BẢn cáo bạch công ty cổ phần sữa việt nam


Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của Công ty; Danh sách cổ đông sáng lập và tỷ lệ cổ phần nắm giữ



tải về 0.82 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích0.82 Mb.
#37927
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của Công ty; Danh sách cổ đông sáng lập và tỷ lệ cổ phần nắm giữ


  1. Danh sách cổ đông nắm giữ từ 5% vốn cổ phần đến ngày 30/06/2006:

STT

Tên cổ đông

Địa chỉ

Số CP

sở hữu

Giá trị

(ngàn đồng)

Tỷ lệ

sở hữu

1

Cổ đông Nhà nước




79.520.000

795.200.000

50,01%

2

F&N Dairy Investments Pte Ltd

438 Alexandra Road, Unit 21-00, Alexandra Point, Singapore

17.668.330

176.683.300

11,11%




Tổng cộng




97.188.330

971.883.300

61,12%



    1. Danh sách cổ đông sáng lập đến ngày 30/06/2006:

      STT

      Tên cổ đông sáng lập

      Giá trị vốn góp

      Tỷ lệ

      sở hữu

      Loại cổ phần

      1

      Đại diện chủ sở hữu Nhà nước

      79.520.000

      50,01%

      Phổ thông




      a. Mai Kiều Liên

      19.800.000

      12,5025%







      b. Nguyễn Thị Thanh Hòa

      19.800.000

      12,5025%







      c. Nguyễn Thị Như Hằng

      19.800.000

      12,5025%







      d. Phan Chí Dũng

      19.800.000

      12,5025%




      2

      Đại diện các cổ đông sáng lập khác

      68.100

      0,04%

      Phổ thông




      Ngô Thị Thu Trang

      68.100

      0,04%







      Tổng cộng

      79.558.100

      50,05%



  1. Danh sách những công ty mẹ và công ty con của tổ chức phát hành, những công ty mà tổ chức phát hành đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối, những công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối đối với tổ chức phát hành


    1. Danh sách công ty mẹ và công ty con của Vinamilk: không có

    2. Danh sách Công ty Vinamilk đang nắm giữ quyền kiểm soát:

Công ty liên doanh Campina:

Tên Công ty:

Công ty Liên doanh Campina

Địa chỉ:

Tầng 8, toà nhà HUD, 159 Điện Biên Phủ, P15, Q Bình Thạnh, TPHCM

Điện thoại:

08. 518 08 33

Vốn điều lệ:

1.350.000 USD

Giấy CNĐKKD số:

803/GP-HCM do chủ tịch UBND TPHCM cấp ngày 28/02/2005

Ngành nghề kinh doanh:

Sản xuất và phân phối các sản phẩm sữa tại Việt Nam và xuất khẩu

Tỷ lệ vốn góp của Vinamilk:

50%

    1. Danh sách Công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối Vinamilk: không có
  1. Hoạt động kinh doanh


    1. Các nhóm sản phẩm của Công ty:

Các nhóm sản phẩm chính

  • Sữa đặc, sữa vỉ

  • Sữa tươi, sữa chua uống, su su

  • Sữa bột, bột dinh dưỡng

  • Bảo quản lạnh (kem, sữa chua, phô mai, bánh flan)

  • Giải khát (đậu nành, nước trái cây, trà, nước tinh khiết)

  • Thực phẩm (bánh quy, chocolate)

  • Cà phê

  1. Nhóm sữa đặc:

Đây là nhóm sản phẩm truyền thống của Vinamilk với các nhãn hiệu như: Ông Thọ, Ngôi Sao Phương Nam, sữa đặc chocolate, sữa đặc cà phê Moka, .v.v

Sữa đặc được chia thành hai dạng: sữa hộp và sữa vỉ 50g để thuận tiện cho người tiêu dùng.



  1. Nhóm sữa tươi – Sữa chua uống:

Sữa tươi tiệt trùng của Vinamilk được sản xuất từ sữa bò tươi nguyên chất, được xử lý bằng phương pháp tiệt trùng UHT và không sử dụng chất bảo quản.

Nhãn hiệu: sữa tươi tiệt trùng Vinamilk, Milk, Smart, Flex



Sữa chua uống Yomilk

Sữa chua uống tiệt trùng được chế biến từ sữa bò tươi nguyên chất, được bổ sung thêm canxi, vitamin C hoặc chất xơ hòa tan chiết xuất từ thực vật nhằm hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Nhãn hiệu: Yomilk, YaO

Sữa chua kem Susu


  1. Nhóm sữa bột – bột dinh dưỡng:

Sữa bột

Bao gồm các dòng sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em, sữa bột dành cho bà mẹ trong giai đoạn mang thai và cho con bú, sữa bột canxi, và sữa bột dinh dưỡng đặc biệt dành cho người lớn tuối.

Các nhãn hiệu: Dielac Mama, Dielac 1,2,3 Dielac Canxi Premier 2400, DielacSURE, Dielac Star …

Bột dinh dưỡng

Bao gồm các sản phẩm bột dinh dưỡng truyền thống Ridielac, Ri-Advance và bột ăn dặm cao cấp bổ sung các dưỡng chất.



  1. Nhóm hàng đông lạnh (sữa chua, fromage, bánh flan, kem)

Sữa chua

Sữa chua Vinamilk được làm từ men vi sinh sống, có lợi cho ruột giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Sữa chua Vinamilk được chia làm các nhóm sản phẩm sữa chua truyền thống, sữa chua bổ sung thêm canxi, chất xơ và ít béo, và sữa chua kefir không đường với men kefir.

Nhãn hiệu: sữa chua Vinamilk, Vinamilk Plus, Kefir

Bánh Flan

Bánh flan làm từ sữa, trứng, đường và được chế biến trên dây chuyền kỹ thuật hiện đại.



Kem

Kem Vinamilk bao gồm kem sữa tươi đóng trong bao bì hộp 1 lít hoặc 450ml dành cho gia đình, kem ly và kem cây mang nhãn hiệu Dinno dành cho thiếu nhi.

Nhãn hiệu: Familia, Dinno.

Fromage

Phô mai Bò Đeo Nơ được chế biến trên dây chuyền của Pháp, với hai loại: phô mai hộp 140 gram và phô mai vỉ.



  1. Nhóm giải khát:

Sữa đậu nành

Sữa đậu nành được chiết xuất từ đậu nành chọn lọc nên không có cholesterol, được đóng trong bao bì hộp, bịch giấy và chai nhựa.

Nhãn hiệu: Soya Milk, Soybe

Nước ép trái cây

Nước trái cây Fresh của Vinamilk có hàm lượng vitamin cao với các hương vị như Cam, Đào, Táo, Ổi, Mãng cầu, Nho, Bưởi, Dứa, Cam, Dâu, Cà rốt …



Nước tinh khiết Vi@qua

Hiện đã có Vi@qua chai 500ml và bình lớn 19 lít.



Trà hoà tan Cooltea

Trà Cooltea với các hương vị trái cây tự nhiên: chanh, đào, dưa gang, me. Cooltea được đóng gói 20g phù hợp với 1 lần uống.



  1. Nhóm thực phẩm:

Bánh quy dinh dưỡng Vinamilk được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế về dinh dưỡng, được nghiên cứu, phát triển dưới sự giám sát của Trung tâm Nghiên Cứu Phát Triển Sản phẩm Vinamilk

  1. Cà phê:

Bao gồm cà phê rang xay và cà phê hòa tan.

Nhãn hiệu: Moment, True Coffee, Kolac



    1. Sản lượng sản phẩm/giá trị dịch vụ qua các năm

Doanh thu từng nhóm sản phẩm:

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu


Năm 2004

Năm 2005

6 tháng đầu năm 2006

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Noäi ñòa



















Sữa đặc, sữa vỉ, sữa ký

1.262

40,5%

1.591

38,4%

779

33,2%

Sữa tươi – Yomilk – susu

773

24,8%

1.149

27,7%

714

30,4%

Sữa bột – BDD

616

19,8%

736

17,8%

429

18,3%

Sữa chua

347

11,1%

510

12,3%

324

13,8%

Nước ép, đậu nành, nước tinh khiết

83

2,7%

108

2,6%

65

2,8%

Sản phẩm khác

33

1,1%

52

1,3%

34

1,4%

Toång noäi ñòa

3.114

100,0%

4.146

100%

2.345

100%

Xuaát khaåu

541




1.386




404




Doanh thu khác, thiếc in, NVL, v.v..

120




106




72




TỔNG CỘNG

3.775




5.638




2.821






    1. Nguyên vật liệu

  • Các nguyên vật liệu sử dụng trong nước như sữa bò tươi, đường tinh luyện, dầu thực vật, đậu nành hạt, café hạt…

  • Nguyên liệu nhập khẩu: sữa bột, dầu bơ…

a) Danh sách một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho Công ty:

STT

Nguyên liệu

Nhà cung cấp

Ghi chú

1

Bột sữa các loại

Hoogwegt

100% nguyên liệu nhập khẩu.

Newzealand Milk Products

Olam International Ltd.

2

Sữa tươi

Trung tâm Giống bò sữa Tuyên Quang

100% nguyên liệu nội địa.

Hộ nông dân

3

Đường

Công ty Thực phẩm công nghệ Tp.HCM

6 tháng đầu năm 2006, đường nhập khẩu chiếm 29,3% giá trị đường mua trong kỳ.

Công ty Đường Biên Hòa

Cty LD Mía đường Nghệ An

Cty Mía đường Bourbon – Tây Ninh

Olam International Ltd.

Itochu Corporation

4

Thiếc các loại

Titan Steel Co.

6 tháng đầu năm 2006, thiếc nhập khẩu chiếm 14,4% giá trị thiếc mua trong kỳ.

Công ty Perstima Bình Dương

b) Sự ổn định của các nguồn cung cấp:

Nguồn nguyên vật liệu chính cho ngành chế biến sữa Việt Nam cũng như của Công ty Vinamilk được lấy từ hai nguồn chính: sữa bò tươi thu mua từ các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa trong nước và nguồn sữa bột ngoại nhập. Hiện nay, sữa tươi thu mua từ các hộ dân cung cấp khoảng 25% nguyên liệu cho Công ty.

Nhận thức được tầm quan trọng trong ngành chăn nuôi bò sữa, ngày 26/10/2001 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 167 về chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa Việt Nam thời kỳ 2001-2010. Đồng thời bộ trưởng Bộ Công nghiệp cũng ra quyết định số 22/2005/QĐ-BCN phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, chính phủ sẽ đẩy mạnh phát triển đàn bò sữa và phát triển công nghiệp chế biến sữa theo hướng tăng tỷ lệ sử dụng sữa bò tươi nguyên liệu trong nước và giảm tỷ lệ sữa bột nguyên liệu nhập khẩu, phấn đấu đưa tỷ trọng sữa bò tươi nguyên liệu sản xuất trong nước so với tổng lượng sữa bò tiêu thụ lên 40% vào năm 2010.

Bên cạnh việc hỗ trợ về mặt chính sách của Nhà nước, để ổn định và phát triển vùng nguyên liệu, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, Công ty Vinamilk đã đầu tư 11 tỷ đồng xây dựng 60 bồn sữa và xưởng sơ chế có thiết bị bảo quản sữa tươi. Vinamilk là công ty đi đầu trong việc đầu tư vùng nguyên liệu có bài bản và theo kế hoạch. Từ mười năm nay, Công ty đã kiên trì theo đuổi việc phát triển đàn bò sữa với phương thức ứng trước tiền mặt và bao tiêu toàn bộ sản phẩm tiêu thụ theo mức bảo đảm có lợi cho người nuôi bò sữa. Lực lượng cán bộ kỹ thuật của Vinamilk thường xuyên đến các nông trại, hộ gia đình kiểm tra, tư vấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi bò sữa cho năng suất và chất lượng cao nhất. Nhờ các biện pháp hỗ trợ, chính sách khuyến khích, ưu đãi hợp lý, Công ty Vinamilk đã giúp người nông dân gắn bó với Công ty và với nghề nuôi bò sữa, góp phần tăng đàn bò từ 35.000 con năm 2000 lên 107.600 con tháng 7 năm 2005. Điều này giúp Vinamilk có được nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng. Hiện nay mỗi ngày Vinamilk thu mua trung bình 260 tấn sữa tươi. Với đà phát triển này dự kiến đến năm 2010, vùng nguyên liệu sữa trong nước sẽ đáp ứng 50% nhu cầu của Công ty.

Như vậy, nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính khá ổn định trong tương lai, ngành sữa Việt Nam sẽ dần giảm tỷ trọng sữa nguyên liệu nhập khẩu, thay thế vào đó là nguồn nguyên liệu sữa bò tươi, đảm bảo chất lượng sản phẩm sữa cho người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy các ngành hỗ trợ trong nước.

Các nguyên vật liệu phụ khác hiện đang được cung cấp từ các nhà sản xuất trong nước. Số lượng các công ty sản xuất các nguyên liệu như đường, đậu nành hạt, bao bì…ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng và với mức giá cạnh tranh. Do vậy không có bất cứ hạn chế nào về lượng đối với nguồn nguyên vật liệu này



c) Sự ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu tới doanh thu, lợi nhuận:

Giá các sản phẩm sữa trên thị trường thế giới đã tăng trong suốt cả năm 2004 và tiếp tục tăng trong năm 2005. Chỉ số giá của FAO (1990-92=100) đối với sản phẩm sữa đạt 156 điểm trong tháng 11/2004, tăng 26% so với tháng 11/2003, và đạt mức cao nhất kể từ năm 1990 là năm chỉ số giá của FAO bắt đầu được tính. Giá tăng chủ yếu do nhu cầu tăng ở Châu Á trong bối cảnh nguồn cung xuất khẩu bị hạn chế và giảm trợ cấp xuất khẩu ở các nước EU.

Đối với từng loại sản phẩm, giá xuất khẩu của các sản phẩm đã tăng như sau: phomát tăng 33%, bơ tăng 28%, sữa bột tách bơ tăng 20% và sữa bột nguyên chất tăng 17%.

Giá trên thị trường sữa quốc tế biến động theo nguồn cung cầu. Trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản cũng ảnh hưởng lớn đến biến động giá nguyên liệu. Kể từ đầu năm 2004, trợ cấp của EU đã giảm từ 82 USD/tấn xuống còn 38 USD trong tháng 11/2004 đối với sữa bột tách bơ, từ 225 USD xuống còn 170 USD đối với bơ.

Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng 60% – 70% giá thành sản phẩm nên tình hình giá nguyên vật liệu tăng 20% - 30% đã ảnh hưởng đến sản xuất của các công ty trong nước. Do sự biến động giá nguyên liệu chính nên thị trường sữa trong nước cũng đồng loạt tăng giá. Tuy vậy, nhờ giảm nguyên liệu nhập khẩu và thay thế được 25% nguyên liệu nội địa nên giá bán sản phẩm của Vinamilk chỉ tăng khoảng 5-10% tuỳ từng loại.

Dự báo giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới sẽ vẫn ở gần mức cao hiện nay về ngắn hạn, song hiện đang có những tín hiệu về nguồn cung sẽ tăng, có thể sẽ giảm sức ép giá tăng cao trong năm 2006 (Food Outlook, No4, Dec. 2004).



d) Các kế hoạch và biện pháp chủ động nguồn nguyên vật liệu:

Mục tiêu đặt ra

Đối với nguồn nguyên liệu sữa bò tươi:



  • Mở rộng quy mô các vùng nguyên liệu sữa bò tươi nhằm thay thế dần nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

  • Bảo đảm vệ sinh an nguyên liệu từ khâu chăn nuôi, khai thác sữa, bảo quản, vận chuyển đến sản xuất;

  • Đảm bảo giải quyết đầu ra sản phẩm sữa bò tươi cho nông dân nuôi bò sữa, góp phần tăng nhanh đàn bò sữa tại thành phố Hồ Chí Minh và cả nước theo “Định hướng phát triển bò sữa đến năm 2010” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Cụ thể, Vinamilk dự định tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ nông dân nhằm phát triển nguồn nguyên liệu và nâng tỷ trọng sữa bò nguyên liệu trong nước lên khoảng 50% trên tổng lượng sữa nguyên liệu đưa vào sản xuất hàng năm trong vòng từ 3 – 5 năm tới.

Chính sách hỗ trợ các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa

Với các mục tiêu đề ra như trên, Công ty sẽ tiếp tục việc hỗ trợ nông dân chăn nuôi bò sữa các chính sách sau:



  • Hỗ trợ nông dân vay vốn mua con giống để phát triển chăn nuôi bò sữa; hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi giúp nông dân nâng cao chất lượng con giống, chất lượng chuồng trại, đồng cỏ… và cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm sữa bò tươi cho nông dân.

  • Đầu tư phát triển mô hình trang trại chăn nuôi bò sữa kiểu mẫu với kỹ thuật hiện đại, làm điểm tham quan học tập cho các trang trại và hộ gia đình chăn nuôi bò sữa; hỗ trợ vốn và hợp tác với các địa phương để tạo ra những vùng nuôi bò sữa theo công nghệ tiên tiến.

  • Phối hợp với các công ty và chuyên gia nước ngoài để mở rộng các chương trình khuyến nông; hội thảo, tập huấn về cách nuôi và chăm sóc bò sữa, cung cấp thức ăn hỗn hợp, các vật dụng cần thiết trong chăn nuôi bò sữa với giá cả ưu đãi cho các hộ giao sữa cho Công ty.

  • Công ty cũng khuyến khích những hộ chăn nuôi giao sữa trực tiếp và có chất lượng tốt bằng cách cộng tiền thưởng 50 đ/kg trên tổng lượng sữa giao trong 04 tuần liên tiếp.

Nhờ tổ chức tốt khâu thu mua, sản lượng sữa tươi thu mua trong nước của Vinamilk mỗi năm một tăng. Nếu như năm 2000, Công ty chỉ mua được hơn 50.848.619 kg, năm 2001: 63.186.000 kg, năm 2002: 73.200.000 kg, năm 2003: 85.663.683. Năm 2004, Công ty thu mua được 89 triệu lít sữa bò tươi nguyên chất trong nước, tăng 4,1% so với năm 2003. Trong năm 2005, Công ty đã thu mua 91,4 triệu lít sữa bò tươi, tăng 2,7% so với năm 2004.

Đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu sữa bò tươi

Tính đến nay, Vinamilk đã xây dựng hơn 70 trạm trung chuyển sữa tươi nguyên liệu, với lượng sữa thu mua trên 260 tấn/ngày, chiếm hơn 80% lượng sữa tươi trong cả nước.

Công ty đã đầu tư hệ thống kiểm tra chất lượng sữa bò tươi và xây dựng một đội ngũ Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm (KCS) làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng ngay từ khâu đầu vào của nguyên liệu. Công ty cũng tổ chức tập huấn cho đội ngũ nhân viên này về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm (tập huấn về HACCP), giúp thông tin tư vấn kịp thời cho nông dân về chất lượng sữa.


    1. Chi phí sản xuất

Tình hình thực hiện chi phí luôn được xem xét cẩn thận để có thể giảm chi phí thấp nhất, làm tăng lợi nhuận cho Công ty.

Quy trình kiểm soát chi phí được tiến hành ngay từ khâu thu mua nguyên vật liệu đến khâu bán hàng. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất, để giảm mức tiêu hao nguyên liệu, Công ty thiết lập các định mức kỹ thuật đối với từng sản phẩm. Hàng tháng, bộ phận kế toán quản trị theo dõi được chi phí sản xuất thông qua các báo cáo định kỳ về chi phí sản xuất của từng đơn vị, báo cáo phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu… Dựa trên các báo cáo này, giúp Công ty kiểm soát chi phí tốt hơn trong các tháng sản xuất tiếp theo. Các báo cáo đều được các cấp quản lý của Công ty xem xét thường xuyên.



Do quản lý chi phí khá tốt nên chi phí sản xuất của Công ty có tính cạnh tranh cao so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Cơ cấu các khoản mục chi phí của Công ty:













ĐVT: triệu đồng




Yếu tố chi phí

Năm 2004

Năm 2005

6 tháng đầu năm 2006

Giá trị

% Doanh thu

Giá trị

% Doanh thu

Giá trị

% Doanh thu

Giá vốn hàng bán

2.846.703

75,41%

4.379.796

77,39%

2.043.900

72,10%

Chi phí bán hàng

397.852

10,54%

654.102

11,56%

354.420

12,49%

Chi phí QLDN

89.237

2,36%

80.438

1,42%

45.495

1,58%

Tổng chi phí

3.333.791

88,31%

5.114.336

90,37%

2.443.815

86,17%

Ghi chú:

  • Số liệu năm 2004 được lấy theo số cuối kỳ trong Báo cáo kiểm toán năm 2004

  • Số liệu năm 2005 được lấy theo số cuối kỳ trong Báo cáo kiểm toán năm 2005

  • Số liệu 6 tháng đầu năm 2006 được lấy theo số cuối kỳ trong Báo cáo tài chính Quý II/2006

    1. Trình độ công nghệ

Trong thời gian qua, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Công nghệ sản xuất sữa, các sản phẩm từ sữa và bột dinh dưỡng là công nghệ hiện đại nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay Vinamilk sở hữu những dây chuyền sản xuất hiện đại nhất tại Việt Nam. Toàn bộ dây chuyền máy móc thiết bị của Công ty đều dựa trên công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới.

Các dây chuyền sản xuất chính gồm:


  1. Dây chuyền sữa đặc có đường: công suất 307 triệu hộp/năm.

  2. Dây chuyền sữa tươi tiệt trùng – Yomilk – nước trái cây – sữa đậu nành: công suất 155 triệu lít/năm. Công ty đang có kế hoạch đầu tư thêm một số máy rót để nâng khả năng khai thác.

  3. Dây chuyền sữa chua: công suất khoảng 53 triệu lít/năm. Công ty có kế hoạch nâng cấp cho các dây chuyền tại nhà máy Cần Thơ, Sài Gòn, Nghệ An, Bình Định

  4. Dây chuyền sữa bột – bột dinh dưỡng: công suất gần 19 nghìn tấn/năm.

    1. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

Hiện nay, Vinamilk đã đưa ra thị trường hơn 200 loại sản phẩm sữa và các sản phẩm từ sữa.

Hoạt động nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm và nghiên cứu phát triển sản phẩm được Công ty đặc biệt quan tâm. Chiến lược của Công ty đối với hoạt động nghiên cứu sản phẩm gồm 2 mục tiêu lớn sau:



a) Đa dạng hóa sản phẩm, phát triển thành một tập đoàn thực phẩm mạnh của Việt Nam

Vinamilk tiếp tục chiến lược đa dạng hoá sản phẩm thông qua việc xây dựng hệ thống sản phẩm phong phú, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách hàng từ trẻ sơ sinh đến người lớn. Ngoài ra, Công ty xác định đa dạng hoá sản phẩm để tận dụng công nghệ thiết bị sẵn có, tận dụng hệ thống phân phối để phát triển, tiến tới trở thành một tập đoàn thực phẩm mạnh tại Việt Nam.

Nhằm đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, Công ty đã mở rộng thêm hai lĩnh vực sản xuất bia và cà phê.

Tháng 6/2006, Công ty Liên doanh SABMiller Việt Nam giữa Vinamilk và SABMiller Asia B.V được thành lập với tổng vốn đầu tư ban đầu là 45 triệu USD, mỗi bên góp 50% vốn. SABMiller Asia B.V là một công ty thuộc tập đoàn SABMiller plc, một trong những nhà sản xuất bia hàng đầu thế giới hiện nay. Nhà máy sẽ hoạt động từ đầu năm 2007, công suất giai đoạn đầu là 50 triệu lít, sau đó sẽ được nâng lên 100 triệu lít/năm.

Nhà máy chế biến cà phê có quy mô khoảng 1500 tấn cà phê hoà tan/năm và 2500 tấn cà phê rang xay/năm. Dự kiến nhà máy này sẽ hoạt động vào năm 2008.

b. Liên kết để thâm nhập vào thị trường cao cấp

Trong chiến lược phát triển dài hạn, Vinamilk sẽ kết hợp với một số các tập đoàn thực phẩm hàng đầu thế giới để cùng nhau hợp tác đầu tư tại Việt Nam với mục tiêu thu hút nguồn vốn và chất xám cho Vinamilk nói riêng và Việt Nam nói chung, đồng thời thúc đẩy việc mở rộng thị trường của Vinamilk trong nước cũng như quốc tế.

Tháng 3/2005 Vinamilk đã hợp tác liên doanh với tập đoàn Campina, một tập đoàn sữa lớn nhất Châu Âu của Hà Lan, đây là tập đoàn có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và quảng bá các sản phẩm cao cấp trên thế giới. Liên doanh này sẽ sản xuất các sản phẩm sữa và bột sữa dinh dưỡng cao cấp với những thương hiệu mới nhằm cạnh tranh với các sản phẩm cao cấp của các tập đoàn đa quốc gia đang có mặt tại thị trường Việt Nam.


    1. Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm

a) Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng

Sữa là thực phẩm dinh dưỡng, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của con người; do đó, vấn đề chất lượng sữa luôn được Công ty đặt lên hàng đầu.



  • Công ty luôn chú trọng đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ ở tất cả các khâu, từ nguyên liệu, chế biến, thành phẩm, đến bảo quản và vận chuyển…

  • Các thiết bị cũ, lạc hậu đã được thay thế bằng thiết bị tiên tiến, hiện đại như thiết bị sản xuất sữa UHT, sữa đặc, sữa chua hũ, sữa bột và bột dinh dưỡng, sữa chua uống, nước ép, kem, bánh…

  • Trong quá trình đầu tư, Công ty luôn hướng tới tính hiện đại, tính đồng bộ, lựa chọn các nước có công nghệ và thiết bị ngành sữa phát triển như Thụy Điển, Mỹ, Đan Mạch, Hà Lan, Đức, Thụy Sỹ.

  • Công ty coi trọng yếu tố chuyển giao công nghệ và coi đó là bí quyết của sự thành công. Từ chỗ áp dụng công nghệ thích nghi, chuyển dần sang làm chủ công nghệ và cải tiến cho phù hợp vào điều kiện trong nước.

  • Ngoài ra, Công ty đang triển khai hệ thống công nghệ thông tin toàn Công ty nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày một không ngừng của Vinamilk.

Năm 1999, Công ty áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 và hiện nay đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000, là phiên bản mới nhất trên thế giới hiện nay. Công ty còn thực hiện tiêu chuẩn HACCP do SGS Hà Lan chứng nhận cho tất cả các nhà máy. Điều này đảm bảo rằng Vinamilk luôn đề cao chất lượng trong quản lý nhằm sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, sẵn sàng thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước và giữ vững vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam.

b) Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm

Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất của Công ty bao gồm:



  • Phòng Quản lý Chất lượng tại Công ty

  • Phòng Kiểm tra Chất lượng tại nhà máy

Phòng Quản lý Chất lượng thuộc Công ty có trách nhiệm đề ra các yêu cầu kỹ thuật của nguyên vật liệu và thành phẩm, công bố chất lượng các loại sản phẩm theo luật định, quản lý và theo dõi hồ sơ công bố chất lượng.

Phòng Kiểm tra Chất lượng tại nhà máy thực hiện việc kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, các thông số quá trình chế biến, phân tích các sản phẩm cuối cùng, kết luận cho xuất hàng nếu lô hàng đã đạt các chỉ tiêu đề ra



Quy trình thực hiện kiểm tra:

  • Phòng Quản lý Chất lượng đề ra yêu cầu kỹ thuật;

  • Bộ phận xuất nhập khẩu mua hàng theo yêu cầu kỹ thuật đã đề ra;

  • Các nguyên vật liệu nhập ngoại phải được kiểm tra và xác nhận của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm;

  • Phòng Kiểm tra Chất lượng tại các nhà máy kiểm tra chất lượng tất cả nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất. Trong quá trình sản xuất tất cả các thông số chế biến như nhiệt độ, thời gian, áp suất… đều được lưu trữ;

  • Sản phẩm cuối cùng phải được phân tích các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh. Kết quả phân tích phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố mới được phép xuất hàng.

c) Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm:

An toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những chính sách chất lượng hàng đầu mà Vinamilk đặt ra trong hoạt động kinh doanh. Tất cả các nhà máy của Vinamilk đều xây dựng và áp dụng hệ thống HACCP về an toàn vệ sinh thực phẩm, các nhà máy đã được các tổ chức quốc tế như SGS, BVQI đánh giá và cấp giấy chứng nhận đạt hệ thống HACCP theo tiêu chuẩn RVA của Hà Lan. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được Công ty thực hiện nghiêm túc từ khâu lựa chọn nguyên vật liệu đến khâu thành phẩm.



  • Đối với nguyên vật liệu: Công ty ban hành các yêu cầu kỹ thuật trong đó nhấn mạnh đến các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài các tính chất lý hóa, các nguyên vật liệu còn phải đáp ứng các yêu cầu của Bộ Y tế về chỉ tiêu hàm lượng kim loại nặng, hàm lượng độc tố vi nấm, phụ gia thực phẩm, v.v.

  • Trong quá trình sản xuất: tất cả các thông số chế biến đều phải đáp ứng các yêu cầu như trong phân tích mối nguy của hệ thống HACCP, các điểm kiểm soát quan trọng đều được nhân viên vận hành theo dõi và ghi báo cáo. Hồ sơ lưu các thông số phải được lưu trữ đến hết thời hạn sử dụng của sản phẩm.

  • Đối với thành phẩm: Phòng Kiểm tra Chất lượng của nhà máy sẽ kiểm tra từng lô hàng sản xuất theo thủ tục quy định. Khi kết quả kiểm tra đạt yêu cầu kết hợp với việc xem xét các thông số quá trình chế biến nhà máy mới kết luận cho xuất hàng. Hồ sơ kiểm tra cho từng lô hàng phải được lưu trữ đến hết thời hạn sử dụng của sản phẩm. Định kỳ mẫu các loại sản phẩm phải được gửi đến cơ quan chức năng để phân tích để đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống.

    1. Hoạt động Marketing

a) Hoạt động xây dựng thương hiệu:

Thương hiệu là yếu tố tiên quyết để Vinamilk tồn tại và phát triển. Do vậy, Vinamilk đã và đang đầu tư xây dựng thương hiệu để giữ được vị trí của mình trên thị trường:



  • Công ty tập trung cho việc chuyên nghiệp hóa tất cả các bộ phận, từ bộ phận marketing, quản lý thương hiệu đến phân phối.

  • Các bộ phận thiết kế, nghiên cứu và phát triển cũng như bán hàng, sản xuất, tiếp thị… đều nhất quán trong chính sách xây dựng thương hiệu, phối hợp chặt chẽ để đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện chính sách phát triển thương hiệu.

  • Tất cả nhãn hiệu của Vinamilk đều có nhân sự chịu trách nhiệm quản lý để theo dõi.

  • Công ty tăng cường việc sử dụng các công ty tư vấn, công ty PR…

  • Công ty cũng đầu tư mạnh cho công tác đào tạo kiến thức về quản trị thương hiệu cho những vị trí này (tham gia các khoá đào tạo về quảng cáo, thương hiệu của Vietnam Marcom, thuê chuyên gia Thụy Ðiển, Singapore huấn luyện riêng…).

  • Khẩu hiệu “Chất lượng quốc tế, chất lượng Vinamilk” đã và đang trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng trong nước.

b) Hoạt động quảng cáo,tiếp thị:

Hoạt động marketing mạnh mẽ thông qua các chương trình quảng cáo truyền hình, tham gia hội chợ Hàng Việt Nam Chất lượng cao, tổ chức sự kiện và thực hiện tài trợ chính cho các cúp bóng đá thiếu niên nhi đồng hàng năm, tài trợ chương trình giải trí trên truyền hình v.v Qua đó hình ảnh và thương hiệu của Vinamilk được biết đến rộng rãi và trở thành thương hiệu được ưa thích trên thị trường.



c) Quan hệ cộng đồng (PR):

Một số hoạt động mang tính chất cộng đồng:



  • Tài trợ cho quỹ học bổng “Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam”.

  • Hàng ngàn suất học bổng cho học sinh giỏi các trường trên cả nước.

  • Thực hiện nhiều chương trình tư vấn dinh dưỡng miễn phí cho khách hàng, thực hiện các chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho bà mẹ mang thai và trẻ em trên truyền hình.

  • Khám sức khoẻ cho học sinh ở nhiều tỉnh thành.

  • Cấp phát sữa miễn phí cho các em suy dinh dưỡng độ 2.

  • Ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.

  • Phụng dưỡng 18 Mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng nhà tình nghĩa tình thương trị giá 1,1 tỷ đồng.

  • Tặng Mặt trận tổ quốc TP HCM 120 triệu đồng xây dựng 20 căn nhà tình thương.

  • Đầu tư 2 tỷ đồng mỗi năm cho chương trình “Phòng chống suy dinh dưỡng quốc gia”…

d) Mạng lưới phân phối:

Hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty trải rộng khắp lãnh thổ Việt Nam, từ các tỉnh thành đến những quận huyện vùng sâu duyên hải, miền núi.

Hệ thống phân phối của Công ty thông qua các kênh chủ yếu sau:

Kênh Truyền thống: đây là kênh phân phối chủ lực, hiện đang phân phối hơn 90% sản lượng của Công ty. Kênh Truyền thống được thực hiện thông qua các nhà phân phối đến các điểm bán lẻ trên cả nước. Hiện nay Công ty có 183 và phân phối trực tiếp đến gần 94.000 điểm bán lẻ có mặt trên khắp 64/64 tỉnh thành trong cả nước.



Kênh Hiện đại: thông qua các siêu thị, khối văn phòng, xí nghiệp, khối phục vụ …

Hệ thống các cửa hàng Giới thiệu sản phẩm của Công ty: đến nay Công ty đã phát triển được 16 Cửa hàng Giới thiệu Sản phẩm tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, …

Ngoài thị trường trong nước, Công ty đã xuất khẩu sản phẩm đến một số nước trên thế giới trong nhiều năm qua. Hiện nay Công ty có các nhà phân phối chính thức trên thị trường quốc tế tại Mỹ, Châu Âu, Úc và Thái Lan và đang trong giai đoạn thiết lập hệ thống phân phối chính thức các sản phẩm của Công ty ở thị trường Campuchia và một số nước lân cận trong khu vực.



e) Chính sách giá:

Đối với từng kênh bán lẻ: Công ty có hệ thống giá riêng biệt phù hợp với đặc tính kinh doanh của từng kênh nhằm đáp ứng mua hàng của người tiêu dùng được thỏa mãn nhất.

Đối với nhà phân phối: nhà phân phối được chỉ định phân phối sản phẩm của Công ty theo chính sách giá nhất định ra thị trường và thu lợi nhuận từ hoa hồng,sản phẩm.

Nhìn chung, chính sách giá của Công ty khá hợp lý. Lợi thế cạnh tranh cách biệt so với những sản phẩm cùng loại chính là lợi thế tuyệt đối trong việc đáp ứng đa số các nhu cầu của người tiêu dùng ở mọi nơi, mọi giới và mọi tầng lớp



    1. Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền

Nhãn hiệu đăng ký:

Vinamilk

Logo:



Thời gian bảo hộ:

10 năm

Giấy phép số:

4-2004-06246

Ngày cấp:

25/06/2004

Cơ quan cấp:

Cục sở hữu trí tuệ

Nội dung bảo hộ:

Màu sắc: Trắng và Xanh dương, trong hình tròn là chữ VNM viết cách điệu nối liền nhau trên một dòng sữa.

Đã đăng ký bảo hộ tại các nước:

Châu Âu, Mỹ, Iraq, Úc, Lào, Campuchia, Hongkong

  1. Каталог: HOSE -> BCB -> BCB HOSE
    BCB HOSE -> CÔng ty cổ phần xuất nhập khẩu khánh hộI
    BCB HOSE -> CÔng ty cổ phần phát triển nhà thủ ĐỨC – thuduc house
    BCB HOSE -> I. Những người chịu trách nhiệm chính đối với nội dung bản cáo bạc
    BCB HOSE -> BẢn cáo bạch công ty cổ phần khoan và DỊch vụ khoan dầu khí
    HOSE -> SỞ giao dịch chứng khoán cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN
    HOSE -> I. CÁC nhân tố RỦi ro 4 Rủi ro về thay đổi yêu cầu của thị trường xuất khẩu: 4
    BCB HOSE -> CÔng ty cổ phần thủy sản số 4 BẢn cáo bạCH

    tải về 0.82 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương