Biểu tưỢng sông trong văn học việt nam đOÀn tiến lựC


 Sông - sự minh oan, gột rửa



tải về 0.75 Mb.
Chế độ xem pdf
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu29.01.2023
Kích0.75 Mb.
#54148
1   2   3   4   5   6   7
BIỂU TƯỢNG SÔNG TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

2.4. Sông - sự minh oan, gột rửa
 
Ý nghĩa biểu trưng này của biểu tượng sông 
cũng được“di truyền” từ ý nghĩa của biểu tượng 
nước vốn là mẫu gốc mà biểu tượng sông chỉ là 
một biến thể như đã trình bày ở trên. Sông chứa 
nước, sông là nơi người dân thường ra tắm nên 
tắm sông, gieo mình xuống sông thường biểu 
trưng cho sự minh oan, gột rửa, thanh lọc tâm 
hồn con người.
Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” 
(Nguyễn Dữ), Vũ Nương, người phụ nữ thủy 
chung son sắt chờ chồng nhưng bị chồng nghi 
oan, đã tìm đến dòng sông để trẫm mình: “Kẻ 
bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con 
rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, 
thần sông có linh, xin ngài chứng giám. (…) Nói 
xong, gieo mình xuống sông mà chết”. Trong 
Chảy đi sông ơi!” của Nguyễn Huy Thiệp, nhân 
vật tôi sau khi được cứu lên khỏi dòng sông, 
nhận thấy: Lòng tôi trào lên cảm giác dễ chịu lạ 
lùng, như vừa tắm xong, như vừa gột rửa được 
điều u ám. Và trong “Khúc hát sông quê” của Lê 
Huy Mậu, chúng ta cũng không khó để nhận ra 
rằng dòng sông quê hương có ý nghĩa như một 
sự thanh lọc, gột rửa bụi trần ai của con người: 
Quá nửa đời phiêu dạt/ta lại về úp mặt vào sông 
quê và ta nhận ra rằng sao ngày xưa yên ổn quá 
chừng/ một dòng xanh trong chảy mãi đến vô 
cùng.
2.5. Sông - ranh giới, cách trở
 
Sông với các đặc tính dài, rộng, sâu… tạo sự 
ngăn cách tự nhiên giữa đôi bờ, giữa hai vùng 
địa lí, giữa quê mẹ - quê chồng… Và do đó, sông 
mang ý nghĩa biểu trưng cho ranh giới, sự cách 
trở. Đó là sự cách trở khiến các chàng trai cô gái 
xưa phải đau đáu nỗi niềm nhớ nhung: Ước gì 
sông rộng một gang/ Bắc cầu dải yếm cho chàng 
sang chơi (Ca dao). Đó là ranh giới, trở cản của 
phận gái theo chồng: Một lần này bước ra đi/ Là 
không hẹn một lần về nữa đâu/ Cách mấy mươi 
con sông sâu/ Và trăm ngàn vạn nhịp cầu chênh 
vênh (“Lỡ bước sang ngang”, Nguyễn Bính). 
Ranh giới quê mẹ - quê chồng cũng là ranh giới 
của hôn nhân lành - vỡ: sang sông với chồng là 
bắt đầu một cuộc sống hôn nhân và khi ôm túi 
đồ vào lòng, vừa đi vừa khóc, chạy cùn cụt ra bến 
nước, ới đò sang sông về nhà mẹ (“Mười ba bến 
nước” - Sương Nguyệt Minh) cũng có nghĩa là 
hôn nhân tan vỡ.
Cũng phát triển hướng nghĩa biểu trưng này 
của biểu tượng sông, Nguyễn Minh Châu và 
Nguyễn Huy Thiệp lại nhấn mạnh sắc thái triết lí 
của ranh giới dòng sông. Với Nguyễn Minh Châu 
(trong “Bến quê”), hành trình vượt qua ranh 
giới, cách trở của sông để sang bờ


bên kia là hành trình để đi đến một thế giới 
khám phá mới. Và trong hành trình ấy, nếu con 
người không cố gắng vượt qua thì dòng sông 
sẽ mãi mãi là sự ngăn cách khiến con người 
đến một lúc nào đó sẽ phải hối hận vì không 
thể chạm tới cái đích bên kia của khát vọng 
khám phá, dẫu đó có thể chỉ là cái bến gần gũi 
bên kia sông. Còn với Nguyễn Huy Thiệp trong 
truyện ngắn “Sang sông”, ông nhấn mạnh và 
nhuốm ý nghĩa biểu trưng sông - ranh giới 
trong màu sắc triết lí “đáo bỉ ngạn” của Phật 
giáo: sông là ranh giới, qua sông là qua được 
những đắm chìm dục sắc để “đáo bỉ ngạn” 
(đến bờ bên kia)-nghĩa ẩn dụ là đạt tới sự hoàn 
thiện, không còn bị các dục vọng, phiền muộn 
chi phối.
Ngoài ra, còn có thể kể đến một số hướng 
nghĩa biểu trưng nữa của biểu tượng sông 
trong văn học như sông - cố nhân, sông - chứng 
nhân, sông - quê hương, sông - mạch nguồn 
tình cảm yêu thương… Những hướng nghĩa 
biểu trưng này được hiện thực hóa qua các tác 
phẩm văn học Việt Nam ở các mức độ “đậm - 
nhạt” khác nhau.
*
* *
Như một nhà nghiên cứu đã nói, biểu 
tượng nằm ở trung tâm, ở tim của cuộc sống 
giàu tưởng tượng. Nghiên cứu biểu tượng là 
cách tiếp cận bản chất một cách trực tiếp nhất 
những giá trị văn hóa và đời sống tinh thần 
của một cộng đồng, dân tộc. Và việc làm rõ các 
hướng nghĩa biểu trưng của biểu tượng sông 
trong văn học trong bài viết này phần nào cho 
thấy được những khía cạnh đặc trưng trong 
đời sống tinh thần cũng như tư duy văn hóa, 
tư duy nghệ thuật của con người Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc phân tích làm rõ các 
hướng nghĩa biểu trưng của biểu tượng sông 
trong văn học Việt Nam một lần nữa minh định 
rằng ý nghĩa của một biểu tượng không phải là 
một cấu trúc khép kín, không phải là sự tương 
ứng cố định giản đơn 1:1 giữa cái biểu đạt và 
cái được biểu đạt mà là một khả năng gợi ra 
các chiều liên tưởng trong thực tại tinh thần
của con người. Do đó, nói đến biểu tượng là 
nói đến sự “cởi mở” về nghĩa, nói đến sự thiếu 
hiệu quả để biểu thị một ý nghĩa cuối cùng, nói 
đến “một máy tích điện của tất cả các nguyên 
tắc của tính kí hiệu và đồng thời vượt ra ngoài 
giới hạn của tính kí hiệu”- Iu. M. Lotman trong 
(5, tr.231).
Đ.T.L
(Ths, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa quốc tế)
 
 

tải về 0.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương