BẢn cáo bạch công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản bến tre


Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong các năm gần nhất



tải về 0.81 Mb.
trang7/14
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích0.81 Mb.
#17217
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14

16.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong các năm gần nhất

    1. Tóm tắt các chỉ tiêu về hoạt động SXKD của Công ty trong các năm gần nhất


Bảng 9: Kết quả hoạt động kinh doanh 2005 – Quý 1/2007

Đơn vị: triệu đồng



TT

Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006 (*)

Quý 1/07 (**)

1

Tổng giá trị tài sản

93.122

119.224

138.011




% tăng giảm so với cùng kỳ

+ 4,93

+ 28,03

+31,50

2

Doanh thu thuần

282.433

332.483

79.766




% tăng giảm so với cùng kỳ

+ 33,47

+ 17,72

(0,09)

3

Lợi nhuận từ HĐ kinh doanh

7.518

23.915

7.714




% tăng giảm so với cùng kỳ

+ 47,33

+ 218,13

(5,89)

4

Lợi nhuận khác

293

823

367

5

Lợi nhuận trước thuế

7.811

24.737

8.081

6

Lợi nhuận sau thuế

7.811

24.737

7.264




% tăng giảm so với cùng kỳ

+ 44,84

+316,69




7

Tỷ lệ cổ tức

20%

20%




(*): Theo Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2006 đã được kiểm toán

(**): Theo Báo cáo tài chính hợp nhất Quý 1/2007

  • Doanh thu và lợi nhuận Công ty của năm 2006 tăng so với 2005 lần lượt là 17,27% và 220,79% chủ yếu là do sản phẩm nghêu và cá mang lại. Năm 2006, sản lượng nghêu tăng 23,91% và sản lượng cá tăng 24,89% so với năm 2005.
    1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của Công ty trong năm báo cáo


  • Thuận lợi:

  • Công ty tọa lạc ngay tại vùng nguyên liệu nghêu, cá, tôm.

  • Có điều kiện sản xuất đảm bảo, có Code xuất khẩu thủy sản (kể cả nghêu) vào EU.

  • Lực lượng công nhân có trình độ tay nghề cao.

  • Sản xuất đồng thời được 3 mặt hàng nghêu, cá, tôm là một ưu thế cạnh tranh lớn chỉ có ở một số rất ít doanh nghiệp.

  • Có uy tín và kinh nghiệm trong SXKD, có khách hàng và thị phần ổn định tại các thị trường chính EU, Nhật, Mỹ và các thị trường khác.

  • Cơ chế quản lý năng động giúp Công ty sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của doanh nghiệp.

  • Đầu tư máy móc thiết bị tương đối đầy đủ, hiện đại, đáp ứng kịp thời yêu cầu nâng sản lượng và chất lượng sản phẩm.

  • Khó khăn:

  • Do tính chất của ngành nên nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất phụ thuộc nhiều vào thời vụ, dễ bị biến động khi thời tiết khí hậu thay đổi.

  • Các nước nhập khẩu đặt ra các yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Việc sử dụng kháng sinh hoá chất bị cấm trong nghề nuôi còn diễn biến phức tạp.

  • Một số vật tư phụ tăng giá kéo theo chi phí sản xuất đầu vào tăng.

  • Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành ngày càng gay gắt. Tính cạnh tranh trong thu mua, chế biến thủy sản rất gay gắt tạo xu hướng giảm tỷ suất lợi nhuận.

17.Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành

    1. Đánh giá sản phẩm và thị trường xuất khẩu


            1. Sản phẩm

  • Sản phẩm nghêu: Trước mối quan tâm về an toàn thực phẩm và những sản phẩm không đạt chất lượng ngày càng tăng, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sản phẩm sinh thái, sản phẩm “sạch”, trong đó có nghêu. Theo xu hướng hiện nay, các sản phẩm dựa trên thủy sản trên thực tế đã kích thích nhu cầu đối với các sản phẩm thịt nghêu luộc đông lạnh và nghêu nguyên con. Theo định hướng phát triển đến năm 2020 của Bộ Thủy sản, nghêu (nhuyển thể hai mảnh vỏ) được xác định thuộc nhóm các đối tượng chủ lực (tôm, cá tra, basa, cá ngừ đại dương, mực và bạch tuộc, nhuyển thể hai mảnh vỏ, cá biển, cá rô phi) phục vụ hoạt động chế biến và xuất khẩu.

  • Sản phẩm cá tra fillet: Thị trường cá đang có xu hướng tăng trưởng, cá tra, basa Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới, và đang thay thế dần cá tuyết và cá minh thái. Với các đặc điểm như cá thịt trắng, ngọt, không có xương dăm, mùi dịu nhẹ, thịt chắc, dễ chế biến, giá thấp nên xu hướng dùng cá fillet rất phổ biến, nhu cầu tiêu thụ cá tra, basa ngày càng tăng, thị trường xuất khẩu cá tra, basa còn tiếp tục được mở rộng. Riêng EU đang thiếu trên 4 triệu tấn cá thịt trắng mỗi năm, sẽ là cơ hội cho cá tra, basa Việt Nam nếu đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh. Nhu cầu của thị trường nội địa tiếp tục tăng lên trong thời gian tới do thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu về thủy sản sẽ tăng, mặt khác người tiêu dùng ngày càng quen và ưa thích sản phẩm này. Nghề nuôi cá tra, basa trong nước còn diện tích có khả năng nuôi còn lớn, sản xuầt giống cá tra hoàn toàn chủ động, kỹ thuật nuôi ngày càng hoàn thiện, chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đang chuyển sang sản phẩm GTGT. Với tiềm năng và tính đặc thù cao, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm cá tra, basa còn rất lớn.

  • Sản phẩm tôm: Hội nghị tôm toàn cầu GSOL 2005 - TP. HCM, 12/2005 đã đánh giá cao sản phẩm tôm sú của Việt Nam và nhận định tôm chế biến GTGT chỉ Việt Nam và Thái Lan có thế mạnh. Riêng Việt Nam có ưu thế về tôm sú cỡ lớn với lượng hàng hoá dồi dào..

            1. Thị trường xuất khẩu

  • Thị trường Châu Âu: Thị trường Châu Âu, đặc biệt là thị trường EU, thường có những rào cản thuế quan và phi thuế quan nhằm hạn chế các nước xuất khẩu theo những điều kiện có lợi cho họ. Tuy nhiên, đây là thị trường có uy tín cao, việc xuất hàng vào Châu Âu cũng có một ý nghĩa nhất định như một chứng chỉ về trình độ. Trong các năm qua thị trường nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Châu Âu trong đó có nghêu đã phát triển khá mạnh.

Các sản phẩm của Công ty xuất sang thị trường EU là nghêu, cá tra, tôm được khách hàng đánh giá cao.

  • Thị trường Nhật: Nhật bản là thị trường nhập khẩu thủy sản số 1 thế giới. Trong số 100 mặt hàng thực phẩm nhập khẩu nhiều nhất của Nhật bản thì đã có đến 27 loại sản phẩm thủy sản, trong đó tôm là một trong hai mặt hàng thực phẩm được nhập khẩu nhiều nhất trong tất cả các loại thực phẩm. Nhật bản cũng là thị trường chính nhập khẩu các sản phẩm nghêu, sò.

Công ty xuất khẩu nghêu, tôm sú vào thị trường Nhật.

  • Thị trường Mỹ: Mỹ là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Nhật. Những năm gần đây thị trường Mỹ nhập khẩu mạnh các mặt hàng tôm cá nước ngọt, cá ngừ, cá hồi, điệp. Mỹ hiện là nhà nhập khẩu tôm đứng đầu thế giới, là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam.

Công ty xuất khẩu nghêu vào thị trường Mỹ.

  • Các thị trường khác: Hongkong, Hàn Quốc, Canada, v.v… Công ty xuất khẩu nghêu, cá tra và tôm sú vào các thị trường này.

Bảng 10: Cơ cấu thị trường xuất khẩu 2005 – Quý 1/2007 (về giá trị)

Thị trường

Năm 2005

Năm 2006

Quý 1/2007

EU

77%

73%

69%

Nhật

5%

11%

5%

Mỹ

3%

2%

6%

Thị trường khác

15%

14%

20%



Hình 9: Cơ cấu thị trường xuất khẩu 2005 – Quý 1/2007

Sản phẩm của Công ty hiện đã được xuất khẩu đến 35 nước, lãnh thổ trên thế giới. Trong hai năm qua, bên cạnh củng cố các mặt hàng và thị trường truyền thống, Công ty đã mở rộng xuất khẩu, sang các thị trường mới như Hy Lạp, Ba Lan, Nga, Mexico, Dominica, Libăng, Jordani, UAE, Israel, Ai Cập, Senegal. EU là thị trường có yêu cầu khắt khe nhất về vệ sinh an toàn thực phẩm nên việc duy trì tỷ trọng cao thị trường EU trong nhiều năm liên tục cho thấy sản phẩm do Công ty sản xuất hoàn toàn có khả năng xâm nhập các thị trường khó tính khác.


    1. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành và đối thủ cạnh tranh


  • Sản phẩm nghêu đông lạnh: Công ty đứng đầu các doanh nghiệp xuất khẩu nghêu của Việt Nam, năm 2005 chiếm 24% thị phần (2.660 tấn) và năm 2006 chiếm 21% thị phần (2.677 tấn). Đi tiên phong trong việc xuất khẩu nghêu, trong các năm qua AQUATEX BENTRE là nhà xuất khẩu nghêu hàng đầu của Việt Nam. Lợi thế cạnh tranh mặt hàng nghêu của Công ty là có thị phần lớn nhất, toạ lạc ngay tại tỉnh có sản lượng nghêu lớn nhất nước (sản lượng 45.000 tấn/năm, diện tích nuôi 5.000 ha), có trang thiết bị công nghệ chế biến nghêu hoàn chỉnh, công suất lớn, công nhân có tay nghề cao, chất lượng sản phẩm đạt các tiêu chuẩn cao nhất về vi sinh và về cảm quan, có mối quan hệ đối tác với nhiều khách hàng lớn tại các thị trường nhập khẩu chính. Bên cạnh đó, nghêu là sản phẩm đặc thù của Công ty ít “đụng hàng” với sản phẩm của các công ty xuất khẩu thủy sản lớn ở ĐBSCL và không bị cạnh tranh bởi các sản phẩm cùng loại của các nước nhập khẩu. Việc này cũng giảm thiểu được sự kiện cáo bán phá giá ở nước nhập khẩu dẫn đến nguy cơ mất thị trường. Năm 2005, ngành thủy sản đã tiến hành lấy trên 700 mẫu nhuyển thể 2 mảnh vỏ tại 18 vùng nuôi và phân tích theo 5 chỉ tiêu: tảo độc, độc tố sinh học biển, vi sinh vật gây bệnh, dư lượng kim loại năng, thuốc trừ sâu gốc chlore. 100% mẫu phân tích kiểm tra đều đạt tiêu chuẩn và không bị phát hiện độc tố sinh học. Các lô hàng nhuyển thể 2 mảnh vỏ xuất sang thị trường EU đều đạt yêu cầu. Việt Nam đã được EU công nhận trong danh sách nhóm 1 các nước được phép xuất khẩu nhuyển thể 2 mãnh vỏ vào thị trường này với 18 vùng thu hoạch nhuyển thể 2 mảnh vỏ có tổng diện tích 33.885 ha, đạt sản lượng 141.950 tấn. Riêng Bến Tre với 8 hợp tác xã nuôi và khai thác nghêu tại 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú đều được đưa vào chương trình kiểm soát thu hoạch nhuyển thể 2 mảnh vỏ để khai thác, chế biến xuất khẩu vào EU. Tuy nhiên, sản phẩm nghêu còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên sản lượng thường biến động.

Về đối thủ cạnh tranh, AQUATEX BENTRE là đơn vị tiên phong trong xuất khẩu nghêu ra thị trường nước ngoài, sau đó xuất hiện thêm các công ty chế biến nghêu xuất khẩu. Cũng có lợi thế về nguồn nguyên liệu, các công ty tại tỉnh Tiền Giang như Công ty TNHH thương mại Sông Tiền (SOTICO), Công ty TNHH Việt Phú, Công ty TNHH Gò Đàng (GODACO), Công ty TNHH Ngọc Hà là những đối thủ cạnh tranh về mặt hàng nghêu của Công ty. Đa số các công ty này có nhà xưởng mới xây dựng, có code xuất khẩu vào EU, thu hút khách hàng bằng giá chào thấp, chủ yếu xuất khẩu hàng thịt nghêu luộc. Đối với các công ty xuất khẩu nghêu tại TP. HCM, do không có nguồn nguyên liệu tại chỗ nên phải thu gom nguyên liệu nhiều nơi nên chất lượng sản phẩm không ổn định. Các công ty này có thế mạnh về xuất khẩu hàng thủy sản GTGT.

  • Sản phẩm cá tra/basa fillet: Năm 2005 Công ty đứng thứ 12 các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra/basa của Việt Nam, đạt sản lượng 3.021 tấn (chiếm 2%). Năm 2006 Công ty đứng thứ 18 với sản lượng 4.460 tấn (chiếm 1,55%). Thế mạnh của Công ty trong chế biến xuất khẩu cá tra là công nhân có tay nghề cao do tham gia chế biến cá tra từ rất sớm (năm 1999), qui trình sản xuất hoàn chỉnh, nghề nuôi cá tra tăng sản trong tỉnh đang phát triển mạnh, có hệ thống kiểm soát nguyên liệu đầu vào và truy xuất nguồn gốc sản phẩm tốt, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu cung cấp sản phẩm cá “sạch”, chất lượng cao, khách hàng tiêu thụ ổn định.

Đối thủ cạnh tranh mặt hàng cá tra fillet của Công ty là các công ty sản xuất xuất khẩu cá tra, basa tại khu vực ĐBSCL. Thế mạnh của các công ty sản xuất cá tra, ba sa trong khu vực là nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, có trang thiết bị công nghệ hiện đại, công suất lớn. Thị trường trường xuất khẩu cá tra ngày càng mở rộng, sản lượng cá nuôi trong vùng tăng nhanh hàng năm, cá tra chất lượng cao, cá “sạch” (cá tra thịt trắng, không nhiễm kháng sinh, hoá chất) hiện có nhu cầu rất cao trên thị trường nhưng các doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ.

  • Sản phẩm tôm sú: Toạ lạc ngay tại vùng nguyên liệu với diện tích nuôi tôm sú công nghiệp/bán công nghiệp lớn (diện tích 6.500 ha, sản lượng 25.000 tấn/năm), với thời gian vận chuyển nguyên liệu từ khi thu hoạch về đến nhà máy chế biến rất ngắn nên trong các năm qua Công ty tập trung tận dụng ưu thế này khi tôm vào vụ để sản xuất hàng tôm sú nguyên con, hàng tôm sú vỏ/thịt chất lượng cao cung cấp cho các khách hàng truyền thống. Do đó trong cơ cấu hàng sản xuất của Công ty, sản phẩm tôm sú chiếm tỷ trọng thấp.
    1. Triển vọng phát triển của ngành


  • Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành thủy sản: Các sản phẩm thủy sản thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường thế giới. Sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng sẽ tạo điều kiện để hàng thủy sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới.

  • Theo dự báo phát triển xuất khẩu thủy sản của FAO, sự tăng trưởng dân số, cùng với sự xuất hiện những căn bệnh ở gia cầm, gia súc và xu hướng chuyển sang ăn thủy sản tăng, mức tiêu thụ thủy sản sẽ tăng từ 17-19 kg/người/năm, nhu cầu thực phẩm thủy sản thế giới ở mức 121 triệu tấn vào năm 2010 tăng 22% so với năm 2001. Nhờ những đặc tính như chất lượng nguyên liệu tốt, sản phẩm chế biến phong phú, hàng thủy sản nước ta có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, đưa Việt Nam khá ổn định ở vị trí 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ta trong thời gian tới sẽ mang lại cho thủy sản những ưu đãi hơn về thuế quan. Theo chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 của Bộ Thủy sản, ngành thủy sản phấn đấu đến năm 2010 đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 4 tỷ USD, phấn đấu nâng cao năng lực cạnh tranh sánh ngang với các nước đang phát triển, đưa thủy sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước.

  • Với nhu cầu thực phẩm thủy sản thế giới tăng cao như dự báo, định hướng phát triển của AQUATEX BENTRE trong các năm tới hoàn toàn phù hợp với triển vọng phát triển chung của ngành thủy sản Việt Nam.

Каталог: FileStore -> File -> 2007
2007 -> Nghị quyếT ĐẠi hội cổ ĐÔng thưỜng niên năM 2007 ctcp bông bạch tuyếT
2007 -> BỘ TÀi chính số: 2329/QĐ- btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trung tâm giao dịCH
2007 -> Lệnh giao dịch
2007 -> Trung tâm giao dịch chứng khoán hà NỘi chấp thuậN ĐĂng ký chứng khoán giao dịch chỉ CÓ nghĩa là việC ĐĂng ký chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦA chứng khoáN
2007 -> I. CÁC nhân tố RỦi ro 4 Rủi ro về thay đổi yêu cầu của thị trường xuất khẩu: 4
2007 -> Uỷ ban chứng khoán nhà NƯỚc cấp chứng nhậN ĐĂng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng chỉ CÓ nghĩa là việC ĐĂng ký chào bán cổ phiếU ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa cổ phiếU

tải về 0.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương