Biểu tưỢng sông trong văn học việt nam đOÀn tiến lựC



tải về 0.75 Mb.
Chế độ xem pdf
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu29.01.2023
Kích0.75 Mb.
#54148
1   2   3   4   5   6   7
BIỂU TƯỢNG SÔNG TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

2.1. Sông - dòng đời
 
Trong nhiều tác phẩm văn học Việt Nam, 
sông mang ý nghĩa biểu trưng cho dòng đời. 
Dòng nước dài, luôn vận động chảy trôi qua các 
khúc, các đoạn biểu trưng cho dòng chảy vô 
thường của đời sống với những chuyển vần, 
biến dịch, thăng - trầm, được - không ngừng. Ta 
có thể nhận ra hướng nghĩa biểu trưng này của 
biểu tượng sông trong các tác phẩm“Tràng 
giang” của Huy Cận, “Tiếng hát sông Hương” 
của Tố Hữu, “Chảy đi sông ơi!” của Nguyễn Huy 
Thiệp, “Nhớ sông” của Nguyễn Ngọc Tư …
Ý nghĩa biểu trưng cho dòng đời của biểu 
tượng sông được thể hiện rõ nét qua sự tương 
tác với các biểu tượng về thân phận con người 
như con thuyền, cành củi khô trong “Tràng 
giang” của Huy Cận: dòng sông biểu trưng cho 
dòng đời mênh mông nhiều ngả để trên/trong 
đó, con người (như cành củi khô, như con 
thuyền) nhỏ bé, lạc loài đến tội nghiệp. Trong 
“Tiếng hát sông Hương”của Tố Hữu, dòng sông 
biểu trưng cho dòng đời ô nhục của những cô 
gái làm nghề “buôn son bán phấn” trên sông 
Hương: Em đi với chiếc thuyền không/ Khi mô 
vô bến rời dòng dâm ô. Trong “Nhớ sông” của 
Nguyễn Ngọc Tư, dòng sông là hành trình mưu 
sinh lênh đênh nay đây mai đó của những con 
người miền sông nước: dòng sông dập dềnh - 
cuộc sống chòng chành bấp bênh, dòng sông 
rộng dài - cuộc sống mờ mịt tương lai…
Biểu tượng dòng sông - dòng đời có khi gắn 
với trải nghiệm mang tính triết lí của hành trình 
trở về với kí ức để nhận ra lẽ vô thường của 
cuộc đời.“Chảy đi sôngơi!”của Nguyễn Huy 
Thiệp là hành trình ngược trở về với dòng quê 
hương, với những con người sinh sống trên
dòng sông ấy của nhân vật tôi. Chính “hành trình 
ngược” ấy tương tác với “hành trình xuôi” của 
sự chảy trôi không ngừng của dòng sông
- dòng đời - dòng thời gian tạo nên sắc thái 
chiêm nghiệm, triết lí về dòng sông - dòng đời
- dòng thời gian bất khả quy hồi và theo đó là 
sự mất mát, lãng quên: Chảy đi sông ơi!/ Băn 
khoăn làm gì?/ Rồi sông đãi hết/ Anh hùng còn 
chi?...
 

tải về 0.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương