Biểu tưỢng sông trong văn học việt nam đOÀn tiến lựC


 Biểu tượng trong văn học



tải về 0.75 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu29.01.2023
Kích0.75 Mb.
#54148
1   2   3   4   5   6   7
BIỂU TƯỢNG SÔNG TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

1.2. Biểu tượng trong văn học
 
Trong văn học, các phương tiện biểu đạt 
biểu tượng là các hình thể từ ngữ và được gọi 
là các từ-biểu tượng (word-symbol). Biểu tượng 
trong văn học có vai trò như những tín
hiệu thẩm mĩ được tổ chức, sắp xếp trên tính 
hình tuyến chặt chẽ của ngôn từ . Các mối quan 
hệ hình tuyến này được cụ thể hoá qua những 
biến thể kết hợp của biểu tượng ngôn từ (kết 
hợp với những từ ngữ trước và sau nó trong 
ngữ đoạn), với những biểu tượng khác trong 
ngữ cảnh tu từ rộng và hẹp…qua đó tạo khả 
năng phát triển nghĩa mới.
Biểu tượng ngôn từ trong văn học có thể 
là sự đi vào và chuyển hóa của các mẫu gốc, 
các biểu tượng văn hóa. Lúc này, văn bản nghệ 
thuật là “môi trường sống” của các mẫu gốc 
biểu tượng văn hóa và trong “môi trường” ấy, 
các biểu tượng vừa có trong mình những nét 
nghĩa “hằng thể” của một thời quá khứ vừa có 
thêm những ý nghĩa mới nảy sinh. Điều này 
mang đến những giá trị độc đáo cho biểu 
tượng ngôn từ nghệ thuật: vừa mang đậm giá 
trị lịch sử, giá trị của những chiều sâu quan 
niệm, làm thức dậy những nỗi niềm từ ngàn 
đời trong tâm thức độc giả, vừa có những giá 
trị mới gợi cảm hứng về những điều mới mẻ, 
khác lạ.
2. Một số hướng nghĩa biểu trưng của biểu 
tượng sông trong văn học Việt Nam
 
Cũng như bất cứ biểu tượng ngôn từ nào, giá 
trị của từ-biểu tượng sông được xác định trong 
sự tương tác với các yếu tố ngôn ngữ khác trên 
trục hình tuyến và tương tác với các biểu tượng 
khác trong văn bản.
Trên trục kết hợp hình tuyến, từ - biểu 
tượng sông có thể kết hợp với các yếu tố ngôn 
ngữ đứng sau để tạo ra các tổ hợp như sông 
dài, sông sâu, sông uốn lượn, sông cạn, sông 
chảy, sông bồi đắp, …; kết hợp với các yếu tố 
ngôn ngữ đứng trước như tắm (ở) sông, chết (ở) 
sông, kiếm sống trên sông, đi lại trên sông, qua 
sông, sang sông, vượt sông…
 
Trong mối quan hệ tương tác (tương đồng 
đẳng cấu hoặc đối lập) với các biểu tượng khác, 
biểu tượng sông thường được đặt trong mối 
quan hệ tương tác với các biểu tượng cái chết, 
đò/thuyền, bèo, các huyền thoại (ba ba – 
thuồng luồng, Hà Bá)…
 


 
Chính sự kết hợp, tương tác trên trục ngữ 
đoạn cũng như tương tác với các biểu tượng 
khác ở nội văn bản hoặc liên văn bản tạo ra 
những biến thể từ ngữ - biểu tượng phong 
phú, là cơ sở của quá trình tạo nghĩa, chuyển 
nghĩa biểu tượng sông trong các tác phẩm văn 
học Việt Nam.

tải về 0.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương