BẢn cáo bạch công ty cổ phần sữa việt nam


Nhóm Sữa bột – bột dinh dưỡng



tải về 0.72 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích0.72 Mb.
#37931
1   2   3   4   5

Nhóm Sữa bột – bột dinh dưỡng:

  1. Sữa bột:

Các sản phẩm sữa bột của Công ty luôn được nghiên cứu và phát triển nhằm đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày một tăng của người tiêu dùng. Nhờ có sự nghiên cứu phát triển sản phẩm không ngừng mà doanh thu của nhóm sữa bột có mức tăng trưởng hàng năm khỏang trên 30%/năm.

Thị trường sữa bột tại thị trường trong nước đang diễn ra cạnh tranh cao giữa các sản phẩm nhập khẩu và các sản phẩm được sản xuất trong nước… Tuy nhiên, nhóm sản phẩm này vẫn tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu của người dân và trẻ em Việt Nam ngày càng tăng.



  1. Bột dinh dưỡng:

Ngành hàng bột dinh dưỡng nhìn chung bình ổn hơn vì thị trường chỉ có sự tham gia của vài nhà sản xuất nổi tiếng như Vinamilk, Nestlé. Ngoài ra, thị trường còn có sự tham gia của bột dinh dưỡng nhập khẩu như Gerber (Đức)… nhưng thị phần không đáng kể. Đây là một lợi thế cho Vinamilk phát triển mạnh ở phân khúc này.

      • Sữa đặc

Trên thị trường hiện nay chỉ có 02 nhãn hiệu chính là Vinamilk và Dutch Lady. Các sản phẩm sữa đặc của Vinamilk đã trở thành sản phẩm quan thuộc trong mọi gia đình như Sữa đặc Ông Thọ, Sữa đặc Ngôi Sao Phương Nam, nhờ vậy mức tăng trưởng doanh thu của nhóm sữa này khá ổn định, khỏang 15%/năm.

      • Nhóm sản phẩm sữa tươi, sữa chua …

Thị trường sữa tươi, sữa chua hiện nay khá phong phú và đa dạng, bao gồm các sản phẩm được sản xuất trong nước và nhập khẩu. Sữa tươi đang trở thành một sản phẩm dinh dưỡng không thể thiếu trong mọi gia đình. Do vậy, sự hấp dẫn này đã tạo nên một thị trường canh tranh khốc liệt giữa các sản phâm trong nước cũng như các sản phẩm nhập khẩu. Các đối thủ cạnh tranh như: Dutch Lady, F & N, Pepsi, Unipresident, Dutch Mill, Hanoimilk, ELOVI, Nutifood, Tân Việt Xuân, Lothamilk… Tuy nhiên, do những ưu thế về tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ, khả năng phát triển sản phẩm mới đa dạng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và hệ thống phân phối nên sản lượng và doanh thu của các nhóm sản phẩm này vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của Công ty.
b) Triển vọng phát triển của ngành:

Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nếu năm 1990 lượng sữa tiêu thụ bình quân/người/ năm chỉ đạt 0,47 kg thì năm 2000 đạt 6,5 kg, năm 2001 là 7,0 kg, năm 2003 tăng lên 8,2 kg và năm 2005 là 9 kg. Như vậy, so với năm 1990 sức tiêu thụ sữa của nước ta tăng gấp 19 lần vào năm 2005, tổng lượng sữa tiêu thụ quy ra sữa tươi tương đương 900.000 tấn.Với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước và sự cải thiện chất lượng cuộc sống người dân hiện nay, nước ta đặt mục tiêu nâng mức sữa tiêu dùng bình quân/đầu người/năm đạt 10 kg vào năm 2010, năm 2020 bình quân đạt 20 kg/người/năm và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh thúc đẩy làm tăng nhanh sản xuất sữa trong nước, cả nguyên liệu và thành phẩm. Sản lượng sữa nguyên liệu sản xuất trong nước năm 2000 đạt 54.000 tấn, năm 2001 đạt 68.000 tấn, năm 2003 đạt 85.000 tấn và ước tính năm 2005 đạt 110.000 tấn. So với lượng sữa tiêu dùng thì sản xuất sữa nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng khoảng 15% - 18% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu nguyên liệu.

Thị trường xuất khẩu sữa lớn nhất là Irắc, chiếm trên 90% tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm sữa Việt Nam. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh Irắc, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này đang sụt giảm từ năm 2003 đến nay. Theo ý kiến của một số chuyên gia, sự suy giảm này chỉ mang tính tạm thời, dự kiến giá trị xuất khẩu sang thị trường Irắc sắp tới sẽ phần nào hồi phục khi tình hình chính trị tại đây dần đi vào ổn định.

Như vậy, với tình hình tiêu thụ và sản xuất sữa nguyên liệu, ngành sữa Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để phát triển. Tốc độ tăng trưởng ngành sữa Việt Nam dự đoán sẽ được duy trì ở mức 20%/ năm. Hiện nay ngành sữa trong nước có năng lực sản xuất ra nhiều chủng loại sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngành sữa cần tập trung phát triển ngành sản xuất nguyên vật liệu và phát triển ngành chăn nuôi để nâng cao tỷ lệ nguyên vật liệu nội địa trong sản phẩm.



c) Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước và xu thế chung trên thế giới

Với phân tích về triển vọng phát triển của ngành sữa như trên, thì định hướng phát triển của Công ty hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của ngành, chính sách của Nhà nước và xu thế chung trên thế giới. Định hướng đó là phát triển đàn bò sữa và ngành công nghiệp sữa nhằm thay thế một phần nguyên liệu nhập khẩu đồng thời nâng mức sữa bình quân đầu người lên trong những năm tới và xuất khẩu ra thị trường thế giới.



  1. Chính sách đối với người lao động

    1. Cơ cấu lao động

Tổng số lao động của Công ty tính đến thời điểm 30/09/2005 là 3.927 người. Cơ cấu lao động phân theo trình độ được thể hiện dưới bảng sau:

Phân theo trình độ

Số lượng

Tỷ lệ

- Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học:

1.495

38,07%

- Cán bộ có trình độ trung cấp:

316

8,05%

- Lao động có tay nghề:

1.930

49,15%

- Lao động phổ thông:

186

4,73%

Tổng cộng:

3.927

100%



    1. Chính sách đối với người lao động

Với chiến lược phát triển hiện nay, Vinamilk xác định yếu tố “con người” sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của Công ty.

Chính sách đối với người lao động

  • Đảm bảo công việc đầy đủ cho người lao động, thu nhập của người lao động ngày càng cải thiện. Ngoài thu nhập từ lương, người lao động còn có thêm thu nhập từ lợi nhuận được chia theo tỷ lệ sở hữu của họ trong Công ty nếu Công ty làm ăn có lãi.

  • Thực hiện đầy đủ, quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng với quy định của pháp luật.

  • Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với cá nhân và tập thể có công lao đóng góp cho Công ty, có biện pháp kỷ luật đối với những cá nhân có hành động ảnh hưởng xấu đến quyền lợi và uy tín Công ty.

  • Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.

  • Đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình phát triển Công ty nhằm gia tăng về chất.

  • Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

Công ty đặt mục tiêu đầu tư đào tạo nguồn nhân lực tri thức cao. Một số hoạt động đào tạo Công ty đã và đang thực hiện:

  • Công ty đã và đang chuẩn bị cho nguồn nhân lực trình độ cao trong tương lai bằng cách gửi con em cán bộ, công nhân viên sang học ở các ngành công nghệ sữa và các sản phẩm từ sữa, tự động hóa quy trình công nghệ và sản xuất, máy móc thiết bị sản xuất thực phẩm, quản lý trong ngành sữa. Đến nay, Công ty đã hỗ trợ cho hơn 50 con em của cán bộ công nhân viên đi học theo diện này.

  • Công ty tuyển sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh và đưa đi du học chuyên ngành ở nước ngoài.

  • Những cán bộ công nhân viên có yêu cầu học tập cũng được Công ty hỗ trợ 50% học phí cho các khóa nâng cao trình độ và nghiệp vụ.



  1. Chính sách cổ tức

Cổ tức là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, người góp vốn vào Công ty.

Căn cứ theo Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Công ty, chính sách phân phối cổ tức sẽ do Hội đồng quản trị đề nghị và Đại hội đồng cổ đông quyết định như sau:



  • Công ty chỉ được trả cổ tức cho các cổ đông khi Công ty kinh doanh có lãi và đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

  • Cổ đông được chia cổ tức tương đương với phần vốn góp

  • Tỷ lệ cổ tức sẽ được Đại hội đồng cổ đông quyết định dựa trên đề xuất của Hội đồng quản trị, với căn cứ là kết quả hoạt động kinh doanh của năm hoạt động và phương án hoạt động kinh doanh của các năm tới.

  • Tùy theo tình hình thực tế, Hội đồng quản trị có thể tạm ứng cổ tức cho các cổ đông theo quý hoặc 6 tháng nhưng không vượt quá mức 70% số cổ tức dự kiến.

Cổ tức năm 2004 là 15%/năm trên mệnh giá, tương đương 15.000 đồng/cổ phiếu. Mức cổ tức dự kiến trong năm 2005 là 17 %/năm.

  1. Tình hình hoạt động tài chính

    1. Các chỉ tiêu cơ bản

Trích khấu hao tài sản cố định:

Ngày 12/12/2003, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 206/2003/QĐ-BTC thay thế cho Quyết định 166/1999/QĐ-BTC quy định các tỷ lệ khấu hao được áp dụng tại Việt Nam. Công ty đã áp dụng Quyết định mới này kể từ ngày 01/01/2004; tuy nhiên việc áp dụng này không làm thay đổi các tỷ lệ khấu hao được áp dụng cho các năm trước đó. Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính như sau:






Năm

Nhà xưởng, vật kiến trúc

10-50

Máy móc, thiết bị

10

Phương tiện vận tải

10

Thiết bị văn phòng

3-8

Mức lương bình quân:

Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động trong Công ty năm 2005 là 4.275.000 đồng/người/tháng.



Thanh toán các khoản nợ đến hạn

Công ty luôn thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ và khoản vay.



Các khoản phải nộp theo luật định

ĐVT: ngàn đồng

Chỉ tiêu

01/12/2003 – 31/12/2004

Thuế GTGT hàng bán nội địa

86.412.159

Thuế GTGT hàng nhập khẩu

152.177.959

Thuế thu nhập doanh nghiệp

26.848.035

Thuế xuất nhập khẩu

152.618.323

Thuế nhà đất

184.368

Các loại thuế khác

41.106.371

TỔNG CỘNG

459.347.215

Số liệu phải nộp ngân sách này là số liệu của năm tài chính 2004 và tháng 12/2003

Trích lập các quỹ theo luật định

Công ty trích lập và sử dụng các quỹ theo quy định áp dụng cho các doanh nghiệp là Công ty cổ phần và theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. Cụ thể như sau:



  • Quỹ đầu tư và phát triển: được trích lập 10% từ lợi nhuận sau thuế;

  • Quỹ dự phòng tài chính: trích lập 5% từ lợi nhuận sau thuế của Công ty và sẽ trích nộp cho đến khi quỹ dự phòng tài chính bằng 10% Vốn điều lệ của Công ty;

  • Quỹ khen thưởng – phúc lợi: được trích lập 10% từ lợi nhuận sau thuế.

Tình hình trích lập các quỹ tại Công ty năm 2004 như sau:

ĐVT: ngàn đồng

Chỉ tiêu

Năm 2004

Tỷ lệ

Quỹ đầu tư phát triển

46.154.881

10%

Quỹ dự phòng tài chính

23.077.440

5%

Quỹ khen thưởng phúc lợi

46.154.881

10%

Tổng dư nợ vay

ĐVT: ngàn đồng

Chỉ tiêu

Năm 2004

30/9/2005

Vay ngắn hạn

3.281.634

729.252

Vay dài hạn

20.000.000

22.674.568

Vay dài hạn đến hạn trả

10.000.000

3.115.493

Tình hình công nợ hiện nay:

Các khoản phải thu:

ĐVT: ngàn đồng

Chỉ tiêu

 


Năm 2004

30/9/2005

Tổng số

Nợ quá hạn

Tổng số

Phải thu khách hàng

85.310.099

2.037.434

695.807.236 

Trả trước cho người bán

63.289.383

 

83.565.526 

Phải thu khác

34.238.174

2.000.000

243.806.061 



Các khoản phải trả:










ĐVT: ngàn đồng

Chỉ tiêu

 


Năm 2004

30/9/2005

Tổng số

Nợ quá hạn

Tổng số

Nợ quá hạn

Phải trả cho người bán

206.350.569

 

165.098.894 

 

Người mua trả tiền trước

1.183.583

 

900.282 

 

Phải trả công nhân viên

140.305.634

 

70.227.784 

 

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

27.081.714

 

13.676.554 

 

Các khoản phải trả khác

190.873.279

 

358.008.955 

 



    1. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Các chỉ tiêu

Năm 2003

Năm 2004

1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán







+ Hệ số thanh toán ngắn hạn







TSLĐ/Nợ ngắn hạn

2,20

3,06

+ Hệ số thanh toán nhanh







TSLĐ – Hàng tồn kho

1,57

1,71

Nợ ngắn hạn







2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn







+ Hệ số nợ/ Tổng tài sản

0,41

0,27

+ Hệ số nợ/ Vốn chủ sở hữu

0,68

0,38










3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động







+ Vòng quay hàng tồn kho







Giá vốn hàng bán

4,44

3,66

Hàng tồn kho bình quân







+ Doanh thu thuần/ Tổng tài sản

1,45

1,48



















4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời







+ Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

0,13

0,12

+ Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

0,33

0,25

+ Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

0,19

0,18

+ Hệ số lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần

0,19

0,12












  1. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc:

    1. Danh sách thành viên Hội đồng quản trị:

  1. Chủ tịch HĐQT – Bà Mai Kiều Liên:

    Họ và tên:

    Mai Kiều Liên

    Giới tính:

    Nữ

    Ngày tháng năm sinh:

    01/9/1953

    Nơi sinh:

    Pari, Cộng hoà Pháp

    Quốc tịch:

    Việt Nam

    Dân tộc:

    Kinh

    Quê quán:

    Vị Thanh – Cần Thơ

    Địa chỉ thường trú:

    5/84 Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh.

    Số ĐT liên lạc ở cơ quan:

    08-82 44 228

    Trình độ văn hóa:

    Đại học

    Trình độ chuyên môn:

    Kỹ sư Công nghệ chế biến Sữa

    Quá trình công tác:

    + Từ 8/1976 – 8/1980:

    + Từ 8/1980 – 02/1982:

    + Từ 02/1982 -9/1983:

    + Từ 9/1983 – 6/1984:
    + Từ 7/1984 – 11/1992:
    + Từ 12/1992 đến nay:

    - Kỹ sư – Phụ trách khối Sản xuất sữa đặc và sữa chua Nhà máy Sữa Trường Thọ.


    - Kỹ sư Công nghệ - Phòng Kỹ thuật Xí nghiệp liên hiệp Sữa Cà phê Bánh kẹo I.
    - Trợ lý Giám đốc, Phó Giám đốc kỹ thuật Nhà máy Sữa Thống Nhất.
    - Học Quản lý kinh tế tại Liên Xô.
    - Phó Tổng giám đốc Công ty Sữa Việt Nam.
    - Tổng Giám đốc Công ty Sữa Việt Nam;

    Chức vụ công tác hiện nay:

    Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc Công ty Sữa Việt Nam.

    Số cổ phần nắm giữ (thời điểm 31/10/2005):

    2.403.750 cổ phần Nhà nước

    11.340 cổ phần cá nhân



    Số cổ phần nắm giữ (thời điểm 19/12/2005):

    1.988.000 cổ phần Nhà nước

    11.340 cổ phần cá nhân



    Hành vi vi phạm pháp luật:

    Không

    Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty:

    Không

    Những người có liên quan:


    Em: Mai Quang Liêm, nắm giữ 1.555 cổ phần cá nhân



  2. Thành viên HĐQT – Ông Phan Chí Dũng:

Họ và tên:

Phan Chí Dũng

Giới tính:

Nam

Ngày tháng năm sinh:

19/08/1957

Nơi sinh:

Thành phố Thái Nguyên

Quốc tịch:

Việt Nam

Dân tộc:

Kinh

Quê quán:

Xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Địa chỉ thường trú:

16 Trương Hán Siêu – Quận Hoàn Kiếm – Hà nội

Số ĐT liên lạc ở cơ quan:

04- 93 62 182

Trình độ văn hóa:

Lớp 10 hệ 10 năm

Trình độ chuyên môn:

Đại học Tài chính Kế toán

Quá trình công tác:

+ Từ 1979 – 1980:

+ Từ 1980 – 1982:

+ Từ 1982 – 1984:

+ Từ 1984 – 1995:
+ Từ 10/1995 – 6/2003:

+ Từ 7/2003 đến nay:

- Cán bộ phòng tài vụ Công ty May Thăng Long

- Cán bộ vụ Tài chính Kế toán Bộ Công nghiệp nhẹ

- Bộ đội thuộc C34 sư đoàn 323

- Cán bộ Vụ Tài chính Kế toán. Năm 1994 được bổ nhiệm là vụ phó vụ TCKT Bộ Công nghiệp nhẹ

- Được bổ nhiệm làm kế toán trưởng Tổng Công ty Dệt May Việt Nam

- Vụ trưởng vụ Công nghiệp Tiêu dùng và Thực phẩm


Chức vụ công tác hiện nay:

- Vụ trưởng vụ Công nghiệp Tiêu dùng và Thực phẩm

Số cổ phần nắm giữ (thời điểm 31/10/2005):

2.403.750 cổ phần Nhà nước

0 cổ phần cá nhân



Số cổ phần nắm giữ (thời điểm 19/12/2005):

1.988.000 cổ phần Nhà nước

0 cổ phần cá nhân



Hành vi vi phạm pháp luật:

Không

Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty:

Không

Những người có liên quan:

Vợ: Lê Cẩm Vân, nắm giữ 500 cổ phần.cá nhân



  1. Thành viên HĐQT – Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà:

    Họ và tên:

    Nguyễn Thị Thanh Hoà

    Giới tính:

    Nữ

    Ngày tháng năm sinh:

    20/02/1955

    Nơi sinh:

    Đức Phổ – Quảng Ngãi.

    Quốc tịch:

    Việt Nam

    Dân tộc:

    Kinh

    Quê quán:

    Phổ Thạch – Đức Phổ – Quảng Ngãi

    Địa chỉ thường trú:

    14/9 Kỳ Đồng, P.9, Q.3, TP.Hồ Chí Minh

    Số ĐT liên lạc ở cơ quan:

    08- 93 05 186

    Trình độ văn hóa:

    Đại học

    Trình độ chuyên môn:

    Kỹ sư Công nghệ Thực phẩm

    Quá trình công tác:

    + Từ 11/1978 – 6/1983:

    + 7/1983 – 6/1991:

    + 7/1991-11/1999:

    + 12/1999 – 31/12/2004:

    + 01/01/2005 – nay:

    - Cán bộ giảng dạy – trường Đại học Bách Khoa TP.HCM.

    - Kỹ sư Công nghệ - Nhà máy Sữa Trường Thọ.

    - Phó Giám đốc, Giám đốc Nhà máy Sữa Trường Thọ.

    - Phó Tổng Giám đốc Cty Sữa Việt Nam;

    - Phó Tổng Giám đốc Cty Sữa Việt Nam kiêm Giám đốc Cung ứng Điều vận


    Chức vụ công tác hiện nay:

    - Thành viên HĐQT Công ty Sữa Việt Nam.

    - Phó Tổng Giám đốc Công ty Sữa Việt Nam



    Số cổ phần nắm giữ (thời điểm 31/10/2005):

    2.403.750 cổ phần Nhà nước

    7.360 cổ phần cá nhân



    Số cổ phần nắm giữ (thời điểm 19/12/2005):

    1.988.000 cổ phần Nhà nước

    7.360 cổ phần cá nhân



    Hành vi vi phạm pháp luật:

    Không

    Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty:

    Không

    Những người có liên quan:



    Em: Nguyễn Minh Ấn, nắm giữ 2.456 cổ phần cá nhân

  2. Thành viên HĐQT – Bà Nguyễn Thị Như Hằng:

    Họ và tên:

    Nguyễn Thị Như Hằng

    Giới tính:

    Nữ

    Ngày tháng năm sinh:

    14/09/1959

    Nơi sinh:

    Hà Nội.

    Quốc tịch:

    Việt Nam.

    Dân tộc:

    Kinh.

    Quê quán:

    Khánh Điền – Diên Khánh – Khánh Hoà

    Địa chỉ thường trú:

    Lô X-07 KP 2 Tân Quy Đông, P.Tân Phong, Q.7, TP.HCM

    Số ĐT liên lạc ở cơ quan:

    08-82 44 228.

    Trình độ văn hóa:

    Đại học

    Trình độ chuyên môn:

    Cử nhân Kinh tế

    Quá trình công tác:

    + Từ 9/1981 – 7/2001:

    + Từ 8/2001 – 12/2002:

    + Từ 01/2003 đến nay:

    .

    - Chuyên viên hành chính, Phó Văn phòng, Phó phòng Tiêu Thụ- Cty Sữa Việt Nam.

    - Giám đốc Xí nghiệp Kho vận

    - Phó Tổng Giám đốc Công ty Sữa Việt Nam;



    Chức vụ công tác hiện nay:

    - Thành viên HĐQT Công ty Sữa Việt Nam

    - Phó Tổng Giám đốc Công ty Sữa Việt Nam.



    Số cổ phần nắm giữ (thời điểm 31/10/2005):

    2.403.750 cổ phần Nhà nước

    6.180 cổ phần cá nhân



    Số cổ phần nắm giữ (thời điểm 19/12/2005):

    1.988.000 cổ phần Nhà nước

    6.180 cổ phần cá nhân



    Hành vi vi phạm pháp luật:

    Không

    Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty:

    Không

    Những người có liên quan:

    Em: Nguyễn Thị Liên Phượng, nắm giữ 1.000 cổ phần.

  3. Thành viên HĐQT – Bà Ngô Thị Thu Trang:



Họ và tên:

Ngô Thị Thu Trang

Giới tính:

Nữ

Ngày tháng năm sinh:

20/04/1963

Nơi sinh:

Hạnh Thông Xã – Gia Định

Quốc tịch:

Việt Nam

Dân tộc:

Kinh

Quê quán:

Bình Dương

Địa chỉ thường trú:

100/2 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

Số ĐT liên lạc ở cơ quan:

08-82 44 228

Trình độ văn hóa:

Đại học

Trình độ chuyên môn:

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Quá trình công tác:

+ Từ 1985 – 1994:

+ Từ 01/1995-12/1997:
+ Từ 01/1998-02/1998

+ Từ 02/1998 – 03/2005:

+ Từ 03/2005 đến nay:

- Chuyên viên Phòng Kế toán Thống kê Công ty Sữa Việt Nam

- Phó phòng, Quyền Trưởng phòng Kế toán Thống kê Công ty Sữa Việt Nam.
- Trưởng phòng Kế toán Thống kê Công ty Sữa Việt Nam.

- Kế toán trưởng Công ty Sữa Việt Nam;

- Phó Tổng Giám đốc Công ty Sữa Việt Nam.


Chức vụ công tác hiện nay:

- Thành viên HĐQT Công ty Sữa Việt Nam

- Phó Tổng Giám đốc Công ty Sữa Việt Nam



Số cổ phần nắm giữ (thời điểm 31/10/2005):

6.810 cổ phần cá nhân

Số cổ phần nắm giữ (thời điểm 19/12/2005):

6.810 cổ phần cá nhân

Hành vi vi phạm pháp luật:

Không

Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty:

Không

Những người có liên quan:

Không có



  1. Thành viên HĐQT – Ông Dominic Scriven:

Họ và tên:

Dominic Scriven

Giới tính:

Nam

Ngày tháng năm sinh:

18/ 9/ 1963

Nơi sinh:

Luân Đôn, Anh

Quốc tịch:

Anh

Dân tộc:

Anh

Quê quán:

Anh

Địa chỉ thường trú:

65 Đường Xuân Thủy, Thảo Điền, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Số ĐT liên lạc ở cơ quan:

08- 82 39 355

Trình độ văn hóa:

Đại học Luật và Xã Hội học

Trình độ chuyên môn:

Tài chính – chứng khoán

Quá trình công tác:

+ Từ 1985 – 1986:

+ Từ 1986 – 1988:

+ Từ 1989 – 1991:



+ Từ 1993 – 1994:

+ Từ 1994 đến nay:

- Công tác tại M&G Investment Management – chức vụ Trợ lý cho các giám đốc quản lý quỹ đầu tư trong bộ phận chuyên trách đầu tư khu vực châu Âu và Đông Nam Á.

- Công tác tại Citicorp Investment Bank, thành lập và phụ trách giao dịch chứng khoán của ba quỹ đầu tư: Thailand Fund, Seoul International Trust và Korea International Trust; phụ trách tư vấn giao dịch chứng khoán tại các nước Đông Nam Á.

- Giám đốc đầu tư tại Công Ty Quản Lý Quỹ Sun Hung Kai.

- Giám đốc đầu tư tại Tập Đoàn Peregrine, Việt Nam.

- Cổ đông sáng lập và Giám đốc điều hành Công Ty Dragon Capital.







Chức vụ công tác hiện nay:

- Giám đốc điều hành Công Ty Dragon Capital Group Ltd.

- Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Dành cho các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh (VPB)

- Thành viên HĐQT Công ty Đồ hộp Hạ Long

- Thành viên HĐQT Công ty Liên doanh PDD

- Thành viên HĐQT Công ty Cơ Điện Lạnh REE

- Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín



- Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh Vận tải biển Thái Bình Dương


Số cổ phần nắm giữ (thời điểm 31/10/2005):

Đại diện cho công ty Amersham Industries Ltd nắm giữ 344.132 cổ phần.

Số cổ phần nắm giữ (thời điểm 19/12/2005):

Đại diện cho công ty Amersham Industries Ltd nắm giữ 394.132 cổ phần.

Hành vi vi phạm pháp luật:

Không

Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty:

Không

Những người có liên quan:

Không có

  1. Thành viên HĐQT – Ông Huang Hong Peng:

Họ và tên:

Huang Hong Peng

Giới tính:

Nam

Ngày tháng năm sinh:

15/05/1959

Nơi sinh:

Singapore

Quốc tịch:

Singapore

Dân tộc:

Hoa

Quê quán:

Singapore

Địa chỉ thường trú:

31 Balmoral Park, #03-31, Singapore 239858

Số ĐT liên lạc ở cơ quan:

63189271

Trình độ văn hóa:

- Vận chuyển hàng không, Trường Ecole National de L’aviation Civile, Toulouse

Trình độ chuyên môn:

- nt -

Quá trình công tác:

- Phó Giám đốc khu vực, Trung Quốc, tập đoàn APBL

Chức vụ công tác hiện nay:

- Giám đốc điều hành (COO) Công ty Food & Beverage, tập đoàn Fraser & Neave

Số cổ phần nắm giữ (thời điểm 31/10/2005):

Đại diện cho Công ty Food & Beverage nắm giữ 800.000 cổ phần

Số cổ phần nắm giữ (thời điểm 19/12/2005):

Đại diện cho Công ty Food & Beverage nắm giữ 1.766.833 cổ phần

Hành vi vi phạm pháp luật:

Không

Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty

Không

Những người có liên quan:

Không có



    1. Danh sách thành viên Ban Kiểm soát:

  1. Trưởng Ban Kiểm soát – Ông Nguyễn Việt Cường:

Họ và tên:

Nguyễn Việt Cường

Giới tính:

Nam

Ngày tháng năm sinh:

27/10/1976

Nơi sinh:

Hải Phòng

Quốc tịch:

Việt Nam

Dân tộc:

Kinh

Quê quán:

Nam Hà

Địa chỉ thường trú:

B21 cư xá Tân Sơn – Trường Chinh – P13 – Tân Bình – TPHCM

Số ĐT liên lạc ở cơ quan:

08-82 19 930

Trình độ văn hóa:

Đại học

Trình độ chuyên môn:

Cử nhân Tài chính – Ngân hàng

Chuyên viên Kế toán – Kiểm toán Quốc tế



Quá trình công tác:

+ Từ 1998 – 2002:

+ Từ 2003 – 2004:

+ Từ 2004 đến nay:

- Kiểm toán viên cao cấp, Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế KPMG

- Kế toán Quản trị, Công ty TNHH Unilever Bestfoods Việt Nam

- Trưởng phòng Đầu tư, Công ty VinaCapital Investment Management Ltd.



Chức vụ công tác hiện nay:

- Trưởng phòng Đầu tư, Công ty VinaCapital Investment Management Ltd

Số cổ phần nắm giữ (thời điểm 31/10/2005):

Đại diện công ty Asia Value Investment Ltd. nắm giữ 30.865 cổ phần.

Số cổ phần nắm giữ (thời điểm 19/12/2005):

Đại diện công ty Asia Value Investment Ltd. nắm giữ 194.965 cổ phần.

Hành vi vi phạm pháp luật:

Không

Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty:

Không

Những người có liên quan:

Không có

b)Thành viên Ban Kiểm soát – Ông Nguyễn Việt Hà:

Họ và tên:

Nguyễn Việt Hà

Giới tính:

Nam

Ngày tháng năm sinh:

16/12/1976

Nơi sinh:

Hà Nội

Quốc tịch:

Việt Nam

Dân tộc:

Kinh

Quê quán:

Quảng Ngãi

Địa chỉ thường trú:

P103, nhà 5 tập thể Viện Công Nghệ, 219 Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội

Số ĐT liên lạc ở cơ quan:

04-93 50 250

Trình độ văn hóa:

Cử nhân Kinh tế Ngoại thương (ĐH Ngoại Thương Hà Nội)

Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (ĐH Tổng hợp Miami – Florida, Mỹ)



Trình độ chuyên môn:

Tài chính – Đầu tư

Quá trình công tác:

+ Từ 1/2002 – 4/2002:

+ Từ 4/2002 đến nay:

- Chuyên viên phòng Tín dụng, Ngân hàng Chinfon, Chi nhánh Hà Nội



- Phó Chủ tịch, Giám đốc Đầu tư, Công ty Tài chính Indochina Capital

Chức vụ công tác hiện nay:

- Phó Chủ tịch, Giám đốc Đầu tư, Công ty Tài chính Indochina Capital

Số cổ phần nắm giữ (thời điểm 31/10/2005):

Đại diện Công ty Tài chính Indochina Capital nắm giữ 58.280 cổ phần

Số cổ phần nắm giữ (thời điểm 19/12/2005):

Đại diện Công ty Tài chính Indochina Capital nắm giữ 60.303 cổ phần

Hành vi vi phạm pháp luật:

Không

Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty:

Không

Những người có liên quan:

Không có

c) Thành viên Ban Kiểm soát – Ông Seow Han Yong:

Họ và tên:

Seow Han Yong, Justin

Giới tính:

Nam

Ngày tháng năm sinh:

22/01/1973

Nơi sinh:

Singapore

Quốc tịch:

Singapore

Dân tộc:

Hoa

Quê quán:

Singapore

Địa chỉ thường trú:

320B Anchorvale Drive, #09-116, Singapore 542320

Số ĐT liên lạc ở cơ quan:

(65) 6532 6332

Trình độ văn hóa:

Cử nhân Khoa học Xã hội về Kinh tế - Đại học Quốc gia Singapore

Trình độ chuyên môn:

Phân tích tài chính

Quá trình công tác:

+ Từ 1998 – 1999:

+ Từ 1999 đến nay:

- Officer, Sime Bank



- Trưởng Bộ phận Nghiên cứu, Arisaig Partners (Asia) Pte. Ltd.

Chức vụ công tác hiện nay:

Giám đốc, Công ty Arisaig Partners (Asia) Pte. Ltd.

Số cổ phần nắm giữ (thời điểm 31/10/2005):

Đại diện Công ty Arisaig Partners (Asia) nắm giữ 350.000 cổ phần

Số cổ phần nắm giữ (thời điểm 19/12/2005):

Đại diện Công ty Arisaig Partners (Asia) nắm giữ 350.000 cổ phần

Hành vi vi phạm pháp luật:

Không

Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty:

Không

Những người có liên quan:

Không có

12.3 Danh sách thành viên Ban Tổng Gíam đốc:

  1. Tổng Gíám đốc – Bà Mai Kiều Liên:

Xem lý lịch phần a của Hội đồng quản trị.

  1. Phó Tổng Giám đốc – Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà:

Xem lý lịch phần c của Hội đồng quản trị.

  1. Phó Tổng Giám đốc – Bà Nguyễn Thị Như Hằng:

Xem lý lịch phần d của Hội đồng quản trị.

  1. Phó Tổng Giám đốc – Bà Ngô Thị Thu Trang:

Xem lý lịch phần e của Hội đồng quản trị.

  1. Tài sản

Tình hình sử dụng đất đai, nhà xưởng của Công ty (thời điểm 30/09/2005)

NHÀ XƯỞNG, VẬT KIẾN TRÚC, MMTB :

STT

Khoản mục

Nguyên giá

Giá trị còn lại

Tỷ lệ còn lại

 I

NHÀ MÁY

1.145.764.029.213

494.510.759.340

43,2%

1

Nhà máy sữa Cần Thơ

72.352.589.685

40.679.098.557

56,2%

2

Nhà máy sữa Dielac

140.479.618.029

72.782.801.970

51,8%

3

Nhà máy sữa Hà Nội

163.408.282.896

45.453.981.146

27,8%

4

Nhà máy sữa Thống Nhất

168.606.796.476

32.624.496.199

19,3%

5

Nhà máy sữa Trường Thọ

290.974.501.587

52.965.506.495

18,2%

6

Nhà máy sữa Sài Gòn

195.246.250.717

156.741.220.024

80,3%

7

Nhà máy sữa Bình Định

51.757.936.518

30.754.402.544

59,4%

8

Nhà máy sữa Nghệ An

62.938.053.305

62.509.252.405

99,3%

 

 










II 

VĂN PHÒNG

39.179.098.329

24.708.681.330

62,7%

 III

XÍ NGHIỆP, CHI NHÁNH

68.821.140.782

29.810.775.785

43,3%

1

Chi nhánh Cần Thơ

5.916.492.948

2.314.364.795

29,8%

2

Chi nhánh Đà Nẵng

4,388.553.347

930,528.925

21,1%

3

Chi nhánh Hà Nội

17.798.782.628

8.900.640.344

43,6%

4

Xí nghiệp kho vận

40.717.311.859

17.665.241.721

42,8%

 

TỔNG CỘNG

1.253.764.268.324

549.030.216.455

43,4%

ĐẤT ĐAI

STT

Khoản mục

Diện tích

Năm bắt đầu

Thời hạn
(năm)


Ghi chú

1

Nhà máy sữa Thống Nhất

27.101

1/1996

50

Thuê

2

Nhà máy sữa Trường Thọ

40.000







Đang làm lại hồ sơ thuê

3

Nhà máy sữa Cần Thơ

20.290

10/1997

25

Thuê

4

Nhà máy sữa Dielac

33.811

08/2003

46

Thuê

5

Nhà máy sữa Sài Gòn

34.004

10/2001

47

Thuê

6

Nhà máy sữa Hà Nội

25.131

01/1996

20

Thuê

7

Nhà máy sữa Bình Định

29.332

06/2001

30

Thuê

8

Nhà máy sữa Nghệ An

43.700

10/2002

49

Thuê

9

Mỹ Phước

398.475

02/2004

48

Thuê

10

Nhà máy Bắc Ninh

140.000

05/2005

48

Thuê

11

Nhà máy sữa Đà Nẵng

100.000

04/2005

45

Thuê

12

Xí nghiệp Kho vận

59.277







Mua



  1. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Triệu đồng

Triệu đồng

% tăng giảm so với 2006

Triệu đồng

% tăng giảm so với 2007

Tổng giá trị tài sản

3.134.800

3.348.844

6,83%

3.664.222

9,42%

Doanh thu thuần

6.326.168

7.153.679

13,08%

8.117.852

13,48%

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

550.300

550.674

0,07%

676.000

22,76%

Lợi nhuận khác

0

0

 

0

0

Lợi nhuận trước thuế

550.300

550.674

0,07%

676.000

22,76%

Lợi nhuận sau thuế

550.300

550.674

0,07%

581.360

5,57%

LNST/Doanh thu thuần

8,70%

7,70%

 

7,16%

 

LNST/Vốn chủ sở hữu

23,77%

21,87%




21,30% 

 

Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức

49,12%

49,09%

 

46,49%

 

Cổ tức(%)

17%

17%

 

17%

 

Kế hoạch đầu tư

Với tốc độ tăng trưởng của Công ty, nhận định nhu cầu tiêu thụ sữa tại thị trường nội địa còn ở giai đoạn phát triển và cùng với chiến lược thâm nhập vào thị trường quốc tế, Công ty có kế hoạch đầu tư mới một số dây chuyền sản xuất, xây dựng nhà máy. Đồng thời để mở rộng hoạt động kinh doanh, Công ty cũng đầu tư vào một số lĩnh vực mới. Kế hoạch đầu tư phát triển như sau:



    • Xây dựng thêm các nhà máy sữa ở một số địa phương có tiềm năng phát triển về thị trường tiêu thụ và có nguồn nguyên liệu sữa bò tươi.

    • Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và trang thiết bị cho các đơn vị hiện có.

    • Xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm mới như bia, cà phê…

    • Liên doanh xây dựng cao ốc nhằm đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh.

STT

Hạng mục

Giải ngân 2006

Giải ngân 2007

Giải ngân 2008

Đầu tư 2006 – 2008

 

TỔNG CỘNG (triệu đồng)

917.195

458.319

280.735

1.656.248

I

DỰ ÁN CHUYỂN TIẾP TỪ 2005

785.576

370.480

230.735

1.386.791

1

Nhà máy bia – Bình Dương

183.000

138.922




321.922

2

NM Sữa Tiên Sơn

128.013

146.442




274.455

3

Nhà máy sữa Đà Nẵng

7.500




230.735

238.235

4

Quy hoạch tổng thể KCN Mỹ Phước

168.315







168.315

5

Nhà máy cà phê Sài Gòn

119.566







119.566

6

Mở rộng nhà máy sữa Hà Nội

6.000

70.738




76.738

7

Dây chuyền lon nắp Thống Nhất

48.832







48.832

8

Đầu tư chiều sâu 2005

34.732







34.732

9

NM Sữa Tuyên Quang

28.517







28.517

10

Tổng kho nguyên liệu thành phẩm

23.572







23.572

11

Nhà máy sữa Bình Định

7.863

13.497




21.359

12

Dây chuyền sữa chua hũ SGMILK

15.971

-




15.971

13

Nhà 36-38 NĐK

8.000

-




8.000

14

Xử lý nước thải Dielac

4.993

881




5.874

15

Đầu tư chiều sâu Saigonmilk

704







704



















II

ĐẦU TƯ MỚI

106.997

37.839

0

144.837

1

Nhà máy sữa Cần Thơ

26.092

17.933




44.024

2

Nhà máy Dielac

24.438

19.080




43.518

3

Nhà máy sữa Bình Định

16.115

-




16.115

4

Xí nghiệp Kho vận

9.436

-




9.436

5

Nhà máy Trường Thọ

8.041

-




8.041

6

Chi nhánh Cần Thơ

5.166

-




5.166

7

Nhà máy sữa Thống Nhất

3.945

-




3.945

8

Chi nhánh sữa Hà Nội

2.843

-




2.843

9

Nhà máy sữa Sài Gòn

1.768

827




2.595

10

Nhà máy sữa Hà Nội

1.550

-




1.550

11

Nhà máy sữa Nghệ An

1.085

-




1.085

12

Chi nhánh Đà Nẵng

700

-




700

13

Kinh phí phát triển hệ thống IT

5.818

-




5.818



















III

SỬA CHỮA 2006, ĐẦU TƯ, SỬA CHỮA TSCĐ 2007 – 2008

24.621

50.000

50,000

124,621


(Ghi chú: Tỷ giá USD/VND = 15,900)


  1. Đánh giá của tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức

Trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính hiện nay của Công ty Sữa Việt Nam cùng với việc phân tích thị trường sữa trong nước và thế giới. Công ty Chứng khoán Đầu tư cho rằng kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của Vinamilk dự kiến trong giai đoạn từ năm 2006 – 2008 là có thể đạt được nếu không chịu những ảnh hưởng của những sự kiện bất khả kháng.

Chúng tôi lưu ý rằng nhận xét trên cuả chúng tôi chỉ có tính chất tham khảo cho các nhà đầu tư. Chúng tôi không hàm ý đảm bảo giá trị của chứng khoán cũng như tính chắc chắn của những số liệu được dự báo.




  1. Thông tin về những cam kết nhưng chưa thực hiện của Công ty

ĐVT: USD

Khoản mục

Còn thanh toán

Thời hạn

Ghi chú

Hợp đồng thuê đất KCN Mỹ Phước

$2.700.000

31/12/2005

Tiền đền bù giải phóng mặt bằng

$1.777.125

31/12/2006

Hợp đồng thuê đất KCN Tiên Sơn - Bắc Ninh

$826.327

tháng 5/2006

Phí cơ sở hạ tầng

$864.174

tháng 5/2007



  1. Các thông tin, tranh chấp kiện tụng liên quan đến Công ty mà có ảnh hưởng đến giá chứng khoán niêm yết

Công ty hiện không có các tranh chấp, kiện tụng có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán niêm yết

PHẦN IV - CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT

  1. Loại chứng khoán

Cổ phiếu phổ thông

  1. Mệnh giá

10.000 đồng/cổ phiếu

  1. Tổng số chứng khoán đăng ký niêm yết: 159.000.000 cổ phiếu

  2. Giá dự kiến niêm yết: 42.000 đồng/ cổ phiều

  3. Phương pháp tính giá

Giá niêm yết dự kiến của Vinamilk được tính dựa theo các phương pháp tính giá trị cổ phiếu như phương pháp chiết khấu dòng tiền, phương pháp so sánh, v.v Ngoài ra, giá này còn được căn cứ trên:

    • Giá trúng cao nhất theo kết quả đấu giá bán cổ phần ngày 17/02/2004

    • Giá thị trường trung bình tuần 1 tháng 11 năm 2005, đã điều chỉnh giảm 7,8%

    • Giá khởi điểm của đợt bán đấu giá cổ phần Nhà nước tháng 11 năm 2005.

  1. Giới hạn về tỷ lệ nắm giữ đối với nhà đầu tư nước ngoài

Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam không quy định cụ thể giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với cổ đông là người nước ngoài. Vì vậy cổ đông là người nước ngoài có thể tham gia mua bán cổ phiếu niêm yết của Công ty theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành.

Tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông là người nước ngoài tại Công ty hiện nay là 28,74 % (đến thời điểm 19/12/2005)



  1. Các loại thuế có liên quan

Theo Thông tư 74/2000/TT-BTC ngày 19/07/2000 hướng dẫn thi hành Quyết định số 39/2000/QĐ-TT ngày 27/03/2000 của Thủ tướng Chính phủ quy định đối với những tổ chức có chứng khoán được niêm yết, ngoài việc được hưởng các ưu đãi về thuế phù hợp với quy định của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hiện hành còn được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 2 năm tiếp theo kể từ khi niêm yết chứng khoán lần đầu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán

Theo Thông tư 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 hướng dẫn về thuế Giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với lĩnh vực chứng khoán. Theo đó thì:

+ Về thuế GTGT:

Tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán không chịu thuế GTGT đối với các hoạt động: Môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán và một số lĩnh vực khác được quy định tại điểm 1, mục II Thông tư 100/2004.



+ Về thuế TNDN:

Đối với cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư chứng khoán tại Việt Nam tạm thời chưa phải nộp thuế TNDN đối với khoản thu nhập từ cổ tức, lãi trái phiếu, chênh lệch mua bán chứng khoán và các khoản thu nhập khác từ đầu tư chứng khoán theo quy định hiện hành.

Các đối tượng khác: được quy định tại mục III Thông tư 100/2004.

PHẦN V - CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NIÊM YẾT


  1. Tổ chức tư vấn:

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC)

Website: www.bsc.com.vn

Email: service@bsc.com.vn

Trụ sở: Tầng 10, toà nhà VINCOM A, 191 Bà Triệu, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 2200 668

Fax: (84-4) 2200 669

Chi nhánh BSC tại Tp. Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Lầu 9 – 146 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84-8) 8218 883 – 8218 886

Fax: (84-8) 8218 510

  1. Tổ chức kiểm toán:

Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO)

Địa chỉ: Lầu 11–Trung tâm thương mại Sài Gòn – 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TPHCM

Điện thoại: (84-8) 9100 751

Fax: (84-8) 9100 750

Công ty Kiểm toán PriceWaterHouseCooper

Địa chỉ: Lầu 4, Saigon Tower, 29 Lê Duẩn, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84-8) 823 0796

Fax: (84-8) 825 1947

PHẦN VI - CÁC NHÂN TỐ RỦI RO ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CẢ CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT

  1. Rủi ro về kinh tế

Tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây (2002-2004) đạt mức tăng trưởng từ 7,1% - 7,7 %. Thu nhập của người dân cũng luôn được cải thiện (năm 2003 là 415 USD, năm 2004 là 545 USD, năm 2005 dự kiến 584 USD). Điều này đã tác động tích cực đến sức mua trong nước, trong đó có ngành chế biến sữa. Thu nhập của người dân được nâng cao, người dân sẽ quan tâm hơn đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, họ sẽ tăng chi tiêu cho việc tiêu dùng các sản phẩm giàu chất dinh dưỡng như sữa. Ngược lại, nếu như nền kinh tế tăng trưởng chậm, dẫn đến thu nhập của người dân giảm, lúc đó họ chỉ tập trung tài chính để chi tiêu cho các nhu yếu phẩm, điều này sẽ tác động đến sức tiêu thụ sữa trong nước, kéo theo sự giảm sút doanh thu và lợi nhuận của Công ty.

  1. Rủi ro về thị trường

Thị trường nội địa

Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước ngòai cùng ngành thâm nhập và mở rộng họat động sản xuất kinh doanh của mình tại Việt Nam. Đặc biệt, các công ty này thường có vốn lớn và được sự hỗ trợ của nước sở tại của họ thông qua các chính sách hỗ trợ xuất khẩu…

Bên cạnh đó, việc giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm sữa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm sữa ngoại nhập. Tuy nhiên, sản phẩm của Công ty vẫn có lợi thế cạnh tranh hơn do chất lượng sản phẩm sữa tương đương với sản phẩm sữa nhập khẩu trong khi giá bán cạnh tranh.

Thị trường xuất khẩu:

Trên 90% kim ngạch xuất khẩu của Công ty là thị trường Trung Đông, đặc biệt là Iraq. Trong khi đó, tình hình Iraq vẫn còn nhiều bất ổn. Do vậy, việc duy trì và phát triển thị trường này là một khó khăn tiềm ẩn. Tuy nhiên, trong môi trường bất ổn như hiện nay, Công ty vẫn duy trì được thị trường của mình thông qua những hợp đồng đã ký cho năm 2005 và 2006.

Để giảm bớt rủi ro vào thị trường khu vực Trung Đông, Công ty đã và đang mở rộng thị trường của mình sang Úc, Mỹ, Canada, Thái Lan …


  1. Rủi ro về luật pháp

Họat động sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ gặp những rủi ro về luật pháp như sau:

  • Chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO và các tổ chức thương mại khác…

  • Chính sách về an toàn thực phẩm đối với thị trường trong nước và xuất khẩu;

  • Các chính sách và quy định về nhãn hiệu hàng hóa…

  • Các chính sách ưu đãi đầu tư…

  • Luật doanh nghiệp và chứng khoán vẫn trong giai đoạn hoàn chỉnh.

  1. Rủi ro về tỷ giá

Khỏang 50% nguyên vật liệu đầu vào của Công ty là nhập khẩu và khoảng 30% doanh thu của Công ty là xuất khẩu. Do vậy, lượng tiền ngọai tệ giao dịch hàng năm của Công ty là khá lớn. Do đó, những biến động về tỷ giá đều ảnh hưởng đến họat động của Công ty.

Để giảm bớt áp lực về nguyên vật liệu nhập khẩu cũng như giảm tối thiểu ảnh hưởng của tỷ giá. Công ty đang xây dựng và phát triển chiến lược nguồn nguyên liệu trong nước nhằm giảm dần tỷ trọng nguyên vật liệu nhập khẩu.



  1. Rủi ro lãi suất

Hiện nay, lượng tiền mặt của Công ty luôn đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động cho họat động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong những năm tới Công ty sẽ sử dụng một phần nguồn vốn vay để tài trợ cho các dự án, do vậy, những biến động về lãi suất sẽ ảnh hưởng đến kết quả họat động sản xuất kinh doanh của Công ty.

  1. Rủi ro về tính khả thi của các dự án đang xây dựng

Mục tiêu phát triển trong thời gian tới của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam là mở rộng quy mô, đa dạng hoá sản phẩm và trở thành một tập đoàn thực phẩm tại Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, Công ty đang tiến hành xây dựng thêm các nhà máy sữa, xây dựng các nhà máy sản xuất các sản phẩm mới như bia, café…

Thị trường bia:

Tại Việt Nam, thị trường bia là một trong những thị trường đang có sự cạnh tranh sôi động. Bia ngày càng trở thành thứ đồ uống thông dụng, với sức cầu không ngừng tăng lên, khiến cho nhiều nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này. Sự bùng nổ thị trường bia trong một vài năm gần đây minh chứng điều đó. Những nhà sản xuất bia đã và đang tiến hành nâng công suất như Tổng Công ty Bia Hà Nội, Công ty Bia Huế, Tổng Công ty Bia Sài Gòn, Công ty Bia Vinh... Bên cạnh đó một số tập đoàn lớn như Anheuser – Busch (Mỹ), Carlsberg (Đan Mạch), Heineken (Hà Lan) đang tìm các biện pháp tăng đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất bia.

Năm 2003, sản lượng bia của cả nước đạt 1,29 tỷ lít, đến năm 2004 đã vượt lên 1,37 tỷ lít. Dự báo thị trường bia sẽ đạt 2,5 tỷ lít vào năm 2010. Tuy nhiên, mức tiêu thụ bia bình quân đầu người tại Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước khác trong khu vực. Với mức tăng trưởng 10% mỗi năm, thị trường bia Việt Nam đang trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Thị trường cà phê:

Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới, sau Braxin, về xuất khẩu cà phê. Sản lượng cà phê của Việt Nam tăng nhanh, đạt 700.000 tấn/năm hiện nay với diện tích trồng cà phê là 500.000 héc-ta.

Cà phê Việt Nam hiện đang được tiêu thụ tại 60 nước trên thế giới, trong đó có những thị trường lớn như Mỹ, Đức, và đã bắt đầu được ưa chuộng tại thị trường các quốc gia láng giềng và khu vực Đông Âu. Xuất khẩu cà phê năm 2004 của Việt Nam đạt trên 550 triệu USD.

Như vậy thị trường bia và thị trường cà phê hiện có sức hấp dẫn cao, có khả năng mang lại hiệu quả cho Công ty.



Tuy nhiên, việc tham gia vào một lĩnh vực mới bao giờ cũng chứa đựng rủi ro. Chính vì vậy, Công ty dự định sẽ liên kết, hợp tác với một số công ty, tập đoàn lớn có kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực này để tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc học tập kinh nghiệm điều hành, tiếp thị và phân phối, mở rộng khả năng hợp tác, giảm áp lực cạnh tranh trực tiếp, tăng khả năng xuất khẩu …

PHẦN VII – PHỤ LỤC

Phụ lục I: Điều lệ Công ty

Phụ lục II: Giới thiệu những văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức niêm yết

Phụ lục III: Các báo cáo tài chính

Phụ lục IV:

Phụ lục V: Các tài liệu khác



CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM


(VINAMILK)


MAI KIỀU LIÊN


CHỦ TỊCH HĐQT KIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC




LÊ THÀNH LIÊM

KẾ TOÁN TRƯỞNG


NGUYỄN VIỆT CƯỜNG

TRƯỞNG BAN KIỂM SOÁT






BIDV SECURITIES Co., Ltd

Website: www.bsc.com.vn Email : service@bsc.com.vn





Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương