BẢn cáo bạch công ty cổ phần sữa việt nam


Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm gần nhất



tải về 0.82 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích0.82 Mb.
#37927
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm gần nhất


    1. Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 2 năm gần nhất

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

6 tháng đầu năm 2006

1

Tổng giá trị tài sản

2.554.708

3.897.936

4.084.235




% tăng giảm so với năm trước

-

52,6%

-

2

Doanh thu thuần

3.775.183

5.638.784

2.821.366




% tăng giảm so với năm trước

-

49,4%

-

3

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

450.346

559.833

417.279

4

Lợi nhuận khác

11.203

42.767

5.753

5

Lợi nhuận trước thuế

461.549

602.600

423.032




% tăng giảm so với năm trước

-

30,56%

-

6

Lợi nhuận sau thuế

461.549

605.484

420.148




% tăng giảm so với năm trước

-

31,19%

-

7

Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức

45,00%

44,64%

-

Ghi chú:

  1. Số liệu năm 2004 được lấy theo số cuối kỳ trong Báo cáo kiểm toán năm 2004

  2. Số liệu năm 2005 được lấy theo số cuối kỳ trong Báo cáo kiểm toán năm 2005

  3. Số liệu năm 6 tháng năm 2006 được lấy theo số cuối kỳ trong Báo cáo tài chính Quý II/2006

  4. Cổ tức năm 2004 là trả cho 13 tháng từ tháng 12/2003 đến 12/2004 là 232,6 tỷ, lợi nhuận 13 tháng là 517,6 tỷ

    1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2005

Doanh thu thuần trong năm 2005 là 5.638 tỷ đồng, tăng 49,4% so với doanh thu năm 2004. Nguyên nhân chính là thị trường xuất khẩu sang khu vực Trung Đông bắt đầu phục hồi. Xuất khẩu sang thị trường Iraq năm 2005 trên 1.300 tỷ, so với mức xấp xỉ 500 tỷ năm 2004. Xuất khẩu sang các thị trường khác cũng tăng lên.

Lợi nhuận sau thuế năm 2005 đạt mức 605,484 tỷ đồng, tăng 16,96% so với năm 2004. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận chậm hơn doanh thu là do giá nguyên vật liệu chính tiếp tục tăng. Giá thu mua sữa tươi bình quân năm 2005 tăng 10% so với năm 2004, giá bột sữa tan nhanh tăng 60%, dầu bơ tăng 39%, đường RE tăng 28%, thiếc lá tăng trên 30%, .v.v


  1. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác cùng ngành


Vị thế của Công ty trong ngành:

Trong những năm qua, mặc dù chịu sự cạnh tranh của các sản phẩm sữa trong và ngoài nước, song bằng nhiều nỗ lực của mình, Vinamilk đã duy trì được vai trò chủ đạo của mình trên thị trường trong nước và cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu sữa của nước ngoài. Doanh thu nội địa tăng trung bình hàng năm khoảng 20% - 25%. Theo kết quả bình chọn 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam (Do Báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức), Vinamilk là thương hiệu thực phẩm số 1 của Việt Nam chiếm thị phần hàng đầu, đạt tốc độ tăng trưởng 20 – 25%/năm, được người tiêu dùng tín nhiệm và liên tiếp được bình chọn là sản phẩm đứng đầu TOPTEN hàng Việt Nam chất lượng cao liên tục giai đoạn 1995-2005. Một trong những thành công của Vinamilk là đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng từ trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn, người có nhu cầu đặc biệt.



Những lợi thế cạnh tranh nổi bật của Vinamilk so với các doanh nghiệp khác trong ngành:

  • Thương hiệu Vinamilk đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng;

  • Các sản phẩm của Vinamilk đa dạng, nhiều chủng loại, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của nhiều độ tuổi khác nhau;

  • Vinamilk sản xuất quy mô lớn với hệ thống các nhà máy sữa trên cả nước;

  • Công nghệ sản xuất hiện đại, áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế.

  • Tiềm lực tài chính mạnh, khả năng quản lý tốt của đội ngũ lãnh đạo cùng với bề dày 30 năm kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam.

a) Vị thế của nhóm sản phẩm Vinamilk trên thị trường:

      • Nhóm Sữa bột – bột dinh dưỡng:

  1. Sữa bột:

Các sản phẩm sữa bột của Công ty luôn được nghiên cứu và phát triển nhằm đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày một tăng của người tiêu dùng. Nhờ có sự nghiên cứu phát triển sản phẩm không ngừng mà doanh thu của nhóm sữa bột có mức tăng trưởng hàng năm khoảng trên 30%/năm.

Thị trường sữa bột tại thị trường trong nước đang diễn ra cạnh tranh cao giữa các sản phẩm nhập khẩu và các sản phẩm được sản xuất trong nước… Tuy nhiên, nhóm sản phẩm này vẫn tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu của người dân và trẻ em Việt Nam ngày càng tăng.



  1. Bột dinh dưỡng:

Ngành hàng bột dinh dưỡng nhìn chung bình ổn hơn vì thị trường chỉ có sự tham gia của vài nhà sản xuất nổi tiếng như Vinamilk, Nestlé. Ngoài ra, thị trường còn có sự tham gia của bột dinh dưỡng nhập khẩu như Gerber (Đức)… nhưng thị phần không đáng kể. Đây là một lợi thế cho Vinamilk phát triển mạnh ở phân khúc này.

      • Sữa đặc

Trên thị trường hiện nay chỉ có 02 nhãn hiệu chính là Vinamilk và Dutch Lady. Các sản phẩm sữa đặc của Vinamilk đã trở thành sản phẩm quan thuộc trong mọi gia đình như Sữa đặc Ông Thọ, Sữa đặc Ngôi Sao Phương Nam, nhờ vậy mức tăng trưởng doanh thu của nhóm sữa này khá ổn định, khoảng 15%/năm.

      • Nhóm sản phẩm sữa tươi, sữa chua…

Thị trường sữa tươi, sữa chua hiện nay khá phong phú và đa dạng, bao gồm các sản phẩm được sản xuất trong nước và nhập khẩu. Sữa tươi đang trở thành một sản phẩm dinh dưỡng không thể thiếu trong mọi gia đình. Do vậy, sự hấp dẫn này đã tạo nên một thị trường canh tranh khốc liệt giữa các sản phâm trong nước cũng như các sản phẩm nhập khẩu. Các đối thủ cạnh tranh như: Dutch Lady, F & N, Pepsi, Unipresident, Dutch Mill, Hanoimilk, ELOVI, Nutifood, Tân Việt Xuân, Lothamilk… Tuy nhiên, do những ưu thế về tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ, khả năng phát triển sản phẩm mới đa dạng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và hệ thống phân phối nên sản lượng và doanh thu của các nhóm sản phẩm này vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của Công ty.

b) Triển vọng phát triển của ngành:

Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nếu năm 1990 lượng sữa tiêu thụ bình quân/người/ năm chỉ đạt 0,47 kg thì năm 2000 đạt 6,5 kg, năm 2001 là 7,0 kg, năm 2003 tăng lên 8,2 kg và năm 2005 là 9 kg. Như vậy, so với năm 1990 sức tiêu thụ sữa của nước ta tăng gấp 19 lần vào năm 2005, tổng lượng sữa tiêu thụ quy ra sữa tươi tương đương 900.000 tấn.Với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước và sự cải thiện chất lượng cuộc sống người dân hiện nay, nước ta đặt mục tiêu nâng mức sữa tiêu dùng bình quân/đầu người/năm đạt 10 kg vào năm 2010, năm 2020 bình quân đạt 20 kg/người/năm và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh thúc đẩy làm tăng nhanh sản xuất sữa trong nước, cả nguyên liệu và thành phẩm. Sản lượng sữa nguyên liệu sản xuất trong nước năm 2000 đạt 54.000 tấn, năm 2001 đạt 68.000 tấn, năm 2003 đạt 85.000 tấn và năm 2005 đạt 197.000 tấn (theo Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 27/03/2006). So với lượng sữa tiêu dùng thì sản xuất sữa nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng khoảng 15% - 18% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu nguyên liệu.

Thị trường xuất khẩu sữa lớn nhất là Irắc, chiếm trên 90% tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm sữa Việt Nam. Do ảnh hưởng của chiến tranh Irắc, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này đã sụt giảm trong năm 2003 và 2004, năm 2005 sản lượng xuất khẩu vào thị trường này đã có dấu hiệu phục hồi tuy nhiên vẫn ở mức thấp, sản lượng xuất khẩu chỉ đạt hơn 60% so với những năm 2001- 2002. Theo ý kiến của một số chuyên gia, sự suy giảm chỉ mang tính tạm thời, dự kiến giá trị xuất khẩu sang thị trường Irắc sắp tới sẽ phần nào hồi phục khi tình hình chính trị tại đây dần đi vào ổn định.

Như vậy, với tình hình tiêu thụ và sản xuất sữa nguyên liệu, ngành sữa Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để phát triển. Tốc độ tăng trưởng ngành sữa Việt Nam dự đoán sẽ được duy trì ở mức 20%/ năm. Hiện nay ngành sữa trong nước có năng lực sản xuất ra nhiều chủng loại sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngành sữa cần tập trung phát triển ngành sản xuất nguyên vật liệu và phát triển ngành chăn nuôi để nâng cao tỷ lệ nguyên vật liệu nội địa trong sản phẩm.



c) Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước và xu thế chung trên thế giới

Với phân tích về triển vọng phát triển của ngành sữa như trên, thì định hướng phát triển của Công ty hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của ngành, chính sách của Nhà nước và xu thế chung trên thế giới. Định hướng đó là phát triển đàn bò sữa và ngành công nghiệp sữa nhằm thay thế một phần nguyên liệu nhập khẩu đồng thời nâng mức sữa bình quân đầu người lên trong những năm tới và xuất khẩu ra thị trường thế giới.


  1. Chính sách đối với người lao động


    1. Cơ cấu lao động

Tổng số lao động của Công ty tính đến thời điểm 31/05/2005 là 3.805 người. Cơ cấu lao động phân theo trình độ được thể hiện dưới bảng sau:

Phân theo trình độ

Số lượng

Tỷ lệ

- Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học:

1.244

32,7 %

- Cán bộ có trình độ trung cấp:

489

12,9 %

- Lao động có tay nghề:

1.487

39,1 %

- Lao động phổ thông:

585

15,3 %

Tổng cộng:

3.805

100 %



    1. Chính sách đối với người lao động

Với chiến lược phát triển hiện nay, Vinamilk xác định yếu tố “con người” sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của Công ty.

Chính sách đối với người lao động

  • Đảm bảo công việc đầy đủ cho người lao động, thu nhập của người lao động ngày càng cải thiện. Ngoài thu nhập từ lương, người lao động còn có thêm thu nhập từ lợi nhuận được chia theo tỷ lệ sở hữu của họ trong Công ty nếu Công ty làm ăn có lãi.

  • Thực hiện đầy đủ, quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng với quy định của pháp luật.

  • Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với cá nhân và tập thể có công lao đóng góp cho Công ty, có biện pháp kỷ luật đối với những cá nhân có hành động ảnh hưởng xấu đến quyền lợi và uy tín Công ty.

  • Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.

  • Đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình phát triển Công ty nhằm gia tăng về chất.

  • Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

Công ty đặt mục tiêu đầu tư đào tạo nguồn nhân lực tri thức cao. Một số hoạt động đào tạo Công ty đã và đang thực hiện:

  • Công ty đã và đang chuẩn bị cho nguồn nhân lực trình độ cao trong tương lai bằng cách gửi con em cán bộ, công nhân viên sang học ở các ngành công nghệ sữa và các sản phẩm từ sữa, tự động hóa quy trình công nghệ và sản xuất, máy móc thiết bị sản xuất thực phẩm, quản lý trong ngành sữa. Đến nay, Công ty đã hỗ trợ cho hơn 50 con em của cán bộ công nhân viên đi học theo diện này.

  • Công ty tuyển sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh và đưa đi du học chuyên ngành ở nước ngoài.

  • Những cán bộ công nhân viên có yêu cầu học tập cũng được Công ty hỗ trợ 50% học phí cho các khóa nâng cao trình độ và nghiệp vụ.

  1. Каталог: HOSE -> BCB -> BCB HOSE
    BCB HOSE -> CÔng ty cổ phần xuất nhập khẩu khánh hộI
    BCB HOSE -> CÔng ty cổ phần phát triển nhà thủ ĐỨC – thuduc house
    BCB HOSE -> I. Những người chịu trách nhiệm chính đối với nội dung bản cáo bạc
    BCB HOSE -> BẢn cáo bạch công ty cổ phần khoan và DỊch vụ khoan dầu khí
    HOSE -> SỞ giao dịch chứng khoán cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN
    HOSE -> I. CÁC nhân tố RỦi ro 4 Rủi ro về thay đổi yêu cầu của thị trường xuất khẩu: 4
    BCB HOSE -> CÔng ty cổ phần thủy sản số 4 BẢn cáo bạCH

    tải về 0.82 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương