Biểu tưỢng sông trong văn học việt nam đOÀn tiến lựC


 Giới thuyết về biểu tượng và biểu tượng



tải về 0.75 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu29.01.2023
Kích0.75 Mb.
#54148
1   2   3   4   5   6   7
BIỂU TƯỢNG SÔNG TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

1. Giới thuyết về biểu tượng và biểu tượng 
trong văn học
 
1.1. Giới thuyết về biểu tượng
 
Biểu tượng (symbol) là một loại kí hiệu được 
định nghĩa như là “sản phẩm của những vô thức 
cá nhân… diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió 
và ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay các 
xung đột (…), là mối liên kết thống nhất nội dung 
rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời 
nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng” - Sigmund 
Freud (1, tr. 24), hay là “một vài dạng thức của 
sự tồn tại bên ngoài đại diện trực tiếp cho cảm 
xúc, cái mà tuy không được chấp nhận trong giá 
trị của chính bản thân nó nhưng cách nó hiện 
ra trước mắt


chúng ta trực tiếp được chấp nhận cho những 
giá trị rộng hơn và phổ quát hơn mà nó mang 
đến trong những ý nghĩ của chúng ta.” - Georg 
Wilhelm Friedrich Hegel (8, tr.143).
Về cơ bản, các quan điểm trên không mâu 
thuẫn với quan điểm của các nhà nghiên cứu 
được xem là cha đẻ của kí hiệu học và ngôn 
ngữ học hiện đại (Charles Sanders Pierce và 
Fedinand de Saussure), rằng: biểu tượng là 
“một cái gì đó thay thế hoặc diễn giải cho một 
cái khác” (something stands for something). 
Theo đó, cấu trúc của biểu tượng (cũng giống 
như cấu trúc của một kí hiệu) gồm cái biểu đạt 
(signifier) và cái được biểu đạt (signified). Cái 
biểu đạt được hiểu là các sự vật, hiện tượng, 
ý niệm được sử dụng như là mặt hình thức kí 
hiệu của biểu tượng (còn gọi là cái thay thế, 
vật đại diện…); cái được biểu đạt là nội dung 
ý nghĩa được biểu đạt qua cái biểu đạt. Tuy 
nhiên, cần thiết phải nhấn mạnh tính đặc biệt 
của kí hiệu biểu tượng so với các kí hiệu thông 
thường khác bởi một số lí do sau:
Thứ nhất, nếu các ký hiệu thông thường đơn 
giản và có thể ví như cánh cửa đi vào thế giới 
vật thể của ý nghĩa (các hình ảnh và khái niệm) 
thì biểu tượng là cánh cửa dẫn vào thế giới phi 
vật thể của các ý niệm.
Thứ hai, nếu mối quan hệ giữa cái biểu đạt 
và cái được biểu đạt của các tín hiệu quy ước 
thông thường là võ đoán (không có lí do) thì mối 
quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt 
của kí hiệu biểu tượng thường có lí do.
Thứ ba, bản chất biểu tượng bộc lộ ở “Sự ứ 
tràn của nội dung ra ngoài dạng biểu đạt của 
nó” hay nói cách khác, “Chỉ một cái biểu đạt 
giúp ta nhận thức ra nhiều cái được biểu đạt; 
hoặc giản đơn hơn, cái được biểu đạt dồi dào 
hơn cái biểu đạt”(1, tr. 27).

tải về 0.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương