Biểu tưỢng sông trong văn học việt nam đOÀn tiến lựC


 Sông - vẻ đẹp thiên tính nữ



tải về 0.75 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu29.01.2023
Kích0.75 Mb.
#54148
1   2   3   4   5   6   7
BIỂU TƯỢNG SÔNG TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

2.2. Sông - vẻ đẹp thiên tính nữ
 
Không biết từ bao giờ, người ta nhìn sông 
to, sông nhỏ thành sông mẹ (sông cái) sông 
con và sự bồi tụ phù sa của sông là sự nuôi 
dưỡng của một người mẹ? Và cũng không 
biết từ bao giờ, người ta nhìn thấy vẻ đẹp dịu 
dàng tha thiết của người con gái trong dáng 
hình mềm mại uốn lượn của dòng sông? Chỉ 
biết rằng, trong văn hóa Việt Nam và theo đó 
là trong văn học Việt Nam, từ lâu, sông mang ý 
nghĩa biểu trưng cho vẻ đẹp thiên tính nữ. Vẻ 
đẹp thiên tính nữ đó có thể là vẻ đẹp của một 
người mẹ và có thể là vẻ đẹp của một người 
con gái nào đó.
Trong “Vàm Cỏ Đông” của Hoài Vũ, sông là 
mẹ chở che, nuôi dưỡng: Đây con sông như 
dòng sữa mẹ/ Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây/ 
Và ăm ắp như lòng người mẹ/ Chở tình thương 
trang trải đêm ngày. Hay trong “Ai đã đặt tên 
cho dòng sông”, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhận 
thấy dòng sông Hương như người mẹ phù sa 
của một vùng văn hóa xứ sở…
 
Ở góc nhìn khác, một số nghệ sĩ lại thấy ở 
một dòng sông cụ thể nào đó vẻ đẹp của 
những người con gái. Với Nguyễn Tuân, hình 
dáng của con sông Đà nhìn từ trên cao tuôn 
dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc 
ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc (“Người lái đò 
sông Đà”). Hay với Hoàng Phủ Ngọc Tường, 
dòng sông Hương mang vẻ đẹp của một cô 
gái Digan phóng khoáng và man dại hay người 
con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng 
Châu Hóa đầy hoa dại (“Ai đã đặt tên cho dòng 
sông”).


2.3. Sông - quyền năng thần thánh
 
Là một biến thể của biểu tượng nước, biểu 
tượng sông hàm chứa nét nghĩa biểu trưng: 
mang đến nguồn sống nhưng cũng mang đến 
sự chết chóc. Trong nhiều tác phẩm văn học, 
dòng sông được nhắc đến gắn liền với nỗi sợ hãi 
về sự nhấn chìm, ngập lụt: nước sông ăn lên lem 
lém nuốt chửng cả cánh bãi xanh non mênh 
mông lúa lốc và vừng (“Thời xa vắng” - Lê Lựu); 
Cánh đồng làng Đông chìm trong biển gió đen 
ngòm. Nước sông cuồn cuộn sôi lên sùng sục 
(“Bến Không Chồng”- Dương Hướng); Nửa đêm, 
vỡ đê sông Hoàng Long. Nước réo ồ ồ. Chó tru. 
Gà quác. Trâu bò phá gióng. Dê phá chuồng kêu 
khản giọng. Dân kinh hoàng, nháo nhác chạy lụt 
như chạy loạn (“Mười ba bến nước” - Sương 
Nguyệt Minh).
Sông cũng gắn với những buồn đau về sự 
chết chóc. Trong “Nhớ sông” của Nguyễn Ngọc 
Tư là cái chết của má Giang: Má ngã xuống, đầu 
đập vào cái gờ sắt, đôi chân còn bíu vào ghe. Rồi 
má cong lại như chiếc võng, hụp vào sông (…) 
mái tóc má trôi xùm xòa phiêu phiêu trong làn 
nước, rồi mất hút. Trong“Bến Mom” của Văn Giá 
là cái chết của Dung: Dung bị hất xuống sông 
(…). Đúng chỗ bến đò, nước ngòi đang chảy xiết 
ra sông. Con bé chìm nghỉm. Cái nón trắng trôi 
dập dềnh…
 
Sông như một cái gì đó ghê gớm hãi hùng 
nên người Việt ta có văn hóa ứng xử với sông 
một cách “tôn kính và sợ hãi” và huyền thoại 
hóa nỗi sợ hãi của mình thành các huyền thoại 
về Ba Ba, Thuồng Luồng, về thần Hà Bá chuyên 
bắt đàn bà, trẻ em (như trong “Bến Không 
Chồng” - Dương Hướng, “Mười ba bến nước” - 
Sương Nguyệt Minh…).

tải về 0.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương