Bài giảng khai thác kiểM ĐỊnh cầU


Khai thác, kiểm định cầu_ĐH Khánh



tải về 3.97 Mb.
Chế độ xem pdf
trang63/68
Chuyển đổi dữ liệu30.05.2023
Kích3.97 Mb.
#54776
1   ...   60   61   62   63   64   65   66   67   68
bg khai thac kiem dinh cau khanh

Khai thác, kiểm định cầu_ĐH Khánh 
- 75 - 
Hình 2.45: Bố trí thép gia cố trên mặt cắt thanh dàn chủ 
a) Thanh biên; b) Thanh xiên; c) Thanh đứng và thanh treo 
Để giảm bớt thời gian ngừng xe khi gia cường liên kết, có thể dùng các bản nối (hoặc 
thép góc nối) phụ thêm (hình 2.46a, b). Đối với những trường hợp này không phải tháo bỏ nhiều 
đinh tán cũ. Có hai phương án gia cố: Phương án 1 có xét đến giảm tĩnh tải khi gia cố, còn 
phương án 2 không xét giảm tải. Hiển nhiên là phương án 1 yêu cầu sử dụng ít thép hơn phương 
án 2. 
Khi gia cố các cấu kiện có xét giảm tĩnh tải, phần thép mới chỉ được phát huy hết khả 
năng làm việc nếu như chúng được liên kết chặt chẽ với thép cũ và có cùng một tính năng cơ 
học như thép cũ. 
Hình 2.46- Liên kết thép được gia cố và bản nút bằng các bản đậy (a) hoặc sắt góc nối (b) 
Việc sử dụng hết khả năng chịu lực của các tấm thép tăng cường có đặc trưng cơ học cao 
hơn thép cũ chỉ có thể thực hiện được nếu dùng biện pháp ứng suất trước. Trong trường hợp 


Khai thác, kiểm định cầu_ĐH Khánh 
- 76 - 
này, người ta sẽ tạo ra một nội lực cùng dấu với nội lực do tải trọng đối với thép mới và nội lực 
có dấu ngược lại đối với thép cũ. Khi gia cố các thanh thép tròn cường độ cao, được căng kéo 
trên các bệ tỳ ở hai đầu thanh dàn chủ. Tạo dự ứng lực bằng bó hoặc thanh thép cường độ cao 
có bảo vệ chống gỉ. Để lực ứng suất trước phân bố đều trên mặt cắt thanh, phải bố trí các thanh 
thép cường độ cao đối xứng qua trong tâm các mặt cắt (hình 2.47). Nếu lực ứng suất trước tạo 
nên mô men uốn cho mặt cắt thì phải kiểm toán và cố gắng giảm độ lệch tâm của chúng. Để 
giảm độ mảnh và những dao động có thể của các bó thép, cách từng đoạn phải liên kết chúng 
vào với thanh. 
Hình 2.47 - Bố trí các thanh thép cường độ cao 
Biện pháp ứng suất trước cũng có thể áp dụng khi gia cố các thanh chịu nén. Trong trường 
hợp này, người ta không dùng bó thép cường độ cao mà dùng thanh chống để tạo lực kéo. 
Khi dùng biện pháp ứng suất trước, phải tạo được các ụ kích liên kết với các nút (đầu 
thanh) bằng bu lông cường độ cao.
Trong một số trường hợp khi cần phải liên kết các nhánh của mặt cắt thanh, ví dụ thanh 
dàn gồm hai nhánh bằng các bản thép tổ hợp, người ta bố trí thêm các bản giằng để liên kết hai 
nhánh bằng bu lông. Cũng có thể tăng cường độ cứng của dàn chủ có các thanh chéo bằng cách 
đặt thêm các thanh chống thẳng đứng. 
Đối với các thanh chịu nén khi gia cường theo điều kiện ổn định, có thể áp dụng biện 
pháp tăng cường mặt cắt thanh hoặc giảm chiều dài tự do bằng cách đặt thêm các thanh chéo 
phụ. 

tải về 3.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   60   61   62   63   64   65   66   67   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương