BẢn cáo bạch công ty cổ phần sữa việt nam


Đánh giá của tổ chức tư vấn phát hành về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức



tải về 0.82 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích0.82 Mb.
#37927
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Đánh giá của tổ chức tư vấn phát hành về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức


Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn 2006 – 2008 được Vinamilk xây dựng có mức tăng trưởng thấp hơn so với những năm trước. Trong khi đó theo dự báo ngành sữa Việt Nam trong các năm tới sẽ có mức tăng trưởng khoảng 20%. Mặt khác thị trường xuất khẩu chính của Công ty là Iraq đang dần dần phục hồi sau những biến động về chính trị (năm 2005 sản lượng xuất khẩu đạt 60% của giai đoạn 2001) và Công ty cũng đang mở rộng những thị trường xuất khẩu khác. Điều này cho thấy, nếu không có những biến động bất khả kháng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của Vinamilk có tính khả thi cao.

Trong các năm qua, Vinamilk đã sử dụng khoảng 45% lợi nhuận sau thuế dùng để trả cổ tức. Dự kiến mức cổ tức từ 2006 – 2008 được duy trì 17%/năm thì với kế hoạch lợi nhuận ở trên Công ty hoàn toàn đủ khả năng chi trả.


  1. Thông tin về những cam kết nhưng chưa thực hiện của tổ chức phát hành


ĐVT: USD

Khoản mục

Còn thanh toán

Thời hạn

Ghi chú

Hợp đồng thuê đất tại Khu CN Trà Nóc I, bổ sung đất để xây kho Cần Thơ

$82.809,9

tháng 9/2006

Phí cơ sở hạ tầng


  1. Các thông tin, tranh chấp kiện tụng liên quan đến Công ty mà có ảnh hưởng đến giá chứng khoán phát hành

Ngày 10/8/2006, UBCKNN ra quyết định số 522/QĐ-UBCK về việc kiểm tra việc niêm yết chuyển nhượng cổ phiếu ưu đãi (Vinamilk) tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.


Triển khai quyết định 522/QĐ-UBCK, đoàn kiểm tra của UBCKNN đã tiến hành kiểm tra từ ngày 14/8/2006 đến ngày 18/8/2006 và hiện nay Công ty đang chờ kết luận chính thức từ Bộ Tài chính.
Vinamilk xin trình bày tóm tắt việc chuyển nhượng này như sau:

  • Đây là số cổ phần bằng 4,8% vốn điều lệ (7.656.290 cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần) thuộc sở hữu nhà nước được Bộ Tài Chính duyệt bán cho CBCNV của Vinamilk trong đợt bán cổ phần của nhà nước tại Vinamilk vào tháng 2 năm 2005, theo giá trúng đấu giá thấp nhất là 26.610 đồng/cổ phần.

  • Vinamilk đã chuyển toàn bộ tiền mua số cổ phần này là 203.733.876.900 đồng cho Bộ Tài chính trước khi ra niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và sau đó phân phối cho CBCNV của Vinamilk. Tổng số cổ phần phân phối theo danh sách tập hợp của Công ty là 7.182.150 cổ phần. Sau khi có kết luận chính thức của Bộ Tài chính, Công ty sẽ công bố thông tin cụ thể ra công chúng



PHẦN IV – CỔ PHIẾU PHÁT HÀNH




  1. Loại cổ phiếu

Cổ phiếu phổ thông (VNM)

  1. Mệnh giá

10.000 đồng/cổ phiếu

  1. Tổng số cổ phiếu dự kiến phát hành và đăng ký niêm yết bổ sung:

18.050.475 cổ phiếu

Trong đó:



    • Giai đoạn 1 – Phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư lớn: Khối lượng phát hành và đăng ký niêm yết bổ sung: 7.950.000 cổ phiếu (Bảy triệu chín trăm năm mươi ngàn), chiếm 5% vốn cổ phần hiện tại

    • Giai đoạn 2 – Phát hành cho cổ đông hiện tại: Khối lượng phát hành và đăng ký niêm yết bổ sung: 8.347.500 cổ phiếu (Tám triệu ba trăm bốn mươi bảy ngàn năm trăm), chiếm 5% của vốn cổ phần sau khi hoàn tất giai đoạn 1.

    • Giai đoạn 3 – Phát hành cho cán bộ, nhân viên chủ chốt của Công ty (đợt phát hành của năm 2007): Khối lượng phát hành và niêm yết bổ sung: 1.752.975 cổ phiếu (Một triệu bảy trăm năm mươi hai ngàn chín trăm bảy mươi lăm), chiếm 1% của vốn cổ phần sau khi hoàn tất giai đoạn 1 và 2.

  1. Giá phát hành dự kiến:

    • Giai đoạn 1: Phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư lớn với giá tối thiểu 71.000 đồng/cổ phiếu.

    • Giai đoạn 2: Phát hành cho cổ đông hiện tại theo tỷ lệ 20:1 (cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu sẽ được quyền mua thêm 1 cổ phiếu) với giá bằng mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu)

    • Giai đoạn 3: Phát hành ưu đãi cho cán bộ, nhân viên chủ chốt của Công ty với giá bằng mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu

  2. Phương pháp tính giá: Chiết khấu dòng tiền tự do

  3. Phương thức phân phối

    • Giai đoạn 1: Phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư lớn, có bảo lãnh phát hành.

      • Đơn vị bảo lãnh phát hành giai đoạn 1:

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt

Trụ sở chính: 94 Bà Triệu, Hà Nội.

Chi nhánh tại TpHCM: 11 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, Tp. HCM


      • Giá bảo lãnh phát hành: 71.000 đồng/cổ phiếu

      • Phương thức bảo lãnh phát hành: Mua số cổ phiếu không phân phối hết trong tổng số 7.950.000 cổ phiếu phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư lớn.

    • Giai đoạn 2: Phân phối theo hình thức đại lý phát hành

    • Giai đoạn 3: Phân phối theo danh sách do Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sữa Việt Nam phê duyệt

    • Đơn vị tư vấn phát hành:

    • Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)

Trụ sở chính: 180 – 182 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, Tp.HCM

Chi nhánh tại Hà Nội: 25 Trần Bình Trọng, Hà Nội




  1. Thời gian phân phối cổ phiếu (dự kiến)

    • Thời gian phân phối cổ phiếu của giai đoạn 1: trong vòng tối đa 90 ngày kể từ ngày nhận giấy phép phát hành của UBCKNN.

    • Thời gian phân phối cổ phiếu của giai đoạn 2: thực hiện trong năm 2007

    • Thời gian phân phối cổ phiếu của giai đoạn 3: thực hiện trong năm 2007



  1. Kế hoạch chào bán cổ phần

    • Giai đoạn 1: Phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư lớn

Bước 1: Công bố báo chí

    • Trong thời hạn 5 ngày làm việc sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát hành, Vinamilk công bố việc phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định hiện hành của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Bước 2: Gửi thư chào bán cổ phần

    • Song song với việc công bố báo chí, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt sẽ phối hợp với Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam gửi thư chào bán cổ phần cho các nhà đầu tư của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam theo danh sách dự kiến của hai Bên.

Bước 3: Nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần, ký kết hợp đồng và nộp tiền mua cổ phần

    • Nhà đầu tư xác nhận việc mua cổ phần, ký kết hợp đồng mua cổ phần phát hành thêm và hoàn tất chuyển tiền thanh toán mua cổ phần.

Bước 4: Thực hiện cam kết bảo lãnh

    • Trong vòng tối đa 10 ngày làm việc sau khi kết thúc thời hạn phân phối cho các nhà đầu tư chiến lược theo hình thức chào bán riêng lẻ, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt có trách nhiệm mua toàn bộ số cổ phần phát hành thêm chưa bán hết cho nhà đầu tư ở giai đoạn 1 theo Cam kết Bảo lãnh Phát hành ký ngày 07/07/2006 giữa Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam và Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt để kết thúc giai đoạn 1.

Bước 5: Báo cáo kết quả phát hành giai đoạn 1:

    • Ngay sau khi kết thúc thời hạn thu tiền của giai đoạn 1, Vinamilk lập báo cáo kết quả phát hành giai đoạn 1 gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Bước 6: Đăng ký niêm yết bổ sung cho cổ phiếu phát hành giai đoạn 1

    • Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận niêm yết bổ sung cổ phiếu phát hành giai đoạn 1, Vinamilk thực hiện các thủ tục đăng ký lưu ký và đăng ký giao dịch cho số cổ phiếu phát hành giai đoạn 1.

    • Giai đoạn 2: Phát hành cho cổ đông theo danh sách được chốt sau khi phát hành thêm ở giai đoạn 1 theo tỷ lệ 20:1 (cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu sẽ được quyền mua 1 cổ phiếu) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

    • Cổ phiếu phát hành trước hết sẽ được phân phối cho các cổ đông theo phương thức thực hiện quyền mua cổ phần. Quyền mua cổ phần sẽ được phân phối theo Danh sách tổng hợp và phân bổ quyền của người sở hữu chứng khoán do TTGDCK Tp.HCM cung cấp.

    • Đối với số cổ phiếu lẻ (nếu có) phát sinh khi thực hiện quyền, để đảm bảo tuân thủ qui định về mức giao dịch tối thiểu là 1 lô bằng 10 đơn vị và để không vượt quá số lượng phát hành, số lượng cổ phiếu phát hành thêm mà cổ đông sở hữu quyền được mua sẽ được làm tròn xuống đến hàng chục.

    • Số cổ phiếu không được cổ đông theo phương thức thực hiện quyền mua đặt mua (nếu có) và tổng số cổ phiếu lẻ còn lại sẽ được Hội đồng quản trị phân phối tiếp các đối tượng khác theo cách thức và điều kiện phù hợp với giá bán không thấp hơn giá bán cho các cổ đông hiện tại.

    • Nguyên tắc chuyển nhượng quyền mua thêm cổ phần: người sở hữu quyền mua có thể chuyển nhượng quyền mua chứng khoán của mình cho người khác theo giá thỏa thuận giữa hai bên và chỉ được chuyển nhượng một lần (không được chuyển nhượng cho người thứ ba).

Các bước thực hiện phát hành của giai đoạn 2 như sau:

Bước 1: Xác định danh sách cổ đông được quyền mua cổ phiếu

    • Công ty Vinamilk sẽ xác định ngày chốt danh sách cổ đông và phối hợp với TTGDCK Tp.HCM để xác định Danh sách cổ đông có quyền mua thêm cổ phiếu mới.

Bước 2: Thực hiện quyền mua cổ phiếu

    • Công ty Vinamilk phối hợp TTGDCK Tp.HCM phân bổ và thông báo quyền ưu tiên mua cổ phiếu cho các cổ đông thông qua các thành viên lưu ký. Trường hợp cổ đông chưa lưu ký, Công ty Vinamilk có trách nhiệm thông báo và phân bổ quyền trực tiếp đến từng cổ đông.

    • Các cổ đông thuộc Danh sách sở hữu cuối cùng sẽ đăng ký thực hiện quyền mua cổ phiếu mới theo tỷ lệ được mua đã quy định. Các cổ đông mở tài khoản và lưu ký cổ phiếu ở thành viên lưu ký nào sẽ đăng ký thực hiện quyền tại các thành viên lưu ký đó.

    • Khi đăng ký thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, cổ đông sẽ nộp tiền mua cổ phần theo mức giá quy định tại thành viên lưu ký nơi mở tài khoản. Thành viên lưu ký sẽ chuyển toàn bộ tiền mua cổ phần vào tiền gửi đăng ký mua chứng khoán trong vòng 21 ngày làm việc kể từ ngày TTGDCK Tp.HCM phân bổ quyền mua đến các thành viên lưu ký. Sau thời hạn quy định, các quyền mua chưa đăng ký thực hiện đương nhiên hết hiệu lực.

Trong thời hạn 21 ngày làm việc để thực hiện quyền, cổ đông sở hữu quyền mua được phép chuyển nhượng quyền nếu có yêu cầu, việc chuyển nhượng quyền kết thúc trước 2 ngày làm việc so với hạn cuối cùng đăng ký thực hiện quyền. Cổ đông tự tìm đối tác, trực tiếp thỏa thuận việc chuyển nhượng và thực hiện tại thành viên lưu ký với thủ tục cụ thể như sau:

    • Việc đăng ký chuyển nhượng quyền mua chứng khoán được thực hiện tại các thành viên lưu ký của bên chuyển nhượng quyền

    • Thành viên lưu ký của bên chuyển nhượng quyền kiểm tra việc sở hữu quyền của người chuyển nhượng quyền và xác nhận việc chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu.

    • Trường hợp bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thuộc cùng một thành viên lưu ký: Thành viên lưu ký sẽ xác nhận việc chuyển nhượng quyền mua cổ phần cho bên nhận chuyển nhượng để thực hiện việc đăng ký, nộp tiền mua cổ phần mới phát hành thêm.

    • Trường hợp bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng khác thành viên lưu ký: Thành viên lưu ký bên chuyển nhượng lập và gửi TTGDCK Tp.HCM yêu cầu chuyển nhượng quyền mua chứng khoán. Sau khi TTGDCK Tp.HCM xác nhận việc nhận chuyển nhượng (trong vòng 1 ngày làm việc) và gửi cho các thành viên lưu ký có liên quan, căn cứ vào thông báo của TTGDCK Tp.HCM, thành viên lưu ký bên nhận chuyển nhượng gửi Xác nhận quyền mua chứng khoán cho cổ đông nhận chuyển nhượng để thực hiện việc đăng ký, nộp tiền mua chứng khoán mới phát hành thêm.

    • Các cổ đông chưa lưu ký hoặc việc chuyển nhượng mua sang cho các cổ đông chưa lưu ký được thực hiện tại Trụ sở Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.

Bước 3: Kết thúc thực hiện quyền

    • Kết thúc thời gian đăng ký thực hiện quyền ưu tiên mua trước cổ phần, thành viên lưu ký lập Báo cáo tình hình thực hiện quyền ưu tiên mua trước cổ phần, thành viên lưu ký lập Báo cáo tình hình thực hiện quyền mua chứng khoán tại thành viên lưu ký và Danh sách cổ đông thực hiện quyền (mua chứng khoán phát hành thêm) sau 1 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn thực hiện quyền.

    • Đồng thời thành viên lưu ký chuyển ngay tiền thanh toán mua chứng khoán của nhà đầu tư vào tài khoản tiền gửi đăng ký mua chứng khoán của TTGDCK Tp.HCM tại Ngân hàng chỉ định để TTGDCK Tp.HCM chuyển tiền cho Công ty Vinamilk.

Bước 4: Phân phối chứng khoán

    • Vào ngày phát hành, TTGDCK Tp.HCM gửi Báo cáo phân bổ chứng khoán phát hành thêm đến các thành viên lưu ký.

    • Thành viên lưu ký hạch toán số chứng khoán phát hành thêm vào tài khoản lưu ký chứng khoán chưa niêm yết. Khi cổ phiếu được thông báo chính thức niêm yết trên tài khoản lưu ký của người đầu tư.

    • Đối với cổ đông chưa lưu ký thì cổ phiếu được phân phối trực tiếp tại Trụ sở Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.

Bước 5: Tổng kết phát hành và đăng ký niêm yết bổ sung

    • Kết thúc việc phân phối cổ phiếu: Công ty Vinamilk sẽ gửi Báo cáo phát hành cho UBCKNN và TTGDCK Tp.HCM. Sau khi nhận được chấp thuận niêm yết, Công ty Vinamilk sẽ tiến hành các thủ tục đăng ký và thực hiện niêm yết bổ sung cổ phiếu đối với cổ phiếu phát hành của giai đoạn 2.

Lưu ý: Nếu quá 21 ngày làm việc kể từ ngày quyền mua cổ phần có hiệu lực mà cổ đông đó không thực hiện quyền mua của mình thì sẽ bị mất quyền mua cổ phần mới mà không nhận được bất cứ sự đền bù nào của Công ty.
Lịch trình thực hiện phân phối cổ phiếu của giai đoạn 2

TT

Công việc

Thời gian

Thực hiện

1

Thông báo chốt danh sách cổ đông cho TTGDCK Tp.HCM

D

VNM, SSI

2

Chốt danh sách cổ đông được mua cổ phiếu

D + 10

TTGDCK Tp.HCM

3

TTGDCK Tp.HCM gửi Danh sách phân bổ quyền mua cổ phiếu cho thành viên lưu ký (TVLK)

D + 15

TTGDCK Tp.HCM

4

Chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu (nếu có)

D + 16 -

D + 36


TTGDCK Tp.HCM - TVLK

5

Đăng ký và nộp tiền mua cổ phiếu

D + 16 –

D + 36



TVLK

6

Gửi danh sách cổ đông thực hiện quyền mua cổ phiếu và chuyển tiền cho tổ chức phát hành

D + 41

TTGDCK Tp.HCM

7

Phân bổ cổ phiếu cho cổ đông

D + 51

TVLK

8

Thực hiện bán và phân bổ số cổ phiếu của cổ đông theo phương thức thực hiện quyền không được đặt mua hết và tổng số cổ phiếu lẻ còn lại cho các đối tượng theo danh sách đã được Hội đồng quản trị phê duyệt (nếu có)

D + 54

VNM, TVLK

9

Báo cáo phát hành cho UBCKNN và TTGDCK Tp.HCM

D + 56

VNM, SSI

10

Nhận chấp thuận niêm yết và thực hiện niêm yết bổ sung cổ phiếu

D + 70

UBCKNN, TTGDCK Tp.HCM, SSI




    • Giai đoạn 3: Phát hành cho cán bộ, nhân viên chủ chốt

Bước 1: Xác định danh sách cán bộ, nhân viên chủ chốt được quyền mua thêm cổ phiếu

    • Hội đồng quản trị Công ty Vinamilk lập danh sách cán bộ, nhân viên chủ chốt được quyền mua cổ phiếu.

Bước 2: Thực hiện quyền mua cổ phiếu

    • Cán bộ, nhân viên chủ chốt sẽ đóng tiền mua tại Trụ sở Công ty theo danh sách đã được Hội đồng Quản trị phê duyệt. Quyền mua cổ phần này sẽ không được chuyển nhượng. Sau khi cán bộ, nhân viên chủ chốt hoàn tất việc đóng tiền thì Công ty sẽ thực hiện phân bổ cổ phiếu cho các cổ đông.

Bước 3: Tổng kết phát hành và đăng ký niêm yết bổ sung

    • Kết thúc việc phân phối cổ phiếu: Công ty Vinamilk sẽ gửi Báo cáo phát hành cho UBCKNN và TTGDCK Tp.HCM. Sau khi nhận được chấp thuận niêm yết, Công ty Vinamilk sẽ tiến hành các thủ tục đăng ký và thực hiện niêm yết bổ sung cổ phiếu đối với cổ phiếu phát hành của giai đoạn 3.

  1. Giới hạn về tỷ lệ nắm giữ đối với người nước ngoài

Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam không quy định cụ thể giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với cổ đông là người nước ngoài. Vì vậy cổ đông là người nước ngoài có thể tham gia mua bán cổ phiếu niêm yết của Công ty theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành.

Hiện nay, tỷ lệ nắm giữ của người nước ngoài tại Công ty được quy định tại Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam và thông tư số 90/2005/TT-BTC ngày 17/10/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg, trong đó qui định tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa là 49% tổng số cổ phiếu niêm yết của tổ chức phát hành

Tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông là người nước ngoài tại Công ty ngày 30/06/2006 là 33,87 %


  1. Các loại thuế có liên quan

Theo Thông tư 74/2000/TT-BTC ngày 19/07/2000 hướng dẫn thi hành Quyết định số 39/2000/QĐ-TT ngày 27/03/2000 của Thủ tướng Chính phủ quy định đối với những tổ chức có chứng khoán được niêm yết, ngoài việc được hưởng các ưu đãi về thuế phù hợp với quy định của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hiện hành còn được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 2 năm tiếp theo kể từ khi niêm yết chứng khoán lần đầu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán

Theo Thông tư 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 hướng dẫn về thuế Giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với lĩnh vực chứng khoán. Theo đó thì:

+ Về thuế GTGT:

Tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán không chịu thuế GTGT đối với các hoạt động: Môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán và một số lĩnh vực khác được quy định tại điểm 1, mục II Thông tư 100/2004.



+ Về thuế TNDN:

Đối với cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư chứng khoán tại Việt Nam tạm thời chưa phải nộp thuế TNDN đối với khoản thu nhập từ cổ tức, lãi trái phiếu, chênh lệch mua bán chứng khoán và các khoản thu nhập khác từ đầu tư chứng khoán theo quy định hiện hành.

Các đối tượng khác: được quy định tại mục III Thông tư 100/2004.


  1. Ngân hàng mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu

Ngân hàng mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh 11.

Địa chỉ: 485 Lạc Long Quân, phường 5, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh

Tên tài khoản: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Số tài khoản: 421201.100009


PHẦN V – MỤC ĐÍCH PHÁT HÀNH


  1. Mục đích phát hành

Phát hành cổ phần huy động vốn để tái cấu trúc cơ cấu vốn của Công ty.

  1. Phương án khả thi

Cơ cấu vốn hiện tại của Công ty có tỷ lệ Nợ/Vốn khá cao, tổng nợ vay chiếm hơn 40% so với Tổng nguồn vốn. Với kế hoạch mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh trong các năm tới, nhu cầu về vốn vay sẽ rất lớn, do đó nếu cơ cấu vốn vẫn giữ nguyên thì trong các năm tới khi giải ngân thực hiện các dự án từ việc tăng nguồn vốn vay ngân hàng, gánh nặng về lãi suất sẽ rất lớn. Hơn nữa, do đặc thù của ngành nghề sản xuất sữa, nhu cầu về vốn lưu động của Công ty cũng khá lớn, do đó khả năng thanh toán nhanh của Công ty hiện tại vẫn nhỏ hơn 1, chưa đạt mức thanh khoản an toàn.

Với tình hình tài chính như hiện tại, để giảm bớt gánh nặng lãi vay, tăng tính thanh khoản của Công ty và tận dụng được nguồn vốn thặng dư khi phát hành thêm, việc tái cấu trúc cơ cấu vốn Công ty là rất cần thiết.



Hệ số thanh toán nhanh và tỷ lệ Nợ/Vốn khi không phát hành thêm




2005

KH 2006

KH 2007

KH 2008

TSLĐ

2.406

2.167

2.816

3.432

Phải thu

749

980

1.516

1.912

Tồn kho

1.082

1.086

1.199

1.419

Tiền và TSLĐ khác

576

101

101

101

TSCĐ & đầu tư TC dài hạn

1.491

1.775

1.995

2.207

TSCĐ+XDCB+CP trả trước

875

857

1.174

1.446

Đầu tư dài hạn

118

919

820

761

Tiền gửi dài hạn, phải thu dài hạn

499










Tổng

3.898

3.943

4.810

5.639

Nợ

1.651

1.499

2.027

2.481

Vay

23

1.246

1.741

2.152

Phải trả người bán

320

240

271

313

Phải trả khác

1.308

13

15

16

VCSH

2.247

2.444

2.784

3.158

Tổng

3.898

3.943

4.810

5.639
















Hệ số thanh toán nhanh

0,80

1,38

1,34

1,34

Nợ/Vốn

0,42

0,38

0,42

0,44

Hệ số thanh toán nhanh và tỷ lệ Nợ/Vốn sau khi phát hành thêm để tái cấu trúc vốn




2005

KH 2006

KH 2007

KH 2008

TSLĐ

2.406

2.167

2.815

3.431

Phải thu

749

980

1.516

1.912

Tồn kho

1.082

1.086

1.199

1.419

Tiền và TSLĐ khác

576

100

100

100

TSCĐ & đầu tư TC dài hạn

1.491

1.775

1.995

2.207

TSCĐ+XDCB+CP trả trước

875

857

1.174

1.446

Đầu tư dài hạn

118

919

820

761

Tiền gửi dài hạn, phải thu dài hạn

499

-

-

-

Tổng

3.898

3.942

4.810

5.638

Nợ

1.651

930

1.373

1.845

Vay

23

677

1.087

1.516

Phải trả người bán

320

240

271

313

Phải trả khác

1.308

13

15

16

VCSH

2.247

3.012

3.437

3.794

Tổng

3.898

3.942

4.810

5.638
















Hệ số thanh toán nhanh

0,80

1,16

1,18

1,09

Nợ/Vốn

0,42

0,24

0,29

0,33



PHẦN VI – KẾ HOẠCH SỬ DỤNG TIỀN THU ĐƯỢC TỪ ĐỢT PHÁT HÀNH

Số tiền thu được từ đợt phát hành, dự kiến 575 tỷ đồng sẽ được sử dụng để tái cấu trúc cơ cấu vốn của Công ty theo kế hoạch tái cơ cấu vốn trong giai đoạn 2006-2008 như bảng số liệu ở mục 2, phần V.


PHẦN VII - CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC PHÁT HÀNH




  1. Tổ chức tư vấn:

Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)

Trụ sở chính: 180 – 182 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, Tp HCM

Điện thoại: (08) 8218 567 Fax: (08) 8213 867

Website: www.ssi.com.vn Email: ssi@ssi.com.vn

Chi nhánh tại Hà Nội: 25 Trần Bình Trọng, Hà Nội

Điện thoại: (04) 9426 718 Fax: (04) 9426 719

Email: ssi_hn@ssi.com.vn


  1. Tổ chức bảo lãnh phát hành:

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC)

Trụ sở chính: 94 Bà Triệu, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 9433 016 Fax: (04) 9433 012



Chi nhánh tại TpHCM: 11 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TpHCM

Điện thoại: (08) 8218 564 Fax: (08) 9141 991

Website: www.bvsc.com.vn


  1. Tổ chức kiểm toán:

Công ty Kiểm toán PriceWaterHouseCooper

Địa chỉ: Lầu 4, Saigon Tower, 29 Lê Duẩn, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 823 0796 Fax: (08) 825 1947


PHẦN VIII - CÁC NHÂN TỐ RỦI RO


  1. Rủi ro về kinh tế

Tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây (2002-2005) đạt mức tăng trưởng từ 7% - 8%. Thu nhập của người dân cũng luôn được cải thiện (năm 2003 là 415 USD, năm 2004 là 545 USD). GDP bình quân đầu người năm 2005 là 638 USD (nguồn: Tổng cục Thống kê). Điều này đã tác động tích cực đến sức mua trong nước, trong đó có ngành chế biến sữa. Thu nhập của người dân được nâng cao, người dân sẽ quan tâm hơn đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, họ sẽ tăng chi tiêu cho việc tiêu dùng các sản phẩm giàu chất dinh dưỡng như sữa. Ngược lại, nếu như nền kinh tế tăng trưởng chậm, dẫn đến thu nhập của người dân giảm, lúc đó họ chỉ tập trung tài chính để chi tiêu cho các nhu yếu phẩm, điều này sẽ tác động đến sức tiêu thụ sữa trong nước, kéo theo sự giảm sút doanh thu và lợi nhuận của Công ty.

  1. Rủi ro về thị trường

Thị trường nội địa

Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành thâm nhập và mở rộng họat động sản xuất kinh doanh của mình tại Việt Nam. Đặc biệt, các công ty này thường có vốn lớn và được sự hỗ trợ của nước sở tại của họ thông qua các chính sách hỗ trợ xuất khẩu…

Bên cạnh đó, việc giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm sữa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm sữa ngoại nhập. Tuy nhiên, sản phẩm của Công ty vẫn có lợi thế cạnh tranh hơn do chất lượng sản phẩm sữa tương đương với sản phẩm sữa nhập khẩu trong khi giá bán cạnh tranh.

Thị trường xuất khẩu:

Trên 90% kim ngạch xuất khẩu của Công ty là thị trường Trung Đông, đặc biệt là Iraq. Trong khi đó, tình hình Iraq vẫn còn nhiều bất ổn. Do vậy, việc duy trì và phát triển thị trường này là một khó khăn tiềm ẩn. Tuy nhiên, trong môi trường bất ổn như hiện nay, Công ty vẫn duy trì được thị trường của mình thông qua những hợp đồng đã ký cho năm 2005 và 2006.

Để giảm bớt rủi ro vào thị trường khu vực Trung Đông, Công ty đã và đang mở rộng thị trường của mình sang Úc, Mỹ, Canada, Thái Lan …


  1. Rủi ro về luật pháp

Họat động sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ gặp những rủi ro về luật pháp như sau:

    • Chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO và các tổ chức thương mại khác…

    • Chính sách về an toàn thực phẩm đối với thị trường trong nước và xuất khẩu;

    • Các chính sách và quy định về nhãn hiệu hàng hóa…

    • Các chính sách ưu đãi đầu tư…

    • Luật doanh nghiệp và chứng khoán vẫn trong giai đoạn hoàn chỉnh.

  1. Rủi ro về tỷ giá

Khoảng 50% nguyên vật liệu đầu vào của Công ty là nhập khẩu và khoảng 30% doanh thu của Công ty là xuất khẩu. Do vậy, lượng tiền ngọai tệ giao dịch hàng năm của Công ty là khá lớn. Do đó, những biến động về tỷ giá đều ảnh hưởng đến họat động của Công ty.

Để giảm bớt áp lực về nguyên vật liệu nhập khẩu cũng như giảm tối thiểu ảnh hưởng của tỷ giá. Công ty đang xây dựng và phát triển chiến lược nguồn nguyên liệu trong nước nhằm giảm dần tỷ trọng nguyên vật liệu nhập khẩu.



  1. Rủi ro lãi suất

Hiện nay, lượng tiền mặt của Công ty luôn đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động cho họat động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong những năm tới Công ty sẽ sử dụng một phần nguồn vốn vay để tài trợ cho các dự án, do vậy, những biến động về lãi suất sẽ ảnh hưởng đến kết quả họat động sản xuất kinh doanh của Công ty.

  1. Rủi ro về tính khả thi của các dự án đang xây dựng

Mục tiêu phát triển trong thời gian tới của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam là mở rộng quy mô, đa dạng hoá sản phẩm và trở thành một tập đoàn thực phẩm tại Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, Công ty đang tiến hành xây dựng thêm các nhà máy sữa, xây dựng các nhà máy sản xuất các sản phẩm mới như bia, café…

Thị trường bia:

Tại Việt Nam, thị trường bia là một trong những thị trường đang có sự cạnh tranh sôi động. Bia ngày càng trở thành thứ đồ uống thông dụng, với sức cầu không ngừng tăng lên, khiến cho nhiều nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này. Sự bùng nổ thị trường bia trong một vài năm gần đây minh chứng điều đó. Những nhà sản xuất bia đã và đang tiến hành nâng công suất như Tổng Công ty Bia Hà Nội, Công ty Bia Huế, Tổng Công ty Bia Sài Gòn, Công ty Bia Vinh... Bên cạnh đó một số tập đoàn lớn như Anheuser – Busch (Mỹ), Carlsberg (Đan Mạch), Heineken (Hà Lan) đang tìm các biện pháp tăng đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất bia.

Năm 2003, sản lượng bia của cả nước đạt 1,29 tỷ lít, đến năm 2004 đã vượt lên 1,37 tỷ lít. Dự báo thị trường bia sẽ đạt 2,5 tỷ lít vào năm 2010. Tuy nhiên, mức tiêu thụ bia bình quân đầu người tại Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước khác trong khu vực. Với mức tăng trưởng 10% mỗi năm, thị trường bia Việt Nam đang trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Thị trường cà phê:

Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới, sau Braxin, về xuất khẩu cà phê. Sản lượng cà phê của Việt Nam tăng nhanh, đạt 700.000 tấn/năm hiện nay với diện tích trồng cà phê là 500.000 héc-ta.

Cà phê Việt Nam hiện đang được tiêu thụ tại 60 nước trên thế giới, trong đó có những thị trường lớn như Mỹ, Đức, và đã bắt đầu được ưa chuộng tại thị trường các quốc gia láng giềng và khu vực Đông Âu. Xuất khẩu cà phê năm 2004 của Việt Nam đạt trên 550 triệu USD.

Như vậy thị trường bia và thị trường cà phê hiện có sức hấp dẫn cao, có khả năng mang lại hiệu quả cho Công ty.



Tuy nhiên, việc tham gia vào một lĩnh vực mới bao giờ cũng chứa đựng rủi ro. Chính vì vậy, Công ty dự định sẽ liên kết, hợp tác với một số công ty, tập đoàn lớn có kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực này để tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc học tập kinh nghiệm điều hành, tiếp thị và phân phối, mở rộng khả năng hợp tác, giảm áp lực cạnh tranh trực tiếp, tăng khả năng xuất khẩu …

PHẦN IX – PHỤ LỤC


Phụ lục I: Bản tu chỉnh Điều lệ Công ty.

Phụ lục II: Báo cáo kiểm toán năm 2005, Báo cáo quyết toán Quý I và II/2006 của Công ty Vinamilk.

Phụ lục III: Báo cáo kiểm toán năm 2005, Báo cáo tài chính tóm tắt Quý II/2006 của Công ty Campina



Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2006




CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM


(VINAMILK)


MAI KIỀU LIÊN


CHỦ TỊCH HĐQT KIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC




LÊ THÀNH LIÊM

KẾ TOÁN TRƯỞNG


NGUYỄN VIỆT CƯỜNG

TRƯỞNG BAN KIỂM SOÁT



ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC

TƯ VẤN PHÁT HÀNH
NGUYỄN HỒNG NAM

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC

BẢO LÃNH PHÁT HÀNH
NGUYỄN QUANG VINH

GIÁM ĐỐC


Phụ lục I: Bản tu chỉnh Điều lệ Công ty.

Phụ lục II: Báo cáo kiểm toán năm 2005, Báo cáo quyết toán Quý I và II/2006 của Công ty Vinamilk.

Phụ lục III: Báo cáo kiểm toán năm 2005, Báo cáo tài chính tóm tắt Quý II/2006 của Công ty Campina



Каталог: HOSE -> BCB -> BCB HOSE
BCB HOSE -> CÔng ty cổ phần xuất nhập khẩu khánh hộI
BCB HOSE -> CÔng ty cổ phần phát triển nhà thủ ĐỨC – thuduc house
BCB HOSE -> I. Những người chịu trách nhiệm chính đối với nội dung bản cáo bạc
BCB HOSE -> BẢn cáo bạch công ty cổ phần khoan và DỊch vụ khoan dầu khí
HOSE -> SỞ giao dịch chứng khoán cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN
HOSE -> I. CÁC nhân tố RỦi ro 4 Rủi ro về thay đổi yêu cầu của thị trường xuất khẩu: 4
BCB HOSE -> CÔng ty cổ phần thủy sản số 4 BẢn cáo bạCH

tải về 0.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương