim Khẩu và nữ trợ tế Olympias, thánh Phanxicô Assisi và thánh nữ Clara, thánh nữ Catarina Siena và Chân Phước Raymon Capua, thánh nữ Têrêsa Avila và thánh Gioan Thánh Giá, v.v…

2 x. Câu chuyện ‘một nơi kín đáo không ai nhìn thấy’ của thầy Dòng nọ.

3 2 Cr 4,7.

4 CNS 25.11.2010 ghi lại bài giáo lý của ĐTC Biển Đức trong buổi triều yết chung ngày 24/11/2010.





tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương